1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Báo cáo thực tập Báo có thực tập tại ngân hàng liên doanh việt nga VRB

25 2K 41
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 181,31 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập Báo có thực tập tại ngân hàng liên doanh việt nga VRB

Trang 1

CHƯƠNG I



LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1. Một số vấn đề về tín dụng

1.1 Khái niệm chung về tín dụng

Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ chủ thể sỡ hữu sang chủ thể sử dụng sau một thời gian nhất định thu về một lượng giá trị lớn hơn ban đầu.

Bản chất của tín dụng được thể hiện thông qua các nội dung cơ bản:

-Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng vốn trên cơ sở của sự tin tưởng tín nhiệm.

-Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng vốn trên cơ sỡ hòan trả.

-Tín dụng là sự vận động của tư bản cho vay có nghĩa là giá trị hòan trả lớn hơn giá trị cho vay ban đầu.

1.2.Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các chủ thể trong nền kinh tế như nhà doanh nghiệp và cá nhân Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng vừa là người cho vay đồng thời là người đi vay.

-Với tư cách là người cho vay, ngân hàng nhận tiền gửi từ các doanh nghiệp

và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội.

-Với tư cách là người cho vay, ngân hàng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp

tờ có giá hay tạo tiền để cho vay…

-Thời hạn cho vay rất linh họat, có thể ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn -Công cụ của tín dụng ngân hàng cũng rất linh hoạt, có thể là kì phiếu, trái phiếu ngân hàng, các hợp đồng tín dụng…

-Đây là hình thức tín dụng mang tính gián tiếp, trong đó ngân hàng là trung gian tín dụng giữa những người tiết kiệm và những người cần vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng qua đó thu được lợi nhuận.

Trang 2

1.3.Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường, đại bộ phận quỹ cho vay tập trung qua ngân hàng và từ đó đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho các doanh nghiệp và cá nhân Tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cấu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hoá, trang trải chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng ác xí nghiệp mới, các cơ sở kinh tế hạ tầng, cải tiến kĩ thuật Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu vốn tín dụng tiêu dùng cá nhân

1.4.Các loai tín dụng ngân hàng

1.4.1.Dựa vào mục đích

-Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

-Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

-Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu…

-Cho vay các định chế tài chính (financial institution loans) bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác.

-Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.

-Cho thuê: cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại cho thuê vận hành và cho thuê tài chính Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản, trong đó chủ yếu là máy móc, thiết bị.

1.4.2.Dựa vào thời hạn cho vay

-Cho vay ngắn hạn: có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.

- Cho vay trung hạn: có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm, chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ,

mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Trong công nghiệp, chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào các đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê, điều,…., máy bơm điện…Ngoài ra nó còn là nguồn hình thành vốn lưu động thừơng xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập.

- Cho vay dài hạn: có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến

20-30 năm, có khi đến 40 năm Tín dụng dài hạn được cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài

Trang 3

hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vân tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.

1.4.3.Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

- Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào

uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ 2 bổ sung.

- Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sỡ các đảm bảo như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thư ba Đối với các khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có đảm bảo, sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu nợ thứ hai.

1.4.4.Căn cứ vào phương pháp hoàn trả

- Cho vay có thời hạn: là loại cho vay có thoả thuân thới hạn trả nợ cụ thể theo hợp đồng, bao gồm: chỉ có một kì hạn trả nợ, có nhiều kì hạn trả nợ, hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kì hạn cụ thể.

- Cho vay không có thời hạn: là loại cho vay mà ngân hàng có thể yêu cầu hoặc người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, thời gian này có thể thoả thuận trong hợp đồng.

Mô hình cho vay trực tiếp

- Cho vay gián tiếp: là khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán Các ngân

Trang 4

hàng thương mai thường cho vay gián tiếp theo các lọai sau: Chiết khấu thương mại, nghiệp vụ thanh tín (nghiệp vụ factoring).

Ngân hàng

Khách hàng nhận vốn vay Người thanh toán nợ Cấp tín dụng(1)

Thanh toán nợ(2)

Mô hình cho vay gián tiếp

2 Khái niệm về tín dụng tiêu dùng

2.1.Khái niệm

Cho vay tiêu dùng là các khỏan cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp ngững người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ… Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch…cũng có thể tài trợ bởi cho vay tiêu dùng.

2.2.Đặc điểm

-Quy mô của từng món vay thường nhỏ, nhưng số lựơng các món vay nhiều -Cho vay tiêu dùng thường có rủi ro cao hơn so với các lọai cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp, vì vậy lãi xuất CVTD cũng thường cao hơn so với lãi suất của các lọai cho vay trong lĩnh vực này.

-Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kì kinh tế -Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường ít co dãn với lãi suất Thông thường, người đi vay quan tâm tới số tiền phải thanh tóan hơn là lãi suất mà họ phải chịu.

-Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ rất mật thiết tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng.

Trang 5

-Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thông thường không cao.

-Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của những người này.

-Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, quyết định sự hòan trả của khỏan vay.

2.3.Các loại cho vay

2.3.1.Căn cứ vào mục đích vay

-CVTD cư trú (Residential Mortgage Loan): CVTD cư trú là các khỏan cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc/và cải tạo nhà ở của khách hàng

là cá nhân hoặc hộ gia đình.

-CVTD phi cư trú (Nonresidential Loan): CVTD phi cư trú là các khỏan cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch…

2.3.2.Căn cứ vào phương thức hoàn trả: có 3 loại

-Cho vay trả góp (Installment consumer loan): đây là hình thức CVTD trong đó

số người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những

kì hạn nhất định trong thời hạn cho vay Phương thức này thường được áp dụng cho các khỏan vay có giá trị lớn hoặc/và thu nhập từng định kì của người đi vay không

đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay.

-Đối với loại cho vay CVTD này, ngân hàng cấn chú y tới các vấn đề sau:

+Lọai tài sản được tài trợ: thiện chí của người vay sẽ tốt hơn nếu tài sản hình thành từ tiền vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu đối với họ lâu dài

trong tương lai Khi lực chọn lọai tài sản để tài trợ, ngân hàng thường chú ý đến điều này, nên thừơng chỉ muốn tài trợ cho nhu cầu mua sắm những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền và/hoặc có giá trị lớn

+Số tiền phải trả trứơc: Ngân hàng thường yêu cầu người vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm Số tiền này được gọi

là số tiền trả trước, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay Số tiền trả trước nhiều hay

ít phụ thuộc vào: Lọai tài sản, thị trường tiêu thụ tài sản sau khi sử dụng, mội trường kinh tế, năng lực tài chính của người đi vay.

+Chi phí tài trợ: là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng cho việc sử dụng vốn Chi phí tài trợ bao gồm lãi vay và các chi phí khác có liên quan

+Điều khỏan thanh tóan: ngân hàng thường chú ý các vấn đề sau: số tiền thanh toán mỗi định kì phải phù hợp với khả năng về thu nhập, giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi, nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ khách hàng, thời hạn trả nợ không quá dài và bị giới hạn bởi thời hạn hoạt động của tài sản tài trợ

+Vấn đề phân bổ lãi theo thời gian: có thể thực hiện theo định kì gắn liền với các kì thanh tóan hoặc có thể thực hiện theo quý hay theo năm tài

Trang 6

chính Tuy nhiện việc phân bổ lãi theo năm tài chính được thực hiện nhiều hơn.

+Vấn đề trả nợ trước hạn: thông thừơng người đi vay có thể trả nợ trước hạn mà không bị phạt gì cả Nếu tiền trả góp được tính theo phương pháp lãi đơn và phương pháp hiện giá thì vấn đề rất đơn giản thì người vay thanh tóan tòan bộ vốn gốc còn thiếu và lãi vay của kì hiện tại (nếu có) cho ngân hàng, nếu tính số tiền trả góp đựơc tính bằng phương pháp lãi gộp thì ngân hàng thường áp dụng các phương pháp phân bổ lãi cho vay để tính ra

số lãi thực sự phải thu.

-Cho vay phi trả góp (noninstallment consumer loan): theo phương thức này tiền vay được thanh tóan cho ngân hàng chỉ một lần đến hạn Thừơng thì các khoản CVTD phi trả góp chỉ được cấp cho các khỏan vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài.

-Cho vay tuần hoàn (revoling consumer credit): là các khỏan CVTD trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc thấu chi dựa trên tài khỏan vãng lai Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kì, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kì một các tuần hòan theo một hạn mức tín dụng

2.3.3.Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ

-Cho vay gián tiếp (Indirect Consumer Loan): CVTD gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mau các khỏan nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng Cho vay gián tiếp thường đươc thực hiện thông qua các phương thức sau: tài trợ truy đòi tòan bộ, tài trợ truy đòi hạn chế, tài trợ miễn truy đòi, tài trợ có mua lại.

-Cho vay trực tiếp (direct consumer loan): là các khỏan CVTD trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này.

2.4.Rủi ro trong cho vay tiêu dùng

-Về phía khách hàng: rủi ro tín dụng phát sinh có thể do ngững nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan Về mặt chủ quan có thể do trình độ quản lý của khách hàng yếu kém dẫn tới sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoac thất thóat ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Cũng có thể do khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ trong khi biện pháp xử lý thu hồi nợ của ngân hàng tỏ ra kém hiệu quả Về mặt khách quan

có thể do khách hàng gặp phải những thay đổi môi trường kinh doanh không thể lường trước được, chẳng hạn sự thay đổi về giá cả hay nhu cầu thị trường, sự thay đổi về mội trường pháp lý hay chính sách của chính phủ khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính không thể khắc phục được Từ đó, doanh nghiệp dù có thiện chí nhưng vẫn không thể trả được nợ.

Trang 7

-Về phía ngân hàng: rủi ro tín dụng có thể phát sinh do nguyên nhân chủ quan như quá trình phân tích và thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay Mặt khác, cũng có thể quyết định cho vay đúng đắn nhưng

do thiếu kiểm tra kiểm sóat sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích nhưng ngân hàng vẫn không phát hiện để ngăn chặn kịp thời.

2.5.Vai trò của tín dụng tiêu dùng

2.5.1.Đối với khách hàng

TDTD góp phần giải quyết nhu cầu cấp thời của dân chúng nhất là thành phần dân lao động Thông qua nguồn vốn vay ngân hàng, người tiêu dùng có thể được hưởng các tiện ích trước khi họ tiết kiệm đủ tiền và điều quan trọng hơn nó rất cần thiết cho những trường hợp khách hàng có khỏan chi tiền mang tính cấp bách, từ đó góp phần nâng cao mức sống, giúp họ tiếp cận nhanh chóng các sản phẩm của sự tiến bộ khoa học kĩ thuật như máy giặt, máy vi tính, xe hơi, du lịch,…Và vì có thể thỏa mãn các nhu cầu trong cuộc sống nên tinh thần và khả năng lao động của người đi vay sẽ tốt hơn.

2.5.2.Đối với ngân hàng

TDTD góp phần làm đa dạng họat động cho vay của ngân hàng, giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, tăng khả năng huy động các lọai tiền gửi và bán thêm nhiều sản phẩm khác, từ đó lợi nhuận của khách hàng không ngừng được nâng cao TDTD góp phần phân tán rủi ro trong họat động kinh doanh, tăng thêm thu nhập, tạo thuận lợi mở rộng thị phần Hơn nữa, với phương thức chủ yếu tín dụng tiêu dùng trả góp, ngân hàng có thể thu hồi nợ thường xuyên, nâng cao khả năng thanh khỏan và sử dụng vốn một cách linh họat.

2.5.3.Đối với nền kinh tế

Góp phần cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội Mặt khác, nếu TDTD được tài trợ cho các chi tiêu về hàng hóa, dịch vụ trong nước, nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu tạo điều kiện thúc đẩy tăng trửơng kinh tế, kích thích sản xuất phát triển Kết quả là góp phần thúc đẩy tăng trưởng xã hội và phát triển kinh tế.

CHƯƠNG II



TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA VRB-CHI NHÁNH

TP.HCM 2.1 Khái quát về Ngân hàng Liên doanh Việt Nga – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh

Trang 8

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển VRB.HCM

2.1.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

Ngày 19/11/2006 Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (VRB) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động VRB ra đời là kết quả của sự hợp tác về mặt kinh tế giữa Chính phủ và Ngân hàng trung ương của hai nước Việt Nam và Nga, mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nền kinh tế, hai hệ thống tài chính VRB đã vinh dự được đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir V.Putin đến thăm nhân ngày khai trương

VRB là Ngân hàng Liên doanh giữa hai Ngân hàng hàng đầu của hai nước là Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng VTB (trước là Ngân hàng ngoại thương Nga Vneshtorgbank) với mức góp vốn điều lệ như nhau Việc thành lập VRB nhằm mục tiêu ngoài nhiệm vụ phát triển quan hệ chính trị, thương mại hai nước, mục tiêu phát triển VRB trở thành NHTM kinh doanh đa năng theo mô hình ngân hàng hiện đại với nguyên tắc phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả và hội nhập Chỉ số an toàn vốn tối thiểu đạt 8%, đáp ứng đầy đủ các chỉ số an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế Thu nhập về hoạt động dịch vụ (bao gồm

cả dịch vụ tư vấn) và đầu tư tài chính chiếm không thấp hơn 40% thu nhập.

Vốn điều lệ của VRB đã tăng từ 10 triệu USD khi mới thành lập lên 30 triệu USD năm 2007, 62,5 triệu USD năm 2008, 168,5 triệu USD (tương đương 3 nghìn tỷ đồng Việt Nam) vào đầu năm 2011, với tỷ lệ góp vốn ngang nhau.

VRB là một trong những đơn vị đi đầu về phát triển mạng lưới trong khối các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam Hiện nay VRB có 6 Chi nhánh, Sở giao dịch ở các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Vũng Tàu,

Tp Hồ Chí Minh, có Văn phòng đại diện và Ngân hàng 100% thuộc sở hữu vốn của VRB tại Liên bang Nga.

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của VRB.HCM

Ngân hàng Liên doanh Việt Nga – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh (VRB.HCM) được thành lập vào quý I năm 2008 Bộ máy tổ chức và nhân sự của VRB.HCM được điều chỉnh theo từng thời kỳ, tính tới thời điểm hiện tại tổng số cán bộ công nhân viên chi nhánh là 50 người trong đó 23 nam, 27 nữ (bao gồm cả Ban lãnh đạo và cán bộ chính thức).

Trụ sở : Tầng trệt, tầng lửng, tầng hai Tòa nhà số 472 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 2, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh.

Số điện thoại : 08 62965 095

Fax : 08 62965 096

Website : www.vrbank.com.vn

Giám đốc : Cao Thanh Hải

Về cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ sau:

GIÁM ĐỐC Phòng Quan hệ khách hàng

Trang 9

Phòng Quản lý rủi ro Phòng Dịch vụ khách hàng

Phòng Kế toán tổng hợp Phòng Giao dịch Bến Thành Phòng Kế hoạch nguồn vốn

Tổ

xử

lý nợ Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2

H

Hiện nay, VRB.HCM có 1 phòng giao dịch trực thuộc là:

Phòng Giao dịch Bến Thành: 16 Phó Đức Chính, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1,

Tp Hồ Chí Minh.

Trình độ chuyên môn:

+ Thạc sĩ: 14 người, tỷ lệ 28%, trong đó có 3 người tốt nghiệp thạc sĩ ở nước ngoài + Đại học: 35 người, tỷ lệ 70%, trong đó có 5 người tốt nghiệp đại học ở nước ngoài + Cao đăng: 1, tỷ lệ 2%.

2.1.1.3 Chức năng của các phòng ban

Trang 10

- Ban Giám đốc: Chỉ đạo, giám sát và điều hành toàn bộ bộ máy của Ngân

hàng, thực hiện chức năng lãnh đạo, quản trị tại ngân hàng.

- Phòng Quản lý rủi ro:

+ Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống đảm bảo an toàn, hiệu quả và tuân thủ theo các quy định hiện hành + Xử lý kịp thời các hồ sơ, đề xuất tín dụng do Phòng QHKH trình và rà soát, đánh giá rủi ro để đảm bảo rằng các đề xuất tín dụng phù hợp với các quy trình thủ tục, các

quy định và mức rủi ro có thể chấp nhận của VRB.HCM

+ Xử lý các đề xuất tín dụng vượt mức phân cấp uỷ quyền cho Chi nhánh theo đúng

các quy định của VRB.

- Phòng Kế hoạch nguồn vốn:

+ Quản lý điều hành và hoạt động vốn, tạo tính thanh khoản.

+ Quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng, quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thị trường vốn, quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối.

+ Nghiên cứu và phát triển các hoạt động kinh doanh có liên quan.

- Phòng Kế toán tổng hợp:

+ Có nhiệm vụ hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời mọi nghiệp vụ phát sinh hàng ngày.

+ Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính.

+ Quản lý sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định.

+ Quản lý, bảo quản đầy đủ an toàn sổ sách chứng từ kế toán Ngân hàng theo đúng chế độ quy định.

+ Cuối ngày phải kiểm tra khối lượng tiền mặt thực tế đối chiếu vào sổ sách kế toán, nếu khớp đúng mới khóa sổ và đưa vào kho…

- Tổ xử lý nợ:

+ Lập kế hoạch và thực hiện thu hồi nợ quá hạn đã được duyệt, liên hệ với các cơ quan, toà án, viện kiểm soát, phòng thi hành án, công an, luật sư… trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề thu hồi nợ của chi nhánh;

Trang 11

+ Tiếp nhận và quản lý các hồ sơ vay, bảo lãnh có vấn đề hoặc các khoản nợ quá hạn

do phòng QHKH nghiệp chuyển lên;

+ Thẩm định, đề xuất các ý kiến về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xử lý và thu hồi nợ quá hạn cho chi nhánh.

- Phòng Giao dịch Bến Thành:

+ Nhận gửi tiền, chuyển tiền, rút tiền, giao dịch trực tiếp với khách hàng tiền vay, và nhiều giao dịch khác.

+ Tư vấn (tiếp thị) các thể thức huy động vốn đến mọi thành phần kinh tế…

2.3 Sơ lược về tình hình kinh doanh của chi nhánh VRB TP.HCM

Phân tích hoạt động cho vay qua 4 năm

Sang năm 2010 và 2011, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trong nước, các ngân hàng thắt chặt cho vay nhằm hạn chế rủi

ro, VRB đã giảm doanh số cho vay tới gần 50% so với năm 2009, bên cạnh đó đẩy mạnh việc thu hồi nợ, nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho hoạt động của ngân hàng,mức thu nợ năm 2010 và 2011 lần lượt đạt 491.617 và 723.942 Dư nợ cuối kì

có xu hướng giảm mạnh.

Năm 2012, nền kinh tế đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, cùng với chính sách của ngân hàng nhà nước áp dụng trần lãi suất huy động vốn xuống mức 9%, làm hạ mặt bằng lãi suất cho vay xuống mức thấp, bên cạnh đó là các hoạt động

hỗ trợ tiếp cận vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như đảo hạn nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất của các khoản nợ cũ nhằm kích thích và phục hồi nền kinh tế, nên các ngân hàng nói chung cũng như VRB nói riêng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay

Doanh số cho vay năm 2012 đạt mức 777.600 tỷ đồng , tăng 117.4% so với 2011

Trang 12

Cùng với đó, thu nợ đạt mức tăng trưởng 19.4%, làm dư nợ cho vay vẫn có xu hướng giảm.

Chỉ tiêu dư

nợ cho vay 2009 Tỷ lệ 2010 Tỷ lệ 2011 Tỷ lệ 2012 Tỷ lệ Phân

Bảng 3: Cơ cấu cho vay phân theo kỳ hạn

Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay trung & dài hạn tương đối tương quan, đây là một cấu trúc vốn khá an toàn Dư nợ cho vay ngắn hạn nhiều đảm bảo tính thanh khoản, song bên cạnh đó lại làm giảm đi lợi nhuận ngân hàng Mục đích ngân hàng đặt ra cơ cấu vốn như vậy nhằm đảm bảo tính thanh khoản trong lúc nền kinh tế đang trải qua nhiều biến động Trong 3 năm 2009-2011, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm, từ 51,4% năm 2009 xuống còn 42,6 % vào năm 2011, tuy nhiên, tỷ lệ này lại tăng mạnh vào năm 2012, lên 54,9% Năm 2012 là 1 năm đầy sóng gió của nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng, việc thay đổi cơ cấu như vậy nhằm giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro trong dài hạn

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng:

Chỉ tiêu(%) 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

201 2

14-dụng Mục tiêu 25 25

18-20 17-21 30 21-23 25 20

17 Thực hiện 41.6 31.1 25.4 53.9 25.4 37.5 31.2 14.4 5.5

15-Nguồn: ADB Bảng 4 : Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh so với sự tương quan của tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của ngân hàng nhìn chung biến đổi thất thương và không theo xu hướng chung của toàn bộ hệ thống, trong năm 2010 nền kinh tế tăng trưởng tín dụng là 32% trong khi đó ngân hàng lại không thể tăng trưởng được mức tín

Ngày đăng: 09/04/2013, 08:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w