TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ a) Tiêu chí về nội dung: - Đảm bảo chính xác về nội dung kiến thức, nội dung tư tưởng. - Khoa học trong thiết kế trình bày. Các slide không quá nhiều (bình thường nhỏ hơn hoặc khoảng 15 slide/ 1 tiết, không kể các video clip và các slide minh họa hình ảnh), được thiết kế khoa học phù hợp với đặc trưng bộ môn, có tác dụng giúp học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, luyện tập. Nội dung các slide trình bày sao cho thể hiện nổi bật kiến thức, có tính hệ thống. Logic; hình thức thẩm mỹ, hấp dẫn, giúp học sinh tập trung chú ý, không phân tán sự chú ý của học sinh; phù hợp với phương pháp dạy học tích cực – thể hiện rõ dụng ý dẫn dắt HS suy nghĩ, tìm tòi, khám phá… - Các phần mềm SGK và các slide, các phim tư liệu (nếu có) làm rõ và thể hiện được sinh động nội dung bài học, đạt kết quả cao cho minh họa, khám phá, hệ thống và khắc chốt kiến thức. Ghép nối giữa phần mền giáo khoa và phim tư liệu khéo léo, phù hợp với trình tự bố cục và logic bài học. - Trắc nghiệm sinh động đạt hiệu quả củng cố, luyện tập, đánh giá tiết học. b). Tiêu chí về hình thức: - Hình và chữ phải rõ nét, cỡ chữ đủ lớn để xem (khoản 28 trở lên), ngắn gọn, trình bày đẹp có tính trực quan, thể hiện nổi bật kiến thức, đúng chính tả. - Phối màu khoa học theo nguyên tắc tương phản đảm bảo dễ nhìn. - Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh chuyển động được sử dụng có mức độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không quá tải, gây nhiễu loạn và mất tập trung cho học sinh. c). Tiêu chí về hiệu quả: - Thực hiện được mục tiêu bài học. - Học sinh hiểu bài và hứng thú học tập. - Học sinh tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức. - Học sinh được thực hành luyện tập. - Phát huy được tác dụng nổi bật của CNTT mà phấn bảng và đồ dùng dạy học khác khó đạt được. d). Tránh một số lỗi thường gặp: - Khâu chuẩn bị: + Về nội dung: chưa biết chắt lọc và tinh giản kiến thức trình bày trên các slide. + Về cấu trúc: sử dụng các slide đơn thuần thay cho phấn bảng, bắt chước nguyên xi cấu trúc bài giảng trong SGK, thiếu sáng tạo ra các cấu trúc mới, đơn giản, hợp với quy luật nhận thức của học sinh trong môI trường giảng dạycó thiết bị điện tử. + Về tư liệu hình ảnh và multimedia: thừa hoặc thiếu. - Khâu thiết kế: + Sốlượng slide nhiều hơn mức cần thiết, tốc độ lật nhanh kiến học sinh không theo dõi kịp. + Mỗi slide chứa quá nhiều chữ dẫn đến kích cỡ chữ nhỏ, người đọc không thấy rõ hoặc mệt mỏi vì theo dõi. + Phối hợp màu sắc không chuẩn, thiếu quy tắc về sáng/ tối, độ đậm/ nhạt, độ tương phản khiến các slide không đạt được độ hài hoà c/thiết gây ức chế t/lý cho HS. + Lạm dụng các hiệu ứng chuyển động: đây là vấn đề thường gặp nhất ở các giáo viên mới bắt đầu sử dụng MS Powerpoint trong dạy học. Các hiệu ứng về text và graphic có thể “gây sự chú ý không chỉ định” nơi HS, nhưng nếu quá nhiều sẽ gây phản tác dụng. + Lạm dụng các h/ứng âm thanh gây nhiễu cho b/giảng. + Chưa nắm được các phương pháp thiết kế nhanh và có hiệu quả nên thường sa đà vào các thủ thuật thủ công, làm mất thời gian. Ví dụ quá quan tâm đến thứ tự xuất hiện của chữ, công thức và hình; không biết cách điều khiển các đối tượng bằng các choc năng có sẵn (trigger). - Khâu thể hiện bài giảng trên lớp: + Quá phụ thuộc vào thiết bị: giáo viên mới sử dụng thường mất nhiều thời gian cho các thao tác kỹ thuật như đầu nối thiết bị máy tính, loa, màn hình. Trong quá trình dạy học có tâm lý sợ hang hóc gây ức chế, không dám rời bàn giáo viên, hạn chế bao quát tới mọi đối tượng học sinh. + Không thoát ly được các slide: coi việc chuẩn bị nội dung của mình là cố định, cứ thế làm, bất kể tình huống trên lớp đòi hỏi phải điều chỉnh, thay đổi. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIỜ DẠY Ở BẬC TRUNG HỌC Các mặt Các yêu cầu Điểm Nội dung 1 Chính xác khoa học (khoa học bộ môn và quan điểm tư tưởng, lập trường chính trị). 0-0,5 1-1,5 2,0 2 Bảo đảm tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm 3 Liên hệ với thực tế (nếu có), có tính giáo dục. Phương pháp 4 Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp. 5 Kết hợp tốt các phương pháp trong việc dạy và học. Phương tiện 6 Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp 7 Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực, giáo án hợp lý. Tổ chức 8 Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các khâu. 9 Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài, với các đối tượng, học sinh hứng thú học Kết quả 10 Đa số học sinh hiểu bài; nắm vững trọng tâm biết vận dụng kiến thức. ĐIỂM TỔNG CỘNG XẾP LOẠI Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN DẠY ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………. Nam Định, ngày .… tháng .… năm 20…. Chữ ký của giáo viên Người dự gờ (Ký, ghi rõ họ tên) . hiện được mục tiêu bài học. - Học sinh hiểu bài và hứng thú học tập. - Học sinh tích cực chủ động chi m lĩnh tri thức. - Học sinh được thực hành luyện tập. - Phát huy được tác dụng nổi bật của CNTT. pháp thiết kế nhanh và có hiệu quả nên thường sa đà vào các thủ thuật thủ công, làm mất thời gian. Ví dụ quá quan tâm đến thứ tự xuất hiện của chữ, công thức và hình; không biết cách điều. bài giảng trên lớp: + Quá phụ thuộc vào thiết bị: giáo viên mới sử dụng thường mất nhiều thời gian cho các thao tác kỹ thuật như đầu nối thiết bị máy tính, loa, màn hình. Trong quá trình dạy