1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN DÂN GIAN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

24 4K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 134,5 KB

Nội dung

Thiên niên kỷ I BC, cư dân đồng bằng Bắc Bộ đã chọn trống đồng làm vật thiêng và khắc hoạ vào mặt trống những cảnh sinh hoạt âm nhạc.

Trang 1

NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN DÂN GIAN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

I Âm nhạc dân gian Đồng Bằng Bắc Bộ

1 Khí nhạc có trước hay thanh nhạc xuất hiện trước?

Thiên niên kỷ I BC, cư dân đồng bằng Bắc Bộ đã chọn trống đồnglàm vật thiêng và khắc hoạ vào mặt trống những cảnh sinh hoạt âm nhạc

Âm nhạc thời này gắn với nhảy múa nghi lễ tín ngưỡng Tư liệu khảo cổchỉ cung cấp cho chúng ta biết phần khai nhạc Khu mộ Việt Khê, HảiPhòng đã phát hiện được mẫu hình khèn bằng đồng thau, khoảng thế kỷ

IV BC(1)

Nhạc cụ còn được biết chủ yếu là bộ gõ, như: Trống, sáo, đất,khánh, các loại chuông, lục lạc, khèn, mõ, chiêng, cồng, sênh, phách,…Các loại nhạc khí xuất hiện như: Đàn, sáo, tre, nhị, kèn… ít có âm thanhrung Sự hiện diện của chúng là kết quả của quá trình giao lưu trao đổi lâudài Có loại nhạc khí, cho đến nay vẫn còn chưa biết rõ quá trình sửdụng(2)

Trên bệ đá chùa Phật Tích (Bắc Ninh) xây dựng khoảng đầu thế kỷ

XI, có hình các nhạc công đánh đàn tỳ ba, đàn giống như đàn tranh, đàntam, trống cơm, phách, thổi sáo ngang và sáo dọc, kéo nhị Ở đây đã thấycác nhạc cụ có âm thanh rung Đây là bước phát triển gắn bó với sự pháttriển về ngữ điệu trong tiếng nói Cách phát triển này là cơ sở cho mốiliên quan ngày càng sâu rộng với thơ văn sau này, mà trước hết phải kểđến thơ lục bát cùng dân ca, cùng các khí nhạc như: Đàn bầu, đàn đáy,đàn nguyệt, kèn… Âm nhạc dân gian Đồng Bằng Bắc Bộ tuy phải quahàng nghìn năm chịu ảnh hưởng của các luồng âm nhạc nước ngoài, vẫngiữ được bản sắc riêng và tiếp thu được những tinh hoa của chúng để làmgiầu cho mình Các thời Lý - Trần, triều đình có sử dụng nghệ nhân múa

Phòng) NCLS 49-61.1963.

Bình) NPHMVKCH: 168-169, 1984 (xã Phù Cát, Quốc Oai, Hà Tây, Thế kỷ XI-XIII).

Trang 2

hát Chiêm Thành, Trung Quốc, hoặc thời Lê phỏng theo âm nhạc nhàMinh, thời Nguyễn phỏng theo nhạc nhà Thanh làm âm nhạc chính thống,nhưng ảnh hưởng của âm nhạc cung đình không tác động nhiều tới ngoàidân dã.

Âm nhạc dân gian đua nở khắp nơi, thành phổ biến như: Hát ru,đồng dao, trống quân, cò lả, ví hò… Một số loại đã phát triển tới trình độcao như: Ca trù, chầu văn, quan họ…

Âm nhạc phương Tây theo gót chân quân xâm lược Pháp tràn vàocũng chỉ gây được ảnh hưởng trong một số thành phố và vùng công giáo.Dàn nhạc kèn của nhà thờ tuy mang tính dân gian nhưng đã có một trình

độ cao Âm nhạc dân gian vẫn giữ được vai trò chủ đạo rộng khắp ở cácvùng làng xóm nông thôn Nhiều làng cũng đã có những dàn nhạc kèn, vớinghệ thuật điêu luyện, cha truyền con nối, góp vui cho cộng đồng

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, âm nhạc dân gian đã được bảotồn, khai thác làm cơ sở cho sự phát triển nền âm nhạc dân tộc hiện đại

Âm nhạc dân gian Đồng Bằng Bắc Bộ có truyền thống lâu đời là cộinguồn của nền âm nhạc Việt Nam độc đáo và đa dạng, dân tộc và phongphú Thông thường, có thể phân thành thanh nhạc và khí nhạc Trongthanh nhạc, cũng có hai loại: Hát không có nhạc đệm và hát có nhạc đệm.Người Việt, không chỉ ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, mà còn ở khắp cácvùng đất nước, đều thích ngâm thơ, hát thơ Người Việt vốn nói đã nhưhát, cho nên về mặt này có lẽ không nên câu thức trong sự phân loại táchbạch phân biệt ca dao với dân ca Thơ, ca, hò vè có sự phân biệt rạch ròi,nhưng đứng ở góc độ mà chúng ta quan tâm ở đây, có thể xếp chúng vàothanh nhạc Các điệu hát thường là được truyền khẩu, nhập tâm, học thuộclòng Khí nhạc cũng được biểu diện độc tấu hay hoà tấu Đứng ở góc độdân tộc âm nhạc học, người Việt có một bản sắc độc đáo là khi đã hát các

ca khúc nước ngoài họ đều Việt hoá Ngay cả các ca sĩ được đào tạo chínhquy có hệ thống, cũng có hiện tượng nêu ở trên Ưu điểm này cũng là mộtnhược điểm đối với các ca sĩ chuyên nghiệp Người Việt không có kiểu

Trang 3

hát bè, nhưng rất chú trọng sự hoà giọng, khí nhạc khí đệm cho thanhnhạc lại làm một bè khác có tác dụng nâng giọng hát.

2 Hò lao động

Hò lao động cũng gọi là hát lao động hay hát hò, xuất hiện trên cơ

sở của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước

Hát hò trong các sinh hoạt văn hoá như: Hát Xoan (phú Thọ), hát

khấu hoá để trình diễn trong các lễ hội là một vốn liếng độc đáo và phổbiến Còn có những bài hát lao động đích thực gắn bó và thích ứng vớicông việc nhằm tạo ra sự phấn hứng về mặt cảm xúc và tập hợp năng lựclao động của nhiều người, điều khiển năng lực này qua nhịp diệu và tiếttấu, thúc đẩy tiến hành lao động đạt hiệu quả, mang dáng dấp của mộtchuỗi hiệu lệnh - tín hiệu làm việc

Với đặc trưng giỏi dùng thuyền, cuộc sống của người Việt vùngĐồng Bằng Bắc Bộ ngay trong lời ăn tiếng nói hiện nay vẫn ghi nhậnnhiều dấu ấn đậm nét Xe khách vẫn gọi là xe đò Đi nhờ vẫn gọi là quágiang Đây là một từ Hán Việt, nhưng cách dùng mới lại hoàn toàn thuầnViệt Trong cuộc sống những bài hát lao động được diễn xướng tại chỗ vàtức thời Liên quan đến sông nước có các điệu hò thường ở Hải Phòng,Quảng Ninh, Thái Bình như: Hò Đò Dọc, hò Đò Ngang, hò Qua sông lấycủi, hò Kéo thuyền… Hò chèo chuyền là lĩnh vực phong phú, đa dạng vềhình thức kết cấu

Trong điệu Hò đò dọc ở Hải Phòng tuy vế “xô” và vế “kể” đượcphân chia rành mạch, nhưng trong diễn xướng cứ nam hò một lượt cả “xô”

Hò qua sông lấy củi của vùng Thuỷ Nguyên, Hải Phòng là một điệu

hò đò ngang, quá trình lao động ngắn hơn hò Dọc, nhưng cũng diễn biến

1978

tiếp sau, gọi là câu Xô.

Trang 4

với kết cấu trọn vẹn Khi mọi người đã xuống đò, người giọng nhất mởđầu bằng một câu nói không có nhịp “Anh chị em ơi! Ta hò bắt nhịp sangsông nào!”, sau đó những câu “xô” và “kể” cứ nối tiếp nhau chừng nào

mà con đò chưa cập bến Khi đò cập bến thì câu “xô” cuối cùng cũng dứt,nhường chỗ cho một câu kết mang phong cách ngẫm ngợi do người giọnghát nhất hát

Trong hát Đô (Hà Tây) có điệu chèo thuyền do các thiếu nữ vừa hátvừa làm động tác chèo lái trong lễ hội Cấu trúc của nó cũng mang dángdấp một điệu hò Đoạn đầu nhà cái hát (tương đương với “kể”), sau đónhà con hát, nhắc lại đoạn của nhà cái ở quãng 4 cao hơn, rồi đi vào đoạnmới (tương đương với vế “xô”) và cùng dùng tiếng đệm có đặc tính nhằm

mô tả động tác chèo lái

Ở mái hò, trong hát Dậm (Hà Nam) ta cũng thấy dáng dấp của mộtcấu trúc hò:

“Cất quân đi đánh…

Khoan khoan xa xạ hò khoanBắt được tướng nói, khao binh khải hoàn

Hò huậy dô mấy dô”

Trong hát Xoan (Phú Thọ) có một thuyền chèo, với tiết mục Giã Cá,

mô tả cách đánh cá bằng đội hình múa Cấu trúc điệu hát Giã Cá cũng cólời ca đệm tương đương với hai vế “xô”, “kể” trong hò:

“Đánh tiếc hay là đánh te là hỡi chúng ta đánh tiếc hay là đánh te.Giọng dậm mà là anh đứng anh đè riếc rô là vông vông tầm vông vông tập

à tầm vông là vông”

Ta còn thấy những điệu hát chèo thuyền trong Chèo Chái hê (BắcNinh), hát Chầu văn, hát Chèo… Trong hát Ghẹo (Phú Thọ) bài hát Vãitôi tập phúc đóng bè, cho ta một bằng chứng về sự giao lưu của hát Hòlao động cả trong hát giao duyên trữ tình và hát nghi lễ - phong tục

3 Hát nghi lễ phong tục

Trang 5

Hát nghi lễ - phong tục bao gồm hát Xoan (Phú Thọ), hát Dậm (HàNam), hát Dô, hát Chèo tầu (Hà Tây), hát ải Lao (Hà Nội)…

Đây là những bài hát trình bày trong dịp Hội mùa hàng năm theophong tục và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng ở các làng xã giữa một môitrường trang trọng của lễ nghi và đại náo của hội hè với trống dong, cờ

mở, đèn, hương, hoa, quà, rước xách, tế lễ, cúng bái, xướng, cầu chúc, tròvui… nhằm cầu mong sự che chở cho tai qua nạn khỏi, phù hộ độ trì bìnhyên no ấm

Hát Xoan có lề lối riêng thay đổi theo yêu cầu địa phương Thường

mở cuộc hát vào buổi tối, tại gian giữa đình Người xem ngồi đứng xungquanh

Mở đầu, ông Trùm cùng ông Chủ Tế của làng đứng trước hương ánthờ hát Chúc và đọc bài khấn theo nghi thức Sau đến trò Giáo Trống,Giáo Pháo của một kép trẻ Tiếp đến 4 đào ra hát Thơ Nhang, mang nộidung dâng hương Bài hát đóng Đám kết thúc giai đoạn I đã mang nộidung giao duyên, tuy vẫn được coi là “lề lối” (nghi thức)

Giai đoạn II: Thường trình diễn 13 quả cách sau:

Trang 6

Các “quả cách” có nội dung miêu tả đời sống và sinh hoạt nôngthôn, hoặc ca ngợi thiên nhiên, hoặc kể chuyện xưa tích cũ, v.v… Âmnhạc của các cách có nhiều vẻ Phong cách cơ bản là hát nói, được trìnhbày với một kép ngồi giữa, vừa đánh trống vừa hát “dẫn cách”, các đàohát phụ hoạ, nhắc lại lời “dẫn cách” hoặc “lời đệm”, hoặc tiếng “đưa hơi”.Lời quả cách có phần đóng góp của nho sĩ bình dân, thường chia ba phần:

Tiết mục “Xin hoa - Đố chữ” mang tính chất “giao duyên” do 8 đào

và 4 kép hát đối đáp “Gái ho” cứ một nam hai nữ làm một cách hoa, cầmtay nhau vừa quay lộn, vừa tạo hình vừa hát Tiếp theo còn “Hát Đúm”

Tiết mục kết thúc chương trình hát Xoan : “Giã Cá” hoặc “Đánhcá”, là cảnh múa hát sôi nổi Đào là cá, kép là người đánh cá, hai bên sănđuổi cho đến khi bắt được cá, khiêng để lên bệ thờ, dâng thần Khi ôngchủ tế vào tế “cá” mới được nhấc xuống Có nơi như Đức Bác lại dùngkép làm cá

Hát Dô ở Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Tây được ghi chép thành sách

gọi là Quốc nhạc diễn ca”, chỉ trình diễn 36 năm một lần tại “Ca Xoan

Điện”, do một đội gồm nhà “cái” hát dẫn giọng chính và nhà “con” (một

số thiếu nữ ở làng) Nội dung hát Dô cũng gồm những bài ca khẩn nguyệnmùa màng tươi tốt, dân làng thịnh vượng, ca ngợi bốn mùa… miêu tảchèo thuyền, dệt cửi… và giao duyên

Trang 7

Hát Chèo tàu ở Tân Hội (Gối) Đan Phượng, Hà Tây lại diễn ra 20năm một lần để tưởng niệm việc khởi nghĩa thời Hai Bà Trưng tại một

“dinh” dựng tạm trên một khu ruộng ngoài làng Ngoài những bài hát nghithức cầu cúng, hát Chèo tầu còn cả nhiều bài hát trữ tình giao duyên trìnhdiễn với bè xướng (đơn ca) của “Nhà cái” và bè xô (đồng ca) của “Nhàcon” Ở đây cũng có bỏ bộ

Hát Dậm, điệu hát mang tính sử thi của dân ca nghi lễ - phong tụcgắn với Lễ hội thờ Thành Hoàng hàng năm Các “con dậm” là những côgái thanh tân từ 13 đến 20 được tuyển lựa vào phường tập luyện theo sựhướng dẫn của cụ “Trùm”, “Con dậm” mặc áo dài nâu năm vạt, váy lỉnh,yếm đỏ, chít khăn mỏ quạ Cụ Trùm mặc quần áo vàng, chít khăn vàngđứng giữa cầm sênh đánh nhịp cho con dặm vừa múa vừa hát các bài khấnnguyện như: Hoá sắc, Phong ống, Phong pháp, Dâng Hương… các bài vềsinh hoạt lao động như: Mắc cửi, chăn tằm, dệt vải, đi cầy… ca ngợi tìnhyêu nam nữ như: Bỏ bộ, v.v…

Hát ải Lao được trình diễn tại Hội Dóng làng Phù Đổng, huyện GiaLâm, ngoại thành Hà Nội vào đầu tháng tư Âm lịch hàng năm để tưởng

Phường ải Lao cũng gọi là phường Tùng Choạc có 20 trai trẻ làngHội Xá (cùng tống Phù Đổng xưa) chuyên trách phục vụ

Như ở các lễ hội khác, chương trình hát ải Lao cũng gồm hát, múa

annamite Cahier le la socie te de Ge ographie de Hanoi XXXIV.H 1938.’leste dans la trdition ’leste dans la trdition ’leste dans la trdition

Trang 8

- Hát đi thu quân trở về

- Hát đi khao quân

- Hát đi tế kết thúc Hội

Phường ải Lao ăn ở tại Hội, biểu diễn theo thời gian và trên các địađiểm mô phỏng diễn biến của trận đánh của Thánh Dóng diệt giặc xâmlược

Tuy là loại hát phục vụ cho các nghi thức nhưng nội dung hát ải Laongười việc phản ánh trình tự Lễ hội như: Vào đền, ra đền… còn ca ngợi

sự ra đời của Thánh Gióng

Chèo Chái hê là loại hát ở vùng Kinh Bắc, có những điệu kể hạnh,hát văn, hát than, hát xẩm thập ân, kể bày… trong lễ tang hay trong dịp lễ

“xá tội vong nhân” ngày 15 tháng 7 Âm lịch Chèo Chái hê được sắp xếpthành hệ thống bài bản ca khúc, thể hiện các giai đoạn công việc:

1- Đẵn gỗ 2 - Kéo gỗ 3 - Cốn bè 4 - Xuôi bè 5 - Xẻ ván 6- Nắnván 7- Mai quai 8 - Mai cọc chèo hoa 9- Chở đò 10 - Cắm sào Phần

mở đầu, kể chuyện 6 người con hiếu thảo

Cách hát cũng theo hình thức “xướng”, theo lề lối, trình tự và tiếng

mõ của Nhà cái cầm nhịp cho đội Nhà con, phục trang đồng bộ, tay cầmgậy sơn son thếp vàng làm điệu bộ và “xô” theo

Hát Văn, hay hát Chầu Văn, là âm nhạc chuyên dùng hát chầu chonghi lễ Hầu bóng (hay lên đồng) trong đạo tứ phủ, một tín ngưỡng lâu đờicủa cư dân vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và Việt Nam

Các cung văn thường vừa hát vừa chơi nhạc đệm, gồm chủ yếu lànhạc gõ và cây đàn nguyệt

Hát Văn có hát Thơ và hát Thi Bao giờ bài Văn đồng cũng mở vớibài Chầu phủ đền đến Văn tạ, kết thúc cuộc hát Nội dung chính là nhữngbài hát chầu từng vị Thánh Mẫu đứng đầu các phủ: Thiên, Nhạc, Thoải(Thuỷ) và Địa đều không giáng đồng Chỉ có các Quan, các ông Hoàng,các Cô, các Cậu, Ngũ hổ Ông Lốt (Rắn), những trợ thủ cùng các Chầu đệ

Trang 9

nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ là hoá thanh của các Thánh Mẫu mới giángđồng.

Hát Văn tuy theo bài bản nhưng được trình bày bằng nhiều điệunhư: Bỉ, Miễu, Thống, Phú, Kiều dương, Dọc, Cờn, Xá, Hãm, Nhịp một,Chèo đò, Bỏ bộ, Thỉnh (phụ đồng), Văn, Hò, Song thất, Lới lơ, Cò lả,Hành vân, Ngũ đối, Lưu thuỷ, Kim Tiền, Bình bản, Sai, Dồn, Đưa thư…Hát Văn tiếp thu rất rộng rãi âm nhạc dân gian và thơ văn dân gian để cóthể diễn đạt được nhiều trạng thái tình cảm tuỳ nơi, tuỳ lúc và tuỳ tínhcách từng vị Thánh giáng đồng

Tứ phủ không có Trần Hưng Đạo, nhưng trong việc thờ tự, cầu cúngtại cá Điện Mẫu, Đức Thánh Trần vẫn tham gia với vị trí cao, nhất là phầntrừ tà hộ mệnh

4 Hát trong sinh hoạt

Đây là thể loại hát tản mạn trong gia đình, chòm xóm, phản ánhmối quan hệ huyết thống như: Mẹ con, chị em, vợ chồng, bà cháu… haygiữa các thành viên của cộng đồng làng xã Thể lọai này rất đa dạng,phong phú, gắn bó chặt chẽ với nhiều sinh hoạt dân dã, như: Hát Ru, hátTrẻ em, hát Xẩm… Ngoài ra còn một số loại hình đơn giản, thông thường,phổ cập rộng khắp: Kể chuyện thơ, ngâm vịnh Kiều, lẩy Kiều, ngâmChinh phụ, kể Lục Vân Tiên, kể vè… Đây là loại ngâm ngợi, văn vần, cóngữ âm, ngữ điệu tự do, lối đọc thơ, kể chuyện cách điệu cao hơn nóithường, nhưng chưa đạt mức âm nhạc

Vè là lại văn vần dân dã thường được sáng tác nhằm phản ánhnhững sự việc khác thường, xuất hiện đột ngột trong xóm làng với mụcđích phê phán, giáo huấn theo đạo đức truyền thống như: Chuyện “bỏchồng theo trai”, “bất hiếu”, bất mục”… Cũng có những bài vè dài cangợi gương người tài, việc tốt như: Vè Vợ ba Cai Vàng,… Loại vè nàythường do các nho sĩ sáng tác, có tính “Sử thi”, được phổ cấp rộng rãi quanhững người hát xẩm và đã được nhân dân thừa nhận

Trang 10

Hát ru, ngay từ buổi chào đời, con người đã tham dự vào buổi hoànhạc độc đáo chỉ có một diễn viên - Người Mẹ - và một người nghe - Con.Tuổi thơ ấu của chúng ta đã được làm quen với loại tín hiệu thông tin RuCon này Cũng từ đó nẩy sinh hình thức âm nhạc hát Ru Có thể nóikhông một dân tộc nào không có hát Ru, bởi lẽ hễ có người Mẹ là có ruCon Tất cả tình cảm thương yêu sâu nặng của Mẹ được biểu lộ bằngnhững tiếng ngâm nga êm dịu: Ạ, à, ơi… ru hời… với tiết tấu nhẹ nhàngđung đưa theo nhịp tay, nhịp võng… Hát Ru đồng bằng Bắc Bộ gắn bóvới đặc điểm ngôn ngữ vùng đồng nước và thói quen thẩm mỹ người dânlàm lúa nước Đây là loại âm nhạc dân gian truyền thống lâu đời, đa dạng

và phong phú, nhưng chất nhạc lại mộc mạc hồn nhiên Người Mẹ vùngnày đã qua hát Ru gửi gắm những tâm tư, tình cảm, phản ánh đời sốngtinh thần của xã hội, gửi vào đó bao điều sâu xa, thấm thía về con người

và cuộc đời Hát Ru đã là một trong những yếu tố đầu tiên góp phần cấuthành tính cách, tâm hồn dân tộc trong mỗi con người Hát ru còn mangnhiều nội dung ngụ ngôn, giáo huấn… Với các hình thượng thiên nhiên

xã hội thân quen như: Con cò, con vạc, ông trăng, ông trời, cây đa, bếnnước…

Nét nhạc quen thuộc thường mở đầu cho câu hát, sau đó cũng có thểgặp lại ở giữa câu và cuối câu Nét nhạc này ngắn gọn xác định chủ âmcâu hát

“Đố ai ngồi võng không đưa

Ru con không hát, anh chừa rượu tăm”

Hát Trẻ em - Những bài hát thường kèm theo trò chơi, cũng quengọi là đồng giao, do ông bà, cha mẹ, anh chị sáng tác ra nhằm dỗ dành,dậy bảo con em lứa tuổi từ nhỏ đến 14, 15 Đây là quãng đời sống chưahoàn thiện về chất và tư duy của con người, có đặc thù sinh lý và tâm lýriêng

Trang 11

Kho tàng hát Trẻ em Đồng Bằng Bắc Bộ đa dạng, phong phú, khôngngừng được kế thừa và phát triển đời nọ qua đời kia và có vai trò quantrọng trong sự hình thành bản lĩnh, bản sắc dân tộc.

Qua sưu tầm, những bài Trẻ em mà chúng ta còn được biết thường

là những bài hát của các em từ 6 - 7 đến 12 - 13 tuổi Quãng tuổi vui chơi

ca hát này tuy ngắn ngủi nhưng khá sôi động Sự bắt chước là một bảnnăng trội nhất trong sinh hoạt hàng ngày của các em Trong những bài hátTrẻ em ta thấy nhiều sự lặp lại cái dáng dấp mộc mạc, thô sơ vốn có trongsáng tác dân gian của người lớn cổ xưa Một phần những bài hát này bắtnguồn từ những bài hát, hoặc múa - hát của người lớn, được các em tiếpthu hoặc nguyên vẹn, hoặc trích đoạn, rồi sửa đổi, thêm bớt tuỳ tiện chophù hợp Một phần khác là những bài hát trẻ em do những người trôngnom các em sáng tác và truyền đạt Xưa thường ông bà là những người cóđiều kiện tiếp xúc với các em nhiều nhất Tất cả những bài hát Trẻ em dù

từ nguồn gốc nào, các em cũng đều nhào nặn lại trong thực hành diễnxướng Các em luôn cải biến chúng cho phù hợp với lối chơi, cách chơi ởtừng nơi, từng lúc Bài Nu na nu nống hợp với chơi trên giường, trênphản, ngoài hiên Bài Dung giăng dung giẻ lại hợp với cảnh ngoài sânđêm trăng, khi được bà, mẹ hay chị hoặc các em dắt tay nhau cùng chơi,vừa hát vừa đi dong

Với các em lứa tuổi không cần phải người coi sóc Các bài kiểu Xỉa

cá mè, Rồng rắn… thường là phổ biến Ở đây cùng với lời hát còn cónhiều trò phụ hoạ như: Bắt chước tiếng chó cắn “gâu, gâu”, tiếng mèo kêu

“ngao, ngao”… khi có tiếng người “buôn men” rao bán Đặc biệt khi chơitrò Rồng rắn, các em đã đi vào đối đáp giữa Rắn đi lấy thuốc cho con đểdẫn đến đuổi bắt khúc đuôi rắn Trò Chi chi chành chành lại mở đầu mộtcuộc đi ẩn, đi tìm, hấp dẫn

Cũng có nhiều bài hát Trẻ em mang nội dung tập nói, tập đếm, tậpđố… Phải nhận rằng hát Trẻ em đều ít nhiều nhằm mục đích dạy dỗ các

em ý thức đùm bọc bảo vệ lẫn nau (Rồng rắn), rèn luyện sự nhanh nhẹn

Trang 12

(Chi chi chành chành), sự khéo léo (Rải ranh, chuyền thẻ), sự sạch sẽ (Xỉa

cá mè)…

Hát Trẻ em thường dự trên âm điệu tiếng nói, là một bộ phận trong

âm nhạc dân gian, có mối quan hệ chung với các thể loại khác, nhưng đặcbiệt được cấu trúc nhịp điệu theo kiểu chu kỳ, thường gắn với trò chơi vàluôn gắn bó với ngữ khí, ngữ điệu của tiếng nói

Hát Xẩm, được trình diễn tại những nơi công cộng nhiều người qualại như: Chợ búa, bến đò, gốc đa, quán nước, hội hè… Do đó ngày xưavẫn quen gọi là “Xẩm chợ”

Hát Xẩm thường do từng gia đình, từng nhóm đôi ba người… màngười chủ yếu thường bị mù Hát Xẩm bao giờ cũng có nhạc chơi phụhoạ Nhạc cụ thường gặp là trống mảnh, đàn bầu, nhị, hồ, cặp kè, mõ…Người hát, vừa hát vừa chơi nhạc, nhưng người khác hát đỡ giọng và chơinhạc theo Họ có thể chơi được nhiều nhạc cụ thay đổi theo làn điệu sửdụng

Nội dung hát Xẩm rất rộng rãi về đề tài: Từ những bài hát, ca ngợiquê hương đất nước, anh hùng dân tộc, đến những chuyện nhân tình, thế

sự, thân phận con người trái kiếp lỡ duyên… Người hát Xẩm thường vậndụng từ những bài ca dao, hò, vè hay lấy trích tử các truyện thơ Nôm quenthuộc và trình bày bằng nhiều làn điệu dân ca và lời hát rất gần với âmđiệu tiếng nói Lời hát Xẩm chủ yếu là thể thơ sáu tám và sáu tám biếncách có thêm tiếng đệm, tiếng lót Người hát Xẩm rất giỏi cóp nhặt thơ cadân gian, thuộc lòng nhiều câu hát, nhiều tích truyện Họ sẵn sàng phục

vụ yêu cầu của người nghe

Hát Cẩm đề cập sâu rộng qua nội dung phong phú và hình thức trìnhdiễn dân dã, đa dạng, hấp dẫn

Hát Xẩm còn sở trường trào lộng, châm biếm những thói hư tật xấu,

tệ nạn xã hội… như: Giết chó khuyên chồng, Mài dao dạy vợ, của Phinghĩa có giầu đau, Tiếc gà chôn mẹ… Bên cạnh đó còn có các bài vè dàmang nội dung lịch sử: Vè cụ Đề Thám, vợ Ba Cai Vàng, ông Đội Cấn…

Ngày đăng: 09/04/2013, 07:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w