1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TLH tre em

36 772 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 265 KB

Nội dung

Tâm Lý Học Trẻ Em [size=18px]BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC TRẺ EM [/size] I. ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM: Có nhiều khoa học nhiên cứu về trẻ em, mỗi khoa học nghiên cứu trẻ em theo khía cạnh riêng, với cách riêng của mình. Tâm lý học trẻ em quan tâm đến quá trình phát triển trẻ em, hình thành nhân cách, trở thành người lớn như thế nào. Tâm lý học trẻ em là khoa học nghiên cứu những đặc điểm và quy luật phát triển tâm lý của trẻ, xem sự hoạt động của trẻ, sự phát triển các quá trình, phẩm chất tâm lý và sự hình thành nhân cách của trẻ theo con đường nào, bằng cơ chế nào. Có thể nói một cách khái quát rằng đối tượng của tâm lý học trẻ em là sự sự phát triển tâm lý của trẻ; những đặc điểm, những quy luật đặc trưng cho sự phát triển tâm lý ở mỗi độ tuổi. II. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM VÀ QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC: Khi nghiên cứu sự phát triển tâm lý của trẻ, tâm lý học trẻ em đã sử dụng các tài liệu của nhiều khoa học khác và đến lượt mình nó cũng cung cấp những tài liệu có ý nghĩa quan trọng đối với các khoa học khác. Tâm lý học trẻ em dựa trên triết học duy vật biện chứng. Các luận điểm triết học vạch ra những quy luật chung nhất của sự phát triển các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Nó chứng minh rằng tâm lý, ý thức con người do xã hội quyết định. Sự hiểu biết các quy luật chung giúp cho tâm lý học trẻ em tìm ra cách nhìn đúng đắn đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em. Ngược lại, việc nghiên cứu tỉ mỉ sự phát triển của trẻ em, nhất là việc trẻ em nhìn nhận thế giới xung quanh như thế nào sẽ giúp ta hiểu sâu hơn bản chất chung của nhận thức con người. Tâm lý học trẻ em dựa trên những tri thức về tâm lý con người do tâm lý học đại cương cung cấp, đồng thời nó lại cung cấp cứ liệu cho tâm lý học đại cương, cho những hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề tâm lý của người lớn, đặc biệt là những quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý như thế nào. Tâm lý học trẻ em thường xuyên sử dụng những thành tựu giải phẫu sinh lý và bệnh học lứa tuổi, nhất là những số liệu về sự phát triển của hệ thần kinh và hoạt động thần kinh cao cấp của trẻ. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là bảo đảm sự phát triển của trẻ, chuẩn bị cho nó bước vào cuộc sống. Để làm tốt việc này, nhà giáo dục phải nắm vững những đặc điểm và quy luật phát triển của đứa trẻ, nếu không sẽ phải mò mẫm và dễ bị sai lệch. Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, tâm lý học trẻ em có một vị trí đặc biệt. Từ việc tổ chức đời sống đến việc hướng dẫn cho trẻ trong các hình thức hoạt động, muốn đạt được kết quả tốt, người nuôi dạy cần phải biết những đặc điểm và quy luật phát triển tâm lý của trẻ. Tâm lý học trẻ em không những giúp cho người nuôi dạy trẻ có khả năng hiểu trẻ mà còn biết vun trồng và phát triển tất cả những phẩm chất tốt đẹp của trẻ. Tránh được những thiếu sót trong công tác giáo dục trẻ. "The evil that is in the world almost always comes of ignorance, and good 10-04-2005 12:55 AM Post: #2 Tâm Lý Học Trẻ Em [size=18px]BÀI 2: CÁC QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ [/size] Tâm lý con người và tâm lý động vật luôn luôn phát triển. Tuy nhiên tính chất và nội dung của quá trình phát triển trong thế giới động vật và ở con người khác nhau. Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lý động vật là sự truyền kinh nghiệm từ thế hệ trước đến thế hệ sau bằng quy luật di truyền sinh học. Đặc điểm của các chức năng tâm lý người là chúng được phát triển trong quá trình trẻ lĩnh hội kinh nghiệm – lịch sử, theo quy luật di truyền xã hội hay kế thừa văn hoá. Nên người là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử được loài người sáng tạo ra và giữ lại trong nền văn hoá, bằng hoạt động của chính trẻ em và luôn luôn được người lớn hướng dẫn – tức là giáo dục. Đây chính là cơ chế của sự phát triển tâm lý trẻ em. Phân tích cơ chế này, ta nhận thấy những điều kiện đó là những mối quan hệ giữa nền văn hoá với sự phát triển của trẻ, giữa hoạt động của chính trẻ với sự phát triển của nó, giữa những điều kiện sinh học với sự phát triển của trẻ… Những mối quan hệ này đều mang tính phổ biến và tính tất yếu khách quan, vì vậy nó mang tính quy luật. I. QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ: Cũng như mọi sinh vật, con người là một bộ phận của vũ trụ, chịu sự chi phối chặt chẽ của thế giới tự nhiên, nhưng cao hơn mọi sinh vật khác, con người còn có một thế giới nữa do mình sáng tạo ra, đó chính là văn hoá. Do đó nói tới văn hoá là nói tới thế giới tinh thần của con người và những thành tựu đạt được trong suốt tiến trình lịch sử của nó, để hoàn thiện mình và xã hội. Người ta chia văn hoá thành hai hình thái: Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Dù văn hoá vật chất hay văn hoá tinh thần đều chứa đựng những kinh nghiệm xã hội – lịch sử mà loài người đã tích luỹ được. Do đó sự phát triển diễn ra trong quá trình trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm loài người trong nền văn hoá. Ngay từ khi ra đời trẻ đã tiếp xúc với nền văn hoá của loài người. Nền văn hoá xã hội với những sản phẩm vật chất tinh thần ngay từ đầu đã là nguồn gốc và nội dung của sự phát triển tâm lý. Sự phát triển tâm lý của trẻ chịu sự chi phối bởi những điều kiện sống, bởi trình độ văn hoá của những người xung quanh, bởi mức độ phong phú và tinh xảo của những phương tiện sống, bởi những biến động của xã hội. Sớm tiếp xúc với một nền văn hoá cao, đó là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Nền văn hoá chứa đựng kinh nghiệm xã hội-lịch sử của toàn nhân loại, nhưng ở mỗi dân tộc, mỗi địa phương do những điều kiện sống khác nhau nên đã hình thành nên những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá khác nhau, tạo nên nền văn hoá mang bản sắc dân tộc, bản sắc vùng miền. Trong quá trình phát triển, trẻ tiếp nhận văn hoá theo hai con đường: 1. Con đường tự phát: Là sự tiếp nhận một cách tự nhiên của các yếu tố trong hoàn cảnh sống chủ yếu bằng bắt chước. Với con đường này, sự phát triển tâm lý của trẻ mang tính chất tuỳ tiện, những thành đạt nếu có trong bước đường lớn lên đều mang tính ngẫu nhiên. 2. Con đường tự giác ( tức giáo dục ): Là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của người lớn đối với trẻ nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất nhân cách đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Nói cách khác, giáo dục dưới dạng chung nhất là sự chuẩn bị cho trẻ bước vào đời sống xã hội. Đây là con đường chủ yếu để hình thành nhân cách cho trẻ em và để phát triển xã hội. Ngày nay, với sự tiến bộ của “ công nghệ giáo dục”, người ta có thể điều khiển sự phát triển một cách chủ động. Trước hết là định hướng cho sự phát triển, lựa chọn nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ nhằm lĩnh hội những kinh nghiệm trong nền văn hoá phù hợp với mỗi trình độ phát triển của trẻ em. Như vậy, văn hoá ( trong đó có cả giáo dục ) đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển tâm lý và hình thành nhân cách của trẻ em Nếu không được sống trong xã hội loài người, không được tiếp xúc với nền văn hoá nhân loại thì đứa trẻ sẽ không thể nên Người được. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, văn hoá gia đình giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Văn hoá gia đình là một môi trường đặc biệt, giúp cho sự phát triển của trẻ thơ được thuận lợi. Trước hết vì đó là một môi trường an toàn, trong đó đứa trẻ luôn ở bên cạnh những người ruột thịt, luôn được thương yêu, ấp ủ nên đã tạo cho đứa trẻ cảm giác an toàn về tâm lý, về thể chất. Gia đình còn là một môi trường phong phú. Trong gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị em, tạo ra những mối quan hệ đa dạng giữa nhiều người ở độ tuổi khác nhau.Thế giới đồ vật trong nhà nhiều hình, nhiều vẻ tạo điều kiện cho trẻ làm quen với xung quanh. Trong gia đình, trẻ được nuôi dạy theo một phương thức , khác với phương thức giáo dục nhà trường. Thể hiện ở những đặc điểm sau đây: + Gia đình chăm sóc dạy dỗ trẻ bằng tình thương yêu ruột thịt + Người lớn trong gia đình dạy trẻ bằng giao tiếp trực tiếp và thường xuyên với các em. + Gia đình không tiến hành giáo dục đồng loạt đối với các cháu trong cùng một nhóm. Gia đình chăm sóc, dạy dỗ từng cháu một, phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi cháu. + Giáo dục gia đình thường bằng nhiều hình thức mang tính chất tổng hợp và đượm màu sắc nghệ thuật. Tuy nhiên hiệu quả của giáo dục gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ văn hoá của mỗi thành viên, đặc biệt là trình độ văn hoá của người mẹ. Cùng với sự phát triển của xã hội gia đình cũng đã biến đổi về cơ bản. Tuy vậy văn hoá gia đình vẫn luôn luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ thơ. Sau này khi lớn khôn, mỗi người có thể chịu ảnh hưởng từ nhiều phía của nền văn hoá xã hội. Nhưng những gì mà văn hoá gia đình đã hun đúc nên vẫn được mang theo trong mỗi người đến suốt đời. II. QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ: Để phát triển, để nên người, đứa trẻ phải tự hoạt động để lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử. Hoạt động không chỉ là nơi tâm lý con người được bộc lộ mà chính là cái hình thành nên tâm lý của con người. Muốn phát triển tâm lý và hình thành nhân cách trẻ em thì nhất thiết phải đưa chúng vào những hoạt động nhất định.Giáo dục trước hết phải là quá trình tổ chức hoạt động tích cực của trẻ em, qua đó mà chiếm lĩnh nền văn hoá của dân tộc và của nhân loại. Những phẩm chất tâm lý được hình thành không chỉ phụ thuộc vào tính tích cực hoạt động của cá nhân, mà còn phụ thuộc vào chất lượng hoạt động. Trong cuộc sống, con người có thể tham gia vào nhiều hoạt động, song có những dạng hoạt động trong giai đoạn này là chủ đạo, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách, còn những hoạt động khác ít có ý nghĩa hơn, chỉ đóng vai trò thứ yếu. Ở mỗi giai đoạn phát triển có một hoạt động nhất định đóng vai trò chủ đạo, hoạt động này có những đặc điểm sau đây: + Là hoạt động có đối tượng mới, chưa hề có trước đó. Chính đối tượng mới này tạo ra những cái mới trong tâm lý, tức là tạo ra những phát triển. + Là hoạt động có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ em và tiếp theo đó những quá trình tâm lý sẽ được cải tổ, được tổ chức lại bằng hoạt động này. + Là hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác cùng diễn ra đồng thời trong giai đoạn đó. Nhờ những đặc điểm này, hoạt động chủ đạo đã tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lý của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển. Căn cứ vào sự thay đổi cơ bản trong điều kiện sống và hoạt động của trẻ, căn cứ vào những thay đổi trong cấu trúc tâm lý của trẻ và sự trưởng thành cơ thể của trẻ em, các nhà tâm lý đã chia ra một số thời kỳ chủ yếu trong sự phát triển tâm lý trẻ em: + Tuổi sơ sinh: mới sinh đến 2 tháng Hoạt động chủ đạo : + Tuổi hài nhi: 2 tháng đến 12 tháng Hoạt động chủ đạo : Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn + Tuổi nhà trẻ ( ấu nhi): 1 tuổi đến 3 tuổi Hoạt động chủ đạo : Hoạt động với đồ vật + Tuổi mẫu giáo: 3 tuổi đến 6 tuổi Hoạt động chủ đạo : vui chơi ( trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề ) + Tuổi nhi đồng: 6 tuổi đến 11 tuổi Hoạt động chủ đạo : Học tập + Tuổi thiếu niên: 11 tuổi đến 15 tuổi Hoạt động chủ đạo : Học tập và giao lưu nhóm bạn thân + Tuổi đầu thanh niên: 15 tuổi đến 18 tuổi Hoạt động chủ đạo : Học tập gắn với xu hướng nghề nghiệp, hoạt động xã hội. Tuy nhiên, cần nhớ rằng hoạt động chủ đạo không phải là hoạt động duy nhất. III. ĐIỀU KIỆN SINH HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ: Điều kiện sinh học bao gồm tất cả những yếu tố tạo nên hình thái cơ thể con người, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thần kinh, là cơ sở vật chất để diễn ra hoạt động tâm lý, như một đại diện của loài người. Các điều kiện sinh học không quyết định hoàn toàn sự phát triển tâm lý của trẻ theo con đường di truyền sinh học, nhưng cũng cần phải xác định rõ vai trò của nó trong sự phát triển ấy. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ đã kế thừa từ tổ tiên của mình cấu tạo và chức năng cơ thể, đã có một hệ thần kinh với một bộ não người có khả năng trở thành cơ quan hoạt động tâm lý cực kỳ phức tạp mà chỉ con người mới có. Không có bộ não người thì không thể nảy sinh các phẩm chất tâm lý của con người. Điều kiện sinh học còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ ở những điều sau đây: + Những chức năng tâm lý sơ đẳng của con người như các cảm giác gắn liền với các giác quan. Chất lượng hoạt động của các giác quan sẽ ảnh hưởng đến các chức năng tâm lý bậc cao. + Kiểu hoạt động thần kinh cấp cao ( mạnh hay yếu; cân bằng hay không cân bằng; linh hoạt hay không linh hoạt). Điều đó ảnh hưởng đến cách bộc lộ của hoạt động tâm lý, khiến cho hành vi của mỗi người mang sắc thái riêng. + Những độc tố trong cơ thể cha mẹ cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý của trẻ em, nhất là đến trí tuệ. Chẳng hạn con cái của những người bị nhiễm chất độc màu da cam, nghiện ma tuý, nghiện rượu… sẽ làm cho những tế bào của vỏ bán cầu đại não của con cái hoạt động không bình thường dẫn đến nhiều khuyết tật trong đời sống tâm lý và thường là chậm phát triển trí tuệ. Tóm lại: Những điều kiện sinh học có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Ảnh hưởng đó là ở chỗ nó tạo điều kiện thuận lợi hay gây trở ngại cho sự phát triển tâm lý với tốc độ nhanh hay chậm, dễ dàng hay khó khăn. 10-04-2005 01:10 AM Post: #3 Tâm Lý Học Trẻ Em [size=18px]Bài 3 : ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ TRONG NĂM ĐẦU [/size] I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ SƠ SINH: (0 – 2 tháng) 1.Vai trò của các phản xạ không điều kiện: Từ đời sống trong bụng mẹ, một môi trường trường đối ổn định, đứa trẻ ra đời như đột ngột bị đẩy vào một hoàn cảnh mới mẻ của môi trường không khí, với vô số kích thích của thế giới bên ngoài. Đời sống của bé trong môi trường mới được bảo đảm nhờ có những cơ chế di truyền có sẵn: hệ thống thần kinh đã sẵn sàng thích nghi với điều kiện bên ngoài, những hệ cơ quan cơ bản của cơ thể bắt đầu khởi động, nhờ đó trong những ngày đầu tiên các phản xạ tự vệ được thực hiện. Bên cạnh những phản xạ tự vệ, còn có các phản xạ định hướng, tức là những phản ứng của trẻ hướng tới những kích thích mới lạ. Phản xạ định hướng là cơ sở ban đầu của hoạt động tìm tòi của trẻ. Tuy nhiên sự tìm tòi của trẻ còn bị hạn chế bởi các giác quan còn quá non nớt. Trong những ngày đầu tiên của cuộc sống của trẻ đã có một số phản xạ không điều kiện, giúp trẻ thích ứng với hoàn cảnh sống mới. Phản xạ thở, phản xạ mắt và những phản xạ về nhiệt độ… đều là những phản xạ bẩm sinh được thực hiện sau khi sinh ra. Tuy mới sinh ra đứa trẻ hầu như bất lực không tự phát triển được, nhưng lại có khả năng tiếp nhận kinh nghiệm và hành vi đặc biệt của con người. 2.Tình trạng bất phân (cảm giác không phân định): Trẻ sơ sinh trong tình trạng bất phân khi cảm nhận mọi vật. Trong tháng đầu trẻ hầu như chưa tiếp nhận kích thích từ bên ngoài, chỉ có nội cảm và tự cảm, chỉ khi nào kích thích bên ngoài quá mạnh mới nhận ra. Ban đầu nội cảm chiếm ưu thế, về sau ngoại cảm chiếm ưu thế, nhưng những hoạt động nội cảm vẫn tiếp tục một cách vô thức. Hết tuần đầu, em bé bắt đầu có những phản ứng phân định. Đến hết tuần thứ 6 bé có thể cảm nhận được một số kích thích từ môi trường bên ngoài. Trẻ sớm nhận ra mặt người. Khi lại gần dù đói hay no trẻ cũng phản ứng với bộ mặt người, còn những đồ vật khác thì không gây phản ứng gì. Ở giai đoạn này cảm xúc và cảm giác còn hỗn hợp, nội cảm lấn át ngoại cảm. Nhưng ở vùng môi, miệng và họng, là nơi mà một kích thích bên ngoài tạo ngay một phản ứng đặc trưng: tìm bú. Quá trình tiến từ tiếp cảm gần đến tiếp cảm xa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển. Bé vừa bú vừa nhìn mẹ, hai cảm giác ở miệng và mắt kết hợp lại. Những lúc miệng rời vú, không còn cảm giác gần, nhưng cảm giác xa vẫn còn. Dần dần thị giác đóng vai trò quan trọng, vì không bị dứt đoạn. Đây là chỗ dựa đầu tiên cho quan hệ với đối tượng. 3. Nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng thế giới bên ngoài, nhu cầu gắn bó với người khác: a. Nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng thế giới bên ngoài: Nhu cầu này gắn liền với phản xạ định hướng. Lúc đầu trẻ chỉ có phản ứng nhìn khi có một vật sáng để gần và chỉ có phản ứng nghe khi có tiếng động to. Nhờ đó nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng xuất hiện, trẻ bắt đầu nhìn theo các vật di động hoặc phản ứng với âm thanh, đặc biết là giọng nói của người lớn và rất thích nhìn vào mặt người. Dần dần trẻ đã có thể phân biệt được các âm thanh và mùi vị khác nhau. Tiếng nói chuyện bình thường, hoặc tiếng hát khe khẽ cũng làm cho trẻ chú ý. Đặc điểm quan trọng của trẻ sơ sinh là thị giác và thính giác phát triển nhanh để tiếp nhận những ấn tượng bên ngoài, đó là nhờ sự trưởng thành nhanh chóng của hệ thần kinh, trước hết là não bộ. Điều kiện thiết yếu để não bộ có thể phát triển bình thường là sự luyện tập các giác quan để thu nhận các tín hiệu từ thế giới bên ngoài. Nếu đứa trẻ bị giữ trong tình trạng cô lập với thế giới bên ngoài thì sẽ chậm phát triển một cách nghiêm trọng. Do đó người lớn cần chú ý tạo ra và tổ chức các ấn tượng bên ngoài cho trẻ tiếp nhận để phát triển nhanh các phản xạ định hướng của trẻ vào thế giới xung quanh. b. Nhu cầu gắn bó với người khác: Lọt lòng mẹ trẻ đã có những ứng xử làm cho người lớn phải quan tâm như mút, bám níu, mỉm cười, muốn được ôm ấp, vỗ về, thể hiện một nhu cầu gắn bó với người lớn. Phản xạ rúc đầu vào ngực mẹ, một mặt là để tìm vú, nhưng mặt khác là muốn áp sát vào da thịt mẹ để được ôm ấp vỗ về. Quan hệ với người mẹ qua xúc giác là quan trọng vào bậc nhất và cũng được xuất hiện sớm nhất, hiện tượng đó là sự gắn bó mẹ con. Sự gắn bó mẹ con là mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất, tạo điều kiện cho sự phát triển sau này của trẻ. Thiếu đi sự gắn bó này, em bé sẽ khó phát triển bình thường, ngay cả sự sống còn cũng gặp nhiều khó khăn. Mối quan hệ gắn bó mẹ – con là một nhu cầu gốc, có ngay từ đầu, lúc trẻ mới sinh ra. Như vậy, trong trường hợp bé bị tách khỏi mẹ quá sớm, thì điều cần thiết là phải giúp cho trẻ tạo ra mối quan hệ gắn bó mẹ – con. (Nhu cầu này cũng có thể thoả mãn được bởi người khác, miễn là người đó có lòng yêu thương, sẵn lòng ôm ấp, vỗ về). Trong mối quan hệ gắn bó mẹ – con, ở cả hai phía mẹ và con đều phát ra tín hiệu cho nhau. Thông qua những tín hiệu phát ra từ mẹ và con, nhiều công trình nghiên cứu đã tổng kết được bốn kiểu quan hệ gắn bó me ï- con như sau: + Kiểu thứ nhất: Tín hiệu phát ra ở mẹ và con đều mạnh. Nghĩa là nhu cầu gắn bó của cả hai mẹ con đều tỏ ra bức thiết. Trong trường hợp này mối quan hệ gắn bó mẹ – con được thiết lập một cách dễ dàng, thuận lợi. Kiểu này thường thấy ở những cặp mẹ con sinh nở bình thường, mẹ tròn con vuông, xuất phát từ lòng ước ao mong đợi của người mẹ đối với sự ra đời của đứa con. + Kiểu thứ hai: Tín hiệu phát ra từ người mẹ thì mạnh mà từ người con thì lại yếu. Thường thì đây là trường hợp của những trẻ bị thiếu tháng hay khuyết tật bẩm sinh. Trong trường hợp này người mẹ nên giao tiếp với con một cách nhẹ nhàng, từ tốn. + Kiểu thứ ba: Tín hiệu của con thì mạnh, nhưng tín hiệu của mẹ lại yếu. Kiểu này thường xảy ra ở những người mẹ có con một cách bất đắc dĩ, có con không theo ý muốn… Trong trường hợp này người mẹ thường lạnh lùng, thờ ơ với con, không muốn giao tiếp với con. Vì không nhận được tín hiệu đáp lại của người mẹ, tín hiệu phát ra của đứa bé yếu dần đi, có khi mất hẳn và bé lâm vào tình trạng ủ ê, mệt mỏi, dễ mắc phải chứng bệnh “trầm cảm”. + Kiểu thứ tư: Tín hiệu phát ra đều yếu ở cả mẹ và con. Đây thực sự là một tai hoạ. Cần phải có biện pháp khơi dậy tín hiệu ở cả hai phía. Trường hợp này rất cần sự hỗ trợ của những người xung quanh, cần cả thầy thuốc lẫn những nhà tâm lý học. Tạo ra được những quan hệ gắn bó mẹ – con ngay từ những ngày đầu trẻ mới ra đời là một cách phòng ngừa tốt nhất, tránh cho trẻ nguy cơ chậm phát triển hay phát triển lệch lạc về sinh lý cũng như tâm lý sau này. Nhu cầu gắn bó mẹ – con là cơ sở nảy sinh nhu cầu giao tiếp giữa em bé với những người xung quanh. Dần dần ở trẻ hình thành nên những phản ứng vận động xúc cảm đặc biệt hướng tới người lớn. Phản ứng này được gọi là phức cảm hớn hở. Sự xuất hiện phức cảm hớn hở cũng là lúc chuyển từ thời kỳ sơ sinh bước sang thời kỳ mới: tuổi hài nhi. II. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ HÀI NHI: (2 – 15 tháng) 1. Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo. Giao tiếp với người lớn là một nhu cầu bức thiết của trẻ. Sở dĩ có nhu cầu này là do yêu cầu khách quan của cuộc sống, trẻ em cần phải được chăm sóc thường xuyên của người lớn mới thoả mãn được những yêu cầu của cơ thể, mặt khác cũng lại do cư xử của người lớn, đã khơi gợi ở trẻ những xúc cảm ban đầu. Giao tiếp trực tiếp với người lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Đặc biệt là về mặt xúc cảm. Từ nhu cầu tiếp xúc da thịt với người lớn đến giao tiếp thực sự với người lớn, khi mà trẻ đã có những phương thức giao tiếp là một bước phát triển rõ rệt từ tuổi sơ sinh đến tuổi hài nhi. Trong giao tiếp với người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái xúc cảm khác nhau của người lớn, rồi dần dần trẻ cũng thể hiện được những xúc cảm khác nhau của mình. Vào khoảng tháng thứ 6 đến tháng thứ 8, ở trẻ xuất hiện một hiện tượng mới: lúc có người lạ đến gần trò chuyện với bé, bé không mỉm cười ngay như trước mà tỏ ra sợ hãi, từ chối không muốn giao tiếp. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển cảm xúc. Sự sợ hãi trước một người lạ cho thấy rằng đã xuất hiện ranh giới giữa bản thân và vật thể xung quanh, cũng tức là xuất hiện một bản ngã thô sơ (cũng có thể gọi là cái “ tôi”, tuy còn mờ nhạt. Cùng với giao tiếp trực tiếp với người lớn, dần ở trẻ xuất hiện nhu cầu sờ mó, cầm nắm các đồ vật. Từ đó nhu cầu giao tiếp trực tiếp sẽ nhường chỗ cho giao tiếp với đồ vật, tức là giao tiếp với người lớn để tiếp xúc với đồ vật. Lúc này người lớn trở thành khâu trung gian giữa trẻ và đồ vật. Sự giao tiếp này dần dần trở thành hoạt động phối hợp giữa người lớn và trẻ em. Người lớn dẫn dắt đứa trẻ đến với thế giới đồ vật và hướng dẫn nó biết hành động với các đồ vật đơn giản. Nhờ hoạt động phối hợp với người lớn, ở trẻ nảy sinh khả năng bắt chước hành động của người lớn. Khả năng này là điều kiện quan trọng để tiếp thu những điều dạy dỗ của người lớn, mở rộng vốn kinh nghiệm của trẻ. Khả năng bắt chước những hành động của người lớn được phát triển mạnh trong suốt thời kỳ hài nhi. Đến cuối tuổi này thì sự bắt chước tăng lên rõ rệt (chải tóc giống mẹ, đọc sách giống bố…) Như vậy hành động của người lớn xung quanh đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển những phẩm chất tâm lý của trẻ. Trong quá trình giao tiếp, người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ, bằng con đường đó , đứa trẻ dần dần dần hình thành được những thói quen tốt và học cách ứng xử đúng đắn. Tóm lại: Trong suốt thời kỳ hài nhi nếu không có sự tiếp xúc với người lớn thì sự phát triển tâm lý của trẻ không thực hiện được. Giao tiếp với người lớn được coi là điều kiện tiên quyết để trưởng thành. 2. Sự phát triển vận động, hành động với đồ vật và sự định hướng vào môi trường xung quanh: Sự tiến bộ của những vận động và hành động của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sự hướng dẫn của người lớn. Nếu người lớn thường xuyên chú ý tới trẻ và tổ chức hành động cho trẻ thì những vận động và hành động của trẻ có những bước tiến rõ rệt và đóng vai trò tích cực trong sự phát triển tâm lý. Bò là cách vận động đầu tiên của trẻ. Thường thì khoảng 7 – 8 tháng trẻ bắt đầu biết bò. Thoạt tiên là trườn, sau đó là bò lồm cồm cả hai chân và hai tay. Trước khi biết đi, trẻ học cách đứng dậy trên hai chân có vịn, rồi không cần vịn tay, đi men rồi sau đó chập chững từng bước một. Quá trình này rất cần sự giúp đỡ của người lớn. Trong những tháng đầu tiên trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng thị giác, thính giác và vị giác. Sau tháng thứ ba trẻ bắt đầu dùng hai tay để sờ mó đồ vật. Đến tháng thứ tư trẻ bắt đầu nắm lấy đồ vật, có khi nắm đồ vật trong tay một hồi lâu, tuy vậy trẻ vẫn chưa hoàn toàn làm chủ hành động nắm. Từ tháng thứ sáu trở đi thì động tác nắm được cải thiện hơn . Càng về cuối năm động tác nắm càng chính xác hơn. Khi trẻ có thể cầm nắm đồ vật trong tay thì nó bắt đầu thao tác với đồ vật bằng tay. Những thao tác đầu tiên rất đơn giản (cầm lấy rồi buông ra), sau đó thao tác trở nên phức tạp hơn (đẩy đồ vật ra xa hay xích lại gần…). Khi trẻ bắt đầu thực hiện các vận động và thao tác với các đồ vật thì các giác quan của trẻ phát triển mạnh hơn và có thêm nhiệm vụ mới là bắt đầu điều khiển, điều chỉnh đôi chút chính những vận động và thao tác của trẻ. Có thể nói rằng sự định hướng của trẻ vào thế giới xung quanh trước hết bằng sự vận động và thao tác với đồ vật, trên cơ sở đó mà làm phát triển các quá trình tâm lý, rồi sau đó mới có sự định hướng bằng các quá trình tâm lý. Cần chú ý rằng quá trình phát triển vận động, thao tác với đồ vật và định hướng vào môi trường xung quanh tự trẻ không thể thực hiện được mà phải có sự hướng dẫn kích thích về tình cảm và trí tuệ của người lớn. Nhờ người lớn hướng dẫn, tổ chức vận động và thao tác với đồ vật, đứa trẻ đã có những biểu tượng đầu tiên về thế giới xung quanh, làm xuất hiện những hình thái đầu tiên của hoạt động tâm lý, giúp trẻ định hướng được vào thế giới này và tạo nên những tiền đề để trẻ tiếp nhận những loại kinh nghiệm lịch sử – xã hội khác nhau ở những giai đoạn sau này. 3. Hình thành những tiền đề để lĩnh hội ngôn ngữ: Nhu cầu giao tiếp với người lớn và sự định hướng vào môi trường xung quanh ngày càng tăng đã làm nảy sinh khả năng nói ở trẻ. Khi giao tiếp, trẻ thường thích thú chăm chú lắng nghe và bắt chước những âm thanh trong lời nói của những người xung quanh . Những cuộc “trò chuyện” giữa người lớn với trẻ hài nhi đã khêu gợi ở đứa trẻ những trạng thái cảm xúc tích cực, sự thích thú được giao tiếp với người lớn và bắt đầu có những phản ứng lại với những sắc thái tình cảm khác nhau trong lời nói của người lớn. Càng về cuối năm, đứa trẻ càng thích giao tiếp với người lớn bằng những âm bập bẹ. Âm bập bẹ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ sau này. Sự thông hiểu lời nói của trẻ xuất hiện trên cơ sở của việc phối hợp hoạt động của tri giác nhìn và nghe. Lúc đầu, trẻ hài nhi nghe ngôn ngữ như những âm thanh nào đó. Ngữ âm là yếu tố đầu tiên quyết định thái độ phản ứng của trẻ tức quyết định sự hiểu ngôn ngữ của trẻ. Cuối tuổi hài nhi, mối liên hệ giữa tên đối tượng và chính bản thân đối tượng trở nên rõ ràng và phong phú hơn. Đó là hình thức đầu tiên của sự thông hiểu ngôn ngữ. [...]... trẻ em cũng dần dần hình thành những dư luận chung Dư luận chung thường được bắt nguồn từ những nhận xét của người lớn đối với trẻ em, cũng có thể do trẻ em nhận xét lẫn nhau.Dư luận chung ảnh hưởng khá lớn đối với sự lĩnh hội những chuẩn mực hành vi đạo đức của trẻ trong nhóm và qua đó ảnh hưởng đến nhân cách của từng đứa trẻ Nhóm trẻ cùng chơi là một trong những cơ sở xã hội đầu tiên của trẻ em, ... rất mạnh Từ đó những “ xã hội trẻ em “ thực sự được hình thành “Ô Xãhội trẻ em “ này còn khác xa so với xã hội người lớn Hợp rồi tan, tan rồi hợp, thực và chơi, chơi và thực Đó chính là nét độc đáo của cái xã hội ấy Nhưng chính những mối quan hệ xã hội đầu tiên trong nhóm bạn bè này lại có một ý nghĩa lớn lao đối với cả đời người sau này Cấu trúc của cái “ xã hội trẻ em “ cũng rất phức tạp Trong cái... biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi: Một xã hội trẻ em được hình thành Hoạt động vui chơi, mà đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ là loại hoạt động cùng nhau đầu tiên của trẻ em Không có sự phối hợp với nhau giữa các thành viên thì không thành trò chơi Ở lứa tuổi này, việc chơi của các em tương đối thành thạo và chơi với nhau trong nhóm bạn đã trở thành một nhu cầu cấp bách... thứ bậc này, các động cơ được sắp xếp theo ý nghĩa quan trọng của mỗi động cơ đối với bản thân đứa trẻ Trước một công việc, mỗi trẻ em đều có thể có một hệ thống thứ bậc các động cơ thúc đẩy Sự khác nhau giữa trẻ em ở đây rõ nhất là trong hệ thống thứ bậc của động cơ, xem động cơ nào chiếm ưu thế nhất Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự giáo dục của người lớn và ảnh hưởng của cuộc sống bên ngoài mà trẻ... định, những luật lệ, những quy tắc trong xã hội, do đó nhiều em thường có những đòi hỏi vô lí mà người lớn không thể đáp ứng được Trò chơi ĐVTCĐ giữ vai trò tích cực trong quá trình hình thành sự tự ý thức của trẻ mẫu giáo bé, nên cần phải quan tâm đặc biệt đến sự tổ chức trò chơi này (Còn tiếp) 10-04-2005 11:48 AM Post: #7 Tâm Lý Học Trẻ Em [size=18px]Bài 7: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ TUỔI MẪU... chủ yếu là tạo ra những tiền đề cần thiết để sau này hình thành nên những chức năng tâm lý của con người 10-04-2005 01:17 AM Post: #4 Tâm Lý Học Trẻ Em [size=18px]Bài 4: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TUỔI NHÀ TRẺ [/size] I SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ EM TUỔI NHÀ TRẺ: 1 Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo: a Tuổi nhà trẻ, mối quan hệ của trẻ với đồ vật có chức năng nhất định và phương thức sử... mình Đó là những hành động của người lớn với các đồ vật, những mối quan hệ giữa họ với nhau, những yếu tố đạo đức, thẩm mỹ… Đối với nội dung trò chơi ta cần phải quan tâm xem xét khía cạnh tích cực hay tiêu cực của mảng hiện thực mà trẻ em tái tạo Nếu không quan tâm thì trẻ có thể chơi những trò chơi tiêu cực như say rượu, nhảy tàu điện, bố mẹ cãi nhau… b Vai chơi và hành động chơi: Vai chơi là yếu tố... trong nhóm đối xử với các em như thế nào Vị trí trong nhóm bạn cùng tuổi ảnh hưởng một cách sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của trẻ Vào cuối tuổi mẫu giáo, đã bắt đầu xuất hiện vai trò “thủ lĩnh” Đó là đứa trẻ được các bạn tôn sùng và vị nể nhất Hiện tượng thủ lĩnh xuất hiện trong nhóm bạn là điều làm cho người lớn phải đặc biệt quan tâm, không nên để tình trạng chỉ có một em luôn luôn làm thủ lĩnh... nhiên những tiền đề đó còn bị tản mạn trong nhiều hình thức hoạt động khác nhau Để thống nhất lại, cần phải hình thành ở trẻ em những hình thức sơ đẳng của lao động, trước hết là hướng dẫn trẻ thực hiện những nhiệm vụ lao động đơn giản nhằm đạt được một kết quả cụ thể Hướng dẫn trẻ em hợp tác với nhau trong nhiệm vụ lao động chung có một ý nghĩa quan trọng vì nó tạo ra ở đứa trẻ một ý thức hợp tác, tinh... động khác như học tập và lao động phù hợp với các em + Ngoài ra, có thể tổ chức cho trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm loài người về các lĩnh vực văn hoá – xã hội như: tạo hình, âm nhạc, thể dục – thể thao, văn học ngôn ngữ… Tuy nhiên cũng cần phải tổ chức sao cho phù hợp với những đặc điểm phát triển của trẻ 10-04-2005 11:03 AM Post: #6 Tâm Lý Học Trẻ Em [size=18px]Bài 6: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ . Học Trẻ Em [size=18px]BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC TRẺ EM [/size] I. ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM: Có nhiều khoa học nhiên cứu về trẻ em, mỗi khoa học nghiên cứu trẻ em theo khía. giúp cho tâm lý học trẻ em tìm ra cách nhìn đúng đắn đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em. Ngược lại, việc nghiên cứu tỉ mỉ sự phát triển của trẻ em, nhất là việc trẻ em nhìn nhận thế giới. với cách riêng của mình. Tâm lý học trẻ em quan tâm đến quá trình phát triển trẻ em, hình thành nhân cách, trở thành người lớn như thế nào. Tâm lý học trẻ em là khoa học nghiên cứu những đặc điểm

Ngày đăng: 29/05/2015, 12:00

Xem thêm

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w