1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở đo lường Công cụ tài chính và các ví dụ liên quan

33 2K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 136,88 KB

Nội dung

 Một cách tổng quát, cơ sở giá gốc đòi hỏi kế toán phải ghi chép giá trị củamột tài sản được mua theo phí tổn được tính bằng tiền trên cơ sở trao đổingang giá tại thời điểm hòan tất việ

Trang 1

Cơ sở đo lường Công cụ tài chính.

A ĐO LƯỜNG.

Theo khuôn mẫu của IASB cho việc soạn thảo và trình bày Báo cáo tàichính (BCTC) đã nêu: “Đo lường bao hàm việc quy đổi thành tiền các yếu tốcần được ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính” , đồng thời thừa nhận

là hiện nay tồn tại một sự đa dạng về các cơ sở đo lường được sử dụng ởnhững mức độ khác nhau hoặc có sự kết hợp với nhau

Trong từng hoàn cảnh cụ thể, khái niệm đo lường trong kế toán có thểđược hiểu như là sự định giá (xét về cơ chế), hoặc là sự đánh giá, tính giá(xét về phương pháp, nguyên tắc)

B CƠ SỞ GIÁ GỐC

a Kế toán trên cơ sở giá gốc.

 Các quan điểm về giá trị, giá cả và phương pháp tính giá đã có nhiều thayđổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau trên các phương diện kinh tế-chínhtrị học, quản lý kinh doanh, hạch toán các nghiệp vụ Dù vậy, do nhiều lí dokhác nhau, việc ghi nhận, xử lý và trình bày các đối tượng kế toán trên cơ sởgiá gốc vẫn được chấp nhận là nền tảng cho đo lường trong kế toán hơn mấychục năm qua

 Một cách tổng quát, cơ sở giá gốc đòi hỏi kế toán phải ghi chép giá trị củamột tài sản được mua theo phí tổn được tính bằng tiền trên cơ sở trao đổingang giá tại thời điểm hòan tất việc mua, và giá trị này được giữ nguyên kể

cả trong trường hợp sau đó giá cả của những tài sản tương tự có thể thay đổitrên thị trường

 Cơ sở giá gốc có các đặc trưng:

Trang 2

- Thông qua đo lường giá trị bằng tiền và tôn trọng trao đổi ngang giá

- Sự hi sinh lợi ích trong hiện tại (chi phí mua tài sản) được xem là chắc chắn vàgắn liền với lợi ích tương lai (khả năng sinh lợi của tài sản)

- Có đủ minh chứng về việc thực hiện (chứng từ mua) để đảm bảo tính pháp lýđáng tin cậy và phù hợp của thông tin về tài sản

b Các nhân tố ảnh hưởng.

 Các đặc trưng của cơ sở giá gốc giúp tăng cường độ tin cậy và tính hữu íchcủa thông tin kế toán Qua đó, đảm bảo một cách hợp lí lợi ích của các bênliên quan Việc áp dụng kế toán giá gốc đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc,yêu cầu của kế toán và phải chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau.(1) Yêu cầu khách quan: thông tin kế toán hữu ích phải có độ tin cậy cao,các thông tin và các số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng vớithực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo Giá gốc được hình thành trên

cơ sở sự thương lượng với đầy đủ sự hiểu biết và thỏa mãn về lợi ích giữangười mua và người bán, việc ghi chép các giao dịch này hòan toàn có thểkiểm tra được, nên giá gốc đảm bảo được yêu cầu khách quan

(2) Nguyên tắc thận trọng: Là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cầnthiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn, đòihỏi người làm kế toán phải cố gắng đảm bảo rằng, thực trạng tài chính vàmức độ thành công (hàm ý kết quả kinh doanh) không được phóng đại Điềunày giúp củng cố sự tin cậy về các lợi ích (thu nhập, tài sản) thực hiện trongtương lai được đảm bảo theo số liệu đã ghi chép ở hiện tại

(3) Nguyên tắc hoạt động liên tục: việc điều chỉnh giá trị các tài sản đang

sử dụng theo giá thị trường là không phù hợp với mục đích hình thành tàisản, hơn nữa do không có quan hệ mua bán xảy ra thì giá thị trường khôngthể xác lập một cách khách quan Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu về sự vi phạm

Trang 3

nguyên tắc hoạt động liên tục hoặc DN có dự định bán tài sản thì giá thịtrường sẽ thay thế giá gốc sẽ phù hợp hơn.

(4) Nguyên tắc nhất quán: xét về tổng thể thì sử dụng giá gốc sẽ thuận lợihơn các phương pháp khác để đảm bảo tính chất so sánh được của thông tin

do đòi hỏi các chính sách, phương pháp kế toán phải được sử dụng một cáchthống nhất và kiên định

(5) Yêu cầu quản lí nội bộ: khi đối tượng kế toán trở nên đa dạng thườngxuyên biến động thì thông tin kế toán giá gốc trở nên phức tạp, thiếu tính kịpthời, không đáp ứng được các yêu cầu quản lí trong việc kiểm soát, ra quyếtđịnh…Giá cố định (hay giá hạch toán) là sự thay thế phù hợp trong ghi chép.(6) Mức giá chung thay đổi:Trong nền kinh tế siêu lạm phát, thông tincủa kế toán giá gốc trở nên không còn phù hợp, đòi hỏi phải có sự điềuchỉnh thích hợp; sự thay đổi này, được tiến hành trong khuôn khổ các quyđịnh pháp lí liên quan, không phải là một sự vi phạm về nguyên tắc giá gốc

đã đề ra nhưng sẽ làm cho tính hữu ích của thông tin kế toán được cải thiện.(7) Các đối tượng kế toán mới: Nền kinh tế toàn cầu hiện đem lại nhiềucách thức giao dịch, đối tượng mới cần được kế toán phản ánh, chẳng hạncác công cụ tài chính, nhằm thu hút nguồn lực từ bên ngoài, gia tăng lợinhuận đầu tư và thiết lập sự bảo vệ trước những rủi ro về giá cả, lãi suất.Tình hình này làm cho kế toán trên giá gốc trở nên khó triển khai thực hiệnđược

c Thực trạng kế toán giá gốc ở Việt Nam hiện nay

Luật Kế toán (2003)

“Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp,vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đếnviệc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng”

Trang 4

Như vậy, cơ sở giá gốc đề cập gắn liền với việc ghi nhận giá trị tàisản được mua, nhìn chung còn đơn giản, thiếu tính hệ thống nên có thểảnh hưởng đến sự hữu hiệu của Luật do không thể thi hành hoặc thi hànhkhông đầy đủ.

Chuẩn mực kế toán

Cơ sở giá gốc được áp dụng chính thức trong việc ghi nhận giá trị banđầu của các đối tượng tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định, bất độngsản, các khoản đầu tư…Nhưng các phương pháp tính giá không được quyđịnh đầy đủ, minh bạch làm giảm tính chất ổn định của môi trường kếtoán

Ví dụ: trong đoạn 28 của VAS 4- Tài sản cố định chỉ đề cập ngắn gọn vềviệc phải tuân thủ các quy định của nhà nước về đánh giá lại giá trị tàisản mà không đưa ra các nguyên tắc, phương pháp đánh giá lại tài sảnthường rất phức tạp

 Việc thiếu chuẩn mực quan trọng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện

đo lường kế toán trên cơ sở giá gốc đối với nhiều đối tượng như: cáccông cụ tài chính, trợ cấp Chính phủ, tổn thất tài sản

Chính sách cơ chế, phương pháp đo lường kế toán liên quan

Việc tồn tại chính sách hai giá khiến cho việc ghi nhận giá gốc theo biểugiá chính thức không đảm bảo yêu cầu khách quan, hệ quả là các nộidung về chi phí, doanh thu và lãi lỗ có thể thiếu độ tin cậy, ngoài ra, còngây nhiều hậu quả nghiêm trọng khác

Vấn đề chuyển giá và chống chuyển giá.

- Kế toán giá gốc cũng chịu thử thách rất lớn trong việc cung cấp thôngtin trung thực, đáng tin cậy do xuất hiện các hoạt động chuyển giá màcác tập đoàn kinh doanh đa quốc gia tìm cách áp dụng để thu được lợinhuận tối đa về cho tập đoàn qua việc tăng thu nhập, né thuế thu nhập

Trang 5

hoặc được chia lợi nhuận theo tỉ lệ góp vốn cao trong các liên doanh,trên cơ sở định giá thấp hơn giá thị trường các mặt hàng xuất khẩu từnước chủ nhà và định giá cao hơn giá thị trường các mặt hàng nhậpkhẩu vào nước chủ nhà

- Điều này đồng nghĩ với việc nâng giá (gốc) đầu vào, giảm giá bán đầu

ra của các yếu tố sản xuất trong các giao dịch nội bộ giữa các thànhviên của tập đoàn được đặt tại nhiều quốc gia có biểu thuế khác nhausao cho có lợi nhất Kĩ thuật chuyển giá ngày càng phức tạp và mởrộng, đòi hỏi phải có cơ chế chống chuyển giá hiệu quả nhằm tránhthất thu thuế, đưa giá thành và giá bán trở lại tương xứng với thựcchất hao phí đã bỏ ra

Các vấn đề khác.

Ngòai những nội dung trên, còn nhiều vấn đề khác liên quan đến việc ápdụng kế toán giá gốc để cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụngnhư quan điểm về đánh giá tổn thất tài sản (impairment), chính sách tỉ giáhối đoái, trình độ quản lí kinh doanh nội bộ, hoạt động đào tạo nhân sự

kế toán-kiểm toán còn phải được giải quyết về lí luận lẫn thực hành nghềnghiệp

d Kết luận

Cơ sở giá gốc được xem là nền của đo lường kế toán trong nhiều nămqua, và kế toán giá gốc đã thực hiện rất tốt chức năng cung cấp thông tinhữu ích và đáng tin cậy cho người sử dụng tại các quốc gia, tuy nhiêntrong xu hướng phát triển và hội nhập toàn cầu hiện nay, cơ sở giá gốc đãbộc lộ nhiều hạn chế Và mặc dù chưa thể phủ nhận vai trò của giá gốctrong kế toán nhưng rất cần xem xét lại và bổ sung bởi những cơ sở khácmột cách phù hợp hơn

Trang 6

Thay đổi bằng giá trị hợp lý

Với mục tiêu giải quyết các tồn đọng kể trên và hơn hết quyết tâm đưa kế toánnước ta dần tiệm cận với các chuẩn mực kế toán - kiểm toán quốc tế trong bối cảnhhội nhập sâu rộng như hiện nay, cần xem xét và thay đổi nguyên tắc giá trị hợp lýthay cho nguyên tắc giá gốc

Với việc sử dụng giá trị hợp lý là cơ sở đo lường thích hợp khi ghi nhận ban đầucủa tài sản và nợ phải trả, thông tin do kế toán cung cấp sẽ bảo đảm hai đặc tínhchất lượng quan trọng: tính thích hợp và tính đáng tin cậy Tính thích hợp được xácđịnh là chất lượng của thông tin hay mức độ ảnh hưởng của thông tin đến quyếtđịnh kinh tế của người sử dụng Tính thích hợp được đánh giá trên phương diện,thông tin thích hợp để hỗ trợ đối tượng sử dụng đánh giá hoạt động của doanhnghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tương lai Còn tính đáng tin cậy thể hiện,thông tin kế toán phải trình bày trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theođúng bản chất một cách khách quan, thận trọng và đầy đủ

Thêm nữa, với trình tự xác định giá trị hợp lý theo 3 cấp độ được quy định trongchuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) số 13: từ các dữ liệu tham chiếu là giáchào bán đến bằng chứng thị trường quan sát được và các dữ liệu tham chiếu làbằng chứng thị trường không quan sát được cho thấy việc xác định giá trị hợp lý sẽgóp phần giảm thiếu thấp nhất mức độ rủi ro cho các doanh nghiệp thông qua việctối đa hóa dùng dữ liệu đầu vào quan sát được và hạn chế tối đã dữ liệu khôngquan sát được

Thông tin có thể thích hợp nhưng có thể không đáng tin cậy do sự ghi nhận giá trị

có thể dẫn đến việc hiểu thông tin sai lệch và ngược lại, vì thế cần sớm ghi nhậngiá trị hợp lý trong việc sửa đổi và bổ sung Luật Kế toán sắp tới Nguyên tắc nàyđược luật hóa sẽ trở thành căn cứ pháp lý để điều chỉnh và chế tài hoạt động kếtoán và các mối quan hệ có liên quan đến kế toán, vốn được coi là căn cứ quan

Trang 7

trọng để xem xét, đánh giá hoạt động kinh doanh - tài chính và đề ra các quyết địnhcần thiết của các doanh nghiệp.

C GIÁ TRỊ HỢP LÍ

Bên cạnh những nhược điểm của giá gốc, làm cho tính hữu ích của thông tin khôngcao Giá trị hợp lý dần dần được quan tâm và sử dụng rộng rãi của nhiều nước trênthế giới Giá trị hợp lý phát triển mạnh mẽ cùng với sự hình thành và phát triển củacác thị trường hoạt động, và ngày nay, giá trị hợp lý được mở rộng áp dụng cho cáccông cụ tài chính

I Khái quát Giá trị hợp lý

1.Khái niệm

- Giá trị hợp lý là một thuật ngữ bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ cuối những năm

1990, khi Ủy ban soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) nghiên cứu banhành mới và sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến các lĩnh vựcnhư: Nông nghiệp, Bất động sản đầu tư, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, công cụ tàichính

Sau nhiều lần thảo luận Dự thảo Chuẩn mực về Giá trị hợp lý, Tháng 5/2011,IASB chính thức phát hành IFRS 13 - Đo lường Giá trị hợp lý (Fair ValueMeasurement), có hiệu lực từ 01/01/2013 Trong đó, giá trị hợp lý được định nghĩanhư sau:

“Giá trị hợp lý là giá trị sẽ nhận được khi bán một tài sản hay giá trị thanh toán đểchuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch có tổ chức giữa các bên

tham gia thị trường tại ngày đo lường”.

Như vậy, có thể hiểu: giá trị hợp lý là giá mà tại đó tài sản và nợ phải trả có thểđược trao đổi trong một giao dịch hiện tại giữa những người tham gia tự nguyện,

Trang 8

không có sự ép buộc, có đầy đủ sự hiểu biết về trao đổi cũng như những đặc điểmcủa tài sản và nợ phải trả đang giao dịch.

2 Sử dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành

a Có thể khái quát việc sử dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán quốc tếhiện hành theo một số khía cạnh nổi bật như sau:

+ Thứ nhất, giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá và ghi nhận ban đầu

+ Thứ hai, Giá trị hợp lý được sử dụng sau ghi nhận ban đầu + Thứ ba, Ghi nhận chênh lệch phát sinh do sự biến động của giá trị hợp lý

b Chuẩn mực quốc tế quy định về việc sử dụng giá trị hợp lý

IAS 39 : Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường

(1) Nợ phải thu và cho vay

(2) Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

(3) Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý qua báo cáo kết quả kinh doanh.(4) Tài sản tài chính sãn sàng để bán

Trong đó, tài sản tài chính thuộc nhóm (3) được ghi nhận theo giá trị hợp lý, sựthay đổi về giá trị hợp lý được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo lãi,

lỗ Tài sản tài chính thuộc nhóm (4) được ghi nhận theo giá trị hợp lý với sự biếnđộng giá trị hợp lý được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu…

II Phương pháp xác định giá trị hợp lý:

I Một số khái niệm và vấn đề liên quan

Trang 9

Để có thể đưa ra phương pháp xác định giá trị hợp lý thích hợp, người định giá cầnxem xét những vấn đề sau:

1 Thu nhập thông tin từ thị trường:

Trong quá trình xác định giá trị hợp lý cần phải tham khảo những thông tin và dữliệu được lấy từ thị trường bao gồm thị trường hối đoái, thị trường hàng hóa, tàisản, thị trường môi giới và thị trường trực tiếp không qua trung gian Khi ước tínhgiá tính hợp lý doanh nghiệp phải dựa vào các thông tin hiện tại, đó là:

- giá niêm yết trên thị trường trong hiện tại

- thông tin về lãi suất

2 Kỹ thuật định giá:

Sau khi có được thông tin từ thị trường, doanh nghiệp sử dụng các kỹ thuật

định giá nhằm mục đích ước tính giá khi bán một tài sản hoặc khi chuyển giao mộtkhoản công nợ trong một giao dịch tự nguyện giữa các bên tham gia thị trường tạingày xác định giá trị theo điều kiện thị trường hiện tại Ba kỹ thuật định giá được

sử dụng rộng rãi là phương pháp giá thị trường, phương pháp chi phí và phươngpháp thu nhập Doanh nghiệp phải sử dụng các kỹ thuật định giá một cách nhấtquán với một hoặc nhiều phương pháp nêu trên Tuy nhiên, những thay đổi trong kỹthuật định giá hoặc việc áp dụng kỹ thuật này (ví dụ thay đổi trong việc xác định khinào nên sử dụng kết hợp nhiều kỹ thuật định giá hoặc thay đổi trong việc điều chỉnhmột kỹ thuật định giá nào đó) sẽ trở nên phù hợp hơn nếu thay đổi đó giúp xác địnhđược giá trị bằng đúng giá trị hợp lý hoặc giá trị đại điện hơn Ví dụ, thay đổi trongcác trường hợp sau:

(a) Các thị trường mới phát triển;

(b) Các thông tin mới trở nên sẵn có;

(c) Các thông tin được sử dụng trước đây không còn sẵn có nữa;

Trang 10

(d) Sự cải thiện trong các kỹ thuật định giá; hoặc

(e) Sự thay đổi của điều kiện thị trường

3: Hệ thống phân cấp giá trị hợp lý

Văn bản thảo luận về các phương pháp đo lường có sử dụng giá trị hợp lý củaIASB năm 2005 đề nghị cách xác định giá trị hợp lý trong ghi nhận ban đầu củagiá trị tài sản theo 3 cấp độ: giá thị trường, mô hình hay kỹ thuật xác định giá trịhợp lý, và giá hiện hành của tài sản Theo chuẩn mực “Chuẩn mực báo cáo tàichính Đo lường giá trị hợp lý (IFRS13)”, trình tự xác định giá trị hợp lý theo 3 cấpđộ: cao nhất (cấp độ 1) đến thấp nhất (cấp độ 3) Căn cứ vào những thông tin vànhững giả định đang có, người định giá sẽ xem xét có thể xác định giá trị hợp lý ởcấp độ nào Cấp độ càng cao thì ước tính càng đáng tin cậy

Hệ thống phân cấp giá trị hợp lý này đưa ra quyền ưu tiên cao nhất cho giániêm yết (chưa điều chỉnh) trong thị trường hoạt động đối với cùng một nhóm tàisản hoặc công nợ (các yếu tố đầu vào cấp 1) và quyền ưu tiên thấp nhất cho các yếu

tố đầu vào không thể quan sát được (các yếu tố đầu vào cấp 3) Sự sẵn có của cácyếu tố đầu vào có liên quan và tính chủ quan của các yếu tố này, có thể có ảnhhưởng đến việc lựa chọn các kỹ thuật định giá phù hợp Tuy nhiên, hệ thống phâncấp giá trị hợp lý ưu tiên các yếu tố đầu vào sử dụng trong các kỹ thuật định giá,chứ không phải các kỹ thuật định giá sử dụng để xác định giá trị hợp lý

Các yếu tố đầu vào được phân cấp thành ba (03) loại sau:

- Cấp độ 1: Các yếu tố đầu vào là giá niêm yết (trước điều chỉnh) của các tài sảnhay nợ phải trả đồng nhất trong các thị trường hoạt động (active market) mà tổchức có thể thu thập tại ngày đo lường

“ Đồng nhất” có nghĩa là: Đối với tài sản: có cùng đặc điểm, tính chất, cùngtình trạng cũ - mới, cùng nước sản xuất, cùng năm sản xuất…Đối với nợ phải

Trang 11

trả: có cùng những điều khoản trong hợp đồng, cùng thời gian, số tiền, sự đánhgiá tình trạng tín dụng…

Ở cấp độ này, Giá trị hợp lý sẽ là giá niêm yết đó

Nếu không đạt được cấp độ 1 thì sẽ xem xét sang cấp độ 2:

- Cấp độ 2: Yếu tố đầu vào cấp độ 2 bao gồm:

 Giá niêm yết của các tài sản hay nợ phải trả tương tự trong thị trường hoạtđộng

 Giá niêm yết của các tài sản hay nợ phải trả đồng nhất hay tương tự trong thịtrường không phải là thị trường hoạt động

 Yếu tố đầu vào, khác giá niêm yết, có thể thu thập liên quan đến tài sản hay

nợ phải trả như lãi suất, biến động lợi nhuận, tính thanh khoản, mức độ rủi ro, rủi

ro thanh toán, rủi ro tín dụng,

 Yếu tố đầu vào phần lớn có nguồn gốc hay được chứng thực từ các dữ liệuthị trường có thể thu thập bằng các công cụ tương quan hay các công cụ khác.Cấp độ 2 dựa vào các dữ liệu có thể thu thập được căn cứ vào dữ liệu thị trườngsẳn có

- Cấp độ 3: yếu tố đầu vào là dữ liệu của tài sản hay nợ phải trả không thể thu thập

từ thị trường Do các dữ liệu về hoạt động thị trường không sẵn có tại ngày đolường, nên các yếu tố đầu vào ở cấp độ này phải sư dụng các giả định từ thịtrường(bao gồm cả các giả định về rủi ro) Giá trị hợp lý sẽ được ước tính dựa vàocác phương pháp: Phương pháp tiếp cận thị trường, Phương pháp tiếp cận thu nhập

và phương pháp tiếp cận chi phí

Nếu được áp dụng, cấp độ 2 và 3 có thể được sử dụng để xác định giá trị hợp lýcho các các chứng khoán chưa niêm yết, tài sản vô hình phát sinh trong nghiệp vụhợp nhất kinh doanh, các khoản dự phòng,

4 Phương pháp xác định giá trị hợp lý:

Trang 12

Tùy thuộc vào những cấp độ sẽ được áp dụng phương pháp xác định phù hợp Đốivới cấp độ 1 và 2 thì chỉ cần sử dụng 1 phương pháp ( phương pháp tiếp cận thịtrường) đối với ước tính cấp độ 3 thì cần phải sử dụng cả 3 phương pháp: phươngpháp tiếp cận thị trường, phương pháp tiếp cận chi phí, phương pháp tiếp cận thunhập Phương pháp nào sử dụng nhiều dữ liệu và giả định từ thị trường thì phươngpháp đó sẽ cho kết quả đáng tin cậy nhất Nếu không có những dữ liệu và giả định

từ thị trường thì sẽ ước tính giá trị hợp lý dựa vào những giả định và ước tính nội

bộ của doanh nghiệp Một doanh nghiệp phải sử dụng những kỹ thuật định giá phùhợp với hoàn cảnh và những dữ liệu sẵn có để xác định giá trị hợp lý, sử dụng tối

đa các yếu tố đầu vào có thể quan sát được có liên quan và hạn chế sử dụng cácyếu tố đầu vào không thể quan sát được

1 Phương pháp tiếp cận thị trường: (Market approach)

Phương pháp này được áp dụng khi có giá tham chiếu trên thị trường, dựa trên tiền

đề rằng một người tham gia thị trường sẽ không trả nhiều hơn chi phí để mua mộttài sản tương tự

Giá trị hợp lý dựa vào giá tham chiếu, điều chỉnh nếu cần thiết

- Những trường hợp phải điều chỉnh giá tham chiếu ban đầu:

 Giá tham khảo không lấy từ thị trường hiện tại mà là giá cũ, do vậy DN nênxem xét thời gian của giao dịch thực tế, những thay đổi trong điều kiện tín dụng,lãi suất, những nhân tố khác để điều chỉnh cho phù hợp

 Sự khác nhau của tài sản có giá tham chiếu trên thị trường và tài sản đangđược định giá thì không thể xác định rõ ràng, vì vậy cần phải điều chỉnh giá thamchiếu

 Những giá mà không đại diện cho các giao dịch trên thị trường, ví dụ nhưgiá được lấy từ giao dịch bị cưỡng ép, giao dịch giữa các bên có liên quan…

Trang 13

 Có sự khác biệt trong đơn vị tính toán, hoàn cảnh, khu vực , hợp đồng…

Ví dụ 1:

Đối với các khoản đầu tư tài chính trên thị trường hoạt động (active market), giá trị hợp lý của khoản ĐTTC (đầu tư tài chính)sẽ được xác định dựa trên giá niêm yết trên thị trường có thể quan sát được của các khoản đầu tư đó Giá niêm yết trên thị trường năng động là bằng chứng tốt nhất của giá trị hợp lý vì khi đó, giá trị của khoản ĐTTC được hai bên mua bán quyết định dựa trên hiểu biết đầy đủ

và tự nguyện tham gia Khi đó, để xác định giá trị hợp lý của khoản đầu tư, giá niêm yết trên thị trường hoạt động luôn phải được ưu tiên sử dụng để định giá, ngay cả khi doanh nghiệp cho rằng có các phương pháp định giá khác phù hợp hơn Giá trị hợp lý của một danh mục ĐTTC là tích số của số lượng nắm giữ và giá niêm yết của công cụ đó

Giả sử : ngày 31/12/200N, giá cổ phiếu của ngân hàng S trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh là 16.000 đồng Cũng tại thời điểm đó, một tổ chức

tư vấn tài chính độc lập có thể định giá cổ phiếu ngân hàng S với giá 19.800 đồng/

cổ phiếu, dựa trên các yếu tố liên quan đến lợi thế ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; các dự án lớn sẽ thu lợi ích kinh tế mà ngân hàng có được trong tương lai gần,… Các nhân tố này có thể được xem là chính xác, phù hợp và đáng tin cậy Tuy nhiên, trong trường hợp này, giá trị hợp lý của khoản ĐTTC liên quan đến cổ phiếu của ngân hàng S được ưu tiên xác định theo giá thị trường là 16.000 đồng.

Lý do, với 16.000đồng/cổ phiếu, các bên mua và bên bán có liên quan đều “sẵn sàng” giao dịch cổ phiếu với hiểu biết đầy đủ trong một giao dịch được xem là ngang giá.

Ví dụ 2:

Trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 ( VAS11)- “Hợp nhất kinh doanh”:

Trang 14

Đoạn 27 “Giá công bố tại ngày trao đổi của công cụ vốn đã niêm yết là bằng chứng tin cậy nhất về giá trị hợp lý của công cụ vốn đó và sẽ được sử dụng, trừ một số ít trường hợp Các bằng chứng và cách tính toán khác chỉ được công nhận khi bên mua chứng minh được rằng giá công bố tại ngày trao đổi là chỉ số không đáng tin cậy về giá trị hợp lý và các bằng chứng và cách tính toán khác này mới là đáng tin cậy hơn về giá trị hợp lý của công cụ vốn Giá công bố tại ngày trao đổi được coi là không đáng tin cậy vềgiá trị hợp lý khi công cụ vốn đó được giao dịch trên thị trường có ít giao dịch ” Phương pháp thị trường khi xác định giá trị của công cụ vốn.

2. Phương pháp tiếp cận thu nhập: (Income approach)

Theo phương pháp tiếp cận thu nhập: Giá trị hợp lý của một tài sản hay một khoản

nợ được xác định bằng cách sử dụng các phương pháp kỹ thuật để quy đổi cáckhoản tiền trong tương lai về giá trị hiện tại (Dòng tiền vào từ việc khai thác, sửdụng tài sản hoặc dòng tiền ra để thanh toán nợ phải trả) Phương pháp này dựatrên tiền đề rằng một người tham gia thị trường sẵn sàng trả giá trị hiện tại của cáclợi ích sẽ thu được của một tài sản trong tương lai

Ví dụ :

Đối với các khoản ĐTTC trên thị trường không hoạt động (unactive market), với sự suy giảm đáng kể về số lượng và mức độ các giao dịch của các khoản ĐTTC, dẫn đến sự không tồn tại giá trị hợp lý tại thời điểm xác định Trong trường hợp này, để đo lường giá trị hợp lý của các khoản ĐTTC, sẽ phải sử dụng phương pháp tiếp cận thu nhập Một trong các mô hình định giá đáng tin cậy và thường được sử dụng để xác định giá trị hợp lý của các khoản ĐTTC là mô hình chiết khấu dòng tiền, hoặc mô hình định giá quyền chọn.

Trang 15

Giả sử: ngày 15/09/200N, Công ty A mua Trái phiếu chính phủ, trị giá 1.500 triệu đồng, mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8%/năm Kỳ trả lãi hàng năm, tại ngày 15/09 hàng năm Tại ngày mua, lãi suất thị trường cho công cụ tương đương có cùng đặc tính là 10%/năm Công ty A ghi nhận ban đầu khoản đầu tư mua trái phiếu theo giá trị hợp lý Nhưng vì khoản đầu tư này được giao dịch trên thị trường không năng động, nên Công ty A sẽ sử dụng phương pháp định giá theo chiết khấu dòng tiền để xác định giá trị hợp lý của khoản đầu

tư này Giá trị hợp lý của khoản ĐTTC được tính toán qua bảng số liệu sau (bảng

3. Phương pháp tiếp cận chi phí: (Cost approach)

Giá trị hợp lý của một tài sản được xác định trên cơ sở xem xét các chi phí phải bỏ

ra để có được một tài sản thay thế tương đương về năng lực sản xuất (Dòng tiền

Trang 16

phải chi để mua, sản xuất tài sản) Phương pháp chi phí thường không xem xét điềukiện thị trường nên thường không được sử dụng trong thực tế, ngoại trừ để xácđịnh giá trị hợp lý của một phần máy móc thiết bị hoặc giá trị các công trình xâydựng cơ bản

Ví dụ 1: Ước tính giá trị hợp lý cho một tái sản của doanh nghiệp có được do hợp

nhất, được sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp.

Vì vậy giá trị hợp lý trong trường hợp này là 15 triệu đồng.

Ví dụ 2: Tài sản đó dùng để bán,ước tính dòng thu nhập từ việc bán tài sản là

100 triệu đồng thì giá trị hợp lý của phần mềm này là bao nhiêu?

Ngày đăng: 31/05/2015, 16:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w