Trường THCS Đống Đa ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học : 2010 - 2011 MÔN VẬT LÍ LỚP 8 - Thời gian làm bài : 45 phút . I. PHẠM VI KIẾN THỨC : Từ bài 16 – bài 29 / SGK - Vật lý 8 II. MỤC ĐÍCH: - Đối với HS: tự làm và tự đánh giá khả năng của mình đối với các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho bản thân. - Đối với GV: đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong các bài từ bài 16 đến bài 29 Qua đó xây dựng các đề kiểm tra hoặc sử dụng để ôn tập - hệ thống kiến thức cho học sinh phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương và đánh giá được đúng đối tượng học sinh. III. PHƯƠNG ÁN KIỂM TRA: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (40% TNKQ, 60% TL) IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA : 1. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình : ND Kthức Tổng số tiết L Thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT VD LT VD 1. Cơ năng – Nguyên tử 5 4 2.8 2.2 25.5 20 2. Nhiệt năng 6 6 4.2 1.8 38.2 16.3 Tổng 11 10 7.0 4.0 63.7 36.3 2. Tính số câu hỏi và điểm số : Nội dung Chủ đề Trọng số Số lượng câu Điểm Tổng số Tr Nghiệm Tự luận Lý Thuyết 1. Cơ năng – Nguyên tử 25.5 2.8 ≈ 3 3 1.5 2. Nhiệt năng 38.2 4.2 ≈ 4 4 2.0 Vận dụng 1. Cơ năng – Nguyên tử 20 2.2 ≈ 2 1 1 2.5 2. Nhiệt năng 16.3 1.8 ≈ 2 2 4 Tổng 100 11 8 3 10 3. Thiết lập bảng ma trận : TÊN CHỦ ĐỀ CẤP ĐỘ NHẬN THỨC CỘNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1. Cơ năng – Nguyên tử 1. Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn. 2.Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn. 3.Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 4. Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. - Đơn vị cơ năng là jun (J). 5. Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất và có khối lượng càng lớn thì khả năng thực hiện công của nó càng lớn, nghĩa là thế năng của vật đối với mặt đất càng lớn. 6. Nêu được ví dụ chứng tỏ vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng; (thế năng của lò xo, dây chun khi bị biến dạng) 7.Nêu được 02 ví dụ về sự chuyển hoá của các dạng cơ năng Nêu được ví dụ về định luật bảo toàn và chuyển hóa cơ năng 8.Giải thích được 01 hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách Giải thích được hiện tượng khuếch tán xảy ra trong chất lỏng và chất khí Số câu hỏi 2KQ - 0.5TL C2(1)-C3(2)-C1(1a) 1KQ - 0.5TL C4(3) -C5(1b) 1KQ C8 (4) Số điểm 2.0 1.5 1.0 4.5 2. Nhiệt 9. • Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. • Đơn vị nhiệt năng là jun (J). • Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. • Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. • Đơn vị của nhiệt lượng là jun, kí hiệu là J. 10. Lấy được 02 ví dụ minh hoạ về sự đối lưu Lấy được 02 ví dụ minh họa về sự dẫn nhiệt 11. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Đơn vị nhiệt năng là jun (J). - Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. 12. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt. 13.Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. - Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J). 14. Nhiệt lượng mà một vật thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố: khối lượng, độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.∆t o , 15. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1 o C. - Đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo. 1 calo = 4,2 jun. 16. Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì : + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. + Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. 17. Vận dụng tính dẫn nhiệt của các vật để giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế. 18. Dựa vào khái niệm sự truyền nhiệt bằng đối lưu và bức xạ nhiệt để giải thích được các hiện tượng đơn giản trong thực tế thường gặp . 19. • Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.∆t, trong đó; Q là nhiệt lượng vật thu vào (hay tỏa ra), có đơn vị là J; m là khối lượng của vật, có đơn vị là kg; c là nhiệt dung riêng của chất làm vật, có đơn vị là J/kg.K; ∆t = t 2 - t 1 là độ biến thiên nhiệt độ có đơn vị là độ C ( o C); (nếu ∆t > 0 thì t 2 > t 1 vật thu nhiệt, nếu ∆t < 0 thì t 2 < t 1 vật tỏa nhiệt). • Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1 o C. • Vận dụng được công thức Q = m.c.∆t để tính nhiệt lượng một vật thu vào hay tỏa ra và các đại lượng có trong công thức 20. Viết được phương trình cân bằng nhiệt: Q toả ra = Q thu vào • Vận dụng được phương trình cân bằng nhiệt để giải được một bài tập về sự trao đổi nhiệt hoàn toàn khi có sự cân bằng nhiệt tối đa của ba vật Số câu hỏi 2KQ C9(5,6) 2KQ-0.5TL C12(7,8)-C14(2a) 1.5TL C18(2b)-C20(3) Số điểm 1 1.5 3 5.5 TS câu hỏi 4.5 4 3 TS điểm 3 3 4 V. NỘI DUNG ĐỀ: ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VẬT LÝ 8 .Năm học : 2010 - 2011 Thời gian : 45 phút . I / Trắc nghiệm: ( 4 điểm) - ( Thời gian làm bài 15 phút) Hãy khoanh tròn câu cho là đúng nhất và ghi vào giấy bài làm . 1/ Chọn câu phát biểu sai. A. Vật có khả năng sinh công bao nhiêu thì vật đó có dự trữ bấy nhiêu năng lượng. B. Một vật có khả năng thực hiện công thì vật đó có năng lượng. C. Động năng là năng lượng có được do tương tác giữa các vật. D . Thế năng hấp dẫn là thế năng có được do vật có độ cao so với vật được chọn làm mốc. 2/ Quan sát quá trình dao động của con lắc, hãy cho biết các dạng năng lượng đang chuyển hóa lẫn nhau. A.Cơ năng và nhiệt năng B.Động năng và thế năng C. Thế năng và nhiệt năng D.Động năng và nhiệt năng 3/Khi đổ 100cm 3 gạo vào 100cm 3 đậu rồi lắc, ta thu được một hỗn hợp có thể tích: A. lớn hơn 200cm 3 B. bằng 150cm 3 C.bằng 200cm 3 D. nhỏ hơn 200cm 3 4/ Trong các trạng thái: Rắn , lỏng, khí, hiện tượng khuyếch tán xảy ra ở trạng thái nào là nhanh hơn? A. Trạng thái rắn B. Trạng thái lỏng C. Trạng thái khí D. Ba trạng thái như nhau. 5/ Khi nhiệt năng của vật càng lớn thì: A. Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm. B. Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. C. Vật càng chứa nhiều phân tử. D. Nhiệt độ của vật càng giảm. 6/ Thả đồng xu bằng kim loại vào một cốc nước nóng thì: A.Nhiệt năng của đồng xu và cốc nước đều tăng. B. Nhiệt năng của đồng xu và cốc nước đều giảm. C.Nhiệt năng của đồng xu tăng và nhiệt năng của cốc nước giảm. D.Nhiệt năng của đồng xu giảm và nhiệt năng của cốc nước tăng. 7/Về mùa đông , mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày, vì: A. Giữa các lớp áo mỏng có không khí nên dẫn nhiệt kém B. Áo mỏng nhẹ hơn. C. Áo dày nặng nề . D.Áo dày không cho nhiệt truyền vào cơ thể. 8/ Mặt trời truyền nhiệt đến Trái đất bằng cách: A. Đối lưu của không khí. B. Dẫn nhiệt từ mặt trời đến mặt đất. C.Truyền nhiệt trong không khí D. Phát ra các tia nhiệt đi thẳng. II/ Tự luận : (6 điểm) – ( Thời gian làm bài 30 phút ). 1/(2 điểm) a) Động năng của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào? b) Một người chạy từ chân dốc tới đỉnh dốc với vận tốc không đổi. Trong khi chạy cơ năng người đó có thay đổi không? Vì sao? 2/(2 điểm) Khi đun nước người ta phải đun từ dưới . a) Hình thức truyền nhiệt như trên theo hình thức nào là chủ yếu? b) Giải thích hiện tượng trên. 3/(2 điểm) Người ta đổ 1kg nước sôi vào 2kg nước ở nhiệt độ 25 0 C. a) Tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt xảy ra. ( Bỏ qua sự tỏa nhiệt qua môi trường bên ngoài) b) Thực tế , nhiệt độ sau khi cân bằng là 45 0 C. Tính nhiệt độ mà nước tỏa ra môi trường. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K ĐÁP ÁN: I/ Trắc nghiệm: (4 điểm) – ( Mỗi câu 0.5 x 8 = 4 điểm ) 1 2 3 4 5 6 7 8 A B D C B C A D II/ Tự luận : (6 điểm). 1/ -Vật có khối lượng càng lớn (0, 5đ) và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. (0,5đ) - Cơ năng tăng vì động năng không đổi (0,5đ) còn thế năng tăng dần. (0,5đ) 2/ Hình thức truyền nhiệt chủ yếu là đối lưu. (1.0đ) Khi lớp nước ở dưới được đun nóng đi lên phía trên (0,5đ) còn lớp nước lạnh ơ phía trên lại đi xuống dưới tạo thành dòng đối lưu (0,5đ) 3/ a) Nhiệt lượng của nước sôi tỏa ra là : Q 1 = m 1. c (100 – t) (0,25đ) Nhiệt lượng của nước lạnh thu vào là : Q 2 = m 2. c ( t – 25 ) (0,25đ) ta có phương trình : Q 1 = Q 2 (0,25đ) m 1. c (100 – t) = m 2. c ( t – 25 ) 100 - t = 2 (t - 25) 100 – t = 2t - 50 (0,5đ) (HS không thực hiện giải 3t = 150 mà chỉ ghi kết quả thì 0,25đ) t = 50 0 C b) Độ chênh nhiệt độ so với thực tế : Δt = 50-45 = 5 0 C (0,25đ) Nhiệt lượng tỏa ra môi trường : Q = (m 1 +m 2 )c. Δt= (1+2).4200.5=63000J (0,5đ) . năng – Nguyên tử 20 2.2 ≈ 2 1 1 2.5 2. Nhiệt năng 16.3 1.8 ≈ 2 2 4 Tổng 100 11 8 3 10 3. Thi t lập bảng ma trận : TÊN CHỦ ĐỀ CẤP ĐỘ NHẬN THỨC CỘNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1. Cơ năng. tượng học sinh. III. PHƯƠNG ÁN KIỂM TRA: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (40% TNKQ, 60% TL) IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA : 1. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình : ND Kthức. thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.∆t o , 15. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thi t để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1 o C. - Đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo.