Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
302,81 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Nguyễn Kim Loan PHÉP LỊCH SỰ VÀ HIỆU QUẢ TRONG GIAO TIẾP HÀNG KHÔNG (TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 62 22 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành Phố Hồ Chí Minh - năm 2014 Công trình được hoàn thành tại: TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học PGS. TS Đinh Lê Thư Phản biện 1:……………………………………………… Phản biện 2:……………………………………………… Phản biện 3:……………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại……………………………………… vào hồi… giờ…….ngày……tháng…… năm………. Phản biện độc lập1:……………………………………… Phản biện độc lập 2:………………………………………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện………………………… ………………………………………………………………… 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp là một trong những vấn đề thiết yếu được đề cập đến trên bình diện ngữ dụng. Hơn thế nữa, nguyên tắc lịch sự trong lời nói không chỉ đơn thuần là một vấn đề của ngôn ngữ học, mà còn là vấn đề của văn hóa. Lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp xét theo khía cạnh tương tác của hai nền văn hóa Việt và Anh là vấn đề được quan tâm trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách lưu loát đối với một nhân viên hàng không là vô cùng quan trọng. Sự thông dụng của tiếng Anh trong thực tiễn giao tiếp cũng không thể nào phủ nhận được. Hơn nữa, trong giao tiếp xã hội, không riêng gì giao tiếp trong ngành hàng không, yếu tố lịch sự luôn được coi trọng. Trong tình huống bình thường thì yếu tố lịch sự được chú trọng để làm hài lòng khách hàng. Tuy nhiên, trong tình huống khẩn nguy và trong kiểm soát không lưu thì chiến lược lịch sự có khi phản tác dụng, thay vào đó là chiến lược hiệu quả. Trong giao tiếp hàng không bằng tiếng Anh, tính lịch sự được thể hiện phần lớn qua câu nghi vấn, và tính hiệu quả được thể hiện qua việc sử dụng cấu trúc câu đặc biệt, câu tỉnh lược, và các thuật ngữ chuyên ngành. Ngành hàng không của nước ta nói riêng và của thế giới nói chung rất coi trọng yếu tố an toàn, lịch sự và hiệu quả. Vì các lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài Phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không (trong tiếng Việt và tiếng Anh) làm đề tài của luận án. Ngành hàng không của nước ta còn non trẻ so với ngành hàng không của các nước khác nên rất cần nhiều nghiên cứu để hoàn thiện và phát triển. Từ trước đến nay có nhiều đề tài nghiên cứu về ngành hàng không chủ yếu là về kỹ thuật và kinh tế, ít có đề tài nghiên cứu về ngôn ngữ giao tiếp trong ngành hàng không (trừ dự án nghiên cứu về vấn đề giao tiếp ngôn ngữ trong ngành công nghiệp hàng không: “Việc kém tiếng Anh - ngôn ngữ của hàng không toàn cầu – trong giao tiếp giữa một số phi công và kiểm soát không lưu làm tăng nguy cơ mất an toàn” đang được Cơ quan Hàng không dân dụng Anh nghiên cứu). 2 Cho nên, đây có lẽ là lần đầu tiên đề tài Phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không (trong tiếng Việt và tiếng Anh) được trở thành một đối tượng nghiên cứu riêng cho một luận án khoa học tại Việt Nam. Đề tài này có tính cấp thiết cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và sử dụng tiếng Anh chuyên ngành hàng không cho các đối tượng là nhân viên hàng không đang làm việc trong chuyên ngành phục vụ hành khách và kiểm soát không lưu. Phạm vi giới hạn của đề tài Vì đề tài nghiên cứu được đặt trong phạm vi giới hạn về giao tiếp hàng không (chủ yếu qua kênh giao tiếp nghe – nói, cho nên luận án không nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn ngữ, mà tập trung nghiên cứu về giao tiếp ngôn ngữ). Hơn nữa, giao tiếp hàng không là giao tiếp trong môi trường liên văn hóa trong đó yếu tố lịch sự được đặt lên hàng đầu, nên luận án chú trọng khảo sát về phép lịch sự qua các tình huống giao tiếp hàng không được thể hiện qua các hành động ngôn từ như: mời, yêu cầu và đề nghị dưới hình thức câu nghi vấn là chủ yếu (vì trong tiếng Anh, tính lịch sự được diễn đạt phần lớn ở dạng câu nghi vấn). Bên cạnh đó, ngành hàng không rất chú trọng đến tính hiệu quả trong giao tiếp, cho nên luận án cũng đồng thời, nghiên cứu về chiến lược hiệu quả trong liên lạc hàng không qua việc sử dụng câu đặc biệt, câu tỉnh lược, và các thuật ngữ chuyên ngành. Đối tượng nghiên cứu của luận án là cách thức thể hiện phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không thông qua việc sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh của các nhân viên đang làm việc trong ngành hàng không và học viên tại Học viện Hàng không Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Luận án đã xác định được một số khái niệm cơ bản và những vấn đề khác có liên quan đến câu nghi vấn và câu đặc biệt trên bình diện ngữ dụng làm cơ sở lý thuyết. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và phát huy những thành tựu từ các nhà ngôn ngữ học trên lĩnh vực ngữ dụng học như: Diệp Quang Ban (2009) quan niệm về chức năng của ngôn ngữ dùng trong việc diễn đạt các quan hệ xã hội và các thái độ của các cá nhân có tên gọi là chức năng liên nhân, hay chức năng tương tác; Nguyễn Thiện Giáp (2006) quan niệm rằng phạm trù xưng hô hay phạm trù ngôi bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức tự đưa mình và đưa người đang giao tiếp 3 với mình vào diễn ngôn; Nguyễn Đức Dân (1998) đã tổng kết sơ bộ những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có liên quan đến ngữ dụng học; Nguyễn Thiện Giáp (2008) cũng đồng quan điểm với các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo về khái niệm hành động giữ thể diện và hành động đe dọa thể diện, Đỗ Hữu Châu (2003b); Nguyễn Văn Khang (1999) cho rằng cách xưng gọi là một trong những yếu tố quyết định thái độ giao tiếp của một người, với các thang độ lịch sự như trang trọng/ khách sáo hay thân mật/ suồng sã; H.P. Grice (1975) đã khởi xướng ra nguyên lý cộng tác (hội thoại) và bốn phương châm: Phương châm lượng, Phương châm chất, Phương châm quan yếu, Phương châm cách thức; Leech (1983) cũng đề cập về nguyên tắc hợp tác gồm bốn phương châm như trên và nguyên tắc lịch sự gồm các phương châm: khéo léo, hào hiệp, tán đồng, khiêm tốn, thiện cảm, và âm điệu của giọng nói nhằm tối thiểu hóa những cách thể hiện bất lịch sự và tối đa hóa những cách thể hiện lịch sự; Brown & Levinson (1987) đã phát triển và trình bày những phương diện căn bản của “thể diện” và “giữ thể diện”. Các tác giả nghiên cứu về câu hỏi chính danh và không chính danh trong cả hai ngôn ngữ trên bình diện ngữ nghĩa-ngữ dụng trong những năm gần đây có liên quan đến luận án phải kể đến: Lê Đông (1996) nghiên cứu về ngữ nghĩa-ngữ dụng của câu hỏi chính danh (trên ngữ liệu tiếng Việt); Cao Xuân Hạo (2005) đã phân ra hai loại: câu nghi vấn chính danh và câu nghi vấn không chính danh; Nguyễn Thúy Oanh (2002) đã có những đóng góp tổng kết các dạng thức của câu hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt; Nguyễn Thị Thìn (2002) đã nghiên cứu và khảo sát một số biểu thức của các dạng câu nghi vấn không thường dùng để hỏi trong tiếng Việt; Nguyễn Đăng Sửu (2002, 2010) đã có những đóng góp về mặt phân loại các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn; Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Minh Thuyết (2004) đã đưa ra các quan niệm thuyết phục về các vấn đề cơ bản của thành phần câu tiếng Việt như định nghĩa thành phần câu, danh sách thành phần câu và tiêu chí xác định. Các tác giả khác nghiên cứu chuyên sâu về hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp có thể kể đến: Nguyễn Thị Lương (2010) đã có những nghiên cứu liên quan đến câu đặc biệt qua “Câu tiếng Việt”; Dương Thị Thu Nhung (2007) đã cho thấy sự đa dạng phong phú về cách thể hiện lời mời bằng các biểu 4 thức mời trong tiếng Việt, Tạ Thị Thanh Tâm (2005,2006) đã có những công trình nghiên cứu về vai giao tiếp và phép lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt. Luận án là bước tiếp nối những thành tựu ngôn ngữ học của tác giả trên, thực hiện nhiệm vụ khảo sát chuyên sâu hơn về so sánh phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án đã đặt ra vấn đề nghiên cứu về phép lịch sự và hiệu quả một cách có hệ thống trên một phạm vi của một ngành nghề và sử dụng bối cảnh giao tiếp của ngành nghề làm cơ sở để có thể tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giao tiếp ngôn ngữ và giảng dạy tiếng Anh giao tiếp trong ngành hàng không nói riêng và cho người Việt học tiếng Anh nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu các chiến lược lịch sự và hiệu quả trong môi trường giao tiếp hàng không thông qua so sánh tiếng Việt và tiếng Anh trên bình diện ngữ nghĩa - ngữ dụng; tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của các hình thức thể hiện tính lịch sự và hiệu quả trong câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh; nêu lên những điểm nổi bật của câu đặc biệt, câu tỉnh lược và thuật ngữ chuyên ngành trong giao tiếp hàng không; đề xuất một số ý kiến nâng cao chất lượng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp một cách lịch sự và hiệu quả cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam chuyên ngành hàng không. Để đạt được mục đích đã nêu, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: khái quát tính lịch sự và các chiến lược lịch sự trong giao tiếp thông thường và trong các tình huống giao tiếp hàng không qua các hành động ngôn từ mời, yêu cầu, và đề nghị trong cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, khái quát tính hiệu quả và các chiến lược hiệu quả trong giao tiếp thông thường và trong giao tiếp hàng không qua các tình huống khẩn nguy; khảo sát và phân tích các lỗi thường gặp trong giao tiếp hàng không; nêu lên biện pháp khắc phục, và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh giao tiếp trong ngành hàng không nói riêng và cho người Việt học tiếng Anh nói chung. Để vào tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu kể trên, luận án được thực hiện nhằm trả lời 5 câu hỏi như sau: 5 1. Các hình thức diễn đạt tính lịch sự trong tiếng Việt và tiếng Anh có những tương đồng và khác biệt nào? 2. Sự khác biệt của những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ lịch sự trong giao tiếp sẽ làm cho sinh viên chuyên ngành hàng không học tiếng Anh gặp khó khăn như thế nào? 3. Các hình thức đặc biệt diễn đạt tính hiệu quả trong tiếng Việt và tiếng Anh có những đặc điểm gì? 4. Tình huống giao tiếp hàng không nào mà trong đó các vai giao tiếp không thể áp dụng chiến lược lịch sự? 5. Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, các đề xuất nào sẽ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong giao tiếp hàng không cho sinh viên chuyên ngành hàng không nói riêng và cho người Việt học tiếng Anh nói chung? 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích ngữ nghĩa-ngữ dụng: Luận án sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa-ngữ dụng để khái quát các chiến lược lịch sự trong giao tiếp. Phương pháp đối chiếu: Bằng phương pháp so sánh đối chiếu, luận án này sẽ giải thích và chứng minh cho những điểm tương đồng và khác biệt của các hình thức thể hiện tính lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không trong tiếng Anh và tiếng Việt. Phương pháp thống kê: Dữ liệu khảo sát được phân tích và tổng hợp bằng chương trình Excel và hệ thống hóa bằng các bảng thống kê và phân loại. 4.2. Nguồn tư liệu ngôn ngữ Nguồn tư liệu ngôn ngữ phục vụ cho nghiên cứu trong luận án này gồm: a. Tài liệu giảng dạy Các câu nghi vấn trong sách: 1. Thank you for flying with us: English for In – flight Cabin Attendants được viết bởi tác giả John G. Beech vào năm 1990, được sinh viên dùng trong lớp học và bản dịch các câu nghi vấn này được giảng dạy trên lớp học. 2. English for Aviation: For Pilot and Air Traffic Controller được viết bởi tác giả Sue Ellis & Terence Gerighty năm 2012. 6 3. Aviation English For ICAO compliance được viết bởi tác giả Henry Emery& Andy Robert & Terence Gerighty năm 2012. 4. English for Careers: Air Passengers Services được viết bởi Bộ môn Ngoại ngữ Học viện Hàng không Việt Nam năm 2013. b. Các phiếu khảo sát thu được từ các lớp học tiếng Anh của Học viện Hàng không được ghi mã số và các thông tin dưới dạng văn bản thu thập được qua phiếu khảo sát từ các tham nghiệm viên được xử lý bằng chương trình Excel. c. Các đoạn ghi âm từ các mẫu đối thoại trong giao tiếp hàng không được đánh dấu và phân tích. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - Ý nghĩa khoa học Luận án đã tổng kết: 1. những đặc điểm của phép lịch sự trong giao tiếp thông thường nói chung và giao tiếp hàng không nói riêng qua các hành động ngôn từ mời, yêu cầu, đề nghị trong việc sử dụng câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh. 2. những đặc điểm về chiến lược hiệu quả trong giao tiếp hàng không khi sử dụng các câu đặc biệt, câu tỉnh lược và thuật ngữ chuyên ngành. 3. đề cập đến hướng tiếp cận giao tiếp liên văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. - Khả năng ứng dụng trong thực tiễn và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. - Ý nghĩa thực tiễn Luận án đã: 1. tìm ra các lỗi và các nguyên nhân gây lỗi khiến cho sinh viên người Việt nói chung và sinh viên Học viện Hàng không nói riêng gặp khó khăn khi sử dụng câu nghi vấn tiếng Anh trong việc thể hiện tính lịch sự qua giao tiếp. 2. tìm ra các lỗi và các nguyên nhân gây lỗi khiến cho sinh viên người Việt nói chung và sinh viên Học viện Hàng không nói riêng gặp khó khăn khi sử dụng câu đặc biệt và câu tỉnh lược tiếng Anh trong việc thể hiện tính hiệu quả qua giao tiếp hàng không. 3. đề xuất các biện pháp khắc phục những khó khăn cho sinh viên Học viện Hàng không khi thể hiện phép lịch sự và hiệu quả bằng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp. 7 4. đóng góp thêm nguồn tư liệu tham khảo về cách sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh một cách lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không. 5. đề cập đến các phương pháp giảng dạy tiếng Anh và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh. Hy vọng rằng những vấn đề còn bỏ ngỏ về những yếu tố lịch sự và hiệu quả trong lĩnh vực giao tiếp của những ngành nghề khác trong xã hội sẽ được tiếp tục nghiên cứu. 6. Bố cục của luận án Không thuộc phần chính văn của luận án là Mục lục, Quy ước trình bày, Bảng danh sách các chữ viết tắt, Tóm tắt, Tài liệu tham khảo và Nguồn ngữ liệu minh họa, Danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố, và Phụ lục. Phần chính văn gồm bốn chương sau đây: Mở đầu, Chương 1, Chương 2, Chương 3, Chương 4, và Kết luận. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT Chương 1 giới thiệu tổng quan về giao tiếp nói chung với các khái niệm như: Vai giao tiếp và quan hệ giao tiếp, Nhân tố giao tiếp, Hoàn cảnh giao tiếp, và Chiến lược giao tiếp. Chương 1 cũng đề cập đến phép lịch sự trên bình diện ngữ dụng làm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu chiến lược lịch sự trong giao tiếp hàng không. Đó là các công trình nghiên cứu của các tác giả: - G. Leech và phép lịch sự (Politeness) - E. Goffman, P. Brown và S.Levinson, Kerbrat- Orecchioni và các vấn đề về Thể diện và Giữ thể diện (Face saving) và các hành vi làm phương hại (Face Threatening Act – Hành vi đe dọa). - George Yule (1996) và quan niệm về lịch sự như là một khái niệm cố định, như trong khái niệm hành vi xã hội lịch sự hay nghi thức xã giao bên trong một nền văn hóa. Bên cạnh đó, Chương 1 còn giới thiệu các chiến lược hiệu quả trong giao tiếp làm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu chiến lược hiệu quả trong giao tiếp hàng không: - Grice và việc đề xướng ra nguyên lý cộng tác (Cooperative principles) - Horn và hai nguyên lý: Số lượng (Quantity- Q) và Quan hệ (Relation-R) - Sperber & Wilson và Lí thuyết quan yếu (Relevance theory) 8 Ngoài ra, Chương 1 còn giới thiệu các lĩnh vực có liên quan đến luận án như lý thuyết về dịch thuật (phiên dịch), các thủ pháp phân tích lỗi để làm cơ sở cho các khảo sát của luận án trong chương 4. Tóm lại, với các nội dung đã nêu trên, Chương 1 là sự chuẩn bị về lý thuyết nhằm làm nền tảng cho việc tiến hành các nghiên cứu trong Chương 2, 3, và 4. CHƯƠNG 2: PHÉP LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP HÀNG KHÔNG (TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG CÂU NGHI VẤN ) Chương 2 nêu lên đặc điểm giao tiếp hàng không xét về mặt chủ thể giao tiếp, mục đích giao tiếp và tính chất giao tiếp, đồng thời Chương 2 cũng nêu lên các quy trình phục vụ trong ngành hàng không. Trong những quy trình ấy, thì giao tiếp giữa nhân viên phục vụ mặt đất và nhân viên phục vụ trên không với hành khách chiếm số lượng nhiều nhất, và giao tiếp giữa nhân viên phục vụ mặt đất với hành khách quốc tế là loại giao tiếp phức tạp nhất vì khi phục vụ khách quốc tế đòi hỏi có nhiều quy trình hơn so với khách quốc nội. Chương 2 tiến hành so sánh câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh thể hiện tính lịch sự trên bình diện ngữ dụng. Theo các tác giả Diệp Quang Ban (2005), Cao Xuân Hạo (2005), Nguyễn Kim Thản (1997), nhìn chung câu nghi vấn trong tiếng Việt có thể được hệ thống hóa thành các loại chính như sau: 1. Câu hỏi chuyên biệt: Trong câu hỏi này, từ để hỏi trong câu nghi vấn có những vị trí trong câu rất khác nhau: Đ ối t ư ợng Ví d ụ v ề ng ư ời C đang …? Ai đang hút thu ốc trong khoang hành khách vậy? v ề vật C đang….? Cái gì đang x ảy ra d ư ới thân máy bay vậy ? v ề nguy ên nhân Tại sao C… vậy? T ại sao cánh máy bay b ị cụp lại vậy ? v ề vị trí C…. V ở đâu? Tôi nên đ ể cây gậy n ày ở đâu ? v ề thời gian Khi nào C…? Khi nào máy bay h ạ cá nh ? v ề cách thức C …như thế nào? Cô ti ếp vi ên đó ph ục vụ như th ế n ào ? v ề số l ư ợng M ột h ành khách đư ợc phép mua m ấy chai [...]... DỤNG PHÉP LỊCH SỰ VÀ HIỆU QUẢ TRONG GIAO TIẾP HÀNG KHÔNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG 4.1 Thực trạng sử dụng phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không 4.1.1 Khảo sát gián tiếp 4.1.1.1 Khảo sát kỹ năng sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt một cách lịch sự dựa vào các tình huống giao tiếp hàng không 4.1.1.2 Khảo sát kỹ năng dịch Anh - Việt và Việt –... lược lịch sự trong giao tiếp hàng không - Trình bày đặc điểm của giao tiếp hàng không, các tình huống giao tiếp hàng không và phân tích các kỹ năng sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt trong giao tiếp hàng không một cách lịch sự trong các tình huống giao tiếp hàng không qua các hành động ngôn từ mời, yêu cầu, đề nghị được thể hiện qua câu nghi vấn - Trình bày đặc điểm các tình huống giao tiếp hàng không trong. .. xác định hướng tiếp cận trong giảng dạy KẾT LUẬN Luận án Phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không (trong tiếng Việt và tiếng Anh) ” sau khi tiến hành đã khẳng định tính lịch sự có vị trí đặc biệt trong giao tiếp hàng không, và tính lịch sự trong giao tiếp hàng không được thể hiện chủ yếu qua các cấu trúc câu nghi vấn, và được nghiên cứu qua ba hành động ngôn từ mời, yêu cầu, và đề nghị, đồng... câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trong giao tiếp hàng 57 65 70 78 21 không từ góc độ lịch sự 2.4.1 Những điểm tương đồng 2.4.2 Những điểm khác biệt Tiểu kết Chương 3: CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ TRONG GIAO TIẾP HÀNG KHÔNG (TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG CÂU ĐẶC BIỆT) 3.1 Khái niệm hiệu quả trong giao tiếp nói chung và trong giao tiếp hàng không nói riêng 3.1.1 Khái niệm hiệu quả trong giao tiếp nói chung... DẠY TIẾNG ANH TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG Nhằm nâng cao chất lượng giao tiếp ngôn ngữ và giảng dạy tiếng Anh trong ngành hàng không, chương 4 thực hiện các bước sau: khảo sát (trực tiếp và gián tiếp) về kỹ năng sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh một cách lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không, 13 về kỹ năng dịch Anh - Việt, và Việt – Anh Luận án tiến hành khảo sát gián tiếp (qua phiếu khảo sát) và trực... đó không đề cao tính lịch sự mà chỉ chú trọng đến tính hiệu quả qua việc sử dụng các cấu trúc câu đặc biệt và tỉnh lược - Khảo sát trực tiếp và gián tiếp về kỹ năng sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt một cách lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không, khả năng dịch Anh – Việt, Việt – Anh, phân tích các lỗi thường gặp trong các tình huống giao tiếp hàng không - Tổng kết và khái quát những kết quả. .. phiếu khảo sát) và trực tiếp (qua ghi âm 12 mẫu đối thoại diễn ra giữa nhân viên và hành khách trong quy trình phục vụ hành khách) các tình huống giao tiếp thể hiện chiến lược lịch sự trong giao tiếp hàng không Phần khảo sát trực tiếp qua ghi âm đã thể hiện sự tương quan giữa mức độ lịch sự, bình thường và không lịch sự trong tiếng Anh và tiếng Việt trong giao tiếp hàng không, và được cụ thể hóa qua... Việt trong giao tiếp hàng không 6 Luận án đã tổng kết lại các cấu trúc lịch sự thường dùng trong câu nghi vấn tiếng Anh và tiếng Việt 7 Luận án đã khái quát các đặc điểm của giao tiếp hàng không (trong các quy trình bình thường và trong các quy trình bất thường) 8 Luận án đồng thời cũng giới thiệu những tình huống đặc biệt trong giao tiếp hàng không mà trong đó tính lịch sự không thể nào được phép sử... 1.1 Lịch sự và giao tiếp 1.1.1 Vai giao tiếp và quan hệ giao tiếp 1.1.2 Nhân tố giao tiếp 1.1.3 Hoàn cảnh giao tiếp 1.1.4 Chiến lược giao tiếp 1.2 Nguyên lý lịch sự / phép lịch sự (principle of politeness) 1.2.1 Các cách tiếp cận về phép lịch sự 1.2.2 Thể diện 1.2.3 Hành vi làm phương hại (Hành vi đe dọa Face Threatening Act) 1.2.4 Giữ thể diện (face saving) 1.3 Chiến lược hiệu quả trong giao tiếp. .. kết và khái quát những kết quả nghiên cứu, và đề xuất những ứng dụng khả thi trong phạm vi lý thuyết và ứng dụng của ngôn ngữ học theo cách tiếp cận giao tiếp liên văn hóa nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không (trong tiếng Việt và tiếng Anh) cho học viên ngành hàng không nói riêng và học viên người Việt học tiếng Anh nói chung Sau khi thực hiện các nhiệm . toàn, lịch sự và hiệu quả. Vì các lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài Phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không (trong tiếng Việt và tiếng Anh) làm đề tài của luận án. Ngành hàng không. lịch sự trong giao tiếp hàng không. - Trình bày đặc điểm của giao tiếp hàng không, các tình huống giao tiếp hàng không và phân tích các kỹ năng sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt trong giao tiếp. chất lượng giảng dạy phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không (trong tiếng Việt và tiếng Anh) cho học viên ngành hàng không nói riêng và học viên người Việt học tiếng Anh nói chung.