Vai trò hiệu trưởng trong nhà trường

19 5.6K 84
Vai trò hiệu trưởng trong nhà trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ 5 PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG (School’s Staff Development) PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG (School’s Staff Development) THỜI LƯỢNG: 10 tiết (4 tiết lý thuyết, 6 tiết thực hành) MÔ TẢ CHUYÊN ĐỀ Chuyên đề “Phát triển đội ngũ trong nhà trường phổ thông” được xây dựng trên cơ sở các chuyên đề của khóa học tại Singapore: Instructional Leadership, Mentoring for change…và kết hợp với thực tiễn nhà trường phổ thông Việt Nam trong đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay cũng như trong tương lai. Nội dung của chuyên đề đề cập đến việc xác định vai trò của đội ngũ trong sự phát triển nhà trường, vai trò lãnh đạo và quản lý của hiệu trưởng trường phổ thông trong việc phát triển đội ngũ và một số nội dung cơ bản trong lãnh đạo phát triển đội ngũ. Trong đó tập trung vào các vấn đề: xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ; hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn và nhân cách; thu hút giáo viên có chất lượng về trường, tạo động lực làm việc cho đội ngũ và đánh giá đội ngũ. MỤC TIÊU: Sau khi học xong chuyên đề người học sẽ: - Xác định được vai trò của đội ngũ đối với sự nghiệp phát triển nhà trường và vai trò của hiệu trưởng trong việc phát triển đội ngũ của nhà trường. Nhận biết được một số nội dung cơ bản về phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay và trong tương lai, trong đó trọng tâm là vấn đề phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và tạo động lực cho cán bộ viên chức. Có được một số ý tưởng mới trong lãnh đạo phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay. - Đề xuất được một số ý tưởng, biện pháp lãnh đạo và quản lý phát triển đội ngũ trong nhà trường có hiệu quả. Biết tạo động lực làm việc cho cán bộ viên chức bằng hình thức phù hợp. Biết cách hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn và nhân cách. - Mong muốn, tích cực trong đổi mới lãnh đạo và thực hiện các hoạt động phát triển đội ngũ của nhà trường. NỘI DUNG 1. Vai trò của đội ngũ đối với sự phát triển trường phổ thông và vai trò của hiệu trưởng trong việc phát triển đội ngũ 1.1 Vai trò của đội ngũ đối với sự phát triển nhà trường Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng. Đội ngũ cán bộ, viên chức là lực lượng cơ bản tham gia xây dựng và phát triển nhà trường, trong đó đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Trong quá trình lãnh đạo và quản lý trường học, hiệu trưởng không thể tự mình đổi mới các hoạt động của nhà trường. Bởi một trong những khía cạnh của quản lý là thực hiện các công việc qua nỗ lực của những người khác. Muốn mọi người tham gia thì các chủ trương đổi mới phải được đội ngũ hiểu rõ và chấp nhận. Đội ngũ cán bộ, viên chức là lực lượng ủng hộ và tạo động lực cho Hiệu trưởng triển khai thực hiện các thay đổi nếu các chủ trương đổi mới là đúng đắn. Có thể nói cán bộ, viên chức là lực lượng chính tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường và có vai trò quyết định thành công của nhà trường. Đội ngũ cán bộ viên chức là lực lượng cơ bản tham gia hoạch định chiến lược và xây dựng các kế hoạch phát triển nhà trường. Diện mạo văn hóa nhà trường cũng do họ tham gia xây dựng và vun trồng. Cùng với Hiệu trưởng họ tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, huy động và sử dụng các nguồn lực để phát triển nhà trường. Hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục. Để phát triển toàn diện học sinh thầy giáo, cô giáo sẽ là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn là do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường. 1.2 Vai trò của hiệu trưởng trong việc phát triển đội ngũ Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" đã chỉ rõ: mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện mục tiêu đó, trong mỗi nhà trường, Hiệu trưởng là người lãnh đạo phát triển đội ngũ của nhà trường. Hiệu trưởng phải chủ động thu hút và tập hợp lực lượng tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ của nhà trường với những nội dung và hình thức phù hợp. 2. Những yêu cầu về chất lượng đội ngũ của trường phổ thông hiện nay Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước. Chất lượng đội ngũ trong mỗi nhà trường thể hiện ở nhiều mặt: đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, chuẩn nghề nghiệp Giáo viên mầm non, qui định về đạo đức nhà giáo và đang hoàn thiện chuẩn hiệu trưởng trường THPT và THCS. Chuẩn nhà giáo và CBQL ở các cấp học và trình độ đào tạo khác cũng đang được chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện. Trên cơ sở của các chuẩn đã ban hành và căn cứ yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục hiện nay, có thể xác định các yêu cầu cơ bản của Hiệu trưởng trường phổ thông, nhà giáo và các viên chức trong nhà trường. 2.1 Đối với cán bộ quản lý 2.1.1 Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp - Yêu nước, yêu CNXH; gương mẫu đi đầu trong chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị xã hội của nhà trường và địa phương; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; có ý chí vượt khó khăn; biết động viên khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Gương mẫu chấp hành các qui chế của ngành, qui định của trường và kỉ luật lao động; giữ gìn phẩm chât, danh dự, uy tín nhà giáo; đảm bảo sự liêm chính, trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường; có ý thức đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực; không lợi dụng quyền lực, thực hiện dân chủ trong nhà trường. - Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập. - Có tác phong làm việc công nghiệp, khoa học. - Chuẩn mực trong quan hệ và giao tiếp có hiệu quả. 2.1.2 Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm - Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục cấp học theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. - Có trình độ chuyên môn vững vàng để có thể đảm nhận việc giảng dạy, tối thiểu đạt trình độ chuẩn theo cấp học. - Có năng lực sư phạm và khả năng tổ chức đổi mới PPDH và giáo dục nhằm tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ và nhân cách học sinh. - Có ý thức tinh thần tự học và xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập. - Có khả năng sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc trong công tác, sử dụng được tin học trong công việc quản lý nhà trường. - 2.1.3 Năng lực lãnh đạo nhà trường - Nắm bắt kịp thời những chủ trương của ngành, hiểu biết về tình hình kinh tế xã hội đất nước, địa phương trong bối cảnh hội nhập, phân tích tình hình và dự báo xu thê phát triển của nhà trường. - Xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục của nhà trường. - Xác định được các mục tiêu, thiết kế được các chương trình hành động nhằm thực hiện chiến lược phát triển nhà trường. Hướng mọi hoạt động vào mục tiêu nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. - Có bản lĩnh đổi mới, có khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời và chịu trách nhiệm về các quyết định nhằm đảm bảo cơ hội học tập cho mọi học sinh, nâng cao chât lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường. - Có khả năng vận động, tham mưu và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục và phát triển nhà trường. 2.1.4 Năng lực quản lý nhà trường - Tổ chức xây dựng các kế hoạch hành động phù hợp tầm nhìn chiến lược của nhà trường. - Xây dựng tổ chức bộ máy nhà trường hoạt động hiệu quả. Qui hoạch, tuyển chọn, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, đảm bảo sự phát triển lâu dài của nhà trường. - Quản lý việc thực hiện chương trình các môn học theo hướng phân hóa, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng theo các qui định hiện hành. - Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; quản lý giáo dục toàn diện thông qua tổ chức các chương trình giáo dục để phát triển tối đa tiềm năng của mỗi học sinh, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh để học sinh có khả năng định hướng vào một lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình. - Huy động và sử dụng có hiệu quả, minh bạch các nguồn tài chính phục vụ các hoạt động dạy học giáo dục của nhà trường. Sử dụng hiệu quả tài sản, thiết bị của nhà trường phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông. - Xây dựng và thường xuyên cải tiến các qui trình hoạt động, thủ tục hành chính của nhà trường, quản lý hồ sơ đúng qui định. - Tổ chức các phong trào thi đua lành nmạnh, động viên, khích lệ và trân trọng các thành tích của giao viên, học sinh, chăm lo đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy học và giáo dục. - Đảm bảo đánh giá kết quả các mặt hoạt động của nhà trường khách quan, khoa học, công bằng. Tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi để tư vấn, đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học giáo dục của nhà trường. 2.2 Đối với giáo viên 2.2.1 Phẩm chất chính trị và đạo đức - Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp phần phát triển đời sống văn hoá cộng đồng. Yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh; - Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương. Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật tự an ninh xã hội nơi công cộng. Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương. - Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, có nghiên cứu và có giải pháp thực hiện. Thái độ lao động nghiêm túc, đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, không tùy tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy; chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công. - Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; được đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng tín nhiệm. - Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; hết lòng phục vụ nhân dân và học sinh. 2.2.2 Trình độ chuyên môn - Có trình độ chuyên môn được đạo tạo theo đúng chuẩn trình độ của giáo viên giảng dạy ở cấp học. - Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy. - Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống. - Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học, hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu hay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ. - Có kiến thức cơ bản về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học của cấp học và vận dụng được vào việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử trong giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Có kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. và vận dụng phù hợp với cấp học, đánh giá học sinh chính xác, khách quan theo đúng các qui định hiện hành. - Có kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc để đáp ứng yêu cầu dạy học. - Có hiểu biết cơ bản về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi công tác. 2.2.3 Nghiệp vụ sư phạm - Lập được kế hoạch dạy học trong năm học và từng học kì nhằm cụ thể hóa chương trình giáo dục cấp học theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với đặc điểm của trường và lớp được phân công giảng dạy. Biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò. - Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, lựa chọn và kết hợp tốt các PPDH thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo, chủ động học tập của học sinh. - Biết cách hướng dẫn học sinh tự học. - Sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp đối tượng học sinh, sử dụng kết quả kiểm tra điều chỉnh việc học tập của học sinh một cách tích cực. - Biết khai thác và sử dụng tốt thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm hỗ trợ quá trình học tập của học sinh. - Ngôn ngữ giảng dạy trong sáng, trình bày rõ ràng, mạch lạc các nội dung của bài học. Nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường. - Có các biện pháp giáo dục cá biệt phù hợp - Có khả năng phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để theo dõi, làm công tác giáo dục học sinh. - Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp. - Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng học tập sau từng học kỳ. - Biết cách xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng vào tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục; ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong cách nhà giáo. - Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy. 2.3 Đối với nhân viên 2.3.1 Phẩm chất chính trị - Trung thành với nhà nước CHXHCN Việt nam, bảo vệ sự an toàn và lợi ích quốc gia. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị xã hội của nhà trường và địa phương; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; có ý chí vượt khó khăn; tận tụy phục vụ nhân dân và tôn trọng nhân dân. - Có lối sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm chính, không quan liêu, hách dịch, cửa quyền. - Có ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong làm việc công nghiệp, khoa học; chấp hành nội qui của trường; có ý thức giữ gìn bảo vệ của công, bảo vệ tài sản, bảo vệ lợi ích của nhà trường và của quốc gia. - Chuẩn mực trong quan hệ và giao tiếp có hiệu quả với mọi người trong quá trình công tác. 2.3.2 Trình độ chuyên môn: - Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo đạt chuẩn chức danh nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác. - Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức trau dồi kiến thức ngoại ngữ, tin học phục vụ công tác. 2.3.3 Nghiệp vụ: - Có khả năng tác nghiệp thành thạo trong lĩnh vực chuyên môn được phân công. Thực hiện đúng các công việc trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của cá nhân và bộ phận đã được qui định nhằm tham mưu, giúp việc cho hiệu trưởng trong thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường. - Chủ động sáng tạo trong công tác, phối hợp tốt công tác với các bộ phận trong nhà trường để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường. 3. Lãnh đạo phát triển đội ngũ 3.1 Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ 3.1.1 Quan điểm về xây dựng phát triển đội ngũ của nhà trường - Phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường. - Phát triển đội ngũ phải được xem là nhiệm vụ của mọi CBQL, giáo viên và nhân viên nhà trường; chứ không phải chỉ là của Hiệu trưởng. - Kế hoạch phát triển đội ngũ phải dựa trên tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu chiến lược, các giá trị, thương hiệu và thực trạng của nhà trường. 3.1.2 Qui trình lập kế hoạch phát triển đội ngũ: Ở nội dung này người hiệu trưởng phải xác định rõ định hướng chiến lược phát triển đội ngũ của nhà trường; Thu hút và tập hợp được các lực lượng tham gia quá trình xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ của trường theo định hướng đã xác định và tuân thủ qui trình lập kế hoạch để lập kế hoạch cụ thể và thiết thực. - Phân tích bối cảnh và dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ của nhà trường. - Xác định mục tiêu phát triển đội ngũ, lựa chọn mục tiêu ưu tiên. - Lập kế hoạch phát triển đội ngũ. - Kế hoạch phát triển đội ngũ phải bao gồm hai nội dung lớn: o Qui hoạch phát triển đội ngũ. o Kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ: - Triển khai kế hoạch theo các nội dung và đúng tiến độ đã xác định trong kế hoạch. - Xác định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân và bộ phận trong việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ. - Huy động và phân phối sử dụng hợp lý các nguồn lực để thực hiện kế hoạch đã vạch ra. - Có các biện pháp động viên, khuyến khích và hỗ trợ khi cần thiết để kế hoạch được thực hiện chất lượng và hiệu quả. - Dự kiến các vấn đề phát sinh để có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ - Xác định các tiêu chí đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ ở một số nội dung cụ thể (chẳng hạn: vấn đề tự học tự bồi dưỡng được đánh giá thế nào). - Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện kế hoạch để có những điều chỉnh nếu cần. - Định kì có báo cáo sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm về những công việc đã triển khai, chỉ rõ những việc đã làm tốt, những việc làm chưa được, nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục. 3.2 Lãnh đạo hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn và nhân cách Phát triển chuyên môn và nhân cách của giáo viên phải được xem là một trong những hoạt động trọng tâm của phát triển đội ngũ. Phát triển chuyên môn cho giáo viên bao gồm rất nhiều công việc như: phân công hợp lý để tạo điều kiện cho mỗi giáo viên phát huy được tốt năng lực của mình, thực hiện phân công kèm cặp hỗ trợ lẫn nhau, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, xây dựng môi trường học tập để cùng nhau tiến bộ, dự giờ đánh giá giáo viên, thực hiện các hoạt động nhằm tạo động lực cho giáo viên làm việc 3.2.1 Xây dựng nhà trường thành tổ chức học tập - Phải hình thành trong trường học kĩ năng tư duy hệ thống. Mỗi thành viên của nhà trường phải hiểu rõ các hoạt động của nhà trường, bức tranh toàn cảnh về nhà trường cũng như hình dung được, hiểu được công việc của bản thân, của bộ phận công tác của mình để hoạt động theo hướng hỗ trợ và góp phần vào sự phát triển của toàn bộ nhà trường. - Tầm nhìn, sứ mạng, những mục tiêu và cam kết của nhà trường cũng như kế hoạch phát triển nhà trường phải được chia sẻ để mọi thành viên của trường đều hiểu và cộng đồng trách nhiệm. - Phát triển các mối quan hệ theo chiều ngang để đảm bảo sự cộng tác, hợp tác giữa các cá nhân và bộ phận trong thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường; - Thực hiện tốt việc chia sẻ, truyền thông, cung cấp, trao đổi thông tin giữa các thành viên của nhà trường để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình. Tổ chức học tập phải sử dụng sự truyền thông tin công khai để mọi người được trao đổi trực tiếp và biết lắng nghe. - Phải xây dựng văn hoá nhà trường với các định hướng giá trị cụ thể để mọi người cùng hướng tới. - Hiệu trưởng phải là tấm gương về sự tự học, là người học dẫn đầu. - Tạo ra môi trường học tập để mọi người cùng nhau học tập một cách chủ động và sáng tạo (Giáo viên học, học sinh học)… 3.2.2 Lãnh đạo thực hiện các hoạt động bồi dưỡng định kì Các hoạt động bồi dưỡng định kì có thể kể đến - Bồi dưỡng thường xuyên trong hè - Bồi dưỡng chuyên đề - Bồi dưỡng thực hiện chương trình, sách giáo khoa… Để thực hiện các hoạt động này, hiệu trưởng cần chủ động xây dựng kế hoạch để chọn cử hay yêu cầu toàn thể giáo viên tham gia theo từng nội dung cụ thể. Các kế hoạch cần đề ra các yêu cầu và biện pháp cụ thể để thực hiện, có sự hỗ trợ thiết thực, tạo điều kiện để giáo viên tham gia, cùng với việc kiểm tra đôn đốc và đánh giá nghiêm túc để việc bồi dưỡng chất lượng và hiệu quả. 3.2.3 Lãnh đạo quá trình tự học, tự bồi dưỡng Nâng cao trình độ đội ngũ phải lấy tự học làm chủ yếu. Mỗi giáo viên lựa chọn một chủ đề mà họ muốn được học một cách độc lập. Khuyến khích từng GV lập kế hoạch học tập một cách kỹ lưỡng gồm các nội dung: - Các mục tiêu học tập cần phải đạt. - Các kiến thức và kỹ năng cần nắm vững. - Các hoạt động học tập sẽ thực hiện. - Cách đánh giá kết qủa đạt được. - Thời gian hoàn thành… - Nhà trường hỗ trợ (tài liệu, thời gian, kinh phí…), kiểm tra, đánh giá và động viên, khen thưởng kịp thời. 3.2.4 Hỗ trợ chuyên môn và phát triển nhân cách cho giáo viên (Mentoring). Hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trưởng. a) Hiệu trưởng phải quan tâm và có sự hỗ trợ đặc biệt đến giáo viên có nhiều khó khăn, giúp họ phát triển về chuyên môn và nhân cách để họ đảm nhiệm được nhiệm vụ phân công. - Hiệu trưởng phải biết cách thực hiện hỗ trợ giáo viên trong chuyên môn theo nguyên tắc: Không bao giờ nghĩ hộ, làm hộ người được hướng dẫn những gì họ có thể làm và thực hiện những công việc cơ bản sau: - Tiến hành phân loại giáo viên để hỗ trợ - Chọn lựa đội ngũ giáo viên hướng dẫn (kèm cặp), dựa trên một số tiêu chí cơ bản như: + Phải có định hướng rõ ràng: hỗ trợ GV đến đâu? đạt được gì? [...]... ngũ của nhà trường Đánh giá hoạt động chuyên môn trong nhà trường có thể thông qua các hoạt động như: - Dự giờ (đối với giáo viên) - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn - Thu thập thông tin phản hồi từ các đối tượng có liên quan… 4.2.2 Đánh giá sự cống hiến xây dựng nhà trường và thực hiện đổi mới hoạt động chuyên môn Đây là một trong những hoạt động đánh giá quan trọng trong nhà trường Đôi khi hiệu trưởng chú... Tiến, Bài toán Hiệu trưởng trong đổi mới quản lý trường phổ thông (Hội thảo “Giải pháp bồi dưỡng Hiệu trưởng và cán bộ quản lý trường phổ thông” của Học viện Quản lý giáo dục, 2008) 4 Tập bài giảng cho khóa học tại Viện Giáo dục quốc gia Singapore 5 Tài liệu tập huấn quản lý trường phổ thông của Học viện Quản lý Giáo dục Hà Nội 6 Học viện Quản lý giáo dục (Nhóm biên soạn chuẩn hiệu trưởng trường THPT... ngũ là một phần không thể thiếu được trong việc hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch hành động phát triển nhà trường CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 1- Tại sao nói phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường? Hiệu trưởng và cán bộ viên chức có vai trò gì trong việc phát triển đội ngũ? 2- Kế hoạch phát triển đội ngũ là gì? Tại sao cần phải lập kế hoạch phát triển đội... và hoàn cảnh bản thân Như vậy trường học thân thiện không chỉ là môi trường giúp học sinh phát triển một cách sáng tạo mà còn là môi trường để giáo viên hợp tác và chia sẻ các kiến thức chuyên môn, phương pháp sư phạm…để phát triển chuyên môn của mỗi người Khẳng định chất lượng giáo dục, xây dựng thương hiệu và uy tín của nhà trường, tuyên truyền về các giá trị của nhà trường đến cộng đồng cũng góp... hợp tác học tập với nhau nhiều hơn, bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn", tăng cường hoạt động của học sinh trong giờ lên lớp - Để thực sự đổi mới PPDH trong nhà trường bản thân người Hiệu trưởng phải hiểu rõ về các PPDH tích cực, có khả năng thực hiện dạy học theo tinh thần đổi mới PPDH Người Hiệu trưởng phải chú trọng phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên, tạo cơ hội cho GV thể hiện, tin tưởng ở... động khác trong nhà trường, khi đã triển khai thực hiện đều cần thiết có một sự đánh giá nghiêm túc để khẳng định kết quả đạt được, rút ra các bài học kinh nghiệm và xác định những nội dung điều chỉnh cần thiết để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hỗ trợ giáo viên 3.2.5 Giáo dục dạo đức nghề nghiệp: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường và... ngũ giáo viên và nhân viên trong nhà trường rất đa dạng Có thể là: - Thành tích - Sự công nhận - Bản thân công việc - Trách nhiệm - Cơ hội phát triển - Sự tự chủ - Sự tôn trọng - Nhận thức được ý nghĩa của công việc… 3.4.2 Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên và nhân viên Về nguyên tắc muốn tạo được động lực cho đội ngũ cán bộ, viên chức của nhà trường, người hiệu trưởng cần xác định và hiểu... các thành viên để có thể tạo ra cách yếu tố đó phù hợp với điều kiện của nhà trường Ở đây đề cập đến một số gợi ý về cách thức tạo ra động lực làm việc cho đội ngũ để hiệu trưởng lựa chọn và thực hiện - Làm phong phú công việc / mở rộng công việc để tránh nhàm chán trong công việc - Tạo cơ hội cho giáo viên, nhân viên tham gia (trong quá trình xác định mục tiêu, thực hiện công việc) - Thăng chức / Thăng... một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường và là trách nhiệm của hiệu trưởng Ngày 16/4/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành qui định về đạo đức nhà giáo (kèm theo quyết định số 16/2008/QĐBGD-ĐT) Qui định đề cập: - Chuẩn về tư tưởng, chính trị - Chuẩn về đạo đức - Lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo Hiệu trưởng cần tổ chức học tập để mỗi cán bộ giáo viên nắm vững các qui định... đóng góp của họ trong phát triển nhà trường Sự sáng tạo và mạnh dạn đổi mới của mỗi cá nhân và nhóm trong nhà trường cũng cần được đánh giá một cách công bằng Hoạt động này thường được thực hiện thông qua báo cáo các sáng kiến kinh nghiệm Điều quan trọng là các sáng kiến kinh nghiệm phải được tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc để xác nhận sự sáng tạo và cần được nhân rộng áp dụng trong những điều . của nhà trường. NỘI DUNG 1. Vai trò của đội ngũ đối với sự phát triển trường phổ thông và vai trò của hiệu trưởng trong việc phát triển đội ngũ 1.1 Vai trò của đội ngũ đối với sự phát triển nhà. viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Trong quá trình lãnh đạo và quản lý trường học, hiệu trưởng không thể tự mình đổi mới các hoạt động của nhà trường. Bởi một trong. Việt Nam trong đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay cũng như trong tương lai. Nội dung của chuyên đề đề cập đến việc xác định vai trò của đội ngũ trong sự phát triển nhà trường, vai trò lãnh

Ngày đăng: 28/05/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan