1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai 11

8 170 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 504,5 KB

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 11 Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai 1.Hình . Sớc- sin, Ru- dơ- ven và Xta- lin tại hội nghị I- an- ta. Từ trái qua phải là Sớc-sin,Ru-dơ-ven và Xta-lin. Nội dung: Hội nghị I- an- ta là một hội nghị quốc tế quan trọng nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai. Hội nghị được tổ chức tại I- an-ta trên bán đảo Crưm (Liên xô cũ) từ ngày 4 đến 12-2-1945. Tham gia hội nghịgồm có chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô- Xta- lin,Tổng thống Mĩ-Ru- dơ-venvà thủ tướng Anh- Sớc-sin. Trong ảnh là ba nguyên thủ quốc gia- ba nhân vật quan trọng của hội nghị, có vai trò quyết định những nội dung chính của hội nghị I-an-ta: Từ trái qua phải là Sớc-sin,Ru-dơ-ven và Xta-lin. Hội nghị I-an-ta được triệu tập khi chiến sự ở châu Âu sắp kết thúc. Lúc này công việc trọng tâm mà ba nguyên thủ quốc gia chú ý là tình hình thế giới sẽ được sắp xếp như thế nào sau chiến tranh. Sau 9 ngày tranh luận, cuối cùng, hội nghị đã nhất trí phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước và khu vực sau chiến tranh như sau: - Tại châu Âu, Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng đông Âu, phía đông nước Đức và đông Béc-lin; vùng Tay Âu, phía tây nước Đức và tây Béc-lin thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh. - Tại châu Á,do việc Liên Xô nhận tham chiến đánh quân đội phát xít Nhật Bản, nên Mĩ và Anh đã chấp nhận những yêu sách của Liên Xô là duy trì nguyên trạng Mông Cổ ( tức là tôn trọng nền độc lập của nước này), đồng ý trả lại cho Liên Xô phía nam đảo Xa-kha-lin, trao trả cho Trung Quốc đất đai đã bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng trước đây ( như Đài Loan,Mãn Châu …), thành lập chính phủ liên hiệp gồm Quốc dân Đảng và Đảng Cộng Sản Trung Quốc. - Triều Tiên cũng được công nhận là một quốc gia độc lập, nhưng tạm thời quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38. - Các vùng còn lại của châu Á ( như Đông Nam Á, Nam Á …) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây như trước đây. Hội nghị I-an-ta cũng thông qua tuyên ngôn về châu Âu được giải phóng, tuyên bố nhân dân các nước có quyền tự do quyết định sự lựa chọn của mình,dùng phương pháp dân chủ đẻ giải quýêt các vấn đề chính trị và kinh tế của họ. Như vậy, Hội nghị I-an-ta nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của ba nước Liên Xô, Mĩ và Anh. Hội nghị đã đóng góp một vai trò tích cực trongn việc giải quyết vấn đề nước đức, Nhật Bản và thành lập một tổ chức quốc tế sau chiến tranh ( Liên hợp quốc ), đồng thời, hội nghị cũng dẫn đến sự hình thành trật tự hai cực sau chiến tranh: “Trật tự hai cực I-an-ta” do Mĩ và Liên Xô đứng đầu, sau đó tiến hành cuộc “ chiến tranh lạnh” ( kéo dài từ 1947 đến 1989). Phương pháp sử dụng: Đây là bức ảnh chụp ba nguyên thủ quốc gia của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh tại hội nghị I-an-ta tháng 2-1945. GV sử dụng kênh hình này để dạy mục I- Sự hình thành trật tự thế giới mới. GV cho HS quan sát tổng thể bức ảnh,đặt câu hỏi gợi mở, định hướng để HS trả lời: - Những nhân vật trong bức ảnh này là ai? - Họ đến hội nghị I-an-ta để làm gì? - Những ai được tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của hội nghị? - Hội nghị này đã diễn ra như thế nào và kết quả ra sao? Sau khi đặt các câu hỏi gợi mở để HS trả lời,GV tiến hành khai thác kênh hình và kết luận. 2.Hình. Một cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc Nội dung: Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh, là tổ chức có sự tham gia của hầu hết các quốc gia độc lập và có chủ quyền trên thế giới. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập năm 1945 theo sáng kiến của Liên Xô , Mĩ, Anh,Pháp và Trung Quốc,…Đây là một tổ chức quốc tế cố nhiều cơ quan, trong đó lớn nhất là Đại hội đồng Liên hợp quốc. Đại hội đồng Liên hợp quốc bao gồm tất cả các nước thành viên có quyền bình đẳng như nhau (mỗi nước được một lá phiếu biểu quyết). Thẩm quyền của Đại hội đồng rất lớn: Có quyền thảo luận bất cứ vấn đề hoặc sự kiện nào trong khuôn khổ Hiến chương Liên hợp quốc và đề xuất kiến nghị về các vấn đề đó với các nước thành viên hoặc với Hội đồng bảo an. Đại hội đồng mỗi năm họp một lần,trưởng đoàn mỗi nước đến dự thường là bộ trưởng ngoại giao. Cuộc họp khai mạc vào ngày thứ ba của tháng 9 hằng năm tại trụ sở chính của Liên hợp quốc ở Niu Oóc( Mĩ), hoặc tại trụ sở ở Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sĩ) và thường khai mạc vào khoảng ngày 20-12 hằng năm. Ngoài ra, Đại hội đồng còn có thể tiến hành những phiên họp đặc biệt khẩn cấp. Tại các phiên họp của Đại hội đồng, nguyên thủ của các quốc gia hoặc thủ tướng chính phủ những nước thành viên cũng có thể tới trình bày tham luận của mình. Nếu như lúc mới thành lập, Liên hợp quốc chỉ có 50 thành viên, thì nay đã có 180 quốc gia. Việt Nam gia nhập tổ chức này từ tháng 9-1977. Nhìn chung, trong hoạt động của mình từ khi thành lập đến nay, Đại hôị đồng Liên hợp quốc đã có nhiều đóng góp cho phong trào vì hoà bình, ổn định và phát triển của thế giới, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các thành viên và quốc gia trên thế giới…Với những việc đã làm được, năm 2001 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã được nhận giải thưởng Nô-ben hoà bình. Phương pháp sử dụng: Đây là bức ảnh chụp quang cảnh của một cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc. GV sử dụng bức ảnh này để dạy mục II- Sự thành lập Liên hợp quốc…Sau khi hướng dẫn HS tập trung vào quan sát ảnh,GV có thể tiến hành khai thác kênh hình như nội dung đã hướng dẫn ở trên. 3. Sự thành lập Liên hợp quốc: Đại hội thành lập Liên hợp quốc kéo dài trong 2 tháng. Vấn đề chủ yếu của chương trình nghị sự là soạn thảo chi tiết và thông qua hiến chương Liên hợp quốc. Ngày 26/6/1945, hội nghị thông qua hiến chương Liên hợp quốc, có 153 đại biểu của 50 nước ký tên. Sau khi đã được quốc hội các nước ký kết phê chuẩn, hiến chương Liên hợp quốc bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/10/1945. Ngày này được coi là ngày thành lập Liên hợp quốc. Trụ sở của Liên hợp quốc, theo quyết định của Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 2 năm 1946, được chọn đặt ở thành phố Niu I-oóc (Mĩ). Khu vực đóng các cơ quan chính của Liên hợp quốc gọi là trụ sở của Liên hợp quốc, được hưởng quyền bất khả xâm phạm về (nhà cửa, thư tín, tài liệu, tài sản…). Quyền xuất nhập cảnh vào trụ sở Liên hợp quốc được đảm bảo cho các thành viên và khách mời của Liên hợp quốc, mà không phụ thuộc vào quan hệ và thái độ của họ với chính quyền Mĩ, ngược lại nhà chức trách và cảnh sát Mĩ không được vào trụ sở của Liên hợp quốc, nếu không được sự đồng ý của tổng thư ký Liên hợp quốc. Lá cờ Liên hợp quốc có biểu tượng một quả địa cầu nhìn về bắc cực để thấy tất cả các nước và được bao quanh bằng 2 nhành lá ô-liu. Biểu tượng màu trắng trên nền cờ màu xanh hoà bình. Biểu tượng được chọn vào năm 1947 sau một cuộc thi tuyển quốc tế. Các tổ chức chính của Liên hợp quốc gồm có: - Đại hội đồng Liên hợp quốc họp thường liên từ tháng 9 đến tháng 12, bao gồm đại biểu của tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc. - Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là cơ quan thường trực quan trọng nhất của Liên hợp quốc. Theo hiến chương của Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an có nhiệm vụ chủ yếu là duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Hội đồng bảo an có 15 uỷ viên, trong đó có 5 uỷ viên thường trực (không phải bầu lại) là Liên Xô (nay Nga kế thừa), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc và 10 uỷ viên không thường trực (lúc đầu có 6 nước, từ năm 1965 tăng lên 10 nước) do đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra, nhiệm kỳ 2 năm. Hội đồng bảo an họp thường kỳ dưới sự chủ toạ của chủ tịch hội đồng. Mọi quyết định của hội đồng bảo an được thông qua dựa trên nguyên tắc nhất trí của các hội đồng thành viên thường trực. Những nghị quyết của hội đồng bảo an được thông qua mang tính chất bắt buộc thi hành đối với tất cả hội viên. Hội đồng bảo an có quyền hạn rộng rãi trong việc giải quyết những tranh chấp giữa cá nước bằng phương pháp hoà bình, cũng như trong việc sử dụng lực lượng quân đội nhằm ngăn chặn, loại trừ hiểm hoạ đe doạ hoà bình và chấn áp những hành vi xâm lược. - Ban thư ký của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư ký Liên hợp quốc có nhiệm kỳ 5 năm, do hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua. Dưới quyền của Tổng thư ký Liên hợp quốc là một bộ máy có hàng ngàn nhân viên từ nhiều nước. Ban thư ký của Liên hợp quốc đảm bảo các hoạt động thường ngày của Liên hợp quốc. - Hội đồng kinh tế và xã hội bao gồm nhiều uỷ ban và các tổ chức chuyên ngành. Một số tổ chức quen thuộc là: tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO), tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá (UNESCO), quỹ tiền tệ quốc tế (IMS), ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển (IBRD), tổ chức quỹ trẻ em của Liên hợp quốc (UNICEF) v.v… - Toà án quốc tế có trụ sở ở La hay (Hà Lan) để giải quýêt các vụ án quốc tế. - Hội đồng quản thác để giải quýêt về những lãnh thổ chưa được tự quản. Ngoài ra, trong hệ thống của Liên hợp quốc còn có 14 cơ quan chuyên môn và tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được kết nạp vào Liên hợp quốc ngày 20/9/1977. Hiện nay, các nước thành viên của Liên hợp quốc đã lên tới 185 nước và khu vực. Liên hợp quốc vẫn đang phát huy tác dụng to lớn trong các công việc quốc tế. 4. Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc: Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức được kết nạp vào Liên hiệp quốc Báo nhân dân , cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, số ra ngày 22/9/1977 đã in những dòng chữ khổ lớn, đậm nét, nổi bật trên đầu trang nhất: “18 giờ 30 phút ngày 20/9, Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Đoàn đại biểu nước ta tiến vào hội trường giữa tiếng vỗ tay như sấm dậy. - Đại biểu hơn 50 nước đứng thành hàg dọc nhiệt liệt hoan nghênh đoàn ta - Cờ đỏ sao vàng tung bay ở trụ sở Liên hợp quốc - Nhiều nước trên thế giới gửi điện chúc mừng.” Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ của nước ta với cộng đồng thế giới. Sự kiện đó đã diễn ra từ kết quả của cuộc chiến đấu khốc liệt nhất, gian khổ nhất và vẻ vang nhất trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Trong phiên họp ngày 20 tháng 9 năm 1977, vào lúc 18giờ 30 phút, Chủ tịch khoá họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng ngoại giao Nam Tư La-da Môi-xốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”. Cả phòng lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Sáng ngày 21/9, tại trụ sở của Liên hợp quốc đã diễn ra lễ trọng thể kéo lá cờ đỏ sao vàng của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tham dự bủôi lễ có Chủ tịch khoá họp 32 của Đại hội đồng La-da Môi-xốp, Tổng thư ký Liên hợp quốc Cuốc Van-hai, Cố bộ trưởng ngoại giao nước ta Nguyễn Duy Trinh và đông đảo đại diện ngoại giao, báo chí quốc tế, bạn bè Mĩ và đại diện Việt kiều tại Mĩ. Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, tổng thư ký Cuốc Van-hai phát biểu: “Ngày 20/9/1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân dân Việt Nam, mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hoà bình và công lý trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng đất nước” . Trong dịp này, nhiều đoàn đại biểu các nước (138 đoàn) trong tổng số 148 đoàn tham dự khoá họp 32 của Đại hội đồng đã phát biểu chào mừng nước ta ra nhập Liên hợp quốc. Từ đó nước ta và Liên hợp quốc đã có quan hệ chính thức và mối quan hệ đó ngày càng phát triển. 5. Tổng thư ký thứ tư của Liên hợp quốc Cuốc Van-hai: Tổng thư ký thứ tư của Liên hợp quốc, nhà hoạt động chính trị và ngoại giao nước áo C.Van- hai sinh năm 1918, cha ông vốn là người Séc và đã đổi họ của mình từ Gác-La-guých thành Oa-đe-hin. Trước khi học luật ở trường Đại học tổng hợp Viên (áo), C. Van-hai đã tình nguyện phục vụ trong quân đội áo (1936-1939), sau đó bị gọi vào quân đội Đức và đưa sang mặt trận Nga cho tới năm 1941. C.Van-hai hoạt động ngoại giao từ năm 1945. Ông làm việc ở Bộ ngoại giao áo(1945-1947), sau đó ở sứ quán áo tại Pháp (1948-1951) và là thành viên tham gia chuẩn bị “Hiệp ước về khôi phục đôc lập và dân chủ của áo” (1955, ký kết giữa áo với 4 nước lớn, nhằm khôi phục độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của áo sau chiến tranh thế giới thứ hai. Từ năm 1951 đến 1955, Cuốc Van-hai làm Vụ trưởng Cán bộ Bộ ngoại giao. Năm 1955 – 1956 là quan sát viên thường trực của áo tại Liên hợp quốc, năm 1960-1968 và 1970-1971 là đại diện thường trực của áo tại Liên hợp quốc. Tháng 1 năm 1972, C.Van-hai được bổ nhiệm làm tổng thư ký Liên hợp quốc. Với cương vị là Tổng thư ký Liên hợp quốc, những hoạt động của C.Van-hai chứng tỏ ông có cách giải quyết những vấn đề phức tạp nhất của quan hệ quốc tế, chẳng hạn vấn đề Mĩ xâm lược Việt Nam, vấn đề xung đột ở cận Đông, vấn đề về nạn khủng bố quốc tế,… Ban thư ký của C.Van-hai hoạt động có hiệu quả và có những cố gắng cứu trợ to lớn đối với một số nơi như Băng-la-đét, Ni-ca-ra-goa và Goa-tê-ma-la hoặc những chiến dịch duy trì hoà bình ở Síp và Trung Đông… Chính trong nhiệm kỳ của C.Van-hai, Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Năm 1981, C.Van-hai kết thúc nhiệm kỳ Tổng thư ký Liên hợp quốc. Năm 1982, ông trở thành giáo sư trường ĐH Joóc-giơ-pao (Mĩ). Từ năm 1986, C.Van-hai đã giành thắng lợi trong cuộc tranh cử và trở thành Tổng thống Áo cho đến năm 1992. Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và tổng hợp . PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 11 Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai 1.Hình . Sớc- sin, Ru- dơ- ven và Xta- lin. cực sau chiến tranh: “Trật tự hai cực I-an-ta” do Mĩ và Liên Xô đứng đầu, sau đó tiến hành cuộc “ chiến tranh lạnh” ( kéo dài từ 194 7 đến 198 9). Phương pháp sử dụng: Đây là bức ảnh chụp ba. trong quân đội áo ( 193 6- 193 9), sau đó bị gọi vào quân đội Đức và đưa sang mặt trận Nga cho tới năm 194 1. C.Van-hai hoạt động ngoại giao từ năm 194 5. Ông làm việc ở Bộ ngoại giao áo( 194 5- 194 7),

Ngày đăng: 28/05/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w