Em hãy nêu yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi?. Câu 1: Mạng điện được lắp đặt kiểu nổi là dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật liệu cách điện như puli sứ, khuôn gỗ
Trang 1Trường THCS Nguyễn Huệ
Giáo sinh: Nguyễn Thị Hồng Hoa Ngày dạy: 17/03/20011
Bài 11: LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I Mục tiêu: Sau khi học xong tiết 2 bài 11, HS cần nắm được:
1 Kiến thức:
Biết được phương pháp lắp đặt mạng điện kiểu ngầm
2 Kĩ năng:
Học sinh nhận biết được cách lắp đặt mạng điện kiểu ngầm
3 Thái độ:
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
II Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn giáo án
- Một số hình ảnh liên quan đến bài học
2 Chuẩn bị của học sinh
- Đồ dùng học tập: sách, bút, vở…
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III Phương pháp
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp trực quan
IV Tiến trình dạy học
1 Ổn định - tổ chức lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 10 phút Câu hỏi:
Câu 1 Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi?
Câu 2 Em hãy nêu yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi?
Đáp án:
Trang 2Câu 1: Mạng điện được lắp đặt kiểu nổi là dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật liệu cách điện như puli sứ, khuôn gỗ hoặc lồng trong đường ống bằng chất cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm xà…
Câu 2: Các nguyên tắc:
+ Đường dây phải song song với vật kiến trúc (tường nhà, cột, xà…), cao hơn mặt đất 2,5m trở lên và cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm:
+ Tổng tiết diện của dây dẫn trong ống không vượt quá 40 % tiết diện ống;
+ Bảng điện phải cách mặt đất tối thiểu từ 1,3 – 1,5m;
+ Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh phải tăng thêm kẹp ống; + Không luồn các đường dây khác cấp điện áp vào chung một ống; + Đường day dẫn đi xuyên qua tường hoặc trần nhà phải luồn dây qua ống, cách điện, hai đầu ống phải nhô ra khỏi tường 10mm
3 Bài mới
a Giới thiệu bài
Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểu nổi, đã biết được thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi Vậy, lắp đặt mạng điện kiểu ngầm
là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay “Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà” tiết 2 “2 Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm”
b Phát triển bài
Hoạt động giáo viên – học sinh Nội dung ghi bài
Hoạt động: Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm
GV: Chiếu hình ảnh thực tế về hai cách lắp
mạng điện: Kiểu nổi và kiểu ngầm Hỏi: Em
thấy cách lắp mạng điện ở hai hình này có gì
khác nhau?
HS: Trả lời
(Hình a: Lắp đặt mạng điện kiểu nổi
Hình b: Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm).
GV: Chiếu hình 11 – 7 (SGK/49: Dây dẫn được
lắp đặt ngầm trong rãnh của các kết cấu xây
dựng) Yêu cầu HS quan sát và đặt câu hỏi: Lắp
đặt mạng điện kiểu ngầm thì dây dẫn được lắp
đặt như thế nào?
2 Lắp đặt mạng điện kiểu
ngầm
Trang 3HS: Trả lời
(Dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu
xây dựng như: tường, trần, sàn bê tông…).
GV: Vậy, thế nào là lắp đặt mạng điện kiểu
ngầm?
HS: Trả lời
(Dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu
xây dựng như: tường, trần, sàn bê tông và các
phần tử kết cấu khác của ngôi nhà).
GV: Chiếu hình ảnh minh họa cho HS thấy dây
dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây
dựng như: tường, trần, sàn bê tông rõ ràng
HS: Quan sát
GV: Khi lắp đặt mạng điện kiểu ngầm thì ta có
nên chỉ đi dây một mình không? Hay sử dụng
thêm ống dẫn?
HS: Trả lời
(Rất cần thiết, vì như thế sẽ an toàn hơn, nâng
cao được tuổi thọ dây dẫn và dễ sữa chữa khi
hư hỏng).
GV: Dây dẫn lắp đặt kiểu ngầm cần đảm bảo
yêu cầu gì?
HS: Trả lời
(+ Tiến hành lắp đặt trong môi trường khô ráo.
Trong mọi trường hợp đặt dây dẫn trực tiếp
trên rãnh tường hoặc trong ống đều phải dùng
hộp nối dây ở chỗ nối đường ống.
+ Số dây hoặc tiết diện dây dẫn phải dự tính
việc tăng thêm nhu cầu tiêu thụ điện sau này
nhưng không được vượt quá 40% tiết diện ống.
+ Bên trong ống phải sạch, miệng ống phải
nhẵn.
+ Không luồn chung dây dẫn điện xoay chiều,
một chiều vào các đường dây không cùng cấp
điện áp vào một ống.
* Khái niệm: Mạng điện được lắp đặt ngầm là dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng như: tường, trần, sàn bê tông và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà
Trang 4+ Bán kính cong của ống khi đặt trong bê tông
không được nhỏ hơn 10 lần đường kính ống.
+ Để đảm bảo an toàn điện, tất cả các ống đều
phải nối đất).
GV: Khi lựa chọn phương thức đặt dây dẫn điện
ngầm phải phù hợp với các yếu tố nào?
HS: Trả lời
(Phải phù hợp với môi trường xung quanh, với
yêu cầu sử dụng, đặc điểm của kết cấu, kiến
trúc công trình và kĩ thuật an toàn điện).
GV: Thảo luận nhóm và cho cô biết: cách lắp
này có ưu và nhược điểm gì?
HS: Thảo luận, đại diện nhóm trả lời
(Ưu điểm:
+ Đảm bảo được yêu cầu mĩ thuật.
+Tránh được tác động xấu của môi trường đến
dây dẫn điện.
Nhược điểm:
+ Khó lắp đặt, khó sữa chữa).
* Ưu – nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Đảm bảo được yêu cầu
mĩ thuật
+ Tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện
- Nhược điểm:
+ Khó lắp đặt, khó sữa chữa
c Tổng kết
- Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ
- Gọi 1 HS đứng dậy nhắc lại nội dung bài học hôm nay
- So sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà
Đáp án:
• Giống nhau: Tránh được tác động xấu của môi trường
• Khác nhau:
Ưu điểm
Dễ lắp đặt và dễ sữa chữa
Đảm bảo được yêu cầu mĩ thuật
Nhược điểm Chưa đảm bảo được yêu cầu
Trang 5mĩ thuật.
Khó lắp đặt và khó sữa chữa
4 Kiểm tra – đánh giá
* Đánh dấu “X” vào cột “ Mạng điện lắp đặt kiểu nổi” hoặc “Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm” để khẳng định câu thể hiện đặc điểm của kiểu lắp đặt mạng điện:
đặt kiểu nổi
Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm Dây dẫn được đặt dọc theo trần nhà
Lắp đặt dây dẫn thường phải tiến hành
trước khi đổ bê tong
Dây dẫn được đặt trực tiếp trên rãnh
tường nhà
Dây dẫn được lồng trong các ống nhựa
cách điện
Đáp án:
đặt kiểu nổi
Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm Dây dẫn được đặt dọc theo trần nhà x
Lắp đặt dây dẫn thường phải tiến hành
trước khi đổ bê tông
x
Dây dẫn được đặt trực tiếp trên rãnh
trần nhà
x
Dây dẫn được lồng trong các ống nhựa
cách điện
x
5 Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà học bài cũ, trả lời 2 câu hỏi cuối bài vào vở bài tập
- Đọc, chuẩn bị bài mới, Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
V Phụ lục
VI Rút kinh nghiệm
Trang 6
Kon Tum, Ngày tháng 03 năm 2011
GVHD
Lê Thị Viên