TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (KNS) I/ Mục tiêu: - Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người. II/ Các KNS cơ bản được GD: 1. Tự trọng. 2. Làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định. III/ PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng: 1. Tự nhủ. 2. Giải quyết vấn đề. 3. Thảo luận nhóm. IV/ Chuẩn bị: - Phiếu học tập cho hoạt động 1. - Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư để HS chơi đóng vai. V/ Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiết 1 1. Bài cũ: Thực hành kĩ năng giữa kì II. 2. Bài mới: a) Khám phá (Giới thiệu bài): b) Kết nối: Hoạt động 1:Thảo luận nhóm Mục tiêu:HS hiểu được thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, vì sao cần phải tôn trọng. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu (BT2 - VBT). - Yêu cầu từng cặp HS thảo luận và làm bài. - Mời đại diện một số cặp trình bày kết quả. - Giáo viên kết luận. Hoạt động 2:Xử lý tình huống qua đóng vai Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Cách tiến hành: - Chia nhóm, phát phiếu học tập. - Gọi HS đọc yêu cầu của BT trong phiếu. - Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết, rồi phân vai đóng vai. - Mời một số nhóm trình bày trước lớp. + Trong các cách giải quyết đó, cách nào là - HS thảo luận theo cặp. - Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm bài. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. - 1HS đọc yêu cầu BT. - Các nhóm thực hiện thảo luận và đóng vai. Tình huống: Nam và Minh đang ngồi làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà ông đi vắng. Nam nói với Minh: phù hợp nhất ? + Em thử đoán xem, ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc ? - Kết luận: Minh cần khuyên Nam không được bóc thư của người khác. Hoạt động 3:Liên hệ thực tế Mục tiêu: HS tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Cách tiến hành: - Nêu câu hỏi: + Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác chưa ? + Việc đó xảy ra như thế nào ? - Gọi HS kể. - Nhận xét, biểu dương. Hướng dẫn thực hành: - Thực hiện tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và nhắc bạn bè cùng thực hiện. - Sưu tầm những tấm gương, mẫu chuyện về chủ đề bài học. Tiết 2 Hoạt động 1:Nhận xét hành vi Mục tiêu: HS có kĩ năng nhận xét những hành vi liên quan đến thư từ, tài sản của người khác. Cách tiến hành: - Chia lớp thành các cặp để thảo luận. - Phát phiếu học tập cho các cặp. - Nêu ra 4 hành vi trong phiếu. a) Thấy bố đi công tác về, Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì cho mình. b) Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem tivi, Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem. c) Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần, mấy bạn lấy thư xem Hải viết gì. d) Sang nhà bạn, thấy nhiều đồ chơi đẹp và lạ mắt, Phú bảo với bạn: “Cậu cho tớ xem những đồ chơi này được không?”. - Yêu cầu các cặp thảo luận tìm xem hành vi nào đúng và hành vi nào sai rồi điền vào ô trống trước các hành vi. - Mời đại diện các cặp lên trình bày trước lớp. - Giáo viên kết luận: Tình huống đúng: b, d; - Đây là thư của chú Hà, con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi. Nếu là Minh, em sẽ làm gì? Vì sao? - 3 nhóm lên trình bày trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS nêu suy nghĩ của mình. - HS tự liên hệ và kể trước lớp. - Lớp tuyên dương bạn có thái độ tốt nhất. - Lắng nghe giáo viên nêu các hành vi thông qua phiếu học tập. - Trao đổi thảo luận tìm ra những hành vi đúng và hành vi sai. - Lần lượt các cặp cử các đại diện của mình lên báo cáo kết quả trước lớp. - Cả lớp nhận xét bổ sung. tình huống sai: a, c. c) Thực hành: Hoạt động 2:Đóng vai Mục tiêu: HS có kĩ năng thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Cách tiến hành: - Chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận, thực hiện đóng vai theo 2 tình huống, nửa số nhóm theo TH1, nửa còn lại theo TH2: TH1. Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp. Giờ ra chơi, em muốn mượn xem nhưng chẳng thấy bạn đâu TH2. Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm “quả bóng” đá. Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì? - Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. - Giáo viên kết luận: TH1: Đến thư viện trường tìm cuốn truyện đó hoặc đọc truyện khác. TH2: Khuyên các bạn không làm hỏng mũ và nhặt mũ trả lại cho Thịnh. *KNS: Chúng ta cần có thái độ và hành động như thế nào đối với thư từ, tài sản của người khác? KL:Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm. d) Vận dụng - củng cố - dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS thực hiện theo đúng bài học. - Trao đổi thảo luận trong nhóm để phân vai, xử lí TH. - Một số nhóm trình bày trò chơi đóng vai theo cách của mình trước lớp. - Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung và bình chọn nhóm đóng vai xử lí hay nhất. + Tôn trọng, không tự ý đọc thư hay sử dụng tài sản của người khác. - Học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày. . TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (KNS) I/ Mục tiêu: - Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người. bóc thư của người khác. Hoạt động 3:Liên hệ thực tế Mục tiêu: HS tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Cách tiến hành: - Nêu câu hỏi: + Em đã biết tôn trọng thư từ, tài. như thế nào đối với thư từ, tài sản của người khác? KL :Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc