1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi HK II môn Lý

2 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II PHÚ QUÝ Năm học: 2009 – 2010 Môn thi: Vật lý 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) ĐỀ: I. Lý Thuyết: (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) Tốc độ bay hơi của một chất phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 2: (2 điểm) Nhiệt độ nước đá đang tan và hơi nước đang sôi lần lượt là bao nhiêu trong hai thang nhiệt giai: Xenxiut và Farenhai? Câu 3: (1 điểm) Sự ngưng tụ là gì? Cho ví dụ? Câu 4: (1 điểm) Hãy kể tên bốn hiện tượng có liên quan đến sự nóng chảy hay đông đặc mà em biết. II. Bài tập: (5 điểm) Bài 1: (1 điểm). Khi lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán, vì sao? Bài 2: (1,5 điểm). Sương mù là gì? Tại sao vào mùa đông, một số vùng lại có sương mù? Khi Mặt Trời lên, ta không còn thấy sương mù. Tại sao? Bài 3: (1,5 điểm). a) Hãy tính xem 30 o C, 40 o C ứng với bao nhiêu o F? b) Hãy tính xem 68 o F ứng với bao nhiêu o C? Bài 4: (1 điểm). Tại sao trên đường ống dẫn hơi phải có những đoạn được uốn cong? HẾT Họ và tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………… ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: VẬT LÝ 6 I. Lý thuyết: (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Câu 2: (2 điểm – Mỗi ý đúng 1 điểm) * Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là 0 o C, của hơi nước đang sôi là 100 o C. * Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32 o F, của hơi nước đang sôi là 212 o F. Câu 3: (1 điểm – Mỗi ý đúng 0,5 điểm) * Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. * Ví dụ: Các giọt sương đọng trên lá cây vào ban đêm. Câu 4: (1 điểm – Mỗi ý đúng 0,25 điểm) Bốn hiện tượng có liên quan đến sự nóng chảy hay đông đặc như: * Đúc tượng đồng. * Làm kem que. * Cho nước vào ngăn đá của tủ lạnh làm đá. * Ngọn nến đang cháy thì chảy ra. II. Bài tập: (5 điểm) Bài 1: Phải nung nóng khâu dao rồi mới tra vào cán, vì khi được nung nóng, khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi, khâu co lại xiết chặt vào cán. (1 điểm) Bài 2: * Sương mù là hiện tượng hơi nước trong không khí bị ngưng tụ khi nhiệt độ môi trường đủ thấp. (0,5 điểm) * Vào mùa đông, nhiệt độ buổi tối một số vùng hạ xuống thấp, nên hơi nước trong không khí ngưng tụ thành sương mù. (0,5 điểm) * Khi Mặt trời lên, nhiệt độ không khí tăng lên làm tốc độ bay hơi tăng lên, nên sương tan, ta không còn thấy sương mù. (0,5 điểm) Bài 3: a) 30 o C = 32 o F + (30x1,8 o F) = 86 o F. (0,5 điểm) 40 o C = 32 o F + (40x1,8 o F) = 104 o F. (0,5 điểm) b) 68 o F = (68 - 32):1,8 = 20 o C. (0,5 điểm) Bài 4: Để khi có hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản . (1điểm) . VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II PHÚ QUÝ Năm học: 2009 – 2010 Môn thi: Vật lý 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) ĐỀ: I. Lý Thuyết: (5. cong? HẾT Họ và tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………… ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: VẬT LÝ 6 I. Lý thuyết: (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt. dụ? Câu 4: (1 điểm) Hãy kể tên bốn hiện tượng có liên quan đến sự nóng chảy hay đông đặc mà em biết. II. Bài tập: (5 điểm) Bài 1: (1 điểm). Khi lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng khâu

Ngày đăng: 27/05/2015, 23:00

Xem thêm: Đề thi HK II môn Lý

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w