Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 49 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
49
Dung lượng
722 KB
Nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 MÔN: Ngữ văn 8. Thời gian làm bài: 90 phút ––––––––––––––––––– Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Đọc kỹ văn bản và các câu hỏi (câu 1 đến câu 6), sau đó hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và trình bày vào tờ giấy bài làm. TỨC CẢNH PAC BÓ Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang. (Thơ Hồ Chủ Tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967) Câu 1: Bài thơ Tức cảnh Pac Bó được Bác viết trong khoảng thời gian nào? A. Tháng 2 năm 1940 B. Tháng 2 năm 1941 C. Tháng 2 năm 1942 D. Tháng 2 năm 1943 Câu 2: Bài thơ được viết theo phương thức nào? A. Biểu cảm kết hợp với tự sự B. Miêu tả kết hợp với tự sự C. Biểu cảm kết hợp với nghị luận D. Miêu tả kết hợp với biểu cảm Câu 3: Câu thơ “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” có ý nghĩa thế nào? A. Đó là cuộc sống hài hoà, thư thái B. Đó là cuộc sống luôn làm chủ hoàn cảnh C. Đó là cuộc sống gian khổ, vất vả D. Đó là cuộc sống gian khổ mà thư thái, hài hoà Câu 4: Câu thơ “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” dùng phép đối nào? A. Đối ý B. Đối thanh C. Đối vế trước và vế sau D. Bao gồm B và C Câu 5: Từ “sang” trong câu thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang” cần được hiểu thế nào cho đúng? A. Sang trọng B. Giàu có C. Sang trọng, giàu có về tinh thần D. Sang trọng, giàu có về vật chất Câu 6: Bài thơ giúp em hiểu gì về tâm hồn Bác? A. Lạc quan, yêu đời B. Yêu thiên nhiên, yêu nước, yêu đời C. Quyết tâm, kiên trì làm cách mạng D. Tình yêu thiên nhiên Câu 7: Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B được nội dung đúng. A. Kiểu câu B. Tác dụng C. Kết quả kết nối 1 Nghi vấn 2 Cảm thán 3 Cầu khiến 4 Trần thuật a dùng để bộc lộ tình cảm, thái độ b dùng để kể, tả, thông báo, trình bày c dùng để hỏi hoặc bộc lộ nghi vấn d dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị 1 + … 2 + … 3 + … 4 + …. Phần II. Tự luận (6 điểm): Hãy chứng minh rằng: Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. –––––––––––––– PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 MÔN: Ngữ văn 8 ––––––––––––––––––– PHẦN I (4 điểm) + Từ câu 1 đến câu 6, mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 Phương án đúng B A D A C B + Câu 7: 1 điểm; mỗi phương án đúng, chấm 0,25 điểm. Đáp án: 1 + c; 2 + a; 3 + d; 4 + b. PHẦN II (6 điểm) I Yêu cầu chung: Bài viết hoàn chỉnh; luận điểm đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; dẫn chứng phong phú; chữ viết rõ, sạch sẽ; không mắc lỗi dùng từ, chính tả. II Một số yêu cầu cụ thể và thang điểm: – Mở bài: 1 điểm. – Thân bài: 4 điểm + Sắp xếp, triển khai theo các luận điểm, có thể là: ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường thực vật, động vật, …. + Nêu được tác hại của việc ô nhiễm môi trường thiên nhiên (theo từng luận điểm). + Mỗi ý của từng luận điểm cần có dẫn chứng và chỉ chấm điểm tối đa cho những bài viết đưa ra được những con số thống kê cụ thể (chính xác hoặc tương đối chính xác). – Kết bài: 1 điểm Biết kết luận vấn đề, biết kêu gọi mọi người nâng cao nhận thức và cùng thực hành để bảo vệ môi trường thiên nhiên. * Chú ý: Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của bài làm được làm tròn đến chữ số thập thứ nhất (7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). ––––––––––––––––––––– PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 MÔN: Ngữ văn 7. Thời gian làm bài: 90 phút ––––––––––––––––––– Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và trình bày vào tờ giấy bài làm. …”Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý (1) . Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy (2) . Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm (3) . Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày (4) . Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tình yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến (5) .” Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Hoài Thanh B. Phạm Văn Đồng C. Hồ Chí Minh D. Đặng Thai Mai Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3: Trong đoạn văn trên, câu văn nào nêu lên luận điểm của đoạn văn? A. Câu 2 B. Câu 3 C. Câu 4 D. Câu 5 Câu 4: Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn? A. Một câu B. Hai câu C. Ba câu D. Bốn câu Câu 5: Câu văn: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy” đã lược bỏ thành phần nào? A. Chủ ngữ B. Trạng ngữ C. Chủ ngữ và vị ngữ D. Vị ngữ Câu 6: Trong câu (5), tác giả đã sử dụng phép tu từ nào? A. Tăng cấp B. Liệt kê C. Nhân hoá D. Tương phản Câu 7: Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B được nội dung đúng. A. Loại dấu B. Tác dụng C. Kết quả kết nối 1 Dấu chấm lửng 2 Dấu chấm phẩy 3 Dấu gạch ngang 4 Dấu gạch nối a không phải là dấu câu; chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. b đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. c thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quảng. d đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. 1 + … 2 + … 3 + … 4 + …. Phần II. Tự luận (6 điểm): Nhân dân ta thường nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy chứng minh đó là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. –––––––––––––– PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 MÔN: Ngữ văn 7 ––––––––––––––––––– PHẦN I (4 điểm) Từ câu 1 đến câu 6, mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 Phương án đúng C D C B A B + Câu 7: 1 điểm; mỗi phương án đúng, chấm 0,25 điểm. Đáp án: 1 + C; 2 + D; 3 + B; 4 + A. PHẦN II (6 điểm) I Yêu cầu chung: Bài viết hoàn chỉnh; đúng thể loại, đúng bố cục và các luận điểm đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; dẫn chứng phong phú; chữ viết rõ, sạch sẽ; không có sai phạm lớn về từ, câu, chính tả. II Một số yêu cầu cụ thể và thang điểm: – Mở bài: 1 điểm. Giới thiệu được vấn đề cần chứng minh (nêu vai trò quan trọng của đạo đức, phẩm chất truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết). – Thân bài: 4 điểm • Giải thích: 1 điểm. + Thế nào là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? + Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây? (nhớ ơn là một đạo lý làm người, một chân lý của nhân loại). • Chứng minh: 3 điểm. Yêu cầu có dẫn chứng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. – Kết bài: 1 điểm Biết kết luận vấn đề, biết kêu gọi mọi người cùng thực hành, giữ gìn và phát huy phẩm chất truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. * Chú ý: Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của bài làm được làm tròn đến chữ số thập thứ nhất (7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). ––––––––––––––––––––– PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 MÔN: Ngữ văn 6. Thời gian làm bài: 90 phút ––––––––––––––––––– Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và trình bày vào tờ giấy bài làm. … “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu ngêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.” (Dế Mèn phiêu lưu kí) Câu 1: Đoạn văn trích trên thuộc phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận Câu 2: Vì sao em biết đoạn văn trích trên thuộc phương thức biểu đạt mà em đã chọn? A. Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc. B. Vì đoạn văn tái hiện trạng thái sự vật, con người. C. Vì đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc. D. Vì đoạn văn nêu ý kiến đánh giá, bình luận. Câu 3: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” là của tác giả nào? A. Nguyễn Tuân B. Đoàn Giỏi C. Tô Hoài D. Võ Quảng Câu 4: Qua đoạn trích trên, em thấy Dế Mèn có thái độ như thế nào đối với Dế Choắt? A. Coi thường, chế giễu B. Coi trọng, quý mến C. Xem Dế Choắt như là bạn thân D. Tất cả các ý A, B và C đều đúng Câu 5: Đoạn trích trên có bao nhiêu phép so sánh? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 6: Từ “Chàng Dế Choắt” đã sử dụng phép nhân hoá theo kiểu nào? A. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. C. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. D. Tất cả các ý A, B và C đều đúng. Câu 7: Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B được nội dung đúng. A. Câu B. Kiểu câu C. Kết quả kết nối 1 Cô Lan là người huyện Hương Trà. 2 Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 3 Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày đẹp trời. 4 Dế Mèn trêu chị Cốc là dại. a Câu miêu tả. b Câu giới thiệu. c Câu đánh giá. d Câu định nghĩa. 1 + … 2 + … 3 + … 4 + …. Phần II. Tự luận (6 điểm): Em hãy tả lại cảnh sắc quê hương em khi mùa xuân qua, mùa hè đến. –––––––––––––––––– PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 MÔN: Ngữ văn 6 ––––––––––––––––––– PHẦN I (4 điểm) • Từ câu 1 đến câu 6, Mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 Phương án đúng B B C A B A • Câu 7: 1 điểm; mỗi phương án đúng, chấm 0,25 điểm. Đáp án: 1 + b; 2 + d; 3 + a; 4 + c. PHẦN II (6 điểm) I Yêu cầu: Giới thiệu được cảnh sắc quê hương khi mùa xuân qua, mùa hè đến với những vẻ đẹp đặc trưng của cảnh vật thiên nhiên (sự chuyển đổi của màu sắc, âm thanh, cảnh cụ thể, …); nêu được những cảm nghĩ của bản thân về cảnh sắc quê hương khi mùa xuân qua, mùa hè đến. Bài viết hoàn chỉnh; đúng thể loại, đúng bố cục và các luận điểm đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; dẫn chứng phong phú; chữ viết rõ, sạch sẽ; không có sai phạm lớn về từ, câu, chính tả. II Thang điểm: + Mở bài: 1 điểm + Thân bài: 4 điểm + Kết bài: 1 điểm. * Chú ý: Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của bài làm được làm tròn đến chữ số thập thứ nhất (7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). ––––––––––––––––––––– PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 MÔN: LỊCH SỬ 8. Thời gian làm bài: 45 phút ––––––––––––––––––– Họ và tên học sinh: …………………………… ………Lớp 8……trường THCS ––––––––––––––––––––––––––––––––––– Phần I: (5 điểm) Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và khoanh tròn vào chữ cái ở đầu phương án mà em lựa chọn. Câu 1: Hiệp ước nào đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập? A. Hiệp uớc Nhâm Tuất B. Hiệp uớc Giáp Tuất C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt D. Hiệp ước Hác-măng Câu 2: “Chiếu Cần vương” ra đời trong thời gian nào? Tại đâu? A. 13/6/1883 tại Tân Sở (Quảng Trị) B. 13/6/1883 tại Phú Gia (Hà Tĩnh) C. 13/7/1885 tại Tân Sở (Quảng Trị) D. 13/7/1885 tại Phú Gia (Hà Tĩnh) Câu 3: Người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai? A. Phan Đình Phùng B. Phạm Bành C. Nguyễn Thiện Thuật D. Hoàng Hoa Thám Câu 4: Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ thứ XIX đề cập tới lĩnh vực nào? A. Kinh tế và văn hoá B. Nội trị C. Ngoại giao D. Bao gồm cả A, B và C Câu 5: Tầng lớp tư sản Việt Nam xuất hiện vào khoảng thời gian nào? A. Đầu thế kỉ XVIII B. Đầu thế kỉ XIX C. Giữa thế kỉ XIX D. Cuối thế kỉ XIX-Đấu thế kỉ XX Câu 6: Đông Kinh nghĩa thục (1907) là phong trào vận động cải cách về lĩnh vực nào? A. Quân sự B. Chính trị C. Văn hoá, xã hội D. Kinh tế Câu 7: Bằng kiến thức Lịch sử đã được học, hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (vị trí dấu ….) để được câu có nội dung đúng. Sau Hiệp ước 1884 và cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, triều đình hoàn toàn đầu hàng. Nhân dân tiếp tục chiến đấu dưới ngọn cờ ……………………. Chiếu Cần vương đã gắn quyền lợi của ………………………… với quyền lợi của ………………… nên đã được ………………………. tích cực ủng hộ. Câu 8: Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B để được nội dung đúng (ghi kết quả kết nối ở cột C). A (Sự kiện lịch sử) B (Mốc thời gian) C (Kết quả kết nối) 1 Pháp tấn công Gia Định 2 Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam 3 Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 4 Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai a 1/9/1858 b 17/2/1859 c 20/11/1873 d 15/3/1874 e 25/4/1882 1 + ……. 2 + ……. 3 + ……. 4 + ……. Phần II: (5 điểm) Câu 9: Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX? Câu 10: Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới? Bài làm phần II: PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 MÔN: Lịch sử 8 ––––––––––––––––––– PHẦN I (5 điểm) • Từ câu 1 đến câu 6, Mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 Phương án đúng C C A D D C • Câu 7: 1 điểm; mỗi vị trí đúng, chấm 0,25 điểm. Đáp án: Cần vương/triều Nguyễn/dân tộc/nhân dân • Câu 8: 1 điểm; mỗi phương án đúng, chấm 0,25 điểm. Đáp án: 1 + b; 2 + a; 3 + c; 4 + e. PHẦN II (5 điểm) Câu 9: Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX? (3 điểm). Yêu cầu học sinh nêu được các ý chính sau: – Đặc điểm: 2 điểm + Có nhiều cuộc nổi dậy nhưng lẻ tẻ, thiếu sự thống nhất, mang tính địa phương + Thành phần chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số + Địa bàn hoạt động ở miền núi suốt từ Bắc chí Nam + Thời gian bùng nổ đồng thời với cuộc bình định, xâm lược của Pháp + Thời gian tồn tại của từng cuộc khởi nghĩa ngắn – Tác dụng: làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp (0,5 điểm) – Nguyên nhân thất bại: và bị thực dân Pháp dùng nhiều thủ đoạn (mua chuộc, dụ dỗ, …) làm cho thất bại (0,5 điểm). Câu 10: Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới? (2 điểm. Mỗi ý đúng, chấm 0,5 điểm). + Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng thất bại. + Con đường cứu nước của các vị tiền bối chưa đạt kết quả. + Cần tìm ra con đường cứu nước mới. + Yêu nước thương dân, căm thù quân xâm lược. * Chú ý: Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của bài làm được làm tròn đến chữ số thập thứ nhất (7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). ––––––––––––––––––––– PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 MÔN: LỊCH SỬ 6. Thời gian làm bài: 45 phút ––––––––––––––––––– Họ và tên học sinh: …………………………… ………Lớp 6……trường THCS ––––––––––––––––––––––––––––––––––– Phần I: (5 điểm) Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và khoanh tròn vào chữ cái ở đầu phương án mà em lựa chọn. Câu 1: Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống nhằm mục đích gì? A. Bắt dân ta theo phong tục, tập quán của người Hán để đồng hoá người Việt. B. Giải quyết nạn dân số tăng nhanh của Trung Quốc. C. Giúp nhân dân hai nước hiểu nhau D. Giúp dân ta nâng cao trình độ dân trí. Câu 2: Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa nhằm mục đích gì? A. Trả thù cho chồng B. Dựng lại sự nghiệp các vua Hùng C. Giành lại độc lập cho Tổ quốc D. Bao gồm tất cả các ý A, B và C Câu 3: Tại sao nhân dân ta lại lập đền thờ Hai Bà Trưng ở khắp nơi? A. Vì Hai Bà (theo truyền thuyết) thường phù hộ, giúp đỡ nhân dân. B. Vì nhân dân tôn trọng, biết ơn công lao đuổi giặc ngoại xâm của Hai Bà. C. Thể hiện, tôn vinh truyền thống yêu nước của phụ nữ Việt Nam. D. Ý B và ý C đúng. Câu 4: Giữa thế kỉ I đến thế kỉ VI, vì sao nghề rèn sắt ở nước ta vẫn phát triển? A. Được nhà Hán khuyến khích sản xuất. B. Do yêu cầu của cuộc sống và cuộc đấu tranh giành lại độc lập. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 5: Khởi nghĩa của Bà Triệu nổ ra vào năm nào? A. 40 B. 42 C. 248 D. 258 Câu 6: Năm 554, ai là người lên ngôi Hoàng đế và đặt tên nước ta là Vạn Xuân? A. Triệu túc B. Phạm Tu C. Lý Bí D. Triệu Quang Phục Câu 7: Vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (776-791) được mọi người hưởng ứng? A. Vì viên độ hộ Cao Chính Bình bạo ngược, tham tàn và đánh thuế rất nặng. B. Vì nhà Đường huy động hết sức lực của dân ta để xây thành Đại La. C. Vì Phùng Hưng là người tài giỏi, có chí lớn, hay giúp dân nghèo. D. Tất cả các ý A, B và C đều đúng. Câu 8: Sau khi khởi nghĩa thành công (192-193), Khu Liên đặt tên nước là gì? A. Tượng Lâm B. Lâm Ấp C. Phù Nam D. Cham-pa Câu 9: Những việc làm của Khúc Hạo trong việc xây dựng nền tự chủ? A. Đặt lại các khu vực hành chính, lập lại sổ hộ khẩu. B. Cử người Việt trông coi công việc đến tận xã. C. Định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc. D. Bao gồm tất cả các ý A, B và C. Câu 10: Được tin Dương Đình Nghệ bị giết, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để làm gì? A. Trị tội tên phản bội Kiều Công Tiễn B. Để nắm quyền Tiết độ sứ, làm vua một cõi. C. Bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng của đất nước. D. Bao gồm các ý A và C. Phần II: (5 điểm) Câu 11: Theo em, sau hơn một nhìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này? Câu 12: Vì sao Ngô Quyền đã đánh thắng quân xâm lược Nam Hán? Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Bài làm phần II: PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 MÔN: Lịch sử 6 ––––––––––––––––––– PHẦN I (5 điểm) • Từ câu 1 đến câu 10, Mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phương án đúng A D D B C C D B D D PHẦN II (5 điểm) Câu 11: Theo em, sau hơn một nhìn năm bị độ hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này. (2 điểm). + Tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc (ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy, …). (1 điểm) + Chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống… (bản sắc văn hoá của dân tộc ta không gì có thể tiêu diệt được). (1 điểm). Câu 12: Vì sao Ngô Quyền đã đánh thắng quân xâm lược Nam Hán? (2 điểm). Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? (1 điểm). – Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán vì: + Huy động được sức mạnh của toàn dân. + Có sự chuẩn bị cụ thể và tận dụng được vị trí, địa thế của sông Bạch Đằng. + Chủ động đưa ra kế hoạch đánh giặc và có cách đánh độc đáo. – Ý nghĩa: + Đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của thực dân phương Bắc. + Khẳng định nền độc lập, chủ quyền của dân tộc. * Chú ý: Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của bài làm được làm tròn đến chữ số thập thứ nhất (7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). ––––––––––––––––––––– PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 MÔN: LỊCH SỬ 7. Thời gian làm bài: 45 phút ––––––––––––––––––– Họ và tên học sinh: …………………………… ………Lớp 7……trường THCS ––––––––––––––––––––––––––––––––––– Phần I: (5 điểm) Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và khoanh tròn vào chữ cái ở đầu phương án mà em lựa chọn. Câu 1: Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn, tướng giặc Liễu Thăng bị giết ở đâu? A. Tốt Động B. Chi Lăng C. Chúc Động D. Xương Giang Câu 2: Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt vào năm nào? A. 1408 B. 1418 C. 1428 D. 1438 Câu 3: Thời Lê sơ, người cho biên soạn và ban hành bộ Luật Hồng Đức là ai? A. Vua Lê Thái Tổ B. Vua Lê Thánh Tông C. Vua Lê Nhân Tông D. Nguyễn Trãi Câu 4: Từ sau năm 1533, về tôn giáo ở nước ta đã xuất hiện thêm đạo nào? A. Nho giáo B. Phật giáo C. Thiên Chúa giáo D. Đạo giáo . PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 MÔN: Ngữ văn 8. Thời gian làm bài: 90 phút ––––––––––––––––––– Phần. cuộc sống của chúng ta. –––––––––––––– PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 MÔN: Ngữ văn 8 ––––––––––––––––––– PHẦN I (4 điểm) + Từ câu 1 đến. thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). ––––––––––––––––––––– PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 MÔN: Ngữ văn 7. Thời gian làm bài: 90 phút ––––––––––––––––––– Phần