1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ôn tập ngữ văn

41 517 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 423,5 KB

Nội dung

Làm bài tập về nhà: 1 Phân tích cái hay của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau: a Lom khom dới núi tiều vài chú b Chú bé loắt choắt Lác đác bên sông chợ mấy nhà Cái sắc xinh x

Trang 1

+ GD học sinh ý thức nói đúng, viết

đúng từ TV.

+Rèn kĩ năng nhận biết từ ghép, từ láy, từ mợn, từ nhiều nghĩa.Vận dụng khi nói và viết để tạo hiệu quả giao tiếp.

17-19 Từ loại và

cụm từ - Các từ loại: DT, ĐT, TT, ST, ĐT…

- Cụm DT, cụm TT, Cụm ĐT.

+ Củng cố kiến thức về từ loại và cụm

từ đã học +Rèn kĩ năng vận dụng, đặt câu.

- Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm và nhân vật trong tác phẩm VHDG.

+ Củng cố và nang cao kién thức đã học phần VHDG.

+ Củng cố nâng cao kiến thức về văn mieu tả.

+Luyện tập làm văn miêu tả két hợp quan sát và tởng tợng

- Kiểm tra chuyên đề5-6

+Thực hành làm bài tập vận dụng phát triển kĩ năng

Dạy: 9/12/09

Chuyên đề 1 : Từ tiếng Việt

Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

Trang 2

A / Mục tiêu * GV giúp HS :

- Hiểu đợc thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt :

+ Khái niệm về từ.

+ Đơn vị cấu tạo từ ( tiếng ).

+ Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn / từ phức ; từ ghép / từ láy )

- Vận dụng vào sử dụng trong cuộc sống hằng ngày và trong các văn cảnh cụ thể.

B / Chuẩn bị : Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo Ngữ văn6

C / Các hoạt động dạy - học :

I) Tổ chức

II) Kiểm tra bài cũ : Phát vấn HS yêu cầu nhắc lại những kiến thức còn nhớ về từ tiếng Việt

chia theo cấu tạo.

III) Bài mới

b.

Từ láy là từ phức đợc tạo ra nhờ phép láy âm Ví dụ: Xanh xanh, long lanh, khấp

khểnh….

- HS lấy ví dụ về từ lấy tợng hình

- Lấy ví dụ từ láy tợng thanh

? Kể tên các loại từ láy chia theo cấu tạo?

( HD: Láy hoàn toàn, láy bộ phận)

- Phân loại:

Loại từ láy Đặc điểm về cấu tạo Đặc điểm về nghĩa

Từ láy toàn

bộ - Các tiếng lặp nhau hoàn toàn. - Các tiếng có sự biến đổi

(thanh điệu hoặc phụ âm cuối )

để tạo nên sự hài hoà âm thanh.

- Có sắc thái biểu cảm.

- Có sắc thái tăng hay giảm nghĩa so với tiếng gốc (nếu có) do sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng trong từ.

Từ láy bộ - Các tiếng có sự giống nhau ở - Có nghĩa miêu tả, có

Trang 3

phận phụ âm đầu hay vần sắc thái biểu cảm do sự

hoà phối âm thanh giữa các tiếng.

c Phân biệt từ láy và từ ghép :

- Giống nhau : Đều là từ phức ( do 2 tiếng trở lên tạo thành )

- Khác nhau : Từ láy do quan hệ về âm thanh tạo thành.

Từ ghép do các tiếng có quan hệ về nghĩa tạo thành.

Lu ý: Tiếng Việt có một số từ không nằm trong nhóm từ ghép và từ láy mặc dù

cũng gồm hai tiếng trở lên nhng giữa các tiếng không mang nghĩa đồng thời cũng không có quan hệ ngữ âm với nhau Ta gọi gọi loại này là những từ nhiều tiếng có cấu tạo đặc biệt.

VD: bồ nông, bồ hóng, bồ hòn, bù nhìn, xì dầu, ca la thầu, phốt pho, xà phòng,

cà phê, sen đầm ( Những từ này gốc Việt là rất ít, chủ yếu là phiên âm từ nớc

ngoài)

II> Luyện tập

1.Bài tập1 Trong các tiếng sau: nhà, gia (Có nghĩa là nhà); dạy, giáo (có nghĩa là dạy); dài, trờng (có nghĩa là dài)

a) Tiếng nào có thể dùng nh từ? Đặt câu với mỗi tiếng đó.

b)Tiếng nào không đợc dùng nh từ? Tìm một số từ ghép chứa các tiếng đó.

c)Hãy nhận xét về sự khác nhau giữa từ và tiếng.

(Gợi ý:- Các tiếng gia, trờng, giáo có nghĩa nhng không dùng độc lập nh từ đơn vì đó

chỉ là một yếu tố (Hán Việt) cấu tạo nên từ

-Từ có thể dùng độc lập để tạo câu, còn tiếng chỉ dùng để cấu tạo từ)

2.Bài tập 2

Hãy sắp xếp các từ sau thành 3 nhóm: Từ đơn, từ ghép, từ láy: sách vở, bàn ghế, đi lại,

xe cộ, xanh xanh, xanh om, xanh rì, đo đỏ, đỏ lừ, lê-ki-ma, thớc kẻ, quần áo, nghĩ ngợi, chợ búa, hoa hoét, in-tơ-nét.

3 Bài tập 3

Cho biết tổ hợp cà chua nào trong các câu sau là từ ghép?vì sao?

1) Em thích ăn cà chua, vì cà chua rất bổ cho mắt.

a) Tìm các từ láy và từ ghép

b)Các từ ghép trên từ nào là từ ghép đẳng lập, từ nào là từ ghép chính phụ

(HD: - Từ ghép có nghĩa chung: tính tình, ăn ở, lâu dài, giúp đỡ

- Từ ghép có nghĩa phân biệt: tập quán)

5 Bài tập 5 Viết một đoạn văn tả cảnh mùa thu nơi làng quê trong đó có sử dụng từ

láy ( Gạch chân dới các từ láy)

IV/ Củng cố : HS khái quát lại nội dung lí thuyết đã học.

V/ H ớng dẫn về nhà

- Xem lại nội dung đã học Làm bài tập về nhà:

1) Phân tích cái hay của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau:

a) Lom khom dới núi tiều vài chú b) Chú bé loắt choắt

Lác đác bên sông chợ mấy nhà Cái sắc xinh xinh

(Qua đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan) Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

( Lợm- Tố Hữu)

( HD:a/ Lom khom gơi t thế cúi khom lng về phía trớc, thể hiện sự vất vả của ngời tiều phu Lác đác gợi sự tha vắng, ít ỏi, nhỏ nhoi của mấy nha chợ Khung cảnh trở lên vắng vẻ, khiến lòng ngời bâng khuâng buồn man mác)

b/ Các từ láy khắc hoạ chú bé Lợm có hình dáng nhỏ nhắn,đáng yêu; hành động nhanh nhẹn, hoạt bát; cử chỉ ngộ nghĩnh, hồn nhiên vui tơi)

Trang 4

2) Điền thêm các tiếng để tạo thành từ láy :

A Mục tiêu * Giúp HS :

- Hiểu thế nào là từ mợn, nguyên tắc mợn từ ?

- Hiểu thế nào là nghĩa của từ ? Tìm hiểu một số cách giải thích nghĩa của từ.

- Luyện kĩ năng nhận biết từ mợn, sử dụng từ mợn hợp lí và giải thích nghĩa của từ đề dùng từ một cách có ý thức trong nói và viết.

B Chuẩn bị

1 HS : Ôn tập lại kiến thức đã học, tập làm các bài tập vận dụng

2 GV : Bài soạn, các bài tập nâng cao, sách tham khảo.

C Các hoạt động day- học

I/ Tổ chức

II/ Kiểm tra bài cũ

1- Sắp xếp các từ ghép sau đây vào bảng phân loại : học hành, nhà cửa, xoài tợng, nhãn

lồng, chim sâu, làm ăn,đất cát,xe đạp,vôi ve, nhà khách,nhà nghỉ.

Trang 5

A Kiến thức cơ bản

1.Từ tiếng Việt xét theo nguồn gốc gồm từ thuần Việt và từ m ợn

a) Từ thuần Việt là những từ doi ông cha ta tạo nên ( VD : bát, bánh đúc, ăn, ngon ) b)Từ mợn là những từ mà nhân dân ta vay mợn của các ngôn ngữ khác để biểu thị những

sự vật, hiện tợng, đặc điểm mà tiếng Việt cha có t thích hợp để biểu thị.

Ví dụ : + Quốc vơng, hoàng hậu, hoàng tử, thái tử, công chúa

+ Xà phòng, xích, líp,

+Ra-đi-ô, ti-vi, in-tơ-net

+ Sinh vật cảnh, quang cảnh, thâm canh, tăng năng suất

* Bộ phận từ m ợn quan trọng nhất trong tiếng Việt là tiếng Hán( Từ Hán Việt) ( Do

lich sử 1000 năm phong kiến, do sự gần gũi về nền văn hoá khu vực)

* Sử dụng là một cáh làm giàu cho tiếng Việt, một cách phát triển từ vựng nhng không nên lạm dụng từ mợn Chỉ dùng khi tiếng Việt không có từ thích hợp đẻ biểu thị

- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

- Đa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích

* Giếng : Hố đào sâu vào lòng đất để lấy nớc ăn uống.

à Giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị

* Rung rinh : Chuyển động nhẹ nhàng, liên tục.

-> Giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị

* Hèn nhát : Trái với dũng cảm -> Dùng từ trái nghĩa để giải thích.

3 Bài tập 3 Trong hai bài thơ sau đây :

* Ao thu lạnh léo nớc trong veo *Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Tiếng ốc xa đa vẳng trống đồn

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Gác mái ng ông về viễn phố

Lá vàng trớc gió khẽ đa vèo Gõ sừng, mục tử lại cô thôn

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Dặm liễu sơng sa khách bớc dồn Tựa gối, ôm cần lâu chẳng đợc Kẻ chốn Chơng Đài ngời lữ thứ

Trang 6

Cá đâu đớp động dới chân bèo Lấy ai mà kể lỗi hàn ôn

a) Hai bài thơ có gì khác nhau về cách dùng từ ?

b) Đọc hai bài thơ em cảm nhận đợc gì ?

(HD : Bài thơ nào sử dụng nhiều từ thuần Việt, Hán Việt ? Cách diễn đạt nào dễ hiểu

hơn ?)

4 Bài tập 4

Tìm những từ ghép thuần Viẹt tơng ứng với các từ Hán Việt sau đây :

Thiên địa, giang sơn, huynh đệ, phụ tử, phong vân, quốc gia, tiền hậu, tiến thoái, cờng nhợc, sinh tử, tồn vong, mĩ lệ, ca sĩ, sinh nhật, hải quân, phụ huynh, thê tử, quốc kì.

5 Bài tập 5

Tại sao có các từ tác gia, nông gia mà không có từ khán gia, thính gia, độc gia ?

(HD :Khán là xem, thính là nghe, độc là đọc->Đó không phải là một nghề Những ngời

sống bằng nghề sáng tác thì gọi là tác gia.

Gia có nghĩa là nhà chuyên môn, chuyên gia)

6 Bài tập 6

Điền từ thích hợp với nội dung biểu thị sau :

a) : Ngời dạy học ở bậc phổ thông hoặc tơng đơng.

b) : Ngời phụ nữ dạy học.

c) : Ngời theo học ở nhà trờng phổ thông.

d) : Xe ngời đi, có hai bánh, tay lái nối với bánh trớc, dùng sức ngời đạp cho quay bánh sau.

- Xem lại bài đã học Tìm hiẻu hiện tợng chuyển nghĩa của từ.

- Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ sau khi học truyện Con Rồng, cháu Tiên

Tiết 7,8,9 : Từ nhiều nghĩa và hiện tợng chuyển nghĩa của từ

A/ Mục tiêu *Giúp học sinh :

- Hiểu đợc thế nào là từ nhiều nghĩa

- Vận dụng sử dụng trong nói và viết, tìm hiểu ý nghĩa của một số từu nhiều nghĩa trong một số câu văn, câu thơ.

II/ Kiểm tra bài cũ :

GV kiểm tra bài tập về nhà đã giao cho HS

III/Bài mới

I/ Kiến thức cơ bản

Trang 7

1- Thế nào là từ nhiều nghĩa ?

- Từ có thể có 1 hoặc nhiều nghĩa

- Từ nhiều nghĩa là hiện tợng thêm nghĩa mới cho từ có sẵn mà không cần phải tạo ra từ mới , nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị những khái niệm mới, gọi tên những sự vật mới mà con ngời nhận thức đợc vào tiếng nói

2- Hiện t ợng chuyển nghĩa của từ :

- Là hiện tợng thêm nghĩa mới cho từ , thay đổi nghĩa cho từ, mà không cần phải tạo thêm từ mới đợc gọi là hiện tợng chuyển nghĩa cuả từ

- Nghĩa ban đầu của từ làm cơ sở hình thành các nghĩa khác gọi là nghĩa gốc Các nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc gọi là nghĩa chuyển

3-Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm

+ Nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối quan hệ nhất định, ta dễ dàng nhận ra cơ sở nghĩa

chung (VD: chân tay, chân núi, chân mây, chân bàn…)

+ Từ đồng âm là từ có hình thức ngữ âm giống nhau nhng không có mối liên quan nào

về nghĩa (VD: Bàn bạc- bàn ăn, đờng đi- mía đờng…)

II/ Luyện tập

Bài tập 1 : Xác định nghĩa gốc của các từ : mặt , mũi, đầu.

Bài tập 2 : Giải thích nghĩa của các từ đánh trong các VD sau :

a) Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một ngời đánh cá tên là Lê Thận

Bài tập 3 Giải nghĩa từ xuân trong những câu sau:

a) Mùa xuân là tết trồng cây ( Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ)

Làm cho đất nớc càng ngày càng xuân ( Tơi đẹp)

b) Ông ấy năm nay hơn sáu mơi xuân( Tuổi của một ngời)

c) Tuổi xuân chẳng tiếc sá chi bạc đầu (Trẻ, thuộc về tuổi trẻ)

Bài tập 4

Trong các câu sau, từ mũi nào có nghĩa gốc, từ mũi nào có nghĩa chuyển?

a)Con chó có cái mũi rất thính.

b)Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau(XD)

c) Chúng ta đánh bằng ba mũi giáp công.

d)Em tôi đã tiêm ba mũi vắc- xin.

Bài tập 5 Hãy giải thích nghĩa của từ mặt trong các câu thơ sau của Nguyễn Du:

- Ngời quốc sắc kẻ thiên tài

Tình trong nh đã mặt ngoài còn e (Chỉ thái độ, cử chỉ của ngời giao tiếp )

- Sơng in mặt tuyết pha thân (Chỉ phần bên ngoài phân biệt với phần bên trong ) Sen vàng lãng đãng nh gần nh xa

- Làm cho rõ mặt phi thờng (Chỉ tài năng hơn ngời đợc bộc lộ)

Bấy giờ ta sẽ rớc nàng nghi gia.

- Buồn trông nội cỏ dầu dầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Bài tập 6

- Trong bài thơ “Vòng tay mùa xuân” bạn Hoàng Nh Mai có viết:

Con bắt gặp mùa xuân Trong vòng tay của mẹ

ớc chi vòng tay ấy

Ôm hoài thơ ấu con

- Trong bài “Mùa xuân của bé” bạn Lâm Thị Quỳnh Anh lại viết:

ánh mắt bố thân thơng Rọi sáng tâm hồn bé

Và trong bầu sữa mẹ Xuân ngọt ngào dòng hơng.

Em hiểu hai từ “xuân” trong hai đoạn thơ trên nh thế nào? Viết đoạn văn ngắn phân

Trang 8

tích và nêu cảm nhận của em ?

(HD: Từ xuân trong đoạn thơ 1 chính là tình yêu thơng của mẹ đối với tuổi thơ của bé Bởi vì bé đã bắt gặp mùa xuân trong vòng tay yêu thơng của mẹ.

- Từ xuân thứ 2 chính là dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi bé lớn.)

IV/ Củng cố : HS đọc bài phân tích BT6 GV chữa , sửa

V/ H ớng dẫn về nhà

- Xem lại nội dung bài học, hoàn thành bài tập.

- Ôn tập các thể loai truyện dân gian đã học, tìm nội dung ý nghĩavà nghệ thuật các truyện dân gian đã học( Lập bảng)

………

Kiểm tra chuyên đề 1

A/ Mục tiêu *Giúp HS :

- Hệ thống hoá kiến thức toàn chuyên đề để làm bài viết.

- Rèn kĩ năng làm việc đọc lập, có hệ thống.

B/ Chuẩn bị :Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung , ra đề.

C / Hoạt động dạy học

I/ ổn định tổ chức lớp.

II/ Kiểm tra bài cũ

III/ Bài mới.

Đề bài :

Câu 1 : Nối từ ở cột A với nét nghĩa phù hợp ở cột B :

A B

a) lạnh 1) rét buốt b) lành lạnh 2) rất lạnh c) rét 3) hơi lạnh d) giá 4) trái nghĩa với nóng

Câu 2 :Điền từ thích hợp vào chỗ trống :

Nhanh nhảu, nhanh nhẹn, nhanh chóng

a) Công việc đã hoàn thành …….

b) Con bé nói năng…………

c) Đôi chân Nam đi bóng rất……

Câu 3 : Gạch chân những cụm từ trái nghĩa trong các câu sau :

a) Non cao non thấp mây thuộc

Cây cứng cây mềm gió hay

( Nguyễn Trãi )

b) Trong lao tù cũ đón tù mới

Trên trời mây tạnh đuổi mây ma.

( Hồ Chí Minh)

c) Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa

Chỗ ồn ào đang hoá than rơi.

Trang 9

Kiểm tra chuyên đề 1

Thời gian : 60 phút

A/ Mục tiêu *Giúp HS :

- Hệ thống hoá kiến thức toàn chuyên đề để làm bài viết.

- Rèn kĩ năng làm việc đọc lập, có hệ thống.

B/ Chuẩn bị :Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung , ra đề.

C / Hoạt động dạy học

I/ ổn định tổ chức lớp.

II/ Kiểm tra bài cũ

III/ Bài mới.

Đề bài :

Câu 1 : Nối từ ở cột A với nét nghĩa phù hợp ở cột B :

A B

a) lạnh 1) rét buốt b) lành lạnh 2) rất lạnh c) rét 3) hơi lạnh d) giá 4) trái nghĩa với nóng

Câu 2 :Điền từ thích hợp vào chỗ trống :

Nhanh nhảu, nhanh nhẹn, nhanh chóng

a)Công việc đã hoàn thành …….

b)Con bé nói năng…………

c)Đôi chân Nam đi bóng rất……

Câu 3 : Gạch chân những cụm từ trái nghĩa trong các câu sau :

a)Non cao non thấp mây thuộc

Cây cứng cây mềm gió hay

( Nguyễn Trãi )

b)Trong lao tù cũ đón tù mới

Trên trời mây tạnh đuổi mây ma.

( Hồ Chí Minh)

c)Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa

Chỗ ồn ào đang hoá than rơi.

Trang 10

Câu 1 ( 1 điểm ) Nối đúng : a + 4

A.Mục tiêu *Giúp học sinh :

- Củng cố nâng cao một bớc kiến thức về danh từ và cụm danh từ đã học Cụ thể.

- Đặc điểm của danh từ, các nhóm danh từ chỉ đơn vị và sự vật ; cụm danh từ

- Tích hợp với văn trong văn bản Cây bút thần, với tập làm văn ở ngôi kể, lời kể trong văn tự sự.

- Luyện kĩ năng thống kê, phân loại các danh từ.

B.Chuẩn bị:Bảng phụ, sgk, sgv, stk

C Các hoạt động dạy- học

I.Tổ chức lớp

II Kiểm tra bài cũ

- GV gọi HS đọc bài về nhà đã cho ở tuần 16, hớng dân học sinh chữa.

III Bài mới

GV h ớng dẫn học sinh ôn tập các nội dung cơ bản sau

I/ Kiến thức cơ bản

1)Đặc điểm của Danh từ

*ý nghĩa : Danh từ là những từ chỉ ngời, vật, hiện tợng, khái niệm

Trang 11

- Danh từ chỉ đơn vị chính xác

- Danh từ chỉ đơn vị ớc chừng.

b Danh từ chỉ sự vật : Nêu tên từng loại, hoặc từng cá thể ngời, vật, hiện tợng, khái niệm ( HS lấy

ví dụ minh hoạ, vẽ sơ đồ)

II/ Luyện tập

Bài tập 1 : Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc hay mặt trời lặn ở vùng núi, vùng biển hoặc

đồng bằng.

Bài tập 2 : Liệt kê các loại từ

a Chuyên đứng trớc danh từ chỉ ngời : ngài, viên, ngời, em.

b Chuyên đứng trớc danh từ chỉ đồ vật : quả, quyển, pho, tờ

Bài tập 3 : Liệt kê các danh từ.

a Chỉ đơn vị qui ớc chính xác : tạ, tấn.

b Chỉ đơn vị qui ớc, ớc chừng : vốc, hũ, bó, gang

Bài 4 : Chỉ ra các danh từ trong đoạn trích dới đây :

Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa Một ngày, hai ngày, rồi ba

ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa nh trớc nữa ; cô Mắt thì ngày cũng nh đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu nh buồn ngủ mà không ngủ đợc Bác Tai trớc đây hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng

rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù nh xay lúa ở trong Cả bọn lừ đừ mệt mỏi nh thế, cho đến ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng đợc nữa

Bài tập 5 :

Hãy viết bài văn tả ngời thân yêu gần gũi nhất với em

IV/ Củng cố HS nhắc lại kiến thức cơ bản đã học

A Mục tiêu GV giúp HS :

- Đặc điểm của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

- Cấu tạo của phần trung tâm, phần trớc và sau CDT, CĐT, CTT.

- Luyện kĩ năng nhận biết và phân tích cấu tạo của CDT, CĐT, CTT trong câu Đặt câu với các cụm từ đã học.

B.Chuẩn bị : Bảng cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, bài soạn.

C.Hoạt động dạy- học

I/ Tổ chức lớp

II/ Kiểm tra bài cũ

GV kiểm tra việc làm bài tập về nhà của HS.

III/ Bài mới

A Lý thuyết cơ bản

1) Cụm danh từ.

a. Khái niệm : CDT là loại tổ hợp từ do danh từ làm trung tâm, kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

+ Về nghĩa : CDT có ý nghĩa đầy đủ và cụ thể hơn so với nghĩa của DT

+ Về chức vụ ngữ pháp : làm chủ ngữ trong câu , làm vị ngữ khi đứng sau từ là.

- VD : Em học sinh chăm ngoan ấy (Thiếu phần trớc)

- VD : Tất cả mọi ngời (Thiếu phần sau)

b Cấu tạo cụm danh từ

- Trung tâm(TT) do danh từ chỉ đơn vị(T1) và danh từ chỉ sự vật (T2) đảm nhiệm.

Trang 12

- Phần phụ trớc(2) của cụm danh từ là phụ ngữ chỉ toàn thể : tất cả, hết thảy, toàn thể, toàn

thể Phần trớc (1) là phụ ngữ chỉ số lọng : mọi, các, từng, những, mỗi, hai, ba

- Phần phụ sau : Chỉ đặc điểm ( S1),chỉ vị trí (S2)

* Dạng khuyết : Có thể trong CDT khuyết phần phụ trớc hoặc phụ sau.

- HS lấy ví dụ điền vào mô hình CDT (sử dụng bảng phụ)

a. Khái niệm : CĐT là tổ hợp từ do động từ và các từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

b Cấu tạo cụm động từ.

a. Khái niệm : CTT là tỏ hợp từ do tính từ và các từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

b Cấu tạo cụm tính từ

+ Phụ ngữ trớc : biểu thị quan hệ thời gian (đã, đang, sẽ ) ; sự tiếp diễn, tơng tự (vẫn, cứ, lại,

còn ) ; mức dộ của đặc điểm tính chất (quá, rất, hơi ) ; sự khẳng định hay phủ định ( có, cha, chẳng, không )

+Phụ ngữ sau : biểu thị vị trí (ví dụ : xanh bên ngoài) ; sự so sánh ( ví dụ : sáng nh trăng rằm) ;

mức độ (quá, cực kì) ; phạm vi hay nguyên nhân, đặc điểm( ví dụ : đẹp nh tiên ; rộng hai mét )

B Luyện tập

Bài tập 1 : Cho đoạn trích sau :

Một anh đi thả ống lơn, một buổi sáng tinh sơng, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một cái lò gạch bỏ không, anh ta rớc lấy và đem cho một ngời đàn bà goá

mù Ngời đàn bà goá mù này bán hắn cho một bác phó cối không con và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ Năm hai mơi tuổi, hắn làm canh

điền cho ông Lí Kiến, bây giờ là cụ Bá Kiến ăn tiên chỉ làng.

( Nam Cao- Chí Phèo )

a) Tìm và ghi các cụm danh từ có trong đoạn trích trên vào mô hình cấu tạo cụm danh từ.

b) Nhận xét về cấu tạo của các cụm danh từ có trong đoạn trích trên

đi thả ống lơn trần truồng và xám ngắt

đụp

bỏ không goá mù goá mù không con bơ vơ

này này này

Trang 13

Năm Hai mơi nhà tuổi nọ

Bài tập 2 : Đọc lại truyện ếch ngồi đáy giếng và ghi lại các cụm danh từ , cụm động từ, cụm tính

( Ngữ văn 6- tập một )

Bài tập 5 : Viết một đoạn văn (8-10 câu) kể về một ngời bạn của em trong đó có sử dụng các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ

IV/ Củng cố

- GV gọi học sinh nhắc lại các kiến thức lí thuyết đã ôn tập về cụm danh từ, cụm động

từ, cụm tính từ ( phân biệt cấu tạo, đặc điểm, ý nghĩa, chức vụ ngữ pháp)

- Hs lấy ví dụ về từng loại cụm từ và phân tích cấu tạo theo sơ đồ.

V/ H ớng dẫn về nhà

- HS học thuộc lí thuýêt cơ bản, vận dụng lấy thêm các ví dụ va đặt câu.

- Hoàn thành bài tập số 5, tự su tầm và làm các bài tập khó ( STK)

Luyện tập về cụm từ Dạy : 15/1/10

A Mục tiêu *GV giúp học sinh :

1 Khái niệm và cấu tạo của cụm động, cụm danh từ, cụm tính từ từ khi nói, viết

2 Rèn kỹ năng nhận biết và vận dụng cụm từ khi nói, viết

3 Củng cố và nâng cao những hiểu biết về từ loại cho học sinh.

B Chuẩn bị : Bảng cụm từ , Bảng phụ, bài soạn, stk.

C Các hoạt động dạy - học :

I Tổ chức lớp

II.Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra việc chuẩn bị bài và làm bài tập 5 ở nhà của HS.

III Bài mới: GV hớng dẫn học sinh chữa bài tập rèn kĩ năng sau đây :

Bài tập 1 : Tìm và chép các cụm động từ có trong đoạn trích sau đây vào vở :

Ngày xa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.Ngày ngày, chồng đi thả lới, vợ ở nhà kéo sợi.

Trang 14

Một hôm, ngời chồng ra biển đánh cá.Lần đầu kéo lới chỉ thấy có bùn ; lần thứ nhì kéo lới chỉ thấy cây rong biển ;lần thứ ba kéo lới thì bắt đợc một con cá vàng.

(Ông lão đánh cá và con cá vàng )

Bài tập 2 :Hãy xá định các cụm danh từ trong những câu sau

a)ở một bộ lạc da đỏ Châu Mĩ, những ng ời ch a trả đ ợc nợ không đợc gọi bằng tên riêng và không đợc coi là một thành viên bình đẳng trong bộ lạc.

b)Tr a hôm ấy, trong bữa cỗ đông đúc, mọi ng ời nói chuyện vui vẻ, ồn ào Chiều hôm ấy, em và

lũ trẻ mới quen rủ nhau đi chơi nh những ng ời bạn đã quen từ lâu

Bài tập 3 : Hãy phát triển các danh từ sau thành những cụm danh từ : cánh đồng, dòng sông,

ngôi nhà, học sinh, chiếc thuyền, nông dân, chàng trai, con gà, hoa hồng, con sóng.

( Gợi ý : Một học sinh, những bông hoa hồng )

Bài tập 4 :a)Gạch chân dới các danh từ, động từ, tính từ trong câu thơ sau :

Ngời là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ Ngời ngồi đó với cây chì đỏ Vạch đờng đi từng bớc, từng giờ

( Tố Hữu) b)Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên ( Đoạn thơ viết về ai ? Tác giả đã bày tỏ thái độ nh thế nào ? Chỉ ra các từ ngữ, biện pháp tu từ đợc sử dụng và nêu tác dụng)

Bài tập 5 : Xác định các cụm danh từ có trong đoạn trích sau :

a) Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó thế nào Chợt nghe ngời ta nói có voi đi qua, năm thầy chung tiền biếu ng ời quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem.

( Thầy bói xem voi) b)Một ông cắp ngang thanh bảo kiếm chuôi đỏ, vỏ vàng dây đeo có nạm ngọc óng ánh Một ông cắp hộp màu son đựng ấn ngọc (ấn kiếm Tây Sơn)

c)Nhng ở trong rừng hoặc cánh đồng ăn mãi cỏ già cũng chán Nghĩ đến cỏ non ngoài bờ sông và

n ớc sông trong mát đã đủ thèm nhỏ rãi Một hôm, Thỏ đành liều, vừa đi vừa nghĩ thầm : ‘ Chắc Cá Sấu cũng quên chuyện cũ rồi Ta cứ thử ra bờ sông đánh chén một bữa xem sao’

( Thỏ dùng mu thoát Cá Sấu trả thù)

Bài tập 6 : Vạch ranh giới các cụm động từ trong đoạn trích sau :

Bỗng nhiên bọ ve khẽ co mình Lng nó bị nứt ra một quãng nh bị chích Chú ve( ) rùng mình từng đợt, rút hai chân, rồi bốn chân ra khỏi xác Ngời chú mềm oặt, xanh nõn treo lơ lửng, đầu chú thõng xuống, chỉ còn phần cuối mình chú và đôi cánh ớt nhũn dính vào cái xác bọ ve.

( Gơi ý : Cụm ĐT : khẽ co mình/ bị nứt ra một quãng nh bọi chích/ rùng mình từng đợt/ rút hai chân, rồi bồn chân ra khỏi xác/ treo lơ lửng/ thõng xuống/ dính vào cái xác bọ ve)

Bài tập 7 : Tìm cụm tính từ trong các câu sau :

a) Vua vẽ một thỏi vàng, thấy còn nhỏ quá, lại vẽ một thỏi thứ hai lớn hơn (Cây bút thần)

b) Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo ( Bánh chng bánh giầy)

c) Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô nh rang, không buồn nhếch mép( Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

d) Thế là bao nhiêu gỗ anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá (Đẽo cày giữa

đờng) e) Tiếng nói là thứ của cải lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc( HCM)

f) Biển rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt nh mặt g ơng soi ( Cây bút thần)

( Gợi ý : Cụm tính từ đợc gạch chân)

Bài tập 8 : Tìm các CTT trong đoạn trích sau rồi điền vào mô hình cụm tính từ :

Ngời anh hùng Tây Nguyên đợc đón tiếp trong tình anh em vô cùng thân mật Anh Núp thấy ngời

Cu ba giống ngời Tây Nguyên mình quá, cũng mạnh mẽ, sôi nổi, bụng dạ hào phóng nh cánh của bỏ ngỏ, thích nói to và đắc biệt là thích nhảy múa Tới chỗ đông ngời nào, sau một lúc trò chuyện, tất cả lại cùng nhảy múa Bị cuốn vào những cuộc vui ấy, anh Núp thấy nh đang sống

Trang 15

giữa buôn làng Tây Nguyên muôn vàn yêu dấu của mình ( Nguyễn Khắc Trờng, Anh hùng Núp tại Cu ba – )

Bài tập 9 : Viết một đoạn văn miêu tả khu vờn trong đó có sử dụng ba loại cụm tuì đã học.

IV/ Củng cố : HS đọc lại bài Tóm tắt nội dung cơ bản rút ra sau mỗi bài tập

V/ H ớng dẫn về nhà

Tiếp tục hoàn thành bài tập 9, su tầm những bài tập khác và chữa bài theo nhóm.

Chuẩn bị ôn tập văn học dân gian theo từng thể loại : Truyện truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cời.

Soạn: 15/1/10

Ôn tập truyện dân gian.

Tuần 20 : Tìm hiểu chung về văn học dân gian Việt Nam

A Mục tiêu * Qua bài học, GV giúp HS:

- Có cái nhìn khái quát về văn học dân gian VN ở phơng diện nguồn gốc, thể loại, đặc điểm nội dung, nghệ thuật.

- Gd học sinh niềm tự hào về giá trị văn hoá dân tộc, có ý thức giữ gì và phát huy giá trị văn hoá tinh thần của cha ông ta.

- Rèn kĩ năng nhận biết, so sánh, phân loại, đánh giá.

II/ Kiểm tra bài cũ

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, kiểm tra bài tập số 9 đã cho về nhà (t19)

III/ Bài mới :

- Thế kỉ XIII chữ Nôm ra đời( chữ do ông cha ta sáng tạo nên dựa vào chữ Hán)

- Thế kỉ XVIII: chữ quốc ngữ ra đời -> nay.

II Văn học Việt Nam

1 Văn học dân gian là những sáng tạo nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, do nhân dân sáng

tác, đợc nhân dân tiếp nhận, sử dụng và lu truyền.

2 Văn học viết

- Xuất hiện từ thế kỉ X

- Văn tự: chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.

III Hệ thống các thể loại văn học dân gian.

1 Thần thoại: Kể về sự tích các vị thần của loài ngời thời cổ, giảI thích các hiện tợng tự nhiên…

2 Truyền thuyết: Kể về những sự kiện, nhân vật lịch sử thời quá khứ.

3 Sử thi: là chuyện kể về cả thời dựng nớc hoặc giữ nớc của một dân tộc thời cổ.

Trang 16

4 Cổ tích thờng kể về một số kiểu nhân vật qua đó thể hiện mơ ớc của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện

5 Truyện cời: Kể về những hiện tợng đáng cởi trong cuộc sống và trong hành vi của ngời đời.

6 Truyện ngụ ngôn : Kể chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính chuyện con ngời để ngụ ý nói kín đáo chuyện con ngời, nhằm khuyên răn con ngời những bài học trong cuộc sống.

7 Tục ngữ là những câu nói dân gian ghi lại những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con ngời – XH.

8 Câu đố là những câu nói có vần miêu tả sự vật quen thuộc một cách nửa kín, nửa hở để đánh đố ngời ta.

9 Vè là những câu chuyện bằng văn vần kể chuyện con ngời, làng, xã.

10 Ca dao, dân ca là những câu thơ dân gian có vần điệu, phản ánh đời sống tình cảm con ngời

( HD: HS kể lại truyện, nêu chi tiết kì lạ: LLQ có sức khoẻ vô địch, nhiều tài lạ; chuyện ng tinh,

hồ tinh, mộc tinh làm hại dân lành; chuyện cái bọc…)

Bài tập 3

Giải thích hai tiếng “đồng bào”, nêu ý nghĩa truyện “con Rồng, cháu Tiên”

( HD:

+ Giải thích: Hai tiếng đồng bào có nghĩa là cùng chung một bọc, bắt nguồn từ sự tích thiêng

liêng con Rồng, cháu Tiên Nó nói lên mỗi con ngời VN chúng ta đều chung một cội nguồn, chung một dòng giống, cùng một thế hệ vô cùng thân thiết Hai tiếng đồng bào thể hiện một cách chân thành tình yêu thơng đoàn kết dân tộc

+ ý nghĩa: Truyện giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn cội, dòng giống của con ngời VN ta là vô cùng cao quý.

Thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thơng, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con ngời VN chúng ta Nhắc nhở tình nghĩa đồng bào cốt nhục vô cùng thiêng liêng Đúng

nh nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

Đất nớc là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về Nớc là nơi Rồng ở LLQ và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần ngời đi trớc để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hằng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

( Đất nớc – Trờng ca mặt đờng khát vọng)

Bai tập 4

Viết một đoạn văn nói về tài , đức của nhân vật Lang Liêu

( HD: đoạn văn phải đề cập đến những chi tiết sau:

- Tuy là con vua nhng LL sống nh một ngời dan thờng, chăm chỉ việc đồng áng.

- LL chỉ lo có đợc lễ tơm tất, xứng đáng đem lễ Tiên vơng hơn là để tranh giành ngôi báu.

- Chàng là ngời duy nhất hiểu đợc ý vua cha “ Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo…”

Trang 17

- Là nhân vật đại diện cho chính nghĩa, là trí tuệ, quyền năng, thể hiện ớc mơ, khát vọng tốt

đẹp của nhân dân lao động)

IV/ Củng cố

- GV gọi HS nhắc laị nội dung đã ôn tập.

- Nêu những hiểu biết về văn học dân gian.

V/ Hớng dẫn về nhà

Kể sáng tạo chuyện Bánh chng, bánh giầy và nêu ý nghĩa của truyện

Ôn tập về thể loại truyề thuyết.

- Tự hào về những truyền thuyết tốt đẹp của dân tộc ta.

- Kể lạị đuợc các truyện truyền thuyết đã học.

B- Chuẩn bị :

-GV: Vhuẩn bị bài soạn, một số truyện truyền thuyết VN, STK.

- HS: Ôn lại các truyện truyền thuyết đã học, nắm nội dung, kiến thức trọng tâm.

C- Hoạt động dạy - học:

I/ Tổ chức lớp

II/ Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, kiểm tra bài tập đã giao về nhà (t20)

III/ Bài mới :

I.Kiến thức cơ bản

1- Khái niệm truyện truyền thuyết.

- Là những truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thờng có yếu tố tởng tợng kì ảo Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử đợc kể.

2- Các truyện truyền thuyết đã học

(HS nhắc lại nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của các truyện truyền thuyết đã học)

a Truyện Con Rồng, cháu Tiên

- Giải thích nguồn gốc cao quý của dân tộc VN.

- Thể hiện ớc nguyện đoàn kết anh em giữa các dân tộc trên dải đất VN

- Dùng nhiều yếu tố tởng tợng kì ảo để cuộc sống làm ăn và XD nền văn hiến buổi đầu của tổ tiên

ta trở nên thơ mộng và giàu tính lí tởng.

b Truyện Bánh chng, bánh giầy

- Vừa ca ngợi kì tích văn hoá,giải thích nguồn gốc hai loại bánh mới và quý của Dt cũng là đề cao nghề trồng lúa, vừa thể hiện tình cảm ơn nghĩa của thế hệ con cháu đối với trời đất, tổ tiên c.Truyện Thánh Gióng

- Thông qua cuộc ra trận và chiến thắng thần tốc của chú bé Gióng mới 3 tuổi, truyện phản ánh sức mạnh đoàn kết của cộng đồng trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và thể hiện ý thức dân tộc, ý thức lịch sử của nhân dân VN.

- Truyện có nhiều chi tiết tởng tợng kì ảo:

+Sự ra đời kì lạ.

+ Hành động kì lạ

Trang 18

+ Sự kết thúc kì lạ.

- Các yếu tố kì ảo làm cho các sự kiện và nhân vật linh thiêng hơn, đồng thời sự xác định không gian và thời gian cụ thể đã tạo ra niềm tin cho ngời nghe về những điều có thực của truyện kể.

c Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

- Giải thích hiện tợng lũ lụt, nêu cao vai trò và ớc mơ chinh phục tự nhiên, mở rộng địa bàn SX của ngời anh hùng văn hoá cùng toàn thể c dân Văn Lang buổi đầu dựng nớc.

d.Truyện Sự tích Hồ Gơm

- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tinh thần yêu nớc, lòng yêu chuộng hoà bình của ND và thắng lợi

vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỉ XV do Lê Lợi lãnh đạo.

II Bài tập

Bài tập 1

Truyền thuyết thờng liên quan đến lịch sử thời quá khứ Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan

đến sự thật lịch sử nào ở thời đại Hùng Vơng?

( HD: Truyện TG liên quan đến lịch sử thời Hùng Vơng:

+ Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và kẻ thù xâm lợc.

+ Ngời Việt thời bấy giờ đã chế tác ra vũ khí bằng sắt, thép.

+ Ngời Việt đã đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Cần chứng minh đợc hai luận điểm sau:

- TG là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nớc.

- TG là một truyện cổ có hình tợng nghệ thuật tuyệt đẹp.

- Truyện TG tràn đầy tinh thần yêu nớc:

+ Đất nớc Văn Lang có giặc ngoại xâm, vua tìm ngời tài giỏi giúp dân, giúp nớc.

+ Tiếng nói đầu tiên cuae TG là tiếng nói yêu nớc, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nớc.

+Cả làng gom góp gạo nuôi Gióng mau lớn để đánh giặc

+ Hình ảnh TG trong chiến trận thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mu trí vô song và sức mạnh vô địch của ngời anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nớc.

+ Chi tiết TG bay về trời khẳng định rằng TG là ngời anh hùng bất tử đợc nhân dân đời đời mến

mộ và biết ơn.

-> Truyện là bài ca yêu nớc thể hiện sức mạnh quâth khởi của dân tộc ta.

- TG là một truyện cổ thần kì có hình tợng nghệ thuật tuyệt đẹp:

+ Từ cái dấu chân ngời khổng lồ trên ruộng cà đến cái vơn vai của chú bé làng Gióng để biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện bớc đi lên của lịch sử chống giặc ngoại xâm + Ngựa sắt phun lửa, Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơI bời, truy kích giặc đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan

+ TG bay về trời.

* Kết bài:

+ Truyện TG không chỉ có hình tợng tuyệt đẹp, mà còn tràn đầy tinh thần yêu nớc.

+ Truyện bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc.

- Hoàn thành bài văn số 2 đã cho.

- Lí giải tại sao hội thi thể thao trong nhà trờng lại lấy tên là Hội khoẻ Phù Đổng?

Trang 19

- Nêu ý nghĩa truyện truyền thuyết “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”

Dạy: 4/2/10

ôn tập Truyện cổ tích

A Mục tiêu:

- HS nắm đợc khái niệm truyện cổ tích, hiểu đợc ý nghĩa những truyện cổ tích đã học Vận dụng

lí thuyết cơ bản vào việc nhận xét, đánh giá những nét đặc sắc ở một số truyện đã học

- Tự hào về những trang truyện cổ tích tốt đẹp của dân tộc ta Biết sống lơng thiện, yêu quý cái tốt đẹp và căm ghét cái xấu xa.

- Rèn kĩ năng kể, tóm tắt truyện và bớc đầu phân tích giá trị tác phẩm.

II/ Kiểm tra bài cũ

- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài và bài tập về nhà (T21)

? Thế nào là truyện truyền thuyết ? Kể lại một truyền thuyết mà em thích nhất ? Nói rõ vì sao em thích ?

III/ Bài mới :

A Kiến thức cơ bản:

1- Khái niệm truyện cổ tích

( HS nhắc lại khái niệm, kể tên các loại truyện cổ tích mà em biết)

- Là 1 thể loại của VHDG, gồm có 3 loại :

a) Truyện cổ tích về loài vật : có n.v chính là các con vật Loại truyện này nhằm giải thích các

đặc điểm , thói quen của các con vật, hoặc kể về quan hệ giữa các con vật từ đó đúc kết thành những kinh nghiệm về thế giới loài vật và ngụ ý các vấn đề đạo đức, kinh nghiệm sống của con ngời Không ít truyện cổ tích đã đợc chuyển thành truyện ngụ ngôn

b) Truyện cổ tích thần kì : là những câu chuyện có nhiều yếu tố thần kì về ngời em út, ngời mang lốt xấu xí, ngời mố côi, ngời dũng sĩ, ngời có tài lạ phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, ớc mơ của nhân dân về công lí XH và sự đổi đời Đây là loại truyện tiêu biểu nhất , đặc sắc nhất của truyện cổ tích.

c) Truyện cổ tích sinh hoạt : kể về sự thông minh sắc sảo, tài phân xử, hoặc sự lém lỉnh, mẹo lừa của nhân vật Loại truyện này rất gần với cuộc sống thật, ít hoặc không sử dụng yếu tố thần kì.

2- Các truyện cổ tích đã học :

Trang 20

( GV hớng dẫn học sinh nêu ý nghĩa các truyện cỏ tích đã học, kể tóm tắt những sự việc chính)

a) Thạch Sanh :

- Ca ngợi chiến công giất chằn tinh, diệt đại bàng, đánh quân 18 nớc ch hầu cứu kẻ yếu và dân lành của chàng dũng sĩ Thạch Sanh, đồng thời thể hiện ớc mơ về công lí XH, về đạo đức sống hièn lành nhân hậu, luôn xả thân vì ngời khác và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta.

- Vì công chúa cành vàng lá ngọc lại đợc đem gả cho chàng đốn củi mà không gả cho các vơng công quý tộc Lựa chọn này có tính thách thức.

- Phản ánh mqh đối lập giữa cá vàng, ông lão đánh cá với mụ vợ ông ; nhng thực chất đó là mqh giữa ngời hiền lành, thật thà với kẻ tham lam, bạc ác Qua đó muốn ca ngợi lòng biết ơn đối với ngời nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

3.Bài tập 3

Phân tích và nêu cảm nghĩ về nhân vật Mã Lơng trong truyện ‘Cây bút thần’ (TQ)

( GV hớng dẫn HS xây dựng dàn bài :

+ Mở bài :

- Cây bút thần là truyện cổ tích thần kì của TQ.

- Nhân vật Mã Lơng có khả năng kì diệu đã để lại ấn tợng sâu sắc trong lòng ngời đọc.

+ Thân bài :

- ML nghèo khổ, có năng khiếu vẽ, say mê luyện tập đã đợc tặng cho cây bút thần.

- Cây bút thần đã phát huy rực rỡ tài năng của ML

- ML giúp ngời nghèo vẽ đồ dùng lao động

- ML dùng bút thần trừng trị nhn gx kẻ bất lơng, tham lam.

Hãy nhập vai Cá vàng và kể lại truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng.

( HS thực hiện kể lại truyện cổ tích)

- GV nhận xét, hớng dẫn chữa bài)

Ngày đăng: 31/05/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w