Trường THCS Ân Thạnh Vật lí 9 Nguyễn Thị Thanh Toàn Tuần : 27 Ngày KT : 28 /02 / 2011 Tiết : 51 KIỂM TRA MỘT TIẾT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Phạm vi : HS nắm và hệ thống lại kiến thức đã được học ở Chương II và chương III ( từ bài 33 đến bài 45). - Nhằm kiểm tra một số kiến thức cơ bản về dòng điện xoay chiều, máy biến thế, hiện tượng khúc xạ, sự tạo ảnh qua thấu kính, cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính, vận dụng công thức về thấu kính để tính khoảng cách của ảnh và độ cao của ảnh, - Đánh giá việc tiếp thu kiến thức của HS. - Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài có khoa học . - Giáo dục cho HS tính độc lập, tự chủ trong khi làm bài . MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ đề Thấp Cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1 Điện từ - ĐK xuất hiện dòng điện xoay chiều. - Công dụng của MBT. - Biết cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện. - Xác định được tỉ lệ vòng dây của các cuộn dây của máy biến thế và cuộn dây nào mắc với hai đầu máy phát điện. Số câu 1 2 1 4 Số điểm 0.5 1 1.5 3 (30%) Chủ đề 2 Hiện tượng khúc xạ ánh sáng - Sự khúc xạ ánh sáng từ mt trong suốt này sang mt trong suốt khác. - Hiểu được i = 0 thì tia sáng không bị gãy khúc tại mặt phân cách. Số câu 1 1 2 Số điểm 0.5 0.5 1 (10%) Chủ đề 3 Thấu kính và ảnh tạo bởi thấu kính - Đặc điểm của thấu kính. - Đặc đặc của tia ló ra khỏi thấu kính - Biết sử dụng công thức thấu kính cho từng trường hợp. - Biết được ảnh tạo bởi mỗi loại thấu kính. - HS nêu được loại ảnh tạo bởi thấu kính. - Bằng cách vẽ xác định được quang tâm O và các tiêu điểm của thấu kính. - Sử dụng được công thức để tính d’; h’ của ảnh tạo bởi TK. - Biết TK dịch chuyển về phía nào khi có điều kiện của ảnh. Số câu 2 3 1 6 Số điểm 1 1.5 3 0.5 6 (60%) Tổng số câu 4 6 2 12 Tổng số điểm 2.0 (20%) 3.0 (20%) 5.0 (50%) 10 II . ĐỀ KIỂM TRA : Đề : Trường THCS Ân Thạnh Vật lí 9 Nguyễn Thị Thanh Toàn I. TRẮC NGHIỆM : Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất (5 điểm): Câu 1( 0,5đ) Khi ánh sáng đi từ môi trường không khí vào môi trường nước thì góc khúc xạ sẽ : A. Lớn hơn góc tới. B. Nhỏ hơn góc tới. C. Bằng góc tới. D. Tuỳ thuộc vào môi trường nước. Câu 2. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây : A. luôn luôn tăng. B. luôn luôn giảm. C. luân phiên tăng, giảm. D. luôn luôn không đổi. Câu 3. Máy biến thế dùng để : A. giữ cho HĐT ổn định, không đổi . B. giữ cho CĐDĐ ổn định, không đổi . C. làm tăng hoặc giảm CĐDĐ. D. làm tăng hoặc giảm HĐT. Câu 4. Công thức nào sau đây là đúng cho trường hợp thấu kính hội tụ cho ảnh thật ? A. ' 111 ddf −= B. ' 111 ddf += C. dfd 11 ' 1 += D. ' 111 dfd −= Câu 5. Có khi nào ánh sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác mà không bị khúc xạ không? A. Có, khi góc tới bằng 0 o . B. Có, khi góc tới gần bằng 90 o . C. Có, khi góc tới bằng 45 o . D. Không có. Câu 6. Để làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện, nên chọn phương án nào sau đây : A. Cho cường độ dòng điện đi qua đường dây nhỏ. B. Giảm điện trở của dây tải điện. C. Nâng cao hiệu điện thế trước khi truyền tải điện đi xa. D. Các phương án trên đều nên áp dụng. Câu 7. Thấu kính phân kì sẽ cho ảnh ảo khi vật nằm : A. Ngoài khoảng tiêu cự. B. Trong khoảng tiêu cự. C. Tại tiêu điểm. D. Cả ba vị trí trên đều đúng. Câu 8. Khi vật nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ thì sẽ cho ảnh : A. Ảnh thật ngược chiều với vật B. Ảnh ảo ngược chiều với vật C. Ảnh thật cùng chiều với vật. D. Ảnh ảo cùng chiều với vật. Câu 9. Đặc điểm nào sau đây là phù hợp với thấu kính hội tụ? A. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa. B. Làm bằng chất trong suốt. C. Có thể có một mặt phẳng còn mặt kia là mặt lồi. D. Cả 3 phương án đều phù hợp. Câu 10. Chiếu một chùm tia sáng song song với thấu kính phân kì theo phương vuông góc với mặt của thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ : A.thu nhỏ dần lại. B. loe rộng ra. C. bị hắt lại. D. trở thành chùm tia song song. II. TỰ LUẬN : (5 điểm) Câu 11.(1.5đ) Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế xoay chiều ở hai cực của máy là 220V. Muốn tải điện đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế thành 15400V. Hỏi phải dùng loại máy biến thế với các cuộn dây có số vòng theo tỉ lệ như thế nào ? Cuộn dây nào mắc với hai đầu máy phát điện ? Câu 12.(3.5đ) Cho hình vẽ sau với ∆ là trục chính của thấu kính, AB là vật, A’B’ là ảnh. a. A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo, thấu kính đã cho là thấu kính gì ? Vì sao ? b. Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm và hai tiêu điểm của thấu kính ? c. Biết thấu kính có tiêu cự 3cm, vật cao 1cm, đặt cách thấu kính 2cm. Tính khoảng cách của ảnh và độ cao của ảnh. d. Để có ảnh ảo cao gấp 4 lần vật thì phải dịch chuyển thấu kính về phía nào? Xác định vị trí của thấu kính lúc đó Trường THCS Ân Thạnh Vật lí 9 III. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM : I. TRẮC NGHIỆM : ( 5 điểm ) Khoanh tròn chữ cái trước đáp án em cho là đúng nhất : ( Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B C D B A C D A D B II. TỰ LUẬN : (5 điểm) Câu 11.(1.5đ) Ta có : 1 1 2 2 15400 70 220 n U n U = = = (1đ) Cuộn dây có ít vòng dây mắc với hai đầu máy phát điện. (0,5đ) Câu 12.(3.5đ) a. A’B’ là ảnh ảo vì cùng chiều với vật. (0.5 đ) Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ vì A’B’>AB (0.5 đ) b. Xác định quang tâm. - Nối B’với B kéo dài cắt trục chính tại O. Điểm đó chính là quang tâm. (0.5 đ) Dựng thấu kính hội tụ tại O -Từ B kẻ tia sáng // với trục chính cắt thấu kính. Tại I, nối I với B’ kéo dài cắt trục chính tại một điểm, điểm đó chính là tiêu điểm thứ nhất. Lấy F đối xứng với F ' qua quang tâm ta được tiêu điểm thứ hai. ( 0.5đ) c. Khoảng cách của ảnh là. Ta có : cm df df d fddddf 6 23 2.3 ' 11 ' 1 ' 111 = − = − =⇒−=⇒−= (0,75đ) - Độ cao của ảnh. Ta có : cmh d d h 31. 2 6' ' === (0.25đ) Vậy khoảng cách của ảnh là 6cm, ảnh cao 3 cm d. Để ảnh ảo cao 4 lần vật thì : ' ' ' 4 h d d d h d = ⇒ = thế vào 2 2 4 1 1 1 1 1 3 3 3 3.3 2,25 ' 4 4 4 4 4 4 d d d f d cm f d d d d d d d − = − = − = = = ⇒ = = = (0.25đ) Vậy phải dịch chuyển thấu kính về phía xa vật cách vị trí ban đầu 2,25cm - 2 cm = 0,25cm (0.25đ) Lưu ý : Mọi cách giải khác nêú đúng kết quả vẫn được điểm của câu đó . Nguyễn Thị Thanh Toàn . ngược chiều với vật B. Ảnh ảo ngược chiều với vật C. Ảnh thật cùng chiều với vật. D. Ảnh ảo cùng chiều với vật. Câu 9. Đặc điểm nào sau đây là phù hợp với thấu kính hội tụ? A. Có phần rìa mỏng. ' 111 dfd −= Câu 5. Có khi nào ánh sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác mà không bị khúc xạ không? A. Có, khi góc tới bằng 0 o . B. Có, khi góc tới gần bằng 90 o . C. Có, khi. Trường THCS Ân Thạnh Vật lí 9 Nguyễn Thị Thanh Toàn Tuần : 27 Ngày KT : 28 /02 / 2011 Tiết : 51 KIỂM TRA MỘT TIẾT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :