1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lê Đình Bửu - hướng dẫn ôn tập vật lí 11 (HKII)

3 483 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 55,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT TỈNH BÌNH THUẬN NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: Vật lý (khối 11) I. LÝ THUYẾT GIÁO KHOA 1.Từ trường là gì? Tính chất cơ bản của từ trường? 2.Định nghĩa cảm ứng từ. Nêu đặc điểm của vector cảm ứng từ tại M do dòng điện trong dây dẫn thẳng dài gây ra. 3.Nêu quy tắc xác định chiều của lực từ do từ trường tác dụng lên đoạn dây dẫn chứa dòng điện. 4.Phát biểu quy tắc xác định chiều của lực Lorentz và biểu thức xác định độ lớn của lực Lorentz tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường. 5.Từ thống: Định nghĩa, biểu thức và đơn vị? 6.Nêu định nghĩa hiện tượng cảm ứng điện từ? 7.Phát biểu định luật Lenz và định luật Faraday về hiện tượng cảm ứng điện từ? 8.Phát biểu và viết biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng. 9.Nêu điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. 10.Nêu định nghĩa thấu kính, viết biểu thức xác định vị trí và công thức tính độ phóng đại ảnh của thấu kính. 11.Nêu mối quan hệ ảnh - vật (thật) đối với thấu kính hội tụ. II. BÀI TẬP ÁP DỤNG Bài 1: Một dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong không khí có dòng điện với cường độ I=5A chạy qua. 1.Tính độ lớn của vector cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại M cách dây dẫn 2cm. 2. Tại điểm N trong không gian chứa từ trường, có cảm ứng từ B N = 10 -6 T. Tìm khoảng cách từ điểm N đến dây dẫn. Bài 2: Một dây dẫn thẳng dài (vô hạn) đặt trong không khí có dòng điện với cường độ I = 0,5A chạy qua. 1. Tính cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 4cm. 2. Biết cảm ứng từ tại điểm N có độ lớn là 10 -6 T. Tính khoảng cách từ điểm N đến dây dẫn. Bài 3: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí và cách nhau một đoạn là 1m. Dòng điện trong hai dây cùng chiều và cùng độ lớn là I = 2A. 1. Xác định cảm ứng từ tại điểm M trong mặt phẳng chứa hai dây và cách hai dây lần lượt là 40cm và 60cm. 2. Xác định cảm ứng từ tại điểm N cách hai dây lần lượt là 60cm và 80cm. Bài 4: Cho hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song với nhau và cách nhau một khoảng 2a = 20cm. Hai dòng điện cùng chiều và có cùng cường độ là I = 10A đi qua hai dây. Một mặt phẳng P vuông góc với mặt phẳng chứa hai dây và cắt chúng tại A và B. M là một điểm nằm trên đường trung trực của đoạn AB. Đặt OM = x, với O là trung điểm của AB. 1. Xác định cảm ứng từ tại M do hai dòng điện trên gây ra trong trường hợp x = 20cm. 2. Xác định giá trị của x để tại M cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện trên gây ra đạt giá trị cực đại. Tính giá trị cực đại đó. Bài 5: Một khung dây tròn bán kính R = 30cm gồm 10 vòng dây. Biết rằng cảm ứng từ tại tâm khung dây có độ lớn B = 3,14.10 -5 T. Xác định cường độ dòng điện qua khung dây? Bài 6: Một ống dây thẳng có chiều dài 20cm gồm 5000 vòng quấn theo chiều dài ống. Cường độ dòng điện chạy qua ống dây là 0,5A. 1.Tính cảm ứng từ khi ống dây được đặt trong không khí; 2.Nếu trong lòng ống dây được đưa vào một lõi sắt non, có độ từ thẩm µ=80000H/m, thì cảm ứng từ trong ống dây là bao nhiêu? Bài 7: Ba dây dẫn thẳng dài song song cố định cùng vuông góc với mặt phẳng hình vẽ tại ba điểm O 1 , O 2 và O 3 tạo thành tam giác vuông cân tại O 3 có cạnh O 1 O 3 = 10 2 (cm). Biết I 1 = I 2 = I 3 = 20A và có chiều như hình vẽ. 1.Xác định lực từ do hai dòng điện I 1 và I 2 tác dụng lên một đoạn dây CD=20cm chứa dòng điện I 3 . 2.Thay đổi vị trí của dây dẫn chứa dòng I 3 , tìm vị trí đặt dây dẫn để lực từ do hai dòng điện I 1 , I 2 tác dụng lên dây dẫn triệt tiêu. Bài 8: Một cuộn dây dẫn gồm 100 vòng dây, mỗi vòng có diện tích 300cm 2 , quay cuộn dây quanh trục đối xứng của nó, hệ thống đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B= 0,2T. Ban đầu trục của dây cùng phương với các vector cảm ứng từ, sau ∆t = 0,5s thì trục ống dây vuông góc với các vector cảm ứng từ. Tính suất điện động cảm ứng trung bình trong cuộn dây. Bài 9: Một vòng dây đồng có đường kính vòng dây là d = 20cm, dây dẫn có tiết diện S d =0,5mm 2 . Vòng dây được đặt trong từ trường đều với mặt phẳng chứa vòng dây vuông góc với các đường sức từ. Tính tốc độ biến thiên cảm ứng từ qua vòng dây để cho dòng điện cảm ứng trong vòng dây là I = 2A. Cho biết điện trở suất của đồng ρ = 1,75.10 - 8 Ωm Bài 10: Một ống dây dẫn có chiều dài  = 50cm, tiết diện S = 10cm 2 gồm N = 1000 vòng dây. Biết lõi của ống dây là không khí, xác định độ tự cảm của ống dây? Bài 11: Khi một dòng điện qua cuộn dây thay đổi với tốc độ t I ∆ ∆ = 6000A/s thì xuất hiện trong cuộn dây một suất điện động tự cảm ξ TC = 4V. Xác định độ tự cảm của cuộn dây? Bài 12: Tính độ tự cảm của một ống dây biết sau thời gian ∆t = 0,05s thì dòng điện trong mạch tăng đều từ 2A đến 6A. Biết rằng suất điện động tự cảm là ξ TC = 40V. Bài 13: Một cuộn dây có bán kính 5cm, dài  =1,2m gồm 6000 vòng dây. 1. Tính độ tự cảm của cuộn dây; 2.Khi cho dòng điện I = 3A thì năng lượng từ trường của cuộn dây là bao nhiêu? Bài 14: Một tia sáng được chiếu vào một điểm giữa của mặt trên một khối lập phương bằng thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5. Tìm góc tới lớn nhất để tia khúc xạ còn gặp mặt phẳng đáy của khối lập phương? Bài 15: Một chậu nước hình chữ nhật có tiết diện thẳng là hình chữ nhật ABCD, đáy AB nằm ngang, chậu chứa đầy nước (chiết suất n) tới CD và tiếp xúc với không khí. Đặt một bóng đèn nhỏ được coi là nguồn sáng S ở trung điểm AB của đáy chậu, biết AD = a và AB = 2a. Một người đặt mắt nhìn theo phương đường chéo AC của tiết diện thẳng thì thấy được bóng đèn S. Xác định chiết suất n của chất lỏng. Bài 16: Một khối thuỷ tinh hình bán trụ chiết suất n= 2 . Môt tia tới SI nằm song song với mặt phẳng đáy của bán trụ. Biết góc tới i = 45 o . 1. Xác định góc khúc xạ r ở I; 2. Xác định góc ló khi tia sáng ra khỏi khối bán trụ, xét tia ló ra khỏi bán trụ từ mặt AB Bài 17: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 24cm, vật AB đặt trước thấu kính và cách màn E một đoạn 108cm. Xác định hai vị trí để vật AB cho ảnh rõ nét trên màn. Bài 18: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ thì cho ảnh trên màn cao bằng vật. Biết màn cách vật là 80cm. 1.Xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ. 2. Vẽ hình ứng với điều kiện trên. Bài 19: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiếu cự 20cm. Biết vật và thấu kính cách nhau 40cm. 1.Xác định ảnh A 1 B 1 của AB qua thấu kính. 2.Giữ vật AB cố định, di chuyển thấu kính một đoạn để có ảnh cao gấp hai lần vật. Xác định khoảng dịch chuyển và chiều dịch chuyển của thấu kính. Bài 20: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm, vật thật AB = 3cm đặt trên trục chính của thấu kính và vuông góc với trục chính, cách thấu kính 10cm. 1.Xác định vị trí, tính chất và độ lớn ảnh A 1 B 1 của AB qua thấu kính. 2. Giữ thấu kính cố định, di chuyển vật AB. * Xác định vị trí của vật để vật cho ảnh ảo, cách vật 18cm; * Chứng minh rằng không thể tìm được vị trí của vật để ảnh của nó qua thấu kính là ảnh thật, cách vật 18cm. Bài 21: Một vật AB đặt trên trục chính, vuông góc với trục chính và cách thấu kính một đoạn là 30. Biết rằng thấu kính có độ tụ D = 5dp. 1. Xác định vị trí, tính chất và độ phóng đại ảnh A 1 B 1 của AB qua thấu kính. 2. Xác định vị trí của vật để ảnh của vật cao 4 lần vật. Bài 22: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm được cấu tạo bởi hai mặt cầu có bán kính giống nhau Chiết suất của thấu kính là n = 1,5. 1. Tìm độ tụ của thấu kính và bán kính của mỗi mặt cầu. 2.Một vật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cho ảnh ảo A 1 B 1 cách thấu kính 60cm. Xác định vị trí của vật và độ phóng đại của ảnh. 3. Xác định vị trí của vật để ảnh A 1 B 1 thu được là ảnh ảo, cách vật 18cm. Bài 23: Một vật AB nhỏ phẳng, đặt vuông góc với trục chính và cách một thấu kính hội tụ L 1 một khoảng 90cm, biết tiêu cự thấu kính L 1 là f = 30cm. 1.Xác định vị trí ảnh A 1 B 1 qua thấu kính L 1 . 2. Sau L 1 người ta đặt một thấu kính phân kì L 2 có tiêu cự f 2 = -15cm, cách L 1 một đoạn . Biết hai thấu kính này ghép đồng trục. a.Khi  = 30cm, hãy xác định vị trí, tính chất và độ phóng đại ảnh A 2 B 2 của AB cho bởi hệ thấu kính trên. b. Tìm điều kiện của  để ảnh A 2 B 2 cho bởi hệ thấu kính trên là ảnh thật, cách thấu kính L 2 một khoảng 50cm. Bài 24: Đặt vật nhỏ AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ L 1 ta được một ảnh thật cao gấp 4 lần vật. Nếu dịch chuyển vật ra xa thấu kính thêm một đoạn 5cm thì ảnh dịch chuyển thêm một đoạn 40cm. 1.Xác định tiêu cự f 1 của thấu kính L 1 và vị trí ban đầu của vật. 2. Giữ nguyên vị trí vật và thấu kính L 1 như ban đầu, phải đặt thấu kính phân kì L 2 có tiêu cự f 2 = - 20cm cách L 1 một khoảng là bao nhiêu để ảnh A 2 B 2 của vật qua hệ là ảnh thật. Biết rằng L 2 đặt ở sau và đồng trục với L 1 . Bài 25: Một thấu kính L 1 có tiêu cự f 1 = 30cm, sau L 1 đặt đồng trục một thấu kính phân kì L 2 có tiêu cự f = -10cm cách thấu kính L 1 một đoạn . Vật nhỏ AB đặt trước L 1 và cách L 1 một đoạn d 1 = 36cm. 1.Khi  = 10cm, xác định vị trí và tính chất, độ phóng đại ảnh A 2 B 2 của AB qua hệ. 2.Giữ nguyên vật và thấu kính L 1 . Xác định khoảng cách giữa hai thấu kính để ảnh A 2 B 2 luôn là ảnh thật; 3.Xác định khoảng cách giữa hai thấu kính để A 2 B 2 có độ lớn không phụ thuộc vào vị trí đặt vật. Bài 26: 1. Đặt vật phẳng nhỏ AB vuông góc với trục chính của một thấu kính L 1 , cách thấu kính L 1 một đoạn 30cm, người ta thu được ảnh thật A 1 B 1 của AB. Di chuyển vật dọc theo trục chính của thấu kính đến một vị trí khác, ta thu được ảnh ảo A 2 B 2 cách thấu kính 20cm. Cho biết hai ảnh có cùng độ lớn. Tìm tiêu cự của thấu kính. 2. Đặt thêm một thấu kính phân kì L 2 có tiêu cự f 2 = - 10cm sau L 1 , biết rằng hai thấu kính này đồng trục và cách nhau một khoảng . a. Khi  = 15cm, xác định vị trí và tính chất ảnh A 2 B 2 của AB qua hệ thấu kính trên. b. Tìm khoảng cách giữa hai thấu kính để độ lớn ảnh A 2 B 2 của AB không phụ thuộc vào vị trí đặt vật. Bài 27: Một vật nhỏ AB đặt trước thấu kính phân kì L 1 có tiêu cự f 1 = -20cm, AB cách thấu kính L 1 một đoạn d 1 = 20cm. Màn E đặt sau thấu kính L 1 và cách vật AB một đoạn L = 70cm. Giữa màn E và thấu kính L 1 ta đặt một thấu kính L 2 có tiêu cự f 2 cách L 1 một đoạn . 1. Tìm tiêu cự f 2 của thấu kính L 2 , biết rằng ảnh A 2 B 2 của AB hiện rõ nét trên màn E và cao gấp hai lần vật AB. 2.Giữ cố định AB và L 1 . Dịch chuyển L 2 một đoạn a. a. Chứng tỏ rằng ảnh A 2 B 2 của AB qua hệ thấu kính trên luôn là ảnh thật. b.Tìm a và chiều di chuyển của thấu kính L 2 để ảnh A 2 B 2 cao bằng một nữa vật. Khi đó màn E phải dịch chuyển bao nhiêu và theo chiều nào? hết . chuyển vật AB. * Xác định vị trí của vật để vật cho ảnh ảo, cách vật 18cm; * Chứng minh rằng không thể tìm được vị trí của vật để ảnh của nó qua thấu kính là ảnh thật, cách vật 18cm. Bài 21: Một vật. trí và công thức tính độ phóng đại ảnh của thấu kính. 11. Nêu mối quan hệ ảnh - vật (thật) đối với thấu kính hội tụ. II. BÀI TẬP ÁP DỤNG Bài 1: Một dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong không khí. TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT TỈNH BÌNH THUẬN NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2 011 Môn: Vật lý (khối 11) I. LÝ THUYẾT GIÁO KHOA 1.Từ trường là gì? Tính

Ngày đăng: 29/05/2015, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w