Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
270,5 KB
Nội dung
Trang Giải pháp tổ chức dạy học Thảo luận nhóm có hiệu quả Tên đề tài: “GIẢI PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ” A.MỞ ĐẦU I) LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Là một giáo viên, tôi thiết nghó kiến thức là cơ bản và quan trọng. Song, nghiệp vụ sư phạm của người thầy mới là yếu tố quyết đònh cho sự thành bại của một giờ lên lớp. Đó chính là phương pháp dạy học mà người giáo viên đã lựa chọn cho từng giờ lên lớp của mình. Từ gần 6 năm nay, ngành Giáo dục bậc THCS chúng ta đã và đang đổi mới cả về sách giáo khoa lẫn phương pháp dạy học. Mỗi phương pháp dạy học đều có một lợi thế nhất đònh của riêng nó. Có thể ví nó như là một con dao hai lưỡi, vấn đề là người giáo viên phải sử dụng nó như thế nào để mang lại kết quả và mục tiêu cần đạt được. Một trong những phương pháp dạy học mới là dạy học bằng phương pháp cho học sinh thảo luận nhóm. Đây là một trong những phương pháp chủ đạo và hiệu quả nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thực tiễn đã có rất nhiều cuộc thảo luận, tranh luận, những bài viết trên báo, tạp chí ngành đều nhất trí và đánh giá cao tính ưu việt của phương pháp này bởi nó không chỉ phát huy tính tích cực, tự tin, chủ động có sáng tạo của học sinh để lónh hội có chọn lọc kiến thức mới từ sách giáo khoa hay bài dạy của giáo viên mà qua đó còn giáo dục được cho học sinh tính tập thể, sự giúp đỡ, hổ trợ và gắn bó lẫn nhau hơn trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. Thực tế qua hơn 5 năm giảng dạy của mình, tôi nhận thấy dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm nếu như chúng ta không hiểu sâu và hiểu đúng vai trò, tác dụng của phương pháp này sẽ dễ dẫn đến việc hiểu nhầm gây phản tác dụng. Thực tế qua các lần dự giờ đồng nghiệp và qua việc rút kinh nghiệm ở các buổi họp tổ chuyên môn cũng như việc nhận xét từ việc dự giờ thăm lớp của Ban giám hiệu đối với giáo viên tôi nhận ra rằng không chỉ riêng ở bản thân tôi mà ở cả một số đồng nghiệp khác vẫn còn lúng túng trong khâu tổ chức hoạt động nhóm, đại đa số học sinh thì có tính ỷ lại và quen học theo kiểu “nghe – nhìn – đọc – viết”; rồi cũng có thầy cô lầm tưởng rằng trong một tiết dạy nếu như có tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm là ta đã đổi mới phương pháp giảng dạy, đã áp dụng cách dạy mới,… rồi được đánh giá cao, dần dần dẫn đến tình trạng lạm dụng Thực hiện: Giáo viên Nguyễn Duy Tân 1 Trang Giải pháp tổ chức dạy học Thảo luận nhóm có hiệu quả phương pháp này trong tất cả các giờ dạy làm cho hiệu quả hoạt động nhóm không cao, kết quả mà học sinh đạt được còn hạn chế, chất lượng giáo dục chưa được nâng cao đúng mức. Song song đó, vẫn còn một số giáo viên ít có chủ trương tổ chức cho học sinh học theo phương pháp thảo luận nhóm vì “ngại” phải tốn nhiều thời gian của giờ dạy nào là chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm, nào là nhận xét, chấm điểm, sửa chữa sai sót và rút kinh nghiệm cho các nhóm. Xuất phát từ đó, Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn động viên tôi đầu tư nghiên cứu để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất khắc phục những hạn chế, khuyết điểm nêu trên. Đồng thời phát huy hơn nữa những ưu điểm của phương pháp này để trước là phục vụ đắc lực và hữu hiệu cho bản thân, sau là nhân rộng trong tổ chuyên môn và giáo viên trường cùng áp dụng. Vì vậy, tôi đã chọn và đầu tư nghiên cứu đề tài: “GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ”. Với đề tài này, tôi sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong tổ chức dạy học thảo luận nhóm như: chia nhóm dựa trên cơ sở nào, chia sao cho phù hợp với đặc điểm học sinh, nội dung bài nhằm khắc phục những hạn chế cũng như phát huy những ưu điểm của phương pháp; vận dụng đề tài này học sinh sẽ tiến bộ về học lực ra sao, mạnh dạn hơn, năng động hơn so với khi chưa áp dụng đề tài ở mức độ nào,… II) ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU: 1/ Cách thức tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm có hiệu quả. 2/ Học sinh ba lớp 7/4; 7/5; 7/6 do bản thân trực tiếp giảng dạy và lớp 6/4 là lớp mà giáo viên khác vận dụng. III) PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1/ Đơn vò tổ chuyên môn Toán trường THCS An Hòa 2/ Các lớp 7/4; 7/5; 7/6 và lớp 6/4. năm học 2007 – 2008. IV) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1/ Nghiên cứu qua các tài liệu chuyên môn như: Sách giáo khoa Toán7, Sách bài tập Toán7, “Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Toán”, Thế giới trong ta. 2/ Kiểm tra, nhận xét và đánh giá chất lượng học sinh qua các bài kiểm tra. 3/ Quan sát, phân tích, phân loại, thống kê, so sánh, đối chiếu các kết quả. 4/ Trao đổi để học hỏi kinh nghiệm từ Ban giám hiệu Thực hiện: Giáo viên Nguyễn Duy Tân 2 Trang Giải pháp tổ chức dạy học Thảo luận nhóm có hiệu quả B.NỘI DUNG I) CƠ SỞ LÍ LUẬN - Trên lónh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của phương pháp dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Những năm gần đây, đònh hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên: học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyếtnhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kỷ năng đã thu nhận được. Nhưng những đònh hướng này cũng chỉ mới đến với giáo viên qua những tài liệu mang tính lý thuyết hơn là hướng dẫn thực hành. Hoạt động chỉ đạo chuyên môn hay bồi dưỡng giáo viên thường xuyên vẫn còn thiên nhiều về tìm hiểu nội dung môn học hơn là tìm hiểu những vấn đế chính của phương pháp dạy học. Vì thế không tránh khỏi việc hiểu và vận dụng đổi mới phương pháp dạy học một cách máy móc, thậm chí sai lệch ở một số giờ dạy của giáo viên. (“Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Toán” – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo – năm 2004) - Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề khá rộng nhưng ta có thể hiểu một cách tóm tắt là người giáo viên phải làm thế nào để hướng dẫn học sinh nghiên cứu tìm hiểu nắm bắt kiến thức một cách chủ động, tích cực, độc lập và sáng tạo nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của các em, nhất là ở bậc THCS – các em đang ở độ tuổi tập làm người lớn và đang chập chững bước vào một môi trường xã hội hiện đại và không kém phần đa dạng như hiện nay. Đó là cả một quá trình dòi hỏi người thầy không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và sáng tạo. - Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm là rất cần thiết trong dạy học ở bậc THCS vì không chỉ nó giúp ta đạt được mục tiêu đổi mới phương pháp giáo dục mà còn tạo ra được một môi trường xã hội thuận lợi để các em hình thành tính cách và phát triển những kỷ năng sống của mình. Khi thảo luận nhóm, mỗi thành viên đều phải đưa ra ý kiến của mình chính là khi đó các em đã nói với nhau, nghe lẫn nhau và đáp lại điều bạn nói. Nói cách khác cụ thể hơn là thảo luận nhóm làm cho tất cả học sinh đều phải đưa ra chính kiến của mình, qua đó Thực hiện: Giáo viên Nguyễn Duy Tân 3 Trang Giải pháp tổ chức dạy học Thảo luận nhóm có hiệu quả góp phần rèn luyện cho các em ngôn ngữ nói, cách giao tiếp, cách diễn đạt vấn đề. II) CƠ SỞ THỰC TIỄN 1/ Điểm yếu của học sinh THCS là ở chỗ phần lớn các em còn rụt rè khi trình bày một ý kiến, một vấn đề trước người khác và trước tập thể, chưa có tinh thần thảo luận nhóm nghiêm túc do khả năng điều hành của các nhóm trưởng còn hạn chế và đôi khi còn mang tính hình thức. 2/ Qua thực tế 5 năm giảng dạy bằng phương pháp thảo luận nhóm, tôi tự nhận thấy đa số các em trong cùng một nhóm thì học sinh khá–giỏi làm việc tích cực, học sinh yếu kém thì hầu như chỉ ngồi không hoặc “ngồi cho có” chứ ít khi các em này tham gia giải quyết nhiệm vụ của nhóm. Kết quả là học sinh giỏi ngày càng giỏi hơn trong khi học sinh yếu kém ngày càng yếu kém đi. 3/ Bản thân và một vài giáo viên khác thường lúng túng khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm; thâm chí “ngại tổ chức” vì phương pháp này chiếm rất nhiều thời gian của giờ dạy. III) NỘI DUNG VẤN ĐỀ 1/ Vấn đề đặt ra: Hơn 5 năm trực tiếp giảng dạy, qua việc cùng tổ chuyên môn và Ban giám hiệu đi dự giờ đồng nghiệp cũng như được Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn dự giờ mình, bản thân tôi đã nhận ra qua những lời góp ý rút kinh nghiệm chân tình của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn về việc đổi mới phương pháp dạy học, nhất là dạy học theo kiểu “Thảo luận nhóm” là việc tổ chức cho học sinh học bằng phương pháp thảo luận nhóm của riêng cá nhân tôi và các thầy cô đó còn chưa mang lại hiệu quả cao, đôi khi còn mang tính hình thức. Điều này chưa góp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp giáo dục toàn diện theo đúng nghóa của nó nên kết quả đem lại không như mong muốn. Vấn đề đặt ra ở đây là tôi phải tìm hiểu, đầu tư nghiên cứu để làm thế nào khắc phục những tồn tại nêu trên góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giảng dạy. 2/ Giải pháp cho vấn đề đặt ra: Xuất phát từ vấn đề vừa nêu ra ở trên, tôi được Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn gợi ý, động viên đầu tư nghiên cứu để tìm ra giải pháp khắc phục và tôi đã làm được điều đó. Tôi đã vận dụng giải pháp của mình vào thực tiễn giảng dạy và đã đạt được kết quả khả quan. Sau đó tôi đưa ra tổ chuyên môn bàn bạc, góp ý và tổ cử thầy Đặng Văn Hà áp dụng thử nghiệm giải pháp một lần nữa. Sau khi áp dụng một thời gian, thầy báo cáo với tổ chuyên môn là thầy cũng đạt Thực hiện: Giáo viên Nguyễn Duy Tân 4 Trang Giải pháp tổ chức dạy học Thảo luận nhóm có hiệu quả được hiệu quả cao. Tôi rất lấy làm tự hào về kết quả nghiên cứu của mình và xin mạo muội nêu ra đây để cùng chia sẽ với quý thầy cô. Nếu còn gì sơ suất, bản thân rất mong nhận được sự cảm thông và góp ý chân tình của các thầy cô đã xem qua giải pháp này để bản thân tôi được rút kinh nghiệm và sửa chữa kòp thời. Nội Dung Giải Pháp: Dạy học theo nhóm nhỏ cho phép học sinh có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghó, rèn luyện kỷ năng nói, kỷ năng giao tiếp. Qua đó, học sinh phát huy được vai trò trách nhiệm của cá nhân, vừa có cơ hội để học tập từ các bạn khác qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Theo tôi, muốn vận dụng phương pháp này thì cần phải nắm thật vững, rõ ràng các ưu điểm cũng như những hạn chế của nó để vận dụng hợp lí nhằm phát huy tối đa ưu điểm, hạn chế những khuyết điểm của nó ở mức thấp nhất để thực hiện được mục tiêu giáo dục là nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học. Cụ thể như sau: a.Ưu điểm: - Hoạt động nhóm giúp học sinh có nhiều điều kiện để tăng khả năng giao tiếp bọc lộ qua việc trình bày những suy nghó của mình trong phạm vi đơn vò nhóm. - Hoạt động nhóm tạo điều kiện cho học sinh được phát biểu nhiều trong nhóm và trên lớp trong một khoảng thời gian nhất đònh nào đó. - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm cũng giúp cho giáo viên nhận được nhiều thông tin phản hồi hơn so với các phương pháp khác. Qua đó, giáo viên sẽ điều chỉnh lại kòp thời cách dạy và cách tổ chức hoạt động nhóm của mình đồng thời tìm ra được biện pháp mới hướng dẫn học sinh học tập tốt hơn. - Qua thảo luận nhóm, học sinh biết so sánh suy nghó của mình với suy nghó của bạn và kết luận của giáo viên để trên cơ sở đó các em tự nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn. Qua đó phát triển được ở các em năng lực tự đánh giá, điều này rất cần cho việc tự học của các em sau này. - Kết luận của nhóm sau khi đã thống nhất là “sản phẩm” của nhóm, đó là quá trình trình bày, trao đổi ý kiến của từng thành viên trong nhóm. Thông qua đó, học sinh xây dựng được tinh thần, ý thức tập thể và trách nhiệm với cộng đồng. - Qua thảo luận, tranh luận với bạn, học sinh sẽ dễ dàng khắc sâu và nhớ lâu hơn kiến thức sau khi nhận được kết luận cuối cùng của giáo viên; và nếu Thực hiện: Giáo viên Nguyễn Duy Tân 5 Trang Giải pháp tổ chức dạy học Thảo luận nhóm có hiệu quả như ý kiến chủ quan của mình có bò sai hoặc chưa trùng khớp với với kết luận của giáo viên thì qua đó các em cũng dễ dàng nhớ và khó quên kết quả đúng sau khi so sánh và đối chiếu với kết quả chưa đúng của mình. b. Hạn chế, khuyết điểm: - Khi quyết đònh cho học sinh tiến hành nghiên cứu và giải quyết vấn đề theo phương pháp thảo luận nhóm mà giáo viên không chuẩn bò và tổ chức tốt các tình huống, không đặt ra được những yêu cầu rõ ràng đối với từng học sinh trong nhóm thì sẽ tạo điều kiện cho một số học sinh ỷ lại, không tích cực tham gia xây dựng và đóng góp chung vào nhiệm vụ mà nhóm phải hoàn thành. - Nếu nghó rằng khi tổ chức cho học sinh tham gia học tập theo phương pháp thảo luận nhóm thì đã đổi mới phương pháp dạy học là hoàn toàn không khoa học, dần dần có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng quá nhiều thì một mặt giáo viên không hướng được học sinh mình vào những vấn đề cơ bản, cốt lỏi mà học sinh cần phải lónh hội, mặt khác lại không còn đủ thời gian để thực hiện được hết các mục tiêu của tiết học. - Khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm mà giáo viên không phân công trách nhiệm hoặc có phân công nhưng chưa rõ ràng thì sẽ dẫn đến tình trạng học sinh cải vã lẫn nhau giữa các nhóm để mạnh nhóm nào muốn làm gì thì làm gây mất trật tự giờ học làm cho hiệu quả giờ học không cao. - Nếu tổ chức hoạt động nhóm một cách hình thức thì mất thời giờ mà hiệu quả mang lại không cao, chẳng hạn như cứ chia nhóm và giao nhiệm vụ chung chung thiếu cụ thể, học sinh muốn làm gì thì làm sẽ dẫn đến tình trạng một số em làm việc riêng, một số em khác thì ỷ lại vào các em khá-giỏi trong nhóm nên không làm mà chỉ ngồi nhìn bạn mình làm. Trên cơ sở nắm vững được những ưu điểm, khuyết điểm của phương pháp, tôi đã tìm ra và vận dụng có hiệu quả theo quy trình sau: Trước khi thảo luận nhóm, tôi xác đònh: Bước 1: Nắm vững nội dung bài dạy Phải nắm thật cặn kẻ mục tiêu và nội dung của bài học trong tổng thể mục tiêu chung của chương và của môn học. Đọc kỹ tài liệu để nắm thật vững nội dung vấn đề mà học sinh sẽ thảo luận mà cốt lỏi nhất là nội dung ở sách giáo khoa. Từ chỗ nghiên cứu thấy được nội dung như thế thì tôi tiến hành suy nghó xem mình phải làm gì, tổ chức, hướng dẫn các em học sinh như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra. Ví dụ 1: Dạy bày “Tổng ba góc của một tam giác” Thực hiện: Giáo viên Nguyễn Duy Tân 6 Trang Giải pháp tổ chức dạy học Thảo luận nhóm có hiệu quả Phần 1: “Tổng ba góc của tam giác là 180 0 ”. Tôi cho học sinh tiến hành cắt vá dán hình như sách giáo khoa hướng dẫn; nghiêm cứu cách chứng minh của sách giáo khoa thì các em đã nắm được nên không cần phải cho tiến hành thảo luận nhóm. -Phần 2: “Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau” Tôi cho học sinh vận dụng phần 1 để tính tổng số đo hai góc nhọn sau đó yêu cầu học sinh kết hợp với kiến thức “hai góc phụ nhau” ở lớp 6 (yêu cầu học sinh nhắc lại) để đưa ra tính chất này. Ở đây cũng không cần phải thảo luận nhóm. -Phần 3: “Góc ngoài của tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó” Phần này tôi cho học sinh thảo luận nhóm. Nắm chắc nội dung giúp giáo viên chuẩn bò trước được nhiều phương án để giải quyết tốt các tình huống mà học sinh đưa ra; từ đó tránh được sự lúng túng khi tổ chức và khi các em đưa ra vấn đề khác mà ở sách giáo khoa và sách giáo viên không có. Ví dụ 2: Tôi tìm hiểu thêm đối với bài tập 4/108 (sách giáo khoa-toán 7 tập1) để hoặc giải thích thắc mắc cho các em hoặc giới thiệu cho các em một số kiến thức sau nhằm làm cho tiết học sinh động hơn và liên hệ được thực tế nhiều hơn. - Tháp Pida nằm ở tỉnh, thành phố nào của Italia. - Ai là người thiết kế, tháp có bao nhiêu tầng. - Tháp được xây dựng từ năm nào,… Khi đã nghiên cứu tốt nội dung, đối chiếu lại với đồ dùng dạy học hiện có khi đã nắm chắc đối tượng học sinh thì tôi sẽ chọn cho mình hình thức tổ chức nhóm như thế nào: nhóm đôi, nhóm theo bàn, nhóm ngẩu nhiên hay nhóm cùng trình độ. Bước 2: Tiến hành rà soát lại trình độ và tính cách của học sinh để giao nhiệm vụ cho các em phù hợp. Việc làm này tôi đã có đònh hướng và theo dõi ngay từ đầu năm học để làm cơ sở. Bước 3: Phân chia nhóm: trên cơ sở nắm chắc nội dung, đối tượng học sinh trong lớp (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, mạnh dạng, năng động, rụt rè) và đồ dùng dạy học mình hiện có, tôi chọn cách chia nhóm cho học sinh thảo luận. Tùy theo đặc điểm bài dạy tôi đã chọn chia nhóm bằng một trong ba hình thức sau: + Khi yêu cầu không khác nhau về nội dung, ít có sự chênh lệch về độ khó hoặc cùng chung yêu cầu thì ta có thể chia nhóm ngẫu nhiên. Thực hiện: Giáo viên Nguyễn Duy Tân 7 Trang Giải pháp tổ chức dạy học Thảo luận nhóm có hiệu quả Ví dụ 3: Bài tập 47/26 (Sách giáo khoa Toán 7 tập 1) Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể có từ các đẳng thức sau: a) 6.63 = 9.42 b) 0,24.1,61 = 0,84.0,46 Đối với bài tập này, tôi chia 4 nhóm: hai nhóm cùng làm câu a còn hai nhóm cùng làm câu b. + Khi nội dung cần có sự phân hóa về độ khó, dễ thì có thể chia nhóm theo cùng trình độ. Ví dụ 4: Bài tập 3/108 (Sách giáo khoa Toán 7 – Tập 1) Cho hình vẽ sau: Hãy so sánh: a) BIK và BAK b) BIC và BAC Với bài tập này tôi cũng chia lớp thành 4 nhóm. Hai nhóm từ trung bình trở xuống làm câu a), hai nhóm còn lại thì làm câu b). + Khi nội dung đơn vò kiến thức cần có sự hổ trợ lẫn nhau (ví dụ như các bài tập của tiết ôn tập, bài tập tổng hợp,…) thì ta có thể chia nhóm gồm đủ trình độ. Cách chia này sẽ tạo điều kiện cho tất cả học sinh của nhóm từ giỏi đến yếu đều có thể tham gia dưới sự điều động và phân công của nhóm trưởng. Ví dụ 5: Bài tập 70/141 (Sách giáo khoa Toán 7-tập 1) Sau khi cho học sinh đọc đề và vẽ được hình, ghi giả thiết – kết luận thì tôi cho học sinh các nhóm cùng giải. Yêu cầu nhóm trưởng giao việc cho từng thành viên, mỗi câu của bài tập được 1-2 bạn giải độc lập và làm câu này nếu cần sử dụng đến kết quả ở câu khác thì cứ sử dụng và xem như kết quả của câu đó được bạn chứng minh xong. Các yêu cầu phải được nhóm trưởng giao cho thành viên phù hợp với năng lực của họ. Chứng minh rằng: a) ∆ AMN là tam giác cân b)BH=CK c)AH=AK d) ∆ OBC là tam giác gì? Vì sao. e)Khi BAC = 60 0 và BM = CN= BC thì ∆ OBC là tam giác gì? Thực hiện: Giáo viên Nguyễn Duy Tân 8 A B C K I A M B C N K H O Trang Giải pháp tổ chức dạy học Thảo luận nhóm có hiệu quả Ở bài tập này, do yêu cầu nội dung kiến thức quá nhiều nên chỉ có giao nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm thì việc thảo luận nhóm mới đảm bảo được thời gian. Muốn vậy, tôi phải hướng dẫn, “huấn luyện” cho các nhóm trưởng biết cách làm, có thể hướng dẫn riêng, không thì ngay tại lớp. Để phát huy được năng lực tự quản của học sinh, tôi đã hướng dẫn cho tất cả các học sinh trong lớp ngay từ tuần chuyên môn thứ hai để sau này luân phiên thay đổi nhóm trưởng thì các em sẽ không bở ngỡ, mặt khác, giáo viên không phải mất thời gian để hướng dẫn lại. * Khi chia nhóm, tôi lưu ý đến các em hay “quậy”, tranh bạn nói hết mà không để bạn mình nói, một số em thì thường im lặng, chỉ nghe người khác nói, mình chỉ ngồi nghe và không tham gia ý kiến. Trường hợp này tôi tiến hành chia nhóm như sau: - Đối với các em “quậy” thường gây mất trật tự, tôi chia các em này vào nhóm mà các em trong nhóm đó không phải là bạn thân của nhau để các em không có nhiều điều kiện nói chuyên riêng. - Đối với các em ít nói: chọn chia các em vào nhóm các bạn thân với mình để giúp các em hoà nhập tốt hơn, mạnh dạn hơn trong phát biểu, đóng góp ý kiến trong nhóm, dần dần mạnh dạng phát biểu trước. Tiến hành thảo luận nhóm Giai đoạn 1: Giao việc cho nhóm, cho cá nhân. Tùy theo nội dung vấn đề và tùy vào tình hình thực tế trên lớp, tôi có thể cho các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc giao cho từ hai đến ba nhóm một nhiệm vụ hoặc cao hơn là giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ riêng. Ví dụ 6: Bài tập 19/22 (sách giáo khoa Toán 7-tập 2) Thực chất yêu cầu của bài tập này không khó nhưng số liệu của đề quá nhiều (120 giá trò trong đó có 17 giá trò khác nhau) làm cho việc tìm tần số của các giá trò dễ nhầm lẫn nên giải quyết bài tập này bằng phương pháp thảo luận nhóm là biện pháp hiệu quả và chính xác hơn các biện pháp khác. Nhóm trưởng của từng nhóm sẽ giao cho các thành viên của mình tìm tần số của một vài giá trò nhất đònh nào đó. Trong trường hợp này, tôi yêu cầu các nhóm cùng thực hiện chung một nhiệm vụ để khi so sánh, nhận xét, sửa chữa các kết quả thuận lợi hơn. Khi giao việc, tôi giao cho các nhóm bằng một trong hai hình thức sau: Thực hiện: Giáo viên Nguyễn Duy Tân 9 Trang Giải pháp tổ chức dạy học Thảo luận nhóm có hiệu quả Hình thức 1: Giao công khai trước lớp nhiệm vụ của từng nhóm, cách làm này có ưu điểm là tất cả các nhóm đều biết được nhiệm vụ của nhau để khi thực hiện xong nhiệm vụ của nhóm mình, các em có thể tìm cách giải quyết thêm nhiệm vụ của nhóm khác khi còn đủ thời gian. Việc này sẽ giúp các em có nhiều cách giải cho một bài toán khi giáo viên yêu cầu nhận xét hoặc các em có ý kiến bổ sung kòp thời, hợp lí mà không mất nhiều thời gian ở giai đoạn nhận xét, sửa chữa. Ví dụ 7: Bài tập 11/26 (sách bài tập Toán 7 tập 2), tôi chọn hình thức giao việc này. Tức là tôi giao công khai trước lớp ba nhóm có nhiệm vụ tính số trung bình cộng bảng cách lập bảng như yêu cầu của sách, ba nhóm còn lại tôi yêu cầu các em tính số trung bình cộng bằng công thức để khi sửa chữa đối chiếu kết quả của cả hai cách làm. Hình thức 2: Giáo viên viết riêng ra giấy nhiệm vụ của từng nhóm rồi phát giao cho các nhóm. Ví dụ 8: Khi dạy về đònh lí Pitago đảo, bài tập 56/131 (sách giáo khoa Toán7 – tập 1) tôi cũng cho học sinh giải quyết bằng phương pháp thảo luận nhóm nhưng hai nhóm khác nhau thì nhiệm vụ có thể khác nhau. Bài tập này có ba câu, tôi ghi ra 6 phiếu học tập (mỗi câu 2 phiếu có nội dung giống nhau) và phát cho 6 nhóm. Khi giao việc, tôi tạo điều kiện để mọi thành viên trong nhóm đều nắm rõ được nhiệm vụ của nhóm mình và của mình thông qua sự phân công của nhóm trưởng. Tôi giao việc cho học sinh dựa vào năng lực của từng nhóm và chỉ giao sau khi tiến hành chia nhóm và các nhóm đã vào đúng vò trí quy đònh. Ví dụ 9: Sau khi dạy bài “Hai tam giác bằng nhau”, tôi cho học sinh củng cố qua thảo luận nhóm bằng hình thức giao việc cho từng nhóm tuỳ theo năng lực các em qua bài tập sau: * Dành cho học sinh từ trung bình trở xuống: 1/ Cho ∆ ABC= ∆ HIK. Hãy tìm các cạnh còn lại của hai tam giác này biết rằng AB=2cm; AC=5cm và IK=4cm. 2/ Cho ∆ ABC= ∆ HIK. Tìm các góc còn lại của hai tam giácnày biết rằng góc A bằng 50 0 và góc C bằng 80 0 . * Dành cho học sinh khá – giỏi: 3/ Cho ∆ ABC= ∆ HIK. Tính chu vi của hai tam giác này biết rằng AB=2cm; AC=5cm; IK=4cm. Thực hiện: Giáo viên Nguyễn Duy Tân 10 [...]... dụng đề tài: 1/ Bài kiểm tra 45 phút chương I môn Hình học (chưa áp dụng giải pháp) Lớp Điểm TSHS 0-3.4 SL % Thực hiện: Giáo viên 3.5-4.9 SL % 5.0-6.4 SL % 6.5 -7. 9 SL Nguyễn Duy Tân % 8.0-10 SL % Thụ động SL % Năng động SL Trang % 12 7/ 4 6 7/ 6 14 16 37. 2 10 23.3 9 21 2 4.5 27 62.8 16 37. 2 14 30.4 14 30.4 5 10.9 7 15.2 6 13.1 30 65.2 16 34.8 7 43 46 45 7/ 5 Giải pháp tổ chức dạy học Thảo luận nhóm. .. nào cho học sinh thảo luận nhóm, thảo luận khoảng bao lâu và chia nhóm theo hình thức nào,… Giờ đây thì tôi không còn bỡ ngỡ với phương pháp này nữa vì sau khi nắm vững được nội dung bài, tập hợp được các đồ dùng dạy học tôi nghiên cứu xem mình có nên tiến hành thảo luận nhóm hay không Khi quyết đònh dạy theo kiểu thảo luận nhóm thì tôi cố gắng làm sao phải đạt bằng được mục tiêu đề ra Đặc biệt là... 44.4 10 22.2 5 11.1 3 6 .7 20 44.4 25 55.6 2/ Vào cuối HKI (TBm HKI) (áp dụng giải pháp được 7 tuần) Lớp Điểm 0-3.4 3.5-4.9 5.0-6.4 6.5 -7. 9 8.0-10 Thụ động Ghi chú Năng động TSHS SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 42 46 45 3 7. 1 12 28.6 11 26.2 13 31 3 7. 1 21 50 21 50 10 10.9 12 26.1 10 21 .7 10 21 .7 9 19.6 20 43.5 26 56.5 2 4.4 11 24.4 13 28.9 12 26 .7 7 15.6 13 28 32 71 .1 7/ 4 7/ 5 7/ 6 Chết 1 3/ Vào giữa... Vào giữa học kì II (Bài kiểm tra 45 phút chương III môn Đại số) Lớp 7/ 4 7/ 5 7/ 6 Điểm TSHS 42 46 45 0-3.4 % 3.5-4.9 5.0-6.4 6.5 -7. 9 8.0-10 Thụ động Năng động SL 1 2.4 SL 6 % 14.3 SL 15 % 35 .7 SL 11 % 26.2 SL 9 % 21.4 SL 11 % 26.2 SL 31 % 73 .8 2 4.3 5 11 16 34.8 13 28.3 10 21.6 10 21 .7 36 78 .3 1 2.2 3 6 .7 18 40 15 33.3 8 17. 8 10 22.2 35 77 .8 Thống kê kết quả so sánh của thầy Đặng Văn Hà trước và sau khi... sinh thảo luận nhóm - Trước khi thảo luận, phải chắc chắn rằng tất cả học sinh đều đã nắm được nhiệm vụ của mình, của nhóm và nên dành thời gian cho cá nhân học sinh độc lập suy nghó để tìm ra hướng giải quyết theo quan điểm của mình - Khi thảo luận, giáo viên cần quản lí bao quát lớp nhằm giải quyết kòp thời những hạn chế của phương pháp này (đóng bớt cửa, yêu cầu học sinh thảo luận nhỏ vừa phải, nhóm. .. pháp nghiên cứu 2 II NỘI DUNG 312 I) Cơ sở lý luận 3 II) Cơ sở thưc tiễn 4 III) Nội dung vấn đề 4 1/ Vấn đề đặt ra 4 2/ Giải pháp cho vấn đề đặt ra 4 * Kết quả áp dụng 12 III KẾT LUẬN 15 17 Bài học kinh nghiệm 14 Hướng nghiên cứu tiếp 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 MỤC LỤC 17 Thực hiện: Giáo viên Nguyễn Duy Tân Trang 17 Giải pháp tổ chức dạy học Thảo luận nhóm có hiệu quả Ý kiến nhận xét đánh giá của... các em thảo luận rất sôi nổi và ồn ào Thế nhưng khi có giáo viên đến dự giờ thì không khí thảo luận nhóm hoàn toàn khác hẳn, các em không ồn ào và sôi nổi nữa, thậm chí một số em năng động nhất cũng vậy, các em không thảo luận nhiều trong nhóm mặc dù các em vẫn có ý kiến về vấn đề thảo luận ” Từ nhận xét đó, để đề tài của mình phát huy tác dụng hơn nữa, trong thời gian tới tôi quyết đònh đầu tư nghiên... trung giấy nháp hoặc phiếu học tập của từng cá nhân trong nhóm lại để cả nhóm cùng bình xét và đi đến kết luận chung Thư kí nhóm ghi các kết luận này để nộp về cho giáo viên - Giáo viên quy đònh cụ thể thời gian thảo luận cho các nhóm, quản lí lớp; quan sát và giúp đỡ kòp thời cho các nhóm khi được các em yêu cầu chất vấn nhằm giúp cho việc thảo luận của các em đi đúng hướng, đúng mục tiêu và đúng yêu... tôi mạnh dạng đăng kí với tổ chuyên môn cho tôi minh họa chuyên đề của học kì này – chuyên đề về Thảo Luận Nhóm Sau khi dự giờ tôi, các thầy cô trong tổ, nhất là thầy tổ trưởng nhận xét là tôi đã minh họa chuyên đề đầy đủ, chính xác, khoa học và logic; nhìn chung học sinh thì thảo luận nhóm sôi nổi, chỉ còn từ 3 – 4 em hơi thụ động, trên 87% học sinh nắm vững trọng tâm nội dung bài học Hiệu quả của... 6.5 7. 9 8.010 Thụ động Năng động SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 7 2 17. 9 5.1 10 3 25.6 15 21 38.5 5 8 12.8 2 5 5.2 22 13 56.4 43.6 26 56.4 7. 7 53.8 20.5 12.9 33.3 66 .7 Rõ ràng là giải pháp này đã mang lại hiệu quả rõ rệt Tuy nhiên bên cạnh đó cũng vẫn còn một vài học sinh chưa thể đạt đạt được mức độ trung bình, với đề tài này, tôi sẽ phấn đấu để đến cuối năm có thể đạt được kết quả sau: Lớp 7/ 4 7/ 5 . học Thảo luận nhóm có hiệu quả 7/ 4 43 6 14 16 37. 2 10 23.3 9 21 2 4.5 27 62.8 16 37. 2 7/ 5 46 14 30.4 14 30.4 5 10.9 7 15.2 6 13.1 30 65.2 16 34.8 7/ 6 45 7 15.6 20 44.4 10 22.2 5 11.1 3 6 .7 20 44.4 25 55.6 2/. nghiên cứu đề tài: “GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM CÓ HIỆU QUẢ”. Với đề tài này, tôi sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong tổ chức dạy học thảo luận nhóm như: chia nhóm dựa trên. Các lớp 7/ 4; 7/ 5; 7/ 6 và lớp 6/4. năm học 20 07 – 2008. IV) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1/ Nghiên cứu qua các tài liệu chuyên môn như: Sách giáo khoa Toán7 , Sách bài tập Toán7 , “Một số vấn đề về đổi