1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu- Chi nhánh Ngô Gia Tự

36 346 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 236,5 KB

Nội dung

Khi sử dụng vốn vay Ngân hàng doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồngtín dụng, tức phải hoàn trả nợ vay đúng hạn và tôn trọng các điều kiện khác đãghi trong hợp đồng tín dụng, bằng các tác

Trang 1

7 Kết cấu của báo cáo thực tập

Phần mở đầu

Chương 1: Cở sở lý luận

Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á

Châu- Chi nhánh Ngô Gia Tự

Chương 3: Một số đề xuất

Kết luận

Trang 2

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Lý luận chung về tín dụng

1.1.1. Khái niệm về tín dụng

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới dạng hiện vật haytiền tệ người sở hữu sang người sử dụng, trên nguyên tắc người sử dụng phảihoàn trả cho người sở hữu cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định

Khái niệm trên thể hiện tín dụng có ba đặc điểm cơ bản sau:

♦ Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng gía trị từ người này sangngười khác

♦ Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời

♦ Khi hoàn trả lượng giá trị đã chuyển giao, người sử dụng phải trả thêmmột lượng giá trị gọi là lãi vay

1.1.2 Bản chất của tín dụng

Có thể nói bản chất của tín dụng là lòng tin của người cấp tín dụng vào sự cam kết của người nhận tín dụng về việc sẽ hoàn trả một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu sau một khoảng thời gian nhất định.

Từ khái niệm trên đã cho ta thấy bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:

- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng có thể là tài sản hữu hình hay vô hình

- Sự tín nhiệm trong quan hệ tín dụng là yếu tố quan trọng hàng đầu Tín dụng phải tuân thủ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ hoàn trả đầy đủ và đúng hạn.

Trang 3

- Giá trị hoàn trả thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay Giá trị lớn hơn đó được gọi là giá cả mua quyền sử dụng vốn mà ngân hàng bán cho khách hàng của mình trong khoảng thời gian thỏa thuận trước.

Ngoài ra, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lựckích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tưphát triển.Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hìnhthành vốn lưu động và vốn cố định cho doanh nghiệp, vì vậy tín dụng động viênhàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ trong quátrình sản xuất

1.1.3.2 Góp phần thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế:

Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiếtkiệm trong dân chúng Qua đó, huy động được một nguồn vốn nhàn rỗi khổng lồ.Đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế Thông qua các hoạt động đầu tư, tín dụng góp phần sắp xếp và tổ chứclại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý hơn Nguồn lao động và nguyênliệu sản xuất được được sử dụng một cách hợp lý và chuyên nghiệp Qua đó,thúc đẩy nền kinh tế phát triền và giải quyết được các vấn đế xã hội

Trang 4

Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, tíndụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa

1.1.3.3 Là công cụ tài trợ cho những ngành công nghiệp mũi nhọncũng như ngành kém phát triển:

Với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà nước tậptrung tín dụng để tài trợ cho những ngành kinh tế mũi nhọn Qua đó, tạo tiền đềthúc đẩy những ngành kinh tế khác phát triển

Thực tế ngày nay thì nền kinh tế nước ta phát triển không đồng đều Vìvậy, đối với những ngành còn kém phát triển cần phải có sự quan tâm đúng mức

để những ngành này có thể theo kịp tiến độ phát triển chung của toàn đất nước

1.1.3.4 Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh

tế của cac doanh nghiệp:

Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và cólợi tức Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và sử dụng cóhiệu quả

Khi sử dụng vốn vay Ngân hàng doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồngtín dụng, tức phải hoàn trả nợ vay đúng hạn và tôn trọng các điều kiện khác đãghi trong hợp đồng tín dụng, bằng các tác động như vậy đòi hỏi doanh nghiệpphải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất,tăng vòng quay của vốn tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp

1.1.3.5 Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanhnghiệp nước ngoài:

Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một quốc gia gắn liềnvới thị trường thế giới, tín dụng Ngân hàng đã trở thành một trong nhữngphương tiện nối liền nền kinh tế các nước khác nhau

Trang 5

Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tíndụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, đồngthời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.1.4 Nguyên tắc tín dụng

1.1.4.1 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng

Đây là nguyên tắc tối quan trọng trong hoạt động tín dụng, nếu nguyên tắc này bị

vi phạm thì có thể gây hậu quả hết sức nghiêm trọng cho tổ chức tín dụng đó là không thu hồi được nợ gốc và lãi vay dẫn tới nguồn vốn của tổ chức tín dụng bị thâm hụt, một khi số lượng hợp đồng vi phạm lớn có thể dẫn tới sự sụp đổ của tổ chức tín dụng qua

đó ảnh hưởng tới sự an toàn của cả hệ thống các tổ chức tín dụng.

1.1.4.2 Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

Trước khi ký bất kỳ hợp đồng tín dụng nào giữa khách hàng và tổ chức tín dụng luôn có sự thỏa thuận về phương thức hoàn trả vốn gốc và lãi vay dựa trên tiêu chí là mang lại sự thuận lợi và linh hoạt cho cả bên đi vay và bên cho vay Với

tổ chức tín dụng, việc thỏa thuận này sẽ tạo điều kiện cho họ chủ động trong việc lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn được thu hồi và tăng tính chủ động trong việc tái đầu tư, còn với khách hàng sẽ thuận lợi trong nghĩa vụ hoàn trả vốn vay trong khi vẫn đảm bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả và đúng kế hoạch.

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng

1.2.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả tín dụng

1.2.1.1 Doanh số cho vay

Tổng giải ngân của Ngân hàng đối với khách hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trưởng của tín dụng qua các năm Doanh số càng tăng cho thấy quy mô hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng càng được mở rộng.

1.2.1.2 Dư nợ cho vay

Trang 6

Tổng số tiền khách hàng còn nợ Ngân hàng vào từng thời điểm xác định cụ thể.

Dư nợ cho vay thường được phân thành 3 loại:

+ Nhóm dư nợ có xếp hạng tín dụng cao: khả năng thu hồi nợ cho Ngân hàng cao, nhóm này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng + Nhóm dư nợ có xếp hạng tín dụng trung bình: Những khoản vay có mức độ rủi

ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho Ngân hàng là vừa phải Thường đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất của các Ngân hàng.

+ Nhóm dư nợ có xếp hạng tín dụng thấp: hoạt động tín dụng của Ngân hàng kém hiệu quả vì tính rủi ro của nhóm nợ này (có khả năng không thể thu hồi các khoản nợ).

Tỷ trọng của nhóm này thường cũng thấp.

1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

1.2.2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn: đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá

chất lượng tín dụng của ngân hàng, nhằm phản ánh mức độ cho vay của ngân hàng đối với khách hàng có khả năng hoàn trả thấp:

Công thức:

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Nợ quá hạn * 100

Tổng dư nợ

1.2.2.2 Tỷ lệ nợ xấu: đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay của ngân

hàng được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi vay

Công thức:

Tỷ lệ nợ xấu (%) = Nợ xấu * 100

Tổng dư nợ Yêu cầu: tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt Tỷ lệ này cũng phản ánh khả năng quản lý các khoản cho vay của ngân hàng có hiệu quả cao hay thấp.

1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

1.2.3.1 Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Lợi nhuận từ hoạt động TD = Doanh thu từ TD – Chi phí của TD

1.2.3.2 Chỉ tiêu lợi nhuận so với thu lãi từ hoạt động tín dụng

Trang 7

Công thức:

Lợi nhuận so với thu lãi từ tín dụng (%) =

Lợi nhuận * 100 Thu lãi từ tín dụng

Trang 8

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH NGÔ GIA TỰ2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Á Châu

2.1.1 Sơ lược về ngân hàng

- Tên gọi : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

- Tên giao dịch quốc tế : Asia Commercial Bank

- Tên viết tắt : ACB

- Trụ sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q 3, TP Hồ Chí Minh

Trang 9

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định;

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;

Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế;

- Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan

hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép;

- Hoạt động bao thanh toán

2.1.2 Lịch sử hình thành:

2.1.2.1 Lịch sử hình thành:

Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5/1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam Trong bối cảnh đó,

NHTMCP Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số 003 /NH-GP do NHNN cấp ngày 4/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động

2.1.2.2 Tầm nhìn:

Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành

NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất

là một ngân hàng mới thành lập như ACB

Trang 10

- Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động: Hiện nay trên phạm vi toàn quốc, ACB đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu vực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trong tình hình yêu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng Ngoài ra, khi điều kiện cho phép, ACB sẽ mở văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ.

- Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh: muốn ngày càng phát triển ACB cầnhợp tác để học hỏi kinh nghiệm và Ngân hàng Standard Chartered được chọn là đối tác chiến lược

- Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập: ACB từng bước xây dựng năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng không cơ học này và thực hiện chiến lược hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho phép

- Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối hợp cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng

- Nghiên cứu thành lập công ty thẻ (phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay), công tytài trợ mua xe

- Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư

Trang 11

2.1.3 Quá trình phát triển:

Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt hơn 15 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:

- 4/6/1993 ACB chính tức đi vào hoạt động.

- Năm 1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát

hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard

- Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa Thành lập hội

đồng quản lý tà sản Nợ-Có (ACLO) và mở siêu thị địa ốc (ACBR)

- Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân

hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch; và đi vào hoạt động cuối năm 2001(Hệ thống TCBS)

- Năm 2000: Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ

trợ Các khối kinh doanh gồm có Khối Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, và Khối Ngân quỹ Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối Công nghệ thông tin, Khối Giám sát điều hành, Khối Phát triển kinh doanh, Khối Quản trị nguồn lực và một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (TP HCM)

- Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

9001: 9000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (1) huy động vốn, (2) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (3) thanh toán quốc tế và (4) cung ứng nguồn lực tại Hội Sở

Trang 12

- Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ

trợ kỹ thuật toàn diện

- Ngày 1/11/ 2006, cổ phiếu ACB chính thức giao dịch tại Trung tâm Giao dịch

Tính đến ngày 15/10/2008 ACB gồm có 6200 nhân viên Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại các trung tâm riêng của ACB

Sự hoàn hảo là điều ACB luôn nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cung cấp sảnphẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng, danh mục đầu tư hoàn hảo của

cổ đông, nơi tạo dựng nghề nghiệp hoàn hảo cho nhân viên, là một thành viên hoàn hảo của cộng đồng xã hội “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện

2.1.3.2 Một số nhìn nhận và đánh giá

Đánh giá của khách hàng:

Tốc độ tăng trưởng cao của ACB trong cả huy động và cho vay cũng như số lượng khách hàng suốt hơn 15 năm qua là một minh chứng rõ nét nhất về sự ghi nhận và tin cậy của khách hàng dành cho ACB Đây chính là cơ sở cho sự phát triển của ACB

Đánh giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam:

Trang 13

Kể từ khi NHNN ban hành Quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng cổ phần (năm 1998), một quy chế áp dụng theo chuẩn mực quốc tế CAMEL để đánh giá tính vững mạnh của một ngân hàng, thì liên tục 10 năm qua, ACB luôn luôn xếp hạng A Hơn nữa, ACB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8% Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% được quy định trong Thỏa ước Basel II của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS - Bank for International Settlements) mà NHNN áp dụng Đặcbiệt là tỷ lệ nợ xấu trong những năm qua luôn dưới 1%, cho thấy tính chất an toàn và hiệu quả của ACB.

Đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và các cơ quan thông tấn ngân hàng:

- Kể từ ngày đi vào hoạt động ACB luôn được các tạp chí kinh tế trong và ngoài nước đánh giá là một trong những NHTMCP hàng đầu Việt Nam Đặc biệt là trong thời gian gần đây:

- Năm 2003: ACB đoạt được Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương

hạng xuất sắc của Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO) Đây

là lần đầu tiên một tổ chức tài chính của Việt Nam nhận được giải thưởng này

- Năm 2005, ACB được Tạp chí The Banker thuộc Tập đoàn Financial Times,

Anh Quốc, bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam (Bank of the Year) năm 2005

- Năm 2006, ACB được Tổ chức The Asian Banker chọn là Ngân hàng bán lẻ

xuất sắc nhất (Best Retail Bank) Việt Nam và được Tạp chí Euromoney chọn là Ngân hàng tốt nhất (Best Bank) Việt Nam

2.1.5 Vị thế so với các ngân hàng khác:

“Ngân hàng Á Châu luôn phấn đấu là ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu Việt Nam, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng,

Trang 14

công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao.”

2.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Ngô Gia Tự

- Ngày 11/06/2007 Chủ tịch HĐQT NHTMCP Á Châu ban hành QĐ số 1017/TCQĐ_PTCN.07 về việc thành lập ACB – Chi nhánh Ngô Gia Tự; theo Quyết định số 1691/TCQĐ_PTCN.07 ngày 08/09/2007 của TGĐ về việc khai trương ACB – Chi nhánh Ngô Gia Tự Ngày 08/10/2007 ACB – Chi nhánh Ngô Gia Tự chính thức đi vào hoạt động.

2.2.2 Chức năng các phòng ban

2.2.2.1Ban GĐ:

- Là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, đồng thời

là Trưởng ban tín dụng Chi nhánh và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm do Tổng giám đốc giao.

- Chịu trách nhiệm quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh.

- Đề xuất, thực hiện quản lý các kế hoạch về nguồn nhân lực và ngân sách hoạt động hàng năm của Chi nhánh Nghiên cứu đề xuất và thực hiện mở rộng phạm vi kinh doanh tại Chi nhánh, tại địa bàn thông qua việc mở các PGD trực thuộc Chi nhánh.

2.2.2.2 Phòng kinh doanh:

- Hướng dẫn khách hàng hoàn tất thủ tục hồ sơ vay vốn.

- Thẩm định trước khi cấp tín dụng, kiểm tra và giám sát trong và sau khi cho vay, cũng như việc thu hồi vốn.

Trang 15

- Thường xuyên thăm viếng, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng Đôn đốc khách hàng về việc thu lãi vay và nợ gốc khi đến hạn.

- Báo cáo cấp trên về các khoản vay bất thường, về các khoản nợ xấu

2.2.2.3 Phòng ngân quỹ:

- Có nhiệm vụ cất giữ tiền mặt, chứng từ và các tài sản có giá của chi nhánh.

- Là nơi trực tiếp giao dịch thu chi tiền với khách hàng.

- Có nhiệm vụ báo cáo cấp trên về tình hình tồn quỹ tại chi nhánh.

- Quản lý hoạt động của Sàn Vàng.

2.2.2.4 Phòng thanh toán quốc tế:

- Thực hiện các nhiệm vụ mở và thanh toán L/C, chiết khấu bộ chứng từ.

- Hỗ trợ khách hàng các thủ tục liên quan đến tài trợ xuất nhập khẩu.

2.2.3 Các hoạt động tại chi nhánh

2.2.3.1Huy động vốn: nguồn vốn hoạt động tại Chi nhánh được huy động dưới các hình thức:

- Tiết kiệm: VNĐ, ngoại tệ, vàng.

- Các loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ và phát hành CCTG.

- Làm đại lý thanh toán thẻ tín dụng.

2.2.3.2 Cho vay

- Hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn đối với các pháp nhân, thể nhân theo thể lệ tín dụng đã được NHNN quy định.

- Chi nhánh cho vay dựa trên cơ sở khách hàng có TSTC, có người bảo lãnh, cầm

cố tài sản Ngoài ra còn có hình thức cho vay tín chấp mới phát triển gần đây.

Ngoài hai nghiệp vụ trên chi nhánh còn thực hiện các nghiệp vụ sau:

- Chiết khấu và làm trung gian mua bán nhà

- Dịch vụ chuyển tiền trong nước và thanh toán quốc tế

- Đại lý chi trả cho ACB-Western Union.

2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Á Châu

Trang 16

2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh

Đvt: Tỷ VNĐ

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007 Tuyệt đối TL(%) Tuyệt đối TL(%)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006,2007,2008 của ACB)

Năm 2007, doanh thu của ngân hàng tăng 111.5% trong khi đó nhờ kiểm soát tốt chi phí nên chỉ tăng 82.2% đã mang lại cho ngân hàng một mức tăng lợi nhuận vô cùng

ấn tượng khi lợi nhuận sau thuế tăng 248% so với năm 2006 Năm 2007 được coi là một năm hết sức thành công của các ngân hàng, cổ phiếu của ngành ngân hàng được coi là “cổ phiếu Vua” trên cả sàn niêm yết chính thức và OTC, các ngân hàng được coi

là “những con gà đẻ trứng vàng” khi mà tất cả các ngân hàng đều thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ và đột biến so với tất cả các năm trước đó Sang năm 2008 rất nhiều ngân hàng đã phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình theo hướng hạ thấp chỉ tiêu đã đề ra, song kết quả tổng kết cho thấy một số ngân hàng vẫn không đạt được kế hoạch đã được điều chỉnh giảm chẳng hạn như NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đưa ra kế hoạch lợi nhuận sau thuế điều chỉnh năm 2008 là 1500 tỷ đồng nhưng thực tế kết thúc năm ngân hàng chỉ đạt được khoảng 1110 tỷ đồng Với ACB dù mức độ tăng trưởng của lợi nhuận không cao như năm 2007 nhưng ngân hàng

đã đạt được 102.2% so với kế hoạch dự kiến năm 2008 nhờ sự chuyển hướng đúng trong chiến lược kinh doanh, trong đó hạn chế tăng trưởng tín dụng, tăng cường đầu tư vào dịch vụ, đầu tư vào trái phiếu chính phủ và phát triển sàn giao dịch vàng Sài Gòn Chính sự chuyển hướng đúng đắn này đã tạo nên sự khác biệt của ACB trong kết quả

Trang 17

kinh doanh, trở thành ngân hàng có lợi nhuận sau thuế cao nhất và bỏ xa các NHTMCP khác.

Chênh lệch 2008/2007 Tuyệt

đối (%) TL Tuyệt đối TL (%)

Theo loại hình

Cho vay ngắn hạn 9,578 17,493 15,944 7,915 82.6 (1,549) -8.9 Cho vay trung 4,786 6,763 7,267 1,976 41.3 505 7.5 Cho dài hạn 7,038 7,555 11,621 517 7.3 4,067 53.8

Theo loại tiền tệ

Bằng VNĐ 12,751 21,518 24,564 8,767 68.8 3,046 14.2 Bằng vàng & ngoại tệ 4,264 10,293 10,269 6,029 141.4 (24) -0.2

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006,2007,2008 của ACB) Năm 2007 là năm bùng nổ của hoạt động tín dụng khi mà hầu hết các ngân hàng đẩy mạnh cho vay đầu tư chứng khoán vào thời điểm đầu năm 2007 Khi mà NHNN ra chỉ thị 03 nhằm giới hạn lượng vốn cho vay đầu tư chứng khoán trên tổng dư nợ là 3%, nhưng hầu hết các ngân hàng đều cho vay đầu tư chứng khoán quá nhiều nên khó có thể giảm được vì đã ký hợp đồng với khách hàng với thời hạn thường từ 6 tới 12 tháng

và dĩ nhiên không thể yêu cầu khách hàng thanh toán trước hạn Cuối cùng các ngân hàng đã tăng tổng dư nợ lên để cán đích thành công trước quy định của NHNN bằng cách đẩy mạnh cho vay BĐS Trong năm 2007 dư nợ cho vay của ACB cũng tăng mạnh khoảng 87%, một mức tăng khá cao Nhưng bước sang năm 2008 do những khó khăn chung của nền kinh tế như lạm phát tăng cao, lãi suất tăng… nên ngân hàng đã hạn chế cho vay và tăng cường đầu tư cho hoạt động dịch vụ, đầu tư vào trái phiếu chính phủ và phát triển sàn giao dịch vàng Sài Gòn nên đã thu được lợi nhuận khá tốt.

Trang 18

Trong cơ cấu cho thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 50% tổng cho vay vì ACB là ngân hàng bán lẻ, đối tượng khách hàng chủ yếu là khách hàng

cá nhân Năm 2008 chỉ có cho vay dài hạn giảm nguyên nhân là do mặt bằng lãi suất cho vay tại thời điểm đó quá cao nên khách hàng không dám vay dài hạn.

Năm 2008

Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Tuyệt

đối TL (%)

Tuyệt đối TL(%)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006,2007,2008 của ACB) Lượng vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh trong năm 2007 với mức tăng 88.1% là do năm 2007 nền kinh tế phát triển mạnh, nguồn thu nhập của dân cư tăng, các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi nên việc tiết kiệm và thanh toán qua ngân hàng tăng mạnh Tuy nhiên sang năm 2008 dù lãi suất huy động tăng cao có thời điểm có ngân hàng huy động vốn lên tới 19% song trong bối cảnh nguồn vốn trong dân cư đã cạn nên

dù lãi suất tăng cao song lượng vốn huy động của ngân hàng lại tăng không nhiều, do xảy ra tình trạng nguồn vốn chạy lòng vòng từ ngân hàng này qua ngân hàng khác nên tổng vốn huy động chỉ tăng 16.2% Trong tổng nguốn vốn huy động thì nguồn vốn tiết

Ngày đăng: 01/06/2015, 08:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w