Giá trị nhân đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích Thuế Máu trích Bản án chế độ thực dân Pháp Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng nhân đạo. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó đoạn trích “Thuế Máu” đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ,đồng thời ở tác phẩm này đã thể hiện một cách rõ nét giá trị nhân đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Giá trị nhân đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích "Thuế Máu" trích "Bản án chế độ thực dân Pháp" Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng nhân đạo. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó đoạn trích “Thuế Máu” đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ,đồng thời ở tác phẩm này đã thể hiện một cách rõ nét giá trị nhân đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh. Thuế máu là cách gọi riêng của Nguyễn Ái Quốc nhằm phơi bày số phận thảm thương của người dân thuộc địa đồng thời thể hiện lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai của tác giả đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lý song vào thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống.Tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh được biểu hiện vô cùng đa dạng và phong phú, nó thấm đậm trong từng câu văn sắt thép và toàn bộ cuộc đời lẫn sự nghiệp của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh có lòng yêu thương vô hạn đối với con người, thông cảm sâu sắc với mọi đau khổ của con người, từ đó vạch trần tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc gây ra cho con người. Người yêu thương, cảm thông vô hạn,sâu sắc với mọi đau khổ của đồng bào, trong hành trình bôn ba năm châu bốn biển tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc mang lại hạnh phúc cho đồng bào, Người đồng thời không ngừng vạch trần, tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân,bọn thực dân chỉ xem người bản xứ chúng ta là "những tên An-nam-mít bẩn thỉu, giỏi lắm chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta". Vậy mà phút chốc họ lại được xem như những "đứa con yêu", những người "bạn hiền" những người bình thường bỗng dưng trở thành "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do". Và chắc hẳn chúng ta đã biết số phận của họ ra sao rồi!họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, không những thế, họ còn chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm.Đến đây,tấm lòng nhân đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh lại rực sáng.Người đã yêu thương dân tộc ta đến vậy,đã đau xót,tê tái khi phải chứng kiến cảnh dân tộc bị bóc lột đau thương đến vậy.Chắc hẳn trong lòng mỗi chúng ta không khỏi chạnh lòng khi cảm nhận được những câu văn thấm đẫm giá trị nhân đạo của Bác. Và cái giá của người bản xứ phải trả là một cuộc sống nô lệ.Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.Bàn về chủ nghĩa nhân đạo Hồ Chí Minh, Tiến sỹ Hồ Bá Thâm đã viết: “Dân tộc Việt Nam trong quá trình đấu tranh và xây dựng đã hình thành nên chủ nghĩa nhân văn Việt Nam. Và ngày nay đã phát triển lên đỉnh cao mới mà ở đó chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh …. Nó cũng là một cơ sở và nội dung chủ yếu của chủ nghĩa duy vật nhân văn”. Song song với những tội ác bọn thực dân chúng đã gây ra,chúng còn sẵn sàng "trói, xích, nhốt người ta như nhốt xúc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối", và kết quả tất yếu là dân trốn tránh, phải xì tiền, thậm chí tự làm nhiễm bệnh. Và dân tộc ta cần có một hướng đi sáng suốt trong tương lai đó là cuộc đấu tranh chống nạn áp bức dân tộc,bất công xã hội, đấu tranh chống nghèo đói, lạc hậu, dốt nát, đấu tranh chống cường quyền, độc đoán, quan liêu để hướng tới độc lập tự do, ấm no hạnh phúc cho dân tộc và nhân dân. Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh, một cuộc đời đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập của dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân, cho sự giải phóng nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền lại cho chúng ta một đạo lý làm người là phải biết yêu thương và sống với nhau có tình nghĩa. bằng tình thương và sự ứng xử của mình,Người đã cho ta thấy được từng việc làm, từng cử chỉ, từng mối quan tâm ân cần đối với mỗi con người; tất cả đều toát lên tình yêu thương, sự tôn trọng, thái độ bao dung và niềm tin vào khả năng cải tạo của con người, dù cho họ có nhất thời lầm lạc. Khép lại đoạn trích "Thuế Máu",chắc hẳn trong mỗi người vẫn còn đọng lại bao nỗi xót xa cho những đau khổ của dân tộc ta và các nước thuộc địa từng nếm trải,và trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Người kêu gọi: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám Thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”. Lời nhắn gửi đó đã mang lại một luồng gió mới, thu hút nhiều thanh niên Việt Nam yêu nước học tập theo tấm gương yêu nước,tận tụy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đi theo con đường cách mạng đúng đắn sau này.Chính vì sự nghiệp đó, với tư cách là người suốt đời phấn đấu hy sinh và cùng nhân dân mình thực hiện từng bước mà được thế giới công nhận Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa của thế giới."Thế giới còn đổi thay nhưng chủ nghĩa nhân đạo cách mạng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng con đường cách mạng chúng ta đi”. . Giá trị nhân đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích "Thuế Máu" trích "Bản án chế độ thực dân Pháp" Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, . dân. Trong đó đoạn trích “Thuế Máu” đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ,đồng thời ở tác phẩm này đã thể hiện một cách rõ nét giá trị nhân đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh. . và nhân dân. Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh, một cuộc đời đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập của dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân, cho sự giải phóng nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh