BC Hội nghị phòng chống HS bỏ học

11 245 1
BC Hội nghị phòng chống HS bỏ học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN TRẢNG BÀNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Trảng Bàng, ngày 5 tháng 11 năm 2007 BÁO CÁO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HỌC SINH BỎ HỌC BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ I/ĐẶC DIỂM TÌNH HÌNH: Huyện Trảng Bàng có vò trí : Đông giáp : Huyện Củ Chi Thành Phố Hồ Chí Minh Tây giáp: Cam pu chia. Nam giáp: Tỉnh Long An Bắc giáp: Tỉnh Bình Dương Diện tích tự nhiên 338,63 Km 2 chia thành 10 xã và 1 Thò Trấn. Có 6 xã vùng sâu: Lộc Hưng , Hưng Thuận , Đôn Thuận, Phước Lưu, Phước Chỉ , Bình Thạnh trong đó xã Bình Thạnh , Phước Chỉ có đường biên giới giáp Cam pu chia và nơi xa nhất, cách trung tâm huyện 30 Km. Hệ thống giao thông liên lạc,cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, nhiều công trình đã được nâng cấp đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn, nhất là các xã vùng sâu ,vùng biên giới.Xã Phước Chỉ là vùng đất thấp, nằm ở hửu ngạn sông Vàm cỏ đông thường xuyên bò ngập lụt , đòa hình kênh rạch chằng chòt, đi lại khó khăn. Tổng số hộ dân trong đòa bàn: 32.800 hộ chia ra:32.800 hộ thường trú:hộ tạm trú: không. Dân số tòan huyện: 150.425 người .Mật độ dân cư :444 người/km 2 . 1. Thuận lợi: -Được sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh về công tác chuyên môn sát tình hình và điều kiện phát triển của sự nghiệp Giáo dục. -Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của huyện Uỷ, UBND huyện Trảng Bàng và sự phối kết hợp có hiệu quả của ban, ngành, đoàn thể đối với công tác giáo dục của huyện nhà. -Các cấp Uỷ Đảng và UBND các xã, thò luôn quan tâm và tạo điều kiện cho các trường hoạt động. -Phụ huynh học sinh luôn quan tâm, chăm sóc và tạo điều kiện cho con em có đủ điền kiện học tập, phối hợp tốt với nhà trường trong công tác giáo dục ở đòa phương. -Mạng lưới trường lớp được phủ kín 11/ 11 xã, thò trong toàn huyện, có 43 trường Tiểu học, 14 trường trung học cơ sở. Đặc biệt 3 xã có 2 trường THCS là: Xã An Tònh; xãAn Hoà; Xã Lộc Hưng, nên công tác Giáo dục có nhiều thuận lợi, đảm bảo nhu cầu học tập củ a con em nhân dân trong huyện. 1 -Đội ngũ giáo viên có trình độ đào tạo chính qui, đạt chuẩn và đủ để bố trí cho tất cả các trường THCS trong toàn huyện. 2.Khó khăn: -Huyện Trảng Bàng đa số nhân dân làm nghề nông nên đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng nông thôn sâu, vùng biên giới. Chính vì thế, việc quan tâm và tạo điều kiện của phụ huynh đối với vấn đề học tập của con em còn rất hạn chế; mặt khác, do nhu cầu cuả gia đình, các em phải nghỉ , bỏ học để tham gia lao động phụ giúp gia đình nên dẫn đến tình trạng học sinh nghỉ học tuỳ tiện và bỏ học giữa chừng. -Công tác vận động học sinh ra lớp 6 và trở lại lớp còn gặp nhiều khó khăn đối với nhà trường. Sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa đồng bộ, chưa thật sự gắn kết tạo ra sự nhận thức đúng đắn và trở thành động lực từ phía phụ huynh học sinh. -Chính quyền đòa phương chưa có biện pháp hành chính đối với những gia đình có con em nghỉ bỏ học giữa chừng. Chỉ tổ chức vận động là chính nên kém hiệu quả đối với những gia đình học sinh có nhận thức về giáo dục chưa đúng, chưa thấy rõ được nghóa vụ của cha mẹ đối với việc học tập của chính con em mình. -Công tác đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS chưa đủ sức lôi cuốn các em vào học để vừa hoàn thành chương trình phổ thông, vừa đạt tay nghề để tham gia lao động có thu nhập nuôi sống bản thân và góp phần xây dựng đất nước. -Một bộ phận học sinh THCS bỏ học giữa chừng vẫn có thể tham gia lao động ở các xí nghiệp hiện nay. Dẫn đến suy nghỉ chủ quan, cục bộ của một số phụ huynh học sinh cho rằng: không cần tốt nghiệp THCS vẫn có việc làm và thu nhập đủ sống. -Công tác vận động nguồn kinh phí hổ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn của hội khuyến học thông qua các chương trình học bổng còn ít. Chưa tạo động lực để thúc đẩy học sinh vượt qua những khó khăn trước mắt để theo học hết bậc trung học cơ sở. II/ NHỮNG NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÃ CHỈ ĐẠO TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HỌC SINH THCS BỎ HỌC: 1/Xây dựng môi trừơng sư phạm tốt, xây nền nếp đạo đức tốt. Cụ thể là học sinh mặc đồng phục; xây dựng hành vi lễ phép, văn hoá cho học sinh, xây dựng cảnh quan, khuôn viên nhà trường sạch đẹp, khang trang. 2/Tổ chức nắm chắc, chính xác đối tượng học sinh tiền bỏ học và bỏ học để có biện pháp tác động hiệu quả, kòp thời. Cụ thể là yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm lập danh sách cụ thể các đối tượng nầy kèm theo các thông tin cần thiết như đặc điểm, hoàn cảnh gia đình, đòa chỉ….gởi về cho Đảng Uỷ,UBND xã và khu phố để có biện pháp vận động giúp đỡ, danh sách nầy phải được cập nhật 4 lần: giữa học kỳ 1,cuối HK1, giữa HK2, cuối năm học. 2 3/Hiệu trưởng quản lý chặt chẻ số học sinh hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng, chủ động tích cực, cương quyết, tạo điều kiện cho học sinh trở lại lớp cụ thể: -Học sinh nghỉ học 2 ngày không phép, giáo viên chủ nhiệm đến gia đình để tìm hiểu và vận động. -Học sinh nghỉ học 3 ngày không phép, GVCN phải báo cáo với hiệu trưởng để giải quyết. -Học sinh nghỉ học 5 ngày không phép, hiệu trưởng phải báo cáo với Bí thư, Chủ tòch xã, thò để giải quyết. 4/Tập trung nổ lực cải tiến hoạt động dạy và học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém về học lực và hạnh kiểm để khắc phục hiện tượng bỏ học. Cụ thể: -Giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy, chú ý tập trung các đối tượng yếu kém. -Tổ chức các hội thi như thể thao, văn nghệ, đố vui, báo tường…. Để thu hút học sinh vui chơi và học tập. -Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém, cử giáo viên có năng lực, có kinh nghiệm và nhiệt tình. -Chỉ đạo cho giáo viên thường xuyên báo cáo cho hiệu trưởng việc tiến bộ của các em để kòp thời uốn nắn. Hiệu trưởng cần phải thường xuyên kiểm tra công việc nầy nhằm thúc đẩy hạn chế bỏ học. 5/Hiệu trưởng phải bồi dưỡng và phân công các giáo viên có kinh nghiệm dạy các lớp mà học sinh có nhiều nguy cơ học yếu, bỏ học và các lớp cuối cấp. 6/Đẩy mạnh hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường như: Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Trong kế hoạch các tổ chức nầy đều có giải pháp chống học sinh bỏ học. 7/.Hình thành các quỹ tình thương, quỹ khuyến học để giúp đỡ các học sinh nghèo thông qua nhiều hình thức hoạt động phong phú. 8/.Tham mưu cho các cấp Uỷ Đảng ký văn bản giao trách nhiệm cụ thể cho các ban ngành, đoàn thể tại đòa phương thực hiện việc khắc phục hiện tượng học sinh bỏ học. Trong việc tham mưu nầy, Hiệu trưởng cần hết sức kiên trì, nhẫn nại, sử dụng nghệ thuật thuyết phục, đối thoại nhiều lần. 9/.Phối hợp chặt chẽ nhà trường và cộng đồng; đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Cụ thể: Hiệu trưởng cần kêu gọi sự hổ trợ của cộng đồng, giúp đở cho nhà trường về vật chất, tham gia công tác giáo dục, trong đó có chống bỏ học. 10/Mềm hoá qui chế đối với học sinh trở lại trường. Cụ thể hiệu trưởng phải tạo điều kiện về các qui chế học tập, kiểm tra xếp loại…. Bồi dưỡng các em để hoà nhập trở lại trường. III.KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1.Kết quả thực hiện: 3 -Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của phòng giáo dục, các trường THCS có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống học sinh bỏ học giữa chừng bằng nhiều giải pháp hưủ hiệu, phù hợp với điều kiện của từng trường: *Xây dựng cảnh quan, khuôn viên nhà trường sạch đẹp, khang trang, có đủ sân bải cho học sinh học tập và sinh hoạt vui chơi qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. *Xây dựng sữa chữa phòng học, bàn ghế đầy đủ đảm bảo cho công tác dạy và học có hiệu quả. *Đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp giảng dạy trong mhà trường, nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh, kiềm chế và khắc phục hiện tượng học sinh yếu về học lực và hạnh kiểm dẫn đến lưu ban và bỏ học. *Các trường THCS quản lý chặt chẻ số học sinh hàng tuần, tháng có báo cáo cho phòng Giáo dục. Tích cực vận động và tạo điều kiện cho học sinh trở lại học tập bình thường đối học sinh vắng học. *Đẩy mạnh hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường, nâng cao vai trò các đoàn thể tham gia phòng chống học sinh bỏ học. *Hiệu trưởng báo cáo số học sinh bỏ học cho UBND các xã, thò hàng tháng và chủ động phối hợp với các đoàn thể, tổ dân cư tự quản để vận động học sinh nghó bỏ học trở lại lớp học. *Tổ chức đại hội PHHS hàng năm, triển khai các qui đònh và nhiệm vụ học tập của học sinh cũng như các qui đònh, qui chế đánh giá học sinh cho PHHS nắm bắt, đồng thời theo dõi phối hợp cùng nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập của con em mình. -Qua các giải pháp chỉ đạo phòng chống học sinh bỏ học trong thời gian qua thấy rằng số học sinh bỏ học hàng năm được kiềm chế như: - Năm học 2001-2002 số học sinh trong toàn huyện bỏ học: 4,08%. - Năm học 2002-2003 số học sinh trong toàn huyện bỏ học: 3,64%. - Năm học 2003-2004 số học sinh trong toàn huyện bỏ học: 2,91%.Trong đó trường có số học sinh bỏ học nhiều nhất là: THCS An Hoà là 5,07%; THCS Phước Lưu là 5,23% và trường có họcsinh bỏ học ít nhất THCS Trương Tùng Quân là:0,92%. - Năm học 2004-2005 số học sinh trong toàn huyện bỏ học: 3,6%. Trong đó trường có số học sinh bỏ học nhiều nhất là: THCS Gia Lộc là 6,4%; THCS Phước Lưu là 7,3% và trường có họcsinh bỏ học ít nhất THCS Trương Tùng Quân là: 1,1%. - Năm học 2005-2006 số học sinh trong toàn huyện bỏ học: 3,25%. Trong đó trường có số học sinh bỏ học nhiều nhất là: THCS Gia Lộc là 5,98%; THCS Gia Bình là: 5,4% và trường có họcsinh bỏ học ít nhất THCS Trương Tùng Quân là: 1,2%. - Năm học 2006-2007 số học sinh trong toàn huyện bỏ học: 3,58%. Trong đó trường có số học sinh bỏ học nhiều nhất là: THCS An Hoà là 6,34%; THCS Gia 4 Bình là: 6,10%, THCS Phước Chỉ là: 7,06% và trường có họcsinh bỏ học ít nhất THCS Trương Tùng Quân là: 1,36% và THCS Thò Trấn là: 1,19%.Đây là chiều hướng xấu cần phải bàn bạc để phòng chống học sinh bỏ học trong thời gian sắp tới và ảnh hưởng đến công tác phổ cập GDTHCS , phổ cập giáo dục bậc trung học. 2.Nguyên nhân bỏ học: -Học sinh học yếu mất căn bản theo dõi chương trình không kòp nên chán bỏ học. -Bỏ học do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, đồng thời gia đình thiếu quan tâm đến công việc học hành của con em mình. -Học sinh bỏ học do nhu cầu cuộc sống kinh tế phải đi làm công nhân xí nghiệp. 3.Bài học kinh nghiệm: -Nơi nào Đảng Uỷ và UBND xã quan tâm đối công tác Giáo dục và có sự chỉ đạo cương quyết cho các ban, ngành, đoàn thể cũng như kết hợp chặt chẽ hội phụ huynh và nhà trường, thì nơi đó có số học sinh bỏ học giữa chừng ít. -Hiệu trưởng quan tâm theo dõi chặt chẽ học sinh, uốn nắn kòp thời, thì ở đó công tác phòng chống học sinh bỏ học có hiệu quả. -Nơi nào công tác xã hội hoá giáo dục thực hiện tốt thì ở đó công tác phòng chống học sinh bỏ học được kéo giảm. IVPHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN THỜI GIAN TỚI: -Các trừơng tiếp tực thực hiện 10 giải pháp phòng chống học sinh bỏ học theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT Tây Ninh, vận dụng theo điều kiện thực tế của đơn vò một cách có hiệu quả. -Nâng cao vai trò tổng phụ trách đội, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm trong việc theo dõi, nắm chắc đối tượng học sinh trong nhà trường nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học, để kòp thời có biện pháp hổ trợ về tinh thần và vật chất. -Nâng cao trách nhiệm giảng dạy của giáo viên bộ môn, tạo không khí học tập tích cực cho học sinh, lôi cuốn các em vào hoạt động học tập tự giác, tích cực ở trường cũng như ở nhà, khắc phục hiện tượng lười biếng học tập dẫn đến học yếu, bỏ học giữa chừng. -Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả, qua đó giáo dục học sinh về những ước mơ, hoài bảo trong tương lai đồng thời tạo ra môi trường sinh hoạt vui chơi tập thể lành mạnh cho học sinh. Ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực của xã hội xâm nhập vào nhà trường có ảnh hưởng xấu đến tư tưởng của học sinh, đến những giá trò đạo đức được giáo dục trong nhà trường. -Nâng cao vai trò quản lý của Hiệu trưởng nhà trường trong công tác duy trì só số, phòng chống học sinh bỏ học giữa chừng, xem công tác phòng chống học sinh bỏ học là trách nhiệm, nghóa vụ của tập thể sư phạm nhà trường mà Hiệu trưởng là người chòu trách nhiệm cao nhất đối với đòa phương, đối với ngành Giáo dục. 5 -Hiệu trưởng chủ động tham mưu với Đảng Uỷ, UBND xã đề ra cơ chế phối hợp có hiệu quả ở đòa phương trong công tác phòng chống học sinh bỏ học giữa chừng. -Đẩy mạnh hoạt động của hội khuyến học, kòp thời hổ trợ kinh phí cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học theo đề nghò của nhà trường( không nhât thiết phải là học sinh khá giỏi); giúp các em vượt qua những khó khăn trước mắt để theo học hết bậc THCS. V.NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT: 1.Đối với Tỉnh: -Xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của học sinh trong điều kiện đổi mới phương pháp và giảng dạy nội dung chương trình sách giáo khoa mới, để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy ngang tầm với sự phát triển của xã hội. -Đào tạo và bồi dưởng đội ngủ giáo viên có trình độ nghiệp vụ trên chuẩn để đáp ứng nhu cầu giảng dạy trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối các môn năng khiếu như: âm nhạc, mỹ thuật , thể dục và cả tin học. 2.Đối với huyện: -Tiếp tục quan tâm và chỉ đạo đối với các đòa phương trong việc tuyên truyền, giáo dục nhân dân có nghóa vụ tạo điều kiện thật tốt cho việc học tập của con em mình trong nhà trường phổ thông. -Đối với TT. dạy nghề Nam Tây Ninh sớm đi vào hoạt động để thu hút đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề để tham gia lao động nuôi sống bản thân và giúp ích cho xã hội sau nầy. Đó cũng là động lưc cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn phấn đấu học xong chương trình bậc THCS. TRƯỞNG PHÒNG 6 UBND HUYỆN TRẢNG BÀNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Trảng Bàng, ngày tháng năm 2007 KẾ HỌACH “phòng chống học sinh bỏ học bậc THCS” (Ban hành kèm theo QĐ số: / , ngày tháng năm 2007 của UBND huyện Trảng Bàng). -Thực hiện Chỉ thò số: 61/CT-TW ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ chính trò và Chỉ thò 01/CT-TU ngày 26 tháng 3 năm 2001 của Tỉnh Uỷ Tây Ninh về việc PCGDTHCS. -Thực hiện phương hướng nhiệm vụ năm học 2007-2008 bậc trung học, của Sở GD-ĐT Tây Ninh. -Thực hiện sự chỉ đạo của huyện Uỷ huyện Trảng Bàng về việc ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ giữa chừng trong nhà trường phổ thông. -Căn cứ tình hình thực tế huyện Trảng Bàng về việc bỏ học giữa chừng của học sinh THCS có chiều hướng gia tăng. Uỷ Ban Nhân Dân huyện Trảng Bàng xây dựng kế hoạch phòng chống học sinh bỏ học giữa chừng bậc THCS từ năm học 2007-2008 và những năm tiếp theo như sau: I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1.Tình hình chung Huyện Trảng Bàng có vò trí : Đông giáp : Huyện Củ Chi Thành Phố Hồ Chí Minh Tây giáp: Cam pu chia. Nam giáp: Tỉnh Long An Bắc giáp: Tỉnh Bình Dương Diện tích tự nhiên 338,63 Km 2 chia thành 10 xã và 1 Thò Trấn. Có 6 xã vùng sâu: Lộc Hưng , Hưng Thuận , Đôn Thuận, Phước Lưu, Phước Chỉ , Bình Thạnh trong đó xã Bình Thạnh , Phước Chỉ có đường biên giới giáp Cam pu chia và nơi xa nhất, cách trung tâm huyện 30 Km. Hệ thống giao thông liên lạc,cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, nhiều công trình đã được nâng cấp đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn, nhất là các xã vùng sâu ,vùng biên giới.Xã Phước Chỉ là vùng đất thấp, nằm ở hửu ngạn sông Vàm cỏ đông thường xuyên bò ngập lụt , đòa hình kênh rạch chằng chòt, đi lại khó khăn. Tổng số hộ dân toàn huyện : 32.800 hộ . Dân số tòan huyện: 150.425 người .Mật độ dân cư :444 người/km 2 . 7 2.Thuận lợi: -Mạng lưới trường lớp đïc phủ kín 11/11 xã thò trong toàn huyện, có 43 trường TH, 14 trường THCS. Đặc biệt có 3 xã có 2 trường THCS là An Tònh, Lộc Hưng và xã An Hoà. -Lực lượng cán bộ quản lý các nhà trường đều đïc đào tạo, bồi dưởng đầy đủ, đáp ứng yêu cầu tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ trong nhà trường phổ thông. -Đội ngũ giáo viên đïc đào tạo chính qui, đạt chuẩn và đầy đủ số lượng đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy, giáo dục học sinh ở các trường trong huyện. 3.Khó khăn: -Trảng Bàng là huyện thuộc vùng nông thôn, biên giới; nên nhận thức của một bộ phận nhân dân về giáo dục và nghóa vụ của cha mẹ đối với việc học tập của con em còn những hạn chế nhất đònh. -Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc vận động học sinh bỏ học trở lại lớp ở một số đòa phương còn thiếu đồng bộ và chưa kòp thời. -Công tác đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS chưa đủ sức thu hút các em vào học tập để có trình độ tay nghề nhất đònh tham gia lao động có thu nhập ổn đònh và góp phần xây dựng đất nước. -Các chương trình học bổng, giúp bạn vượt khó chưa đủ sức để tạo nên động lực giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt qua những trở ngại trước mắt, an tâm theo học hết bậc THCS. -Thực trạng học sinh bỏ học ở những năm qua tuy có đïc kiềm chế, kéo giảm nhưng vẫn còn cao hơn tỷ lệ chung của tỉnh và đang có chiều hướng gia tăng năm học 2007-2008. II.MỤC TIÊU: -Huy động toàn bộ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 phổ thông. -Giữ vững và ổn đònh nề nếp dạy học, duy trì só số hàng năm trong nhà trường THCS. -Cũng cố và phát huy kết quả đạt đïc trong việc phòng chống học sinh bỏ học; phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả hiện tượng học sinh có nguy cơ bỏ học. -Phòng chống học sinh yếu kém; nâng cao vai trò quản lý; trách nhiệm giảng dạy, giáo dục học sinh trong từng đơn vò trường học. III.NHIỆM VỤ: 1.Đối với Uỷ ban nhân dân xã, thò: -Xây dựng kế hoạch phòng chống học sinh trung học cơ sở bỏ học giữa chừng. Giao trách nhiệm cụ thể cho các ấp, các ban ngành, đoàn thể của đòa phương trong việc ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học. 8 -Tuyên truyền và vận động nhân dân về nghóa vụ chăm lo, giáo dục con em tích cực học tập và rèn luyện đạo đức để trở thành công dân có ích cho xã hội trong tương lai. -Chỉ đạo và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng chống học sinh bỏ học của các trường THCS trong xã. -Tăng cường và đẩy mạnh hoạt động của hội đồng giáo dục xã: đề ra những nội dung và giải pháp có hiệu quả về giáo dục mà trước mắt là ngăn chặn và khắc phục hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng. -Phát huy vai trò của hội khuyến học xã, tăng nguồn vận động kinh phí; hổ trợ học sinh nghèo gặp khó khăn trong học tập nhất là những đối tượng có nguy cơ bỏ học giữa chừng. 2.Đối với phòng giáo dục: -Tiếp tục chỉ đạo các trường THCS trong toàn huyện thực hiện 10 giải pháp phòng chống học sinh bỏ học bậc trung học cơ sở mà Sở GD-ĐT Tây Ninh đã triển khai. -Kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các nhà trường trong công tác ngăn chặn và khắc phục hiện tượng học sinh bỏ học; kòp thời chấn chỉnh những biểu hiện sai lệch, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng chống học sinh bỏ học. -Tham mưu uỷ ban nhân dân huyện Trảng Bàng động viên khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác nầy. Đồng thời kiến nghò xử lý các cá nhân không thực hiện đúng chỉ đạo của huyện và trái với mục tiêu chung của ngành giáo dục. IV.CHỈ TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP: 1.Chỉ tiêu: -Tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm không quá 2% 2.Các giải pháp: 2.1/.Xây dựng môi trừơng sư phạm tốt, xây nền nếp đạo đức tốt. Cụ thể là học sinh mặc đồng phục; xây dựng hành vi lễ phép, văn hoá cho học sinh, xây dựng cảnh quan, khuôn viên nhà trường sạch đẹp,khang trang. 2.2/.Tổ chức nắm chắc, chính xác đối tượng học sinh gặp khó khăn có khả năng bỏ học để có biện pháp tác động hiệu quả, kòp thời. Cụ thể là yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm lập danh sách cụ thể các đối tượng nầy kèm theo các thông tin cần thiết như đặc điểm, hoàn cảnh gia đình, đòa chỉ….gởi về cho Đảng Uỷ,UBND xã và khu phố để có biện pháp vận động giúp đỡ, danh sách nầy phải được cập nhật thường xuyên và kòp thời 2.3/.Hiệu trưởng quản lý chặt chẻ số học sinh hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng, chủ động tích cực, cương quyết, tạo điều kiện cho học sinh trở lại lớp cụ thể: -Học sinh nghỉ học 1 ngày không phép, giáo viên chủ nhiệm đến gia đình để tìm hiểu và vận động học sinh trở lại lớp . -Học sinh nghỉ học 2 ngày không phép, GVCN phải báo cáo với hiệu trưởng để phối hợp giải quyết. 9 -Học sinh nghỉ học 2 ngày không phép, hiệu trưởng phải báo cáo với Bí thư, Chủ tòch xã,thò để cùng phối hợp vận động học sinh trở lại lớp. 2.4/.Tập trung nổ lực cải tiến hoạt động dạy và học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém về học lực và hạnh kiểm để khắc phục hiện tượng bỏ học. Cụ thể: -Giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy, chú ý tập trung các đối tượng yếu kém. -Tổ chức các hội thi như thể thao, văn nghệ, đố vui, báo tường…. Để thu hút học sinh vui chơi và học tập. -Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém, cử giáo viên có năng lực, có kinh nghiệm và nhiệt tình giảng dạy . -Chỉ đạo cho giáo viên thường xuyên báo cáo cho hiệu trưởng việc tiến bộ của các em để kòp thời uốn nắn. Hiệu trưởng cần phải thường xuyên kiểm tra công việc nầy nhằm thúc đẩy hạn chế bỏ học. 2.5/.Hiệu trưởng phải bồi dưỡng và phân công các giáo viên có kinh nghiệm dạy các lớp mà học sinh có nhiều nguy cơ học yếu, bỏ học và các lớp cuối cấp. 2.6/.Đẩy mạnh hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường như: Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Trong kế hoạch các tổ chức nầy đều có giải pháp chống học sinh bỏ học. 2.7/.Hình thành các quỹ tình thương, quỹ khuyến học để giúp đỡ các học sinh nghèo thông qua nhiều hình thức hoạt động phong phú. 2.8/.Tham mưu cho các cấp Uỷ Đảng ký văn bản giao trách nhiệm cụ thể cho các ban ngành, đoàn thể tại đòa phương thực hiện việc khắc phục hiện tượng học sinh bỏ học. Trong việc tham mưu nầy, Hiệu trưởng cần hết sức kiên trì, nhẫn nại, sử dụng nghệ thuật thuyết phục, đối thoại nhiều lần. 2.9/.Phối hợp chặt chẽ nhà trường và cộng đồng; đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Cụ thể: Hiệu trưởng cần kêu gọi sự hổ trợ của cộng đồng, giúp đở cho nhà trường về vật chất, tham gia công tác giáo dục, trong đó có chống bỏ học. 2.10/.Mềm hoá qui chế đối với học sinh trở lại trường. Cụ thể hiệu trưởng phải tạo điều kiện về các qui chế học tập, kiểm tra xếp loại…. Bồi dưỡng các em để hoà nhập trở lại trường. Trên đây là kế hoạch phòng chống học sinh bỏ học bậc Trung học cơ sở năm học 2005 – 2006 và những năm tiếp theo của huyện . Ủy ban nhân dân các xã,thò xây dựng kế hoạch của mình cho phù hợp với điều kiện của đòa phương để thực hiện tốt công tác ngăn chặn việc học sinh bỏ học giữa chừng trong phạm vi toàn huyện . TM. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHỦ TỊCH 10 [...]... tạo về việc điều chỉnh tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học; Căn cứ tinh thần hội thảo phòng chống học sinh bỏ học bậc THCS ngày 11 tháng 01 năm 2006 , tại Phòng Giáo dục; Theo đề nghò của Trưởng phòng Giáo dục huyện Trảng Bàng, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1 Nay ban hành kèm theo quyết đònh nầy “Kế hoạch phòng chống học sinh bỏ học bậc THCS” Điều 2 Giao Trưởng phòng Giáo dục và Chủ tòch UBND các xã,thò trấn thực... TRẢNG BÀNG Số: /QĐ-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Trảng Bàng , ngày tháng năm 2007 QUYẾT ĐỊNH V/v Ban hành Kế hoạch phòng chống học sinh bỏ học bậc THCS UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TRẢNG BÀNG Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003; Căn cứ công văn số: 3420/THPT ngày 23/04/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện phổ cập bậc trung học; Căn cứ công văn số: 10819/GDTrH... phòng chống học sinh bỏ học bậc THCS” Điều 2 Giao Trưởng phòng Giáo dục và Chủ tòch UBND các xã,thò trấn thực hiện kế hoạch nầy đạt hiệu quả cao trên đòa bàn toàn huyện Điều 3 Chánh Văn phòng HĐND, UBND huyện, Trưởng phòng Giáo dục, Thủ trưởng các ban, ngành và Chủ tòch UBND các xã, thò chòu trách nhiệm thi hành quyết đònh nầy./ TM UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHỦ TỊCH Nơi nhận: -TT.HU, TT HĐND huyện( báo . chỉ đạo phòng chống học sinh bỏ học trong thời gian qua thấy rằng số học sinh bỏ học hàng năm được kiềm chế như: - Năm học 2001-2002 số học sinh trong toàn huyện bỏ học: 4,08%. - Năm học 2002-2003. và phát huy kết quả đạt đïc trong việc phòng chống học sinh bỏ học; phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả hiện tượng học sinh có nguy cơ bỏ học. -Phòng chống học sinh yếu kém; nâng cao vai trò quản. 5,23% và trường có họcsinh bỏ học ít nhất THCS Trương Tùng Quân là:0,92%. - Năm học 2004-2005 số học sinh trong toàn huyện bỏ học: 3,6%. Trong đó trường có số học sinh bỏ học nhiều nhất là: THCS

Ngày đăng: 29/05/2015, 04:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • QUYEÁT ÑÒNH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan