Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
3,11 MB
Nội dung
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 30 Bài 30 Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 1. Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh xuân 1975 Tháng 11.1974, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định mở cuộc Tổng tiến công vào mùa Xuân 1975, đánh đổ ngụy quyền Sài Gòn. - Trong ảnh: Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử họp chỉ đạo tác chiến. Ảnh tư liệu -Nội dung : Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi, Bộ Chính trị đã có quyết định kịp thời thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn ở toàn miền Nam. Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị họp, quyết định tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng Sài Gòn. Ngày 6/4/1975, bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (chiến địch Hồ Chí Minh) được thành lập. Trong đó, Tư lệnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng, Chính uỷ: Phạm Hùng, Phó tư lệnh: Thượng tướng Trần Văn Trà, trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện. Ngày 22/4 bổ sung Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Phó tư lệnh, trung tướng Lê Quang Hoà làm Phó chính uỷ. Bức ảnh chụp bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh đang họp bàn chuẩn bị cho chiến dịch. Phòng họp rất đơn sơ, trong một gian nhà thoáng rộng ở vùng giải phóng. Toàn bộ Bộ chỉ huy chiến dịch đứng và ngồi quanh một chiếc bàn hình chữ nhật rộng, hai bên đặt 2 băng ghế có chỗ tựa lưng. ở hàng ngồi phía bên trái là tư lệnh đại tướng Văn Tiến Dũng, người ngồi giữa là Lê Đức Thọ và người bên phải là chính uỷ Phạm Hùng; đứng xung quanh là các tướng tá trong bộ chỉ huy chiến dịch. Tất cả những người đứng đều mặc quân phục, không đội mũ. Toàn bộ những người trong Bộ chỉ huy đều là những người giản dị, bình thường. Họ sống và làm việc trong điều kiện vật chất hết sức đơn sơ, thiếu thốn. Nhưng từ nơi đây đã phát ra những mệnh lệnh, những quyết định chính xác, táo bạo có tính quyết định cho thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam. GV cho HS quan sát bức tranh và tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi: -Em biến gì về những nhân vật trong bức tranh? -Việc thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch Sài Gòn thể hiện điều gì? Sau khi HS trả lời GV nhận xét và giới thiệu nội dung như trên. 2. Hình: Lược đồ chiến dịch Tây nguyên Lược đồ chiến dịch Tây Nguyên * Nội dung : “Tây Nguyên là một vùng cao nguyên rộng lớn, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Nó như là mái nhà của Đông Dương. Chính vì vậy, Tổng thống Thiệu đã từng tuyên bố: “Không thể để Tây Nguyên rơi vào tay cộng sản”. Song do nhận định sai hướng tấn công của ta nên tại đây quân địch có rất nhiều sơ hở. Lực lượng của chúng bố trí vừa yếu lại vừa mỏng. Sở chỉ huy Quân đoàn II nguỵ do Phạm Văn Phú chỉ huy đóng tại Plâyku. Nắm rõ tình hình trên, Bộ chính trị chọn Tây Nguyên là trận đánh mở đầu chiến dịch mà trận then chốt là đánh vào Buôn Ma Thuột. Đúng 2 giờ sáng ngày 10-3, các loại pháo, hoả tiễn của ta tới tấp dội bão lửa vào các cơ quân đầu não của địch ở Buôn Ma Thuột. Trong khi đó, xe tăng, thiết giáp, ô tô chở bộ binh ta ào ạt tiến vào thị xã. Đây là hình ảnh chiếc xe tăng dẫn đầu đoàn quân đang tiến vào thị xã (giáo viên chỉ vào trong ảnh). Sau hai ngày chiến đấu, ta giải phóng hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột. Chiến thắng này đã làm rugn chuyển toàn bộ chiến trường Tây Nguyên. Địch vô cùng choáng váng, chúng dồn quân tái chiếm Buôn Ma Thuột, cho máy bay đổ quân ,oanh kích, ném bom dữ dội, xong đã bị quân ta liên tiếp bẻ gãy các cuộc phản kích này. Tướng Phú mệt mỏi thẫn thờ, hy vọng cuối cùng của quân nguỵ đã hết. Nguyễn Văn Thiệu buồn bã nhìn lũ tướng tá, rồi ra lệnh cho quân rút lui khỏi Tây Nguyên: “Tuỳ nghi di tản”. Cuộc rút lui của địch biến thành một cuộc tháo chạy hỗn loạn. Ta tiếp tục truy kích và tiến công. Đến ngày 24-3-1975, ta đã giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên với 60 vạn dân, xoá sổ hoàn toàn quân đoàn II của tướng Phạm Văn Phú, loại 12 vạn quân chủ lực nguỵ, thu và phá huỷ toàn bộ vũ khí. Việc giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột đã mở đầu cho một quá trình sụp đổ nhanh chóng của quân đoàn nguỵ quân, nguỵ quyền ở miền Nam, đưa cuộc chiến tranh của ta từ tiến công chiến lược sang cuộc tổng tiến công trên toàn chiến trường -GV cho HS trình bày diễn biến trên bản đồ Sau khi HS trả lời GV nhận xét và giới thiệu nội dung như trên. 3.Hình .Quân ta giải phóng cố đô Huế Ảnh quân giải phóng với lá cờ cách mạng đang tiến vào cửa Ngọ Môn của cố đô Huế. Sau thắng lợi to lớn có tính chất chiến lược tại chiến trường Tây Nguyên, diễn biến của chiến trường miền Nam phát triển mau lẹ, tạo ra thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam. Bộ Chính trị và Trung ương Đảng hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5-1975). Trước khi đánh trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, ta phải nhanh chóng đánh chiếm Huế- Đà Nẵng, giải phóng các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ. Bởi vì Huế-Đà Nẵng là nơi có địa bàn tiếp giáp với miền Bắc, địch đặc biệt chú ý phòng giữ ở đây. Hơn nữa, sau thất bại ở Tây Nguyên, địch lại càng tập trung lực lượng “tử thủ” ở đây để ngăn chặn cuộc tấn công của ta. Phát hiện địch co cụm ở Huế, Đảng ta chủ trương đánh thật nhanh, thần tốc và táo bạo, không cho địch kịp trở tay co về giữ Sài Gòn. Ngày 21-3-1975, quân ta bắt đầu tiến công Huế từ nhiều hướng, chặn các đường rút của chúng (đường số 1 đi Đà Nẵng, các cửa biển Thuận An, Tư Hiền…), hình thành bao vây địch trong thành phố. Lược đồ chiến dịch Huế- Đà nẵng . Trước kia Huế là thành luỹ trăm năm của phong kiến triều Nguyễn. Cách đây 30 năm, tại sân Ngọ Môn, ông vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn- Bảo Đại đã thoái vị, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến ở nước ta. Giờ đây Huế là một trong những thủ phủ của chính quyền nguỵ Sài Gòn, do trung tướng Ngô Quang Trưởng- tư lệnh quân khi I đóng giữ. Tướng Ngô Quang Trưởng có trong tay 3 sư đoàn chủ lực, 2 sư đoàn tổng dự bị với những đơn vị thiện chiến vào bậc nhất của quân nguỵ cũng không thể giữ được cố đô Huế. Ngày 25-3, quân ta tiến vào giải phóng cố đô Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên. Đúgn 10 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng được kéo lên đỉnh cột cờ trước Ngọ Môn. Việc mất Húê là một thảm hoạ có một không hai cho chính quyền Sài Gòn trong cuộc chiến. Thắng lợi này của quân và dân ta đã xoá bỏ được hệ thống phòng thủ chiến lược của địch ở miêng Trung, tiêu diệt quân khi I nguỵ. Bè lũ Nguyễn Văn Thiệu hết sức kinh hoàng, còn đế quốc Mĩ thì vô cùng hoảng hốt. Chúng lâm vào tình trạng gần như tuyệt vọng trước sức mạnh tấn công của quân ta. Thời cơ để giải phóng hoàn toàn miền Nam đã tới”. -Hướng dẫn sử dụng: Trước hết cho HS quan sát bức tranh và tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: -Quân ta tiến công giải phóng cố đô Huế như thế nào? -Ý nghĩa của việc giải phóng Huế? Sau khi HS trả lời GV kết luận và giới thiệu nội dung bức tranh như trên. 4.Hình Xe tăng của quân đội ta tiến vào dinh Độc Lập Xe tăng quân Giải phóng tiến vào và làm chủ hoàn toàn dinh Độc Lập 30/4/1975 -Nội dung: Sau khi chọc thủng tuyến Phan Rang, giải phóng được Xuân Lộc, mở toang cửa ngõ vào Sài Gòn, các cánh quân của ta đã nhanh chóng áp sát Sài Gòn, hình thành thế bao vây, nhằm tấn công 5 mục tiêu quan trọng (Bộ tổng tham mưu nguỵ, Biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát, sân bay Tân Sơn Nhất và dinh Độc Lập). 17 giờ ngày 26-4, cuộc tiến công bắt đầu. Từ các hướng, tất cả 5 cánh quân của ta cùng với các lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng nhân dân đã đồng loạt tiến công địch với khí thế dũng mãnh… Lược đồ Chiến dịch Hồ Chí Minh. Đúng 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975, một đoàn xe tăng và pháo binh của Binh đoàn hỗn hợp (Quân đàon II) vượt xa lộ Biên Hoà, rầm rập tiến về dinh Độc Lập, đánh chiếm phủ Tổng thống nguỵ. Cờ cách mạng phần phật bay trên tháp pháo. Xe đi đầu mang số hiệu T45B 843 rú ga, húc đổ cổng sắt, tiến vào phía trong. Bộ binh, chiến sĩ biệt động ngồi trên xe, súng trong tay, sẵn sang chiến đấu. Lính nguỵ sợ hãi, chạy giạt vào trong, chụm lại một chỗ, vứt súng thành đống, giơ tay xin hàng. Ngày tận số của chính quyền nguỵ đã tới -Hướng dẫn sử dụng: GV cho HS quan sát bức tranh sau đó nêu câu hỏi: Quân ta tiến công vào dinh Độc Lập như thế nào? Phối hợp với bản đồ . Ý nghĩa của việc quân ta tiến vào dinh Độc lập? Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận, giới thiệu nội dung như trên. 5.Hình . Nhân dân Sài Gòn mít tinh mừng miền Nam giải phóng -Nội dung: Ngày 15/5/1975, Nhân dân Sài gòn đã tập trung từ sáng sớm, ăn mặc quần áo chinh tề, mang băng cờ, khẩu hiệu tập trung ở quảng trường thành phố. Nhìn trong ảnh, ta thấy rất nhiều ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh, cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam và khẩu hiệu ghi rõ dòng chữ “Không có gì quý hơn độc lập – tự do”. Trời Sài Gòn hôm đó rất đẹp, nắng nhẹ, không mưa. Trên sân tràn ngập cờ, biểu ngữ, khẩu hiệu, có đến hàng vạn người tham gia buổi mít tinh. Tuy nhiên, nhìn vào bức ảnh ta thấy rất trật tự, không hề lộn xộn. Mọi người ai lấy đều mặc áo trắng, quần mầu thẫm, chờ đợi giây phút khai mạc cuộc mít tinh mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng, mừng đất nước sạch bóng quân thù, giang sơn thu về một mối, mọi người dân được sống trong hoà bình, độc lập, tự do. -Hướng dẫn sử dụng: GV cho HS quan sát và tổ chức cho Hs trả các câu hỏi sau: Hãy cho biết nội dung bức tranh thể hiện điều gì? Sau khi HS trả lời GV kết luận và giới thiệu nội dung như trên. Lược đồ cuộc Tổng tiến công và nổi dậu mùa xuân 1975. . PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 30 Bài 30 Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 1. Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh xuân 197 5 Tháng. trả lời GV kết luận và giới thiệu nội dung như trên. Lược đồ cuộc Tổng tiến công và nổi dậu mùa xuân 197 5. Mũi tấn công của quân đoàn 2 tiến vào Dinh độc lập Sáng 30/ 4/ 197 5, Sư đoàn 10, Quân. thiết giáp, ô tô chở bộ binh ta ào ạt tiến vào thị xã. Đây là hình ảnh chiếc xe tăng dẫn đầu đoàn quân đang tiến vào thị xã (giáo viên chỉ vào trong ảnh) . Sau hai ngày chiến đấu, ta giải phóng