Một số câu trắc nghiệm kinh tế luật trả lời tốt

25 235 0
Một số câu trắc nghiệm kinh tế luật trả lời tốt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

* Doanh nghiệp là hệ thống khép kín: SAI Giải thích: - Hệ thống: là tập hợp các phần tử có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bị chi phối chặt chẽ với nhau theo một quy tắc nào đó để trở thành một chỉnh thể, từ đó làm xuất hiện thuộc 8nh mới gọi là “8nh trồi” của hệ thống mà từng phần tử không có được. -> Như vậy, ta thấy DN là một hệ thống vì có đầy đủ các đặc trưng của 1 hệ thống: DN là tập hợp các các bộ phận và các nhân viên; các bộ phận và các nhân viên tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong cơ cấu tổ chức của DN đó. - Chia theo mối quan hệ của hệ thống với môi trường ta có 2 loại hệ thống: 1) Hệ thống mở: là hệ thống có mối quan hệ với môi trường; và 2) Hệ thống khép kín: là hệ thống không có mối quan hệ với môi trường. -> Như vậy, một doanh nghiệp là một hệ thống mở chứ không phải là một hệ thống khép kín - VD: Một DN có mối quan hệ với: + Các cơ quan Nhà nước: sở tài chính, chi cục thuế, sở kế hoạch đầu tư,… + Các nhóm khách hàng + Các đối thủ cạnh tranh + Các nhà phân phối + Các nhà cung cấp - Thêm: * Bản chất của ủy quyền là trách nhiệm kép: ĐÚNG Giải thích: - Khi xem xét về chức năng tổ chức trong quản lý và cơ cấu tổ chức, cơ cấu tổ chức có các thuộc 8nh cơ bản: + CMH + Phân chia tổ chức thành các bộ phận + Xác định các mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức + Phân bổ quyền hạn giữa các cấp quản lý + Xác định cấp bậc quản lý và tầm quản lý - Trong phân bổ quyền hạn giữa các cấp quản lý: có các hình thức: + Tập trung: Quyền RQĐ tập trung ở cấp quản lý cao nhất + Phân quyền (phi tập trung hóa): Quyền RQĐ được phân tán cho các cấp quản lý thấp hơn trong tổ chức. + Ủy quyền: là hành vi cấp trên trao cho cấp dưới một số quyền hạn để họ nhân danh mình thực hiện. Đặc trưng cơ bản nhất của ủy quyền là chế độ trách nhiệm kép, tức là khi thực hiện ủy quyền, người ủy quyền và người được ủy quyền đều phải chịu trách nhiệm. VD: Giám đốc ủy quyền cho trưởng phòng KD thay mặt Giám đốc đàm phán và quyết định giá trị của Hợp đồng cung cấp sản phẩm. - Chính vì chế độ trách nhiệm kép, cho nên khi thực hiện ủy quyền phải đảm bảo: + Người được ủy quyền phải là người trực jếp làm việc đó & phải hiểu biết công việc đó (có năng lực để làm) + Việc ủy quyền phải ko làm giảm trách nhiệm của người ủy quyền. Tức là vẫn phải theo dõi, kiểm soát quá trình thực hiện. + Gắn chặt quyền hạn – trách nhiệm – lợi ích trong quá trình thực hiện ủy quyền  Quyền hạn để thực hiện trách nhiệm  trách nhiệm để ko lạm dụng quyền hạn được giao  lợi ích là động lực thúc đẩy thực hiện + Ủy quyền phải là sự tự giác  Cấp trên tự giác trao quyền cho cấp dưới để hoàn thành nhiệm vụ, chấp nhận những giải pháp và quyết định của cấp dưới  Cấp dưới: tự giác, ko cảm thấy bị áp đặt trong quá trình thực hiện. * Lý do cần phải tập trung vào điểm kiểm soát thiết yếu là do tổ chức có quá nhiều hoạt động và lĩnh vực: ĐÚNG NHƯNG CHƯA ĐỦ Giải thích: - Kiểm soát trong quản lý: là quá trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời kiểm soát giúp phát hiện những sai sót, lệch lạc để có biện pháp khắc phục, đảm bảo cho các hoạt động thực hiện đúng hướng. => Mục đích của kiểm soát trong quản lý là: 1) phát hiện những sai lệch để điều chỉnh; 2) làm cho hoạt động đạt kết quả tốt hơn - Trong chức năng kiểm soát, nội dung của kiểm soát là: + Kiểm soát các lĩnh vực hoạt động thiết yếu: là các lĩnh vực, các hoạt động của tổ chức phải hoạt động có hiệu quả nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của tổ chức. + Kiểm soát các điểm kiểm soát thiết yếu: là những điểm đặc biệt trong tổ chức mà ở đó việc giám sát và thu thập thông jn phản hồi nhất định phải được thực hiện. Đó là những điểm nếu ko thực hiện kiểm soát và điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức. - Lý do khi thực hiện kiểm soát chỉ tập trung vào lĩnh vực hoạt động thiết yếu và điểm kiểm soát thiết yếu là: 1) Các hoạt động, các bộ phận, các lĩnh vực của tổ chức rất đa dạng; 2) trong khi đó nguồn lực của tổ chức là có hạn =>Cho nên để hoạt động kiểm soát trong quản lý đạt hiệu quả, phải tập trung kiểm soát các lĩnh vực hoạt động thiết yếu và điểm kiểm soát thiết yếu, nếu không sẽ tốn kém nguồn lực. Tuy nhiên, việc kiểm soát các lĩnh vực hoạt động thiết yếu và điểm kiểm soát thiết yếu vẫn phải đảm bảo kết quả kiểm soát phản ánh chính xác về hoạt động của tổ chức. * Ra quyết định quản lý chỉ được thực hiện trong quá trình lãnh đạo: SAI Giải thích: - Ra quyết định là hành vi sáng tạo của chủ thể quản lý nhằm đặt ra mục jêu, chương trình hành động cho các cá nhân, các bộ phận… để giải quyết một vấn đề nhất định trên cơ sở thu thập thông jn từ môi trường và tổ chức. => Mục đích của ra quyết định là để giải quyết vấn đề nhất định (vấn đề chín muồi) của tổ chức. => RQĐ là quá trình phân 8ch, lựa chọn giữa nhiều PA hành động cho một vấn đề nhất định => Nhiệm vụ của các nhà quản lý trong thực hiện các chức năng quản lý là RQĐ => Kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ quản lý ảnh hưởng đến chất lượng của QĐ quản lý - Trong việc ra quyết định, có quy trình RQĐ (5 bước) và có các phương pháp ra quyết định cơ bản: + Phương pháp cá nhân RQĐ + Phương pháp RQĐ tập thể + Phương pháp RQĐ có tham vấn Tùy từng trường hợp, nhà quản lý sẽ sử dụng phương pháp thích hợp - Từ những nội dung trên của việc ra quyết định quản lý ta thấy, ra quyết định quản lý được thực hiện ở tất cả 4 chức năng của quá trình quản lý: Chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng lãnh đạo và chức năng kiểm soát (chứ ko chỉ riêng chức năng lãnh đạo). + Trong chức năng LKH: Ra QĐ về mục jêu của kế hoạch, RQĐ về phương thức và nguồn lực thực hiện kế hoạch + Trong chức năng tổ chức: RQĐ về cơ cấu tổ chức, phân công lao động, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ,… + Trong chức năng lãnh đạo: RQĐ về các chính sách lương, thưởng, chính sách phúc lợi, điều kiện làm việc,… để tạo động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức. + Trong chức năng kiểm soát: RQĐ về hệ thống kiểm soát, đối tượng kiểm soát, chủ thể kiểm soát, cách thức và nguồn lực để kiểm soát,… Tóm lại: RQĐ được thực hiện ở cả 4 chức năng của quản lý. * Trong mọi trường hợp, phong cách dân chủ là phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất: SAI Giải thích: Phong cách lãnh đạo: tổng thể các biện pháp, các thói quen, các cách cư xử đặc trưng của cán bộ lãnh đạo. Trong lãnh đạo con người có 3 phong cách cơ bản: + Phong cách độc đoán: dựa vào kiến thực, kinh nghiệm, quyền hạn của mình tự đưa ra các quyết định, ko bàn bạc thêm và bắt buộc cấp dưới phải thực hiện (sử dụng nhiều các mệnh lệnh hành chính)  Phù hợp cho các tổ chức mà các ý kiến phân tán; tổ chức trong giai đoạn khó khăn. - VD1: khi lấy ý kiến tập thể về 1 vấn đề, mọi người ko thể thống nhất ý kiến, cần có người lãnh đạo dám đưa ra QĐ và dám chịu trách nhiệm. - VD2: Trong giai đoạn tổ chức gặp khó khăn, ý thức kỷ luật và ý thức làm việc của nhân viên kém, cần nhà lãnh đạo đưa ra QĐ một cách khoa học và dứt khoát, bắt buộc mọi người phải thực hiện để đưa tổ chức qua giai đoạn khó khăn  Giải quyết vấn đề nhanh chóng; giữ được bí mật các ý đồ  Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo này ko phát huy được sự sáng tạo, sự ủng hộ của các cấp thực hiện, tạo bầu không khí căng thẳng trong tập thể. + Phong cách dân chủ: quan tâm thu hút tập thể vào thảo luận để quyết định các vấn đề, thực hiện phân quyền và ủy quyền rộng rãi, tăng 8nh chủ động của các cấp thực hiện. Đây là phong cách lãnh đạo hiệu quả với nhiều tổ chức và nhiều đối tượng. + Phong cách tự do: là phong cách lãnh đạo trong đó người lãnh đạo ít tham gia vào công việc tập thể, chỉ xác định mục jêu cho bộ phận phụ trách và để cấp dưới tự do hành động để đạt được mục jêu.  Phong cách này phù hợp với những tổ chức với đội ngũ nhân viên có ý thức làm việc, ý thức kỷ luật cao;  Những tổ chức cần nhiều sáng tạo.  Những tổ chức mà có thể lãnh đạo người lao động theo mục jêu VD: Các tổ chức cần nhiều sự sáng tạo như Viện nghiên cứu, các trường ĐH; đồng thời ý thức làm việc của người lao động tốt: khi thực hiện các đề tài nghiên cứu, các chủ nhiệm đề tài có thể để mọi người tự do làm việc, và sau đó kiểm soát theo mục jêu và theo jến độ: theo giai đoạn thực hiện kiểm soát jến độ và chất lượng đề tài. * Rất khó xác định chính xác tầm kiểm soát trong cơ cấu tổ chức: ĐÚNG Giải thích: - Tầm quản lý (tầm kiểm soát) của 1 cán bộ quản lý hoặc của 1 bộ phận trong cơ cấu tổ chức được hiểu là: số lượng các đầu mối hoặc số lượng các cấp dưới mà cán bộ quản lý (hoặc bộ phận) trực jếp chịu trách nhiệm và kiểm soát hiệu quả. - Rất khó xác định chính xác tầm quản lý (tầm kiểm soát) vì tầm kiểm soát phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố, và ko có công thức nào để 8nh chính xác tầm quản lý (tầm kiểm soát) của 1 cán bộ quản lý trong cơ cấu tổ chức. Tầm quản lý (tầm kiểm soát) phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản: + Trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của cán bộ quản lý + Kinh nghiệm về chuyên môn và quản lý của cán bộ quản lý + Phương jện và nguồn lực dành cho cán bộ quản lý + Tính chất phức tạp của hoạt động quản lý và 8nh chất phức tạp của đối tượng quản lý. - Tuy rất khó để xác định chính xác tầm kiểm soát của 1 cán bộ quản lý (hoặc 1 bộ phận) trong cơ cấu tổ chức nhưng có thể xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tầm kiểm soát:  Giữa tầm quản lý - trình độ, kinh nghiệm của cán bộ quản lý: tỷ lệ thuận  Giữa tầm quản lý - phương jện, nguồn lực của cán bộ quản lý: tỷ lệ thuận  Giữa tầm quản lý - mức độ phức tạp của hoạt động quản tri: tỷ lệ nghịch  Giữa tầm quản lý - số cấp quản lý: tỷ lệ nghịch (Sự xuất hiện của cấp bậc quản lý là do sự giới hạn về tầm quản lý) => muốn giảm số cấp quản lý và số lượng các bộ phận, phải tăng tầm quản lý của các cán bộ quản lý=> Phải tăng trình độ, phương jện và nguồn lực của cán bộ quản lý. => Việc tăng tầm quản lý: -> giảm chi phí cho hoạt động quản lý -> bộ máy quản lý gọn nhẹ, lãnh đạo, kiểm soát, k./soát dễ dàng hơn (giảm số lượng cán bộ quản lý) -> dễ thống nhất ý kiến và hành động Tóm lại: Rất khó xác định chính xác tầm kiểm soát (tầm quản lý) trong cơ cấu tổ chức nhưng có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tầm kiểm soát. Việc xác định đúng tầm kiểm soát sẽ làm giảm chi phí cho cơ cấu tổ chức và giảm sự chồng chéo trong các hoạt động của các bộ phận hoặc các cá nhân trong cơ cấu tổ chức. * Nội dung chủ yếu của của chức năng lãnh đạo là ra lệnh và cưỡng bức người lao động thực hiện mục jêu của tổ chức: SAI Giải thích: - Chức năng lãnh đạo trong quản lý: Nêu khái niệm -> Lãnh đạo là quá trình tác động lên con người để họ thực hiện các công việc, nhằm thực hiện mục jêu của tổ chức -> Lãnh đạo là sự dẫn dắt con người tới mục đích chung - Nội dung của chức năng lãnh đạo: + Hiểu rõ con người trong tổ chức: hiểu rõ đặc điểm, hoàn cảnh của con người trong tổ chức; hiểu rõ nhu cầu, động cơ làm việc của người lao động; hiểu rõ các mối quan hệ của người lao động; có cách thức tác động vào động cơ và đáp ứng nhu cầu của người lao động. + Đưa ra các quyết định lãnh đạo thích hợp (phương pháp lãnh đạo thích hợp) + Xây dựng các nhóm làm việc và lãnh đạo nhóm làm việc + Tiến hành giao jếp và đàm phán + Dự kiến các •nh huống và cách ứng xử - Trong việc thực hiện chức năng lãnh đạo, nhà quản lý phải nắm bắt nhu cầu, động cơ làm việc, những đặc điểm cá nhân, năng lực của người lao động và lựa chọn phương pháp lãnh đạo con người phù hợp. Trong lãnh đạo con người có 3 phương pháp cơ bản: + Phương pháp hành chính: là phương pháp tác động trực jếp của cán bộ quản lý lên người lao động thông qua các quyết định hành chính bắt buộc, quy định rõ trách nhiệm hành chính của người lao động và buộc người LĐ phải tuân theo. + Phương pháp kinh tế: là cách thức tác động gián jếp lên người lao động thông qua các lợi ích kinh tế (lương, thưởng, phạt,…) để người lao động tự lựa chọn phương án hành động một cách có hiệu quả nhất. -> Tìm cách gắn lợi ích của người LĐ với lợi ích của tổ chức -> Gắn lợi ích của người LĐ với hiệu quả công việc + Phương pháp giáo dục: là cách thức tác động vào nhận thức và •nh cảm của con người trong tổ chức, để con người nhận thức được cái đúng – cái sai ; cái nên làm – ko nên làm,… để tự giác hành động. - Việc lựa chọn phương pháp lãnh đạo con người căn cứ trên: khả năng chấp nhận của đối tượng, phong cách của cán bộ lãnh đạo, nguồn lực của tổ chức,… => Như vậy, chức năng lãnh đạo không phải chỉ là ra lệnh và cưỡng bức người lao động thực hiện mục Dêu, mà phải nắm bắt nhu cầu, động cơ, đặc điểm của người lao động và vận dụng tổng hợp 3 phương pháp lãnh đạo con người, ở các mức độ khác nhau, tùy đặc điểm của đối tượng tác động. * Khi tổ chức hoạt động trong môi trường ít biến động thì không nhất thiết phải lập kế hoạch: SAI Giải thích - Lập kế hoạch là quá trình xác định mục jêu và lựa chọn phương thức để thực hiện các mục jêu đó. Nói cách khác, Lập kế hoạch là việc định ra những công việc dự định làm trong thời gian nhất định với cách thức, trình tự và thời hạn jến hành. Theo quá trình quản lý, lập kế hoạch là chức năng đầu jên của quản lý. - Không chỉ trong môi trường biến động, mà cả trong môi trường ít biến động, tổ chức vẫn phải thực hiện việc lập kế hoạch. Vai trò của lập kế hoạch thể hiện: + Vai trò định hướng của lập kế hoạch trong quản lý Vì lập kế hoạch xác định mục jêu cho tổ chức/từng bộ phận của tổ chức => Định hướng cho hoạt động của tổ chức và từng bộ phận trong những khoảng thời gian nhất định, tập trung nguồn lực để thực hiện mục jêu. VD: Kế hoạch sản xuất tháng/quý/năm => Định hướng cho bộ phận sản xuất trong từng giai đoạn tháng/quý/năm Chiến lược sản xuất: => Định hướng trong dài hạn cho bộ phận sản xuất. + Vai trò phối hợp các hoạt động, tạo khả năng điều hành tác nghiệp của tổ chức  Liệt kê các công việc, các hoạt động cần thiết để thực hiện mục jêu  Sắp xếp một cách khoa học các công việc, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý để thực hiện mục jêu => tránh sự manh mún, lãng phí, kém hiệu quả  Là căn cứ cho việc điều hành tác nghiệp + Lập kế hoạch giúp tổ chức đối phó một cách hiệu quả với những thay đổi trong tổ chức và ngoài môi trường  Các hoạt động trong tổ chức và đảm bảo 8nh hướng đích khi thực hiện các mục jêu theo kế hoạch  Có thể điều chỉnh kế hoạch khi có những thay đổi từ bên trong và bên ngoài tổ chức  VD: Đơn đặt hàng tăng lên: căn cứ trên kế hoạch=> điều chỉnh nguồn lực thực hiện (Máy móc, thiết bị, nhân công, vốn, )  Nhân viên xin nghỉ việc đột xuất=>điều chỉnh tăng ca, tuyển thêm LĐ thời vụ, … + Lập kế hoạch là căn cứ cho hoạt động kiểm soát. Đầu vào Quá trình thực hiện Đầu ra Kiểm soát * Hệ thống kiểm soát phản hồi đầu ra là hệ thống kiểm soát tối ưu: SAI Giải thích: - Kiểm soát: Nêu khái niệm - Kiểm soát là quá trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời kiểm soát giúp phát hiện những sai sót, lệch lạc để có biện pháp khắc phục, đảm bảo cho các hoạt động thực hiện đúng hướng. => phát hiện những sai lệch để điều chỉnh => làm cho hoạt động đạt kết quả tốt hơn - Bản chất của kiểm soát: + Kiểm soát là hệ thống phản hồi đầu ra (phản hồi kết quả hoạt động) + Kiểm soát là hệ thống phản hồi dự báo (hệ thống kiểm soát lường trước_ - Hệ thống kiểm soát phản hồi đầu ra: Để đánh giá về hoạt động của tổ chức, thực hiện đo lường, đánh giá và kiểm soát đầu ra của tổ chức đó. VD: để đánh giá về hoạt động của 1 DN sản xuất, thực hiện kiểm soát và đánh giá chất lượng sản phẩm của DN đó - Nhược điểm của hệ thống kiểm soát này: Độ trễ về mặt thời gian là nhược điểm chính của hệ thống kiểm soát này, thể hiện: + Tổn thất đã xảy ra -> gây tốn kém cho tổ chức, đặc biệt là sản xuất quy mô lớn + Hệ thống này chỉ có ý nghĩa rút kinh nghiệm cho quá trình sau, ít có tác dụng nâng cao chất lượng cho quá trình tạo ra sản phẩm Tóm lại, hệ thống kiểm soát phản hồi đầu ra không phải là hệ thống kiểm soát tối ưu. Hệ thống kiểm soát tối ưu là hệ thống kiểm soát kết hợp giữa hệ thống kiểm soát phản hồi đầu ra và hệ thống kiểm soát lường trước. Tức là phải kiểm soát cả đầu vào, quá trình thực hiện và đầu ra. Đầu vào Quá trình thực hiện Đầu ra Kiểm soátKiểm soát Kiểm soát - Do nguồn lực của tổ chức là có hạn, cho nên chỉ kiểm soát các lĩnh vực hoạt động thiết yếu và điểm kiểm soát thiết yếu; xác định mức độ kiểm soát phù hợp. [...]... tự cho tổ chức, giải quyết vấn đề nhanh chóng, dứt khoát + Phương pháp kinh tế: là cách thức tác động gián tiếp lên người lao động thông qua các lợi ích kinh tế (lương, thưởng, phạt,…) để người lao động tự lựa chọn phương án hành động một cách có hiệu quả nhất.-> Gắn lợi ích của người LĐ với hiệu quả công việc -> Phương pháp kinh tế phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của người lao động trong... chất cá nhân: năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, những thành công trong quá khứ, uy tín cá nhân, đạo đức lối sống, mối quan hệ cá nhân và gia đình, tiền bạc… + Nắm bắt nhu cầu, động cơ, các đặc điểm của người lao động, từ đó lựa chọn phương pháp tác động lên con người hiệu quả (vận dụng tổng hợp 3 phương pháp lãnh đạo: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục ở các mức...* Quy tắc là loại hình kế hoạch xây dựng một lần và sử dụng một lần: SAI * Chính sách là loại hình kế hoạch xây dựng một lần và sử dụng một lần: SAI - Quy tắc:là loại hình kế hoạch giải thích rõ việc được làm – không được làm - Chính sách: là quan điểm, phương hướng, cách thức chung để ra... quả phương pháp kinh tế (gắn lợi ích với hiệu quả công việc) và phương pháp giáo dục (động viên, thuyết phục, khích lệ người lao động) * Mô hình các lực lượng thị trường được sử dụng để nghiên cứu và dự báo môi trường bên trong của tổ chức: SAI Giải thích: - Để XD chiến lược cấp tổ chức - Xem xét khả năng cạnh trạnh của tổ chức trong môi trường hoạt động của nó: + Nguồn kỹ thuật và kinh tế của tổ chức... làm việc, họ sẽ làm việc tốt hơn và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: CHƯA ĐỦ Giải thích - Để nhân viên làm việc tốt hơn có rất nhiều yếu tố: + Lương + Thưởng, phụ cấp, + BHXH, BHYT + Điều kiện làm việc (CSVC, phương tiện làm việc), bầu không khí làm việc, mối quan hệ với đồng nghiệp + Cơ hội thăng tiến về chuyên môn, về địa vị trong tổ chức + Những quan tâm về đời sống tinh thần: quan tâm tới... tố cơ bản: + Trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của cán bộ quản lý + Kinh nghiệm về chuyên môn và quản lý của cán bộ quản lý + Phương tiện và nguồn lực dành cho cán bộ quản lý + Tính chất phức tạp của hoạt động quản lý và tính chất phức tạp của đối tượng quản lý - Như vậy, tính chất công việc có ảnh hưởng đến tầm quản lý của một cán bộ quản lý - VD: + Trong tổ chức mà tính chất công việc đơn giản... hoạt cao hơn quy tắc và thủ tục + Trong các loại hình kế hoạch theo hình thức thể hiện: chính sách, thủ tục, quy tắc là loại hình kế hoạch xây dựng một lần, sử dụng nhiều lần Còn chiến lược, chương trình, ngân quỹ: là loại hình kế hoạch xây dựng 1 lần, sử dụng một lần * Cần vận dụng tổng hợp các phương pháp lãnh đạo con người: ĐÚNG Giải thích - Chức năng lãnh đạo trong quản lý: Lãnh đạo là việc định ra... tranh khốc liệt hay thương lượng với nhau? VD: Ngành vận tải taxi, vận tải hàng hóa => Như vậy, mô hình 5 lực lượng của Porter là công cụ để hình thành chiến lược cấp tổ chức bằng cách phân tích nguồn kinh tế- kỹ thuật của tổ chức và 5 lực lượng thuộc môi trường bên ngoài => Kết luận trên là sai Mối đe dọa từ các đối thủ mới Tính khốc liệt trong cạnh tranh giữa các đối thủ Khả năng thương lượng của khách... - Kiểm soát: là quá trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời kiểm soát giúp phát hiện những sai sót, lệch lạc để có biện pháp khắc phục, đảm bảo cho các hoạt động thực hiện đúng hướng Như vậy, kiểm soát có 2 mục đích: 1) làm cho hoạt động đạt kết quả tốt hơn, 2) phát hiện những sai lệch để điều chỉnh - Vai trò của kiểm soát thể hiện: + Kiểm soát... tổ chức, lãnh đạo Nó là 1 chức năng quan trọng để hoạt động quản lý đạt được mục tiêu một cách hiệu quả * Quan điểm đúng đắn nhất để xác định mục tiêu của tổ chức là xuất phát từ nguồn lực và tiềm năng của tổ chức: SAI Giải thích - Mục tiêu của tổ chức: là trạng thái mong đợi, cần có và có thể có của tổ chức sau một khoảng thời gian nhất định + Cần phải có: xuất phát từ đòi hỏi của hệ thống và môi . theo. + Phương pháp kinh tế: là cách thức tác động gián jếp lên người lao động thông qua các lợi ích kinh tế (lương, thưởng, phạt,…) để người lao động tự lựa chọn phương án hành động một cách có hiệu. khoát + Phương pháp kinh tế: là cách thức tác động gián jếp lên người lao động thông qua các lợi ích kinh tế (lương, thưởng, phạt,…) để người lao động tự lựa chọn phương án hành động một cách có hiệu. phù hợp. * Quy tắc là loại hình kế hoạch xây dựng một lần và sử dụng một lần: SAI * Chính sách là loại hình kế hoạch xây dựng một lần và sử dụng một lần: SAI - Quy tắc:là loại hình kế hoạch giải

Ngày đăng: 30/05/2015, 17:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan