I. Lý thuyết: 1. Hãy nêu tên và phân tích nguyên nhân nhân khẩu học của các cơ hội dân số ở Việt Nam. Theo bạn Việt Nam cần làm gì để có thể tận dụng tốt các cơ hội dân số này? 2. Già hóa dân số là gì? Tại sao già hóa dân số ở các nước đang phát triển tuy diễn ra sau nhưng với tốc độ nhanh hơn so với già hóa dân số ở các nước phát triển? Các thách thức của già hóa dân số nhanh ở Việt Nam hiện nay là gì? 3. Chỉ rõ khung lý thuyết (sơ đồ) biểu diễn mối quan hệ giữa các quá trình và kết quả phát triển giáo dục (y tế) cùng các chỉ tiêu đánh giá kết quả của giáo dục (y tế)? 4. Quan sát hình và giải thích: (i) xu thế biến đổi của tỷ lệ tăng dân số và số dân tăng hàng năm của Việt Nam theo số liệu dự báo dân số của Liên hợp quốc; (ii) Giải thích tại sao số người tuyệt đối sẽ vẫn tiếp tục tăng cao hàng năm trong giai đoạn từ 2000-2015 mặc dù tốc độ tăng dân số giảm xuống mức khoảng trên 1%/năm? 5. Ý nghĩa của tỷ suất di dân thô và tỷ suất di dân thuần túy là gì? Nếu là một nhà quản lý về y tế ở một vùng, bạn sẽ quan tâm tới chỉ tiêu nào trong hai chỉ tiêu trên, hay cả hai và giải thích ngắn gọn hoàn cảnh và mục tiêu sử dụng chúng? 6. Trong các chỉ tiêu đánh giá mức chết, những chỉ tiêu nào thường được sử dụng để đánh giá trình độ phát triển của một vùng hay quốc gia? Tại sao? Cho ví dụ chỉ rõ các chỉ tiêu này khác nhau ở những quốc gia phát triển và đang phát triển. 7. Theo bạn, giữa mức sinh và mức chết trẻ em sẽ có mối quan hệ như thế nào? Tại sao? Vai trò của trình độ học vấn phụ nữ trong mối quan hệ này sẽ như thế nào? Nêu ngụ ý chính sách từ những phân tích của bạn? 8. Xu hướng biến động mức sinh và mức chết có tính qui luật như thế nào? Có gì khác biệt về xu hướng biến động này giữa các nước phát triển và đang phát triển? Chỉ rõ lý thuyết nhân khẩu học nào đã giúp bạn hiểu được các xu hướng này. 9. Trình bày học thuyết “Quá độ dân số”. Một số học giả cho rằng học thuyết này không giải thích được những gì diễn ra ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Hãy bình luận về nhận định này của họ với những minh chứng phù hợp. 10. Các nước đang phát triển như Việt Nam đã áp dụng chính sách giảm mức sinh thông qua chương trình kế hoạch hóa gia đình. Có các biện pháp hay chính sách xã hội nào khác mà bạn muốn đề xuất để giảm mức sinh nữa không (nêu ít nhất 3 đề xuất)? Hỗ trợ khuyến nghị của bạn với các bằng chứng phù hợp. 11.Phân tích ảnh hưởng của giáo dục đến mức sinh và mức chết trong dân số. Cần những chỉ tiêu và số liệu nào để có thể minh chứng cho những ảnh hưởng này? 12.Xây dựng khung phân tích mối quan hệ giữa dân số và y tế (giáo dục). Để phân tích mối quan hệ giữa dân số và y tế (giáo dục) ở Việt Nam, khung phân tích này có cần thay đổi gì không và thay đổi như thế nào? 13. Phân tích ảnh hưởng của dân số đến giáo dục? Có thể sử dụng các chỉ tiêu và số liệu nào để minh chứng cho những ảnh hưởng này? 14. Hiện nay Việt Nam có tình trạng càng lên cấp học cao thì tỷ lệ nữ đến trường càng ít hơn tỷ lệ nam. Theo bạn, nguyên nhân của tình trạng đó là gì? Để khắc phục cần có những giải pháp nào? Nêu rõ cơ sở lý luận và thực tế của các giải pháp đó. 15.Phân tích ảnh hưởng của di dân lao động từ nông thôn ra thành thị đến y tế. Có thể sử dụng các chỉ tiêu và số liệu nào để minh chứng cho những ảnh hưởng này? 16. Dựa trên khung phân tích mối quan hệ giữa dân số và y tế, hãy chỉ rõ cần tính đến những yếu tố dân số nào trong quá trình lập kế hoạch về phát triển y tế (lập kế hoạch đào tạo bác sĩ, xây dựng cơ sở vật chất, phát triển y tế điều trị hay y tế dự phòng…)? 17. Xây dựng khung (sơ đồ) phân tích mối quan hệ giữa dân số và y tế. Giải thích vai trò của các chính sách và chương trình dân số trong mối quan hệ này. 18. Lựa chọn và bình luận ảnh hưởng của y tế đến một trong số các quá trình dân số cơ bản. 19. Giải thích ngắn gọn về một số ảnh hưởng (tích cực/tiêu cực) của già hóa dân số đến mức sống hộ gia đình? 20. Phân tích ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức chết trẻ em sử dụng các số liệu sau đây. Giải thích cơ sở lý luận và lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá để phân tích ảnh hưởng khi sử dụng số liệu này (IMR là tỷ suất chết trẻ dưới 1 tuổi; U5MR là tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi). Mức chết của trẻ em và học vấn của mẹ. Học vấn của mẹ IMR (‰) U5MR(‰ ) Chưa đi học 49.7 76.1 Chưa hết cấp I 43.3 63.6 Tốt nghiệp cấp I 34.7 43.5 Tốt nghiệp cấp II 29.6 34.4 Tốt nghiệp cấp III trở lên 26.9 33.7 21. Các số liệu sau đây cho biết mối quan hệ gì? Cơ sở lý luận nào được sử dụng để giải thích cho mối quan hệ đó? Từ phát hiện mối quan hệ này, có thể đề xuất những ngụ ý chính sách nào? Mức sinh và học vấn của phụ nữ thời kỳ 1992-1996 Học vấn của phụ nữ TFR Số con đã từng sinh của phụ nữ 40- 49 tuổi Chưa đi học 4.03 5.13 Chưa hết cấp I 3.13 4.56 Tốt nghiệp cấp I 2.79 4.22 Tốt nghiệp cấp II 2.53 3.30 Tốt nghiệp cấp III trở lên 1.91 2.29 22. Cơ cấu lực lượng lao động theo TĐHV và trình độ CMKT ở VN qua một số năm như sau: Chỉ tiêu Cơ cấu (%) 1996 2000 2005 Tổng số 100 100 100 Trình độ học vấn Không biết chữ 5.72 3.97 3.63 Chưa tốt nghiệp tiểu học 20.72 16.49 11.95 Tốt nghiệp tiểu học 27.70 29.29 29.05 Tốt nghiệp THCS 32.08 33.01 30.30 Tốt nghiệp THPT 13.78 17.24 22.06 Trình độ chuyên môn kỹ thuật Chưa qua đào tạo 87.69 84.49 74.67 Sơ cấp 1.77 1.00 CNKT không bằng 2.26 3.78 10.59 CNKT có bằng 2.12 3.00 3.53 THCN 3.84 4.84 4.73 CĐ-ĐH trở lên 2.31 3.89 5.50 Phân tích chất lượng của lực lượng lao động thông qua trình độ học vấn và trình độ chuyên môn đạt được? Xu thế thay đổi chất lượng lực lượng lao động đặt ra những thách thức gì trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế? II. Bài tập 1. Biết dân số của một vùng tại hai thời điểm điều tra 1/7/2000 và 1/7/2010 và hệ số sống sau 10 năm như sau: Nhóm tuổi Dân số 1/7/2000 (ng) Dân số 1/7/2010 (ng) Hệ số sống sau 10 năm 0-9 31000 36840 0.92 10-19 39000 40220 0.95 20-29 36600 48800 0.93 30-39 33200 46180 0.92 40-49 31000 31260 0.91 50-59 25600 26440 0.86 60-69 23700 18760 0.70 70+ 19700 23870 0.55 Biết số sinh trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2000-2010 là 2900 trẻ, hệ số sống trung bình của trẻ mới sinh sống đến 2010 là 0.90. Tính tỷ suất di dân thuần túy chung của toàn bộ dân số và tỷ suất di dân thuần túy đặc trưng theo tuổi. Đánh giá ảnh hưởng của di dân đến biến động dân số và cơ cấu tuổi của dân số trên. Hãy cho biết những đặc điểm nào về cơ cấu tuổi của người di dân và cơ cấu tuổi dân số của vùng trước và sau di dân giúp bạn nhận định đó là những đặc điểm của vùng nông thôn hay thành thị? Cho những minh chứng cần thiết. Nếu không có di dân trong giai đoạn này, cơ cấu tuổi của dân số vùng A sẽ thay đổi như thế nào sau 10 năm? Sử dụng tuổi trung vị làm chỉ tiêu đánh giá cho nhận định của bạn. 2. Thu thập được các số liệu về dân số nữ ở một vùng năm 2010 như sau: Nhóm tuổi DS nữ TB vùng A (1000 ng) ASFR x (‰) Hệ số sống sau 5 năm 0-4 150 - 0.90 5-9 156 - 0.90 10-14 130 - 0.97 15-19 100 26 0.96 20-24 190 170 0.95 25-29 110 200 0.94 30-34 100 150 0.91 35-39 90 90 0.90 40-44 85 40 0.85 45-49 75 9 0.83 50-59 55 - 0.80 60+ 200 - 0.60 So sánh mức sinh của vùng ở hai thời điểm 2010 và 2015 nếu khả năng sinh sản của phụ nữ theo tuổi vẫn không thay đổi trong suốt 5 năm. Biết dân số trung bình vùng A năm 2010 là 2883 nghìn người. Nếu tỷ suất chết thô trong cùng năm của vùng là 8 (‰) thì vùng sẽ có tốc độ tăng dân số là bao nhiêu? Hãy sử dụng các giả thiết phù hợp trong quá trình tính toán và phân tích. 3. Dân số vùng A năm 2010 là 10,000 với các số liệu cụ thể như sau: Nhóm tuổi % so với tổng dân số SR 0-14 34.2 102 15-19 9.5 100 20-24 9.4 99 25-29 8.5 97 30-34 7.5 96 35-39 6.5 94 40-44 6 93 45-49 4.5 82 50+ 13.9 80 Tỷ suất sinh thô của vùng A là 20‰ mỗi năm, nếu sử dụng chỉ tiêu này đánh giá mức sinh của vùng sẽ gặp vấn đề gì? Nếu chỉ có các số liệu thống kê như trong bảng, bạn hãy tìm cách (sử dụng một chỉ tiêu khác) để cải thiện thước đo đánh giá mức sinh của vùng. Đánh giá về cơ cấu tuổi của từng nhóm tuổi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các số liệu thống kê sẵn có trong bảng số liệu trên đây. Ngoài những số liệu trên, để cải thiện được đo lường mức sinh của vùng tốt hơn nữa, bạn cần tìm thêm những số liệu gì? Cho ví dụ cụ thể để tính được chỉ tiêu đó cho vùng A. 4. Phân tích xu thế biến động mức sinh ở Việt Nam gắn với các thời kỳ phát triển kinh tế xã hội và chính sách Dân số sử dụng các số liệu về tỷ suất sinh thô sau đây. Năm CBR Năm CBR Năm CBR Năm CBR Năm CBR 1957 44.0 1992 30.0 1997 22.8 2002 18.2 2007 16.9 1969 36.3 1993 25.8 1998 21.5 2003 17.5 2008 16.7 1974 34.5 1994 25.2 1999 19.9 2004 18.7 2009 17.6 1979 32.5 1995 23.9 2000 19.2 2005 18.6 2010 17.1 1989 30.1 1996 22.8 2001 18.6 2006 17.4 2011 16.6 2012 16.9 Xu hướng mức sinh này sẽ tác động như thế nào tới bình đẳng giới ở Việt Nam? Bạn sẽ sử dụng những chỉ tiêu đánh giá về bình đẳng giới nào để minh chứng cho các bình luận của mình? 5. Biết số liệu dân số của một địa phương trong hai cuộc điều tra vào 1/7/2000 và 1/7/2010 cùng hệ số sống trong thời kỳ 10 năm như sau: Nhóm tuổi (x,x+n) Dân số 1/7/2000 (người) Dân số 1/7/2010 (người) Hệ số sống trong 10 năm 0-9 50000 35500 0.93 10-19 45000 40870 0.98 20-29 35500 63540 0.96 30-39 33300 41180 0.96 40-49 28000 32270 0.93 50-59 27600 25220 0.87 60-69 20600 18950 0.85 70+ 19500 18770 0.55 Hãy phân tích ảnh hưởng của di dân đến những biến đổi cơ cấu tuổi dân số của vùng trên giữa hai cuộc điều tra. Biết số trẻ em sinh trung bình mỗi năm trong thời kỳ trên là 3750 trẻ, hệ số sống của trẻ mới sinh sau 10 năm là 0.93. Hãy phân tích vai trò của biến động tự nhiên và biến động cơ học trong biến động dân số cùng với các ngụ ý chính sách trong kiểm soát gia tăng dân số của vùng trên. 6. Có số liệu về dân số nữ ở một vùng năm 2010 như sau: Nhóm tuổi Số nữ trung bình (nghìn người) Hệ số sống sau 5 năm ASFR x,x+n (‰) 10-14 90 0.93 - 15-19 115 0.98 41 20-24 125 0,96 175 25-29 95 0,95 189 30-34 90 0,95 138 35-39 85 0,96 87 40-44 75 0,95 39 45-49 55 0,93 14 So với năm 2010 thì tỷ suất sinh chung của năm 2015 tăng hay giảm? Vì sao? Trong quá trình phân tích số liệu để chứng minh cho nhận định của mình bạn lưu ý sử dụng các giả thiết phù hợp. (Áp dụng phương pháp dự báo dân số thành phần) Nếu trong giai đoạn 2010-2015, số nhập cư là nữ đến vùng trên tập trung vào nhóm tuổi 25-29, số chuyển đi tập trung vào nhóm hết tuổi lao động, bạn dự báo tình hình mức sinh sẽ có gì thay đổi so với tình trạng khi không có di dân hay không? Phân tích rõ cơ sở lý luận (lý thuyết về yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh) và thực tế (số liệu từ câu trên) đối với nhận định của bạn. 7. Cho số liệu dân số ở một vùng như sau: Nhóm tuổi Toàn vùng Thành thị Nông thôn DSTB Số chết trong năm DSTB Số chết trong năm DSTB Số chết trong năm 0-5 1257545 9935 222955 1144 1034590 8791 5-15 5914697 6474 1164675 878 4750022 5596 15-25 9022133 9946 1756482 1171 7265651 8775 25-35 9077591 17330 1735035 2188 7342556 15142 35-45 5304155 11867 1154675 1860 4149480 10007 45-55 4450270 50151 1318540 9553 3131730 40598 55-65 2102417 52635 572744 9541 1529673 43094 65+ 2741514 158902 680483 30756 2061031 128146 - Đánh giá mức chết của vùng trên cũng như mức chết ở thành thị và nông thôn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá đã biêt. - So sánh mức chết giữa nông thôn và thành thị. Hãy phân tích nguyên nhân thuộc về dân số và trình độ phát triển KTXH dẫn tới sự khác biệt mức chết giữa nông thôn và thành thị đã phát hiện được từ câu trên, từ đó đề xuất các chính sách nhằm giảm bớt sự khác biệt đó. 8.Có số liệu dân số ở vùng A như sau. Nhóm tuổi (x,x+n) S x,x+n P x,x+n, 1/7/2009 (người) NMR x,x+n (‰) 0-9 0,93 19510 0 10-19 0,98 14850 0 20-29 0,97 13110 3.5 30-39 0,95 11020 2.7 40-49 0,92 7380 -3.2 50-59 0,87 5340 -5.1 60-69 0,75 3950 1.8 70 + 0,65 2950 0 - Biết dân số trung bình năm 2010 là 80454 người, số trẻ em sinh ra trung bình mỗi năm thời kỳ dự báo là 1720 trẻ, hệ số sống của trẻ mới sinh và sống đến cuối kỳ dự báo là 0,92. Hãy dự báo dân số tự nhiên của vùng và nhận xét về biến động tự nhiên trong thời kỳ dự báo. Nếu tỷ suất di dân thuần túy trung bình hàng năm trong thời kỳ dự báo không thay đổi như trong bảng, hãy cho biết di dân ảnh hưởng như thế nào đến quy mô và cơ cấu dân số kỳ dự báo? . 21 .5 20 03 17.5 20 08 16.7 1974 34.5 1994 25 .2 1999 19.9 20 04 18.7 20 09 17.6 1979 32. 5 1995 23 .9 20 00 19 .2 2005 18.6 20 10 17.1 1989 30.1 1996 22 .8 20 01 18.6 20 06 17.4 20 11 16.6 20 12 16.9 Xu hướng. năm 0-9 31000 36840 0. 92 10-19 39000 4 022 0 0.95 20 -29 36600 48800 0.93 30-39 3 320 0 46180 0. 92 40-49 31000 3 126 0 0.91 50-59 25 600 26 440 0.86 60-69 23 700 18760 0.70 70+ 19700 23 870 0.55 Biết số. 1164675 878 4750 022 5596 15 -25 9 022 133 9946 17564 82 1171 726 5651 8775 25 -35 9077591 17330 1735035 21 88 73 425 56 151 42 35-45 5304155 11867 1154675 1860 4149480 10007 45-55 445 027 0 50151 1318540