HUONG DAN CHAM VAN 9 THI GIUA KY 2

4 173 0
HUONG DAN CHAM VAN 9 THI GIUA KY 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH BẮC GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Đề lẻ Câu 1 (2,0 điểm): a/ Tìm, phân tích tác dụng của thành phần biệt lập (1,0 điểm): - Chỉ rõ thành phần biệt lập trong câu “Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được” là thành phần tình thái (tình thái từ: chả nhẽ). (0,5 điểm). - Thể hiện sự hoài nghi, chưa chắc chắn, độ tin cậy chưa cao với điều ông Hai đang nghĩ. (0,5 điểm). b/ Tìm, phân tích tác dụng của phép liên kết câu (1,0 điểm): - Chỉ rõ được một phép liên kết câu có trong trích đoạn (phép thế hoặc phép lặp). (0,5 điểm). + Phép thế: ông lão - ông; cái bọn ở làng - họ. + Phép lặp: họ - họ. - Có tác dụng xâu chuỗi, nối kết các câu trong trích đoạn để cùng hướng đến chủ đề. (0,5 điểm). Câu 2 (2,0 điểm): a/ Xác định tác giả, tác phẩm (1,0 điểm) - Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. (0,25 điểm) - Viết đoạn văn từ 5-7 câu giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm. (0,75 điểm). Học sinh cần nêu được những ý chính sau: + Thanh Hải (sinh 1930, mất 1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. + Nhà thơ hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. + Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện được cống hiến cho đời của tác giả. b/ Nêu nét nổi bật về nghệ thuật của đoạn thơ (1,0 điểm) Học sinh cần chỉ ra được nét nổi bật về nghệ thuật trong đoạn thơ là phép điệp từ ngữ “dù là” nhằm khẳng định, nhấn mạnh khát vọng sẵn sàng dâng hiến bản thân mình cho cuộc đời ở bất kỳ thời điểm nào. Câu 3 (2,0 điểm): Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau (bài văn hoặc đoạn văn) song cần viết đúng kiểu văn nghị luận xã hội, lập luận cần mạch lạc, dẫn chứng phù hợp, cụ thể, ngôn ngữ thuyết phục và thể hiện được những ý sau: - Nêu được vấn đề: tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách trong sự bùng nổ thông tin của thời đại internet. (0,5 điểm) - Những cơ hội và thách thức mà thời đại internet đặt ra cho việc đọc sách. (0,5 điểm) - Những cách đọc sách đúng đắn, hiệu quả và tác hại của việc đọc sách không đúng phương pháp trong thời đại internet. (0,5 điểm) - Phương pháp đọc sách có hiệu quả riêng của mình trước bối cảnh của thời đại. (0,5 điểm) Câu 4 (4,0 điểm): Biết viết đúng kiểu bài văn nghị luận văn học, diễn đạt có cảm xúc, văn viết mạch lạc, không sai chính tả, ngữ pháp; lập luận cần logic, dẫn chứng phù hợp, cụ thể và thể hiện được những ý sau: - Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm và cảm xúc chủ đạo của bài thơ. (0,5 điểm) - Hình ảnh thiên nhiên đẹp, gợi cảm, đặc sắc trong khoảnh khắc giao mùa được cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế (2,0 điểm): + Hương ổi lan vào không gian, phả vào trong gió se: tín hiệu của sự chuyển mùa. + Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chậm nơi đường thôn, ngõ xóm. + Dòng sông trôi thanh thản gợi vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên, những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn. + Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu. + Nắng cuối hạ còn nồng nhưng đã nhạt dần và ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ. - Khoảnh khắc giao mùa được cảm nhận tinh tế và diễn tả thú vị bằng những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình (1,0 điểm) - Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ trước sự biến chuyển của đất trời. (0,5 điểm) * Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng cơ bản, giáo viên khi chấm bài cần vận dụng linh hoạt, cần căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn giản thuần túy. Tùy theo mức độ sai phạm về nội dung và hình thức mà trừ điểm từng phần cho phù hợp. Cần khuyến khích những bài viết có lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp, chuẩn chính tả. UBND TỈNH BẮC GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Đề chẵn Câu 1 (2,0 điểm): a/ Tìm, phân tích tác dụng của thành phần biệt lập (1,0 điểm): - Chỉ rõ thành phần biệt lập trong câu “Ồ, sao mà độ ấy vui thế” là thành phần cảm thán (từ cảm thán: ồ). (0,5 điểm). - Bộc lộ, giãi bày cảm xúc của ông Hai khi nghĩ về làng mình. (0,5 điểm). b/ Tìm, phân tích tác dụng của phép liên kết câu (1,0 điểm): - Chỉ rõ được một phép liên kết câu có trong trích đoạn (phép thế hoặc phép lặp). (0,5 điểm). + Phép thế: ông Hai - ông. + Phép lặp: ông - ông. - Có tác dụng xâu chuỗi, nối kết các câu trong trích đoạn để cùng hướng đến chủ đề. (0,5 điểm). Câu 2 (2,0 điểm): a/ Xác định tác giả, tác phẩm (1,0 điểm) - Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. (0,25 điểm) - Viết đoạn văn từ 5-7 câu giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm. (0,75 điểm). Học sinh cần nêu được những ý chính sau: + Viễn Phương (sinh 1928, mất 2005) tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. + Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ và là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. + Bài thơ Viếng lăng Bác được viết trong dịp Viễn Phương ra thăm lăng Bác Hồ năm 1976, được in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978). b/ Nêu nét nổi bật về nghệ thuật của đoạn thơ (1,0 điểm) Học sinh cần chỉ ra được nét nổi bật về nghệ thuật trong đoạn thơ là phép điệp từ ngữ “muốn làm” nhằm khẳng định, nhấn mạnh khát vọng sẵn sàng dâng hiến, biểu hiện của niềm xúc động thiêng liêng và tấm lòng thành kính với Bác Hồ. Câu 3 (2,0 điểm): Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau (bài văn hoặc đoạn văn) song cần viết đúng kiểu văn nghị luận xã hội, lập luận cần mạch lạc, dẫn chứng phù hợp, cụ thể, ngôn ngữ thuyết phục và thể hiện được những ý sau: - Nêu được vấn đề: hành trang quan trọng nhất khi bước vào thế kỷ mới là sự chuẩn bị bản thân con người. (0,5 điểm) - Những điều kiện mà bối cảnh chung của thế giới, của đất nước trong thế kỷ mới đặt ra với con người. (0,5 điểm) - Những điểm mạnh, yếu trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam nói chung và bản thân nói riêng so với yêu cầu của thời đại. (0,5 điểm) - Việc chuẩn bị hành trang để bước vào cuộc sống, xây dựng đất nước của bản thân. (0,5 điểm) Câu 4 (4,0 điểm): Biết viết đúng kiểu bài văn nghị luận văn học, diễn đạt có cảm xúc, văn viết mạch lạc, không sai chính tả, ngữ pháp; lập luận cần logic, dẫn chứng phù hợp, cụ thể và thể hiện được những ý sau: - Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm và cảm xúc chủ đạo của bài thơ. (0,5 điểm) - Tình mẫu tử thiêng liêng được diễn tả qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên “Mây” và “Sóng” (2,0 điểm): + Lời rủ rê của những người sống “trên mây” và “trong sóng” cùng sức hấp dẫn khó cưỡng lại của những trò chơi đã không thắng nổi tình yêu thương mẹ của em bé, em đã từ chối đi chơi mặc dù rất thích để được ở gần mẹ. + Qua việc sáng tạo trò chơi bất ngờ, thú vị, tình yêu thương mẹ của em bé càng được bộc lộ rõ hơn, tình cảm mẹ con càng gắn kết hơn. + Cảm nhận sâu sắc của em bé về tình mẫu tử thiêng liêng và đầy ý nghĩa. - Những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng được diễn tả qua trí tưởng tượng của em bé đồng thời qua trí tưởng tượng của tác giả vừa lung linh, kỳ ảo vừa sinh động, chân thực, giàu ý nghĩa biểu trưng. (1,0 điểm) - So sánh tình cảm mẹ con với quan hệ mây - trăng, biển - bờ, tác giả đã nâng tình cảm ấy lên tầm vũ trụ đồng thời khẳng định sự thiêng liêng và bất diệt của tình mẫu tử. (0,5 điểm) * Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng cơ bản, giáo viên khi chấm bài cần vận dụng linh hoạt, cần căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn giản thuần túy. Tùy theo mức độ sai phạm về nội dung và hình thức mà trừ điểm từng phần cho phù hợp. Cần khuyến khích những bài viết có lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp, chuẩn chính tả. . GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 10 – 20 11 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Đề lẻ Câu 1 (2, 0 điểm): a/ Tìm, phân tích tác dụng của thành phần biệt lập (1,0 điểm): -. (0,5 điểm). Câu 2 (2, 0 điểm): a/ Xác định tác giả, tác phẩm (1,0 điểm) - Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. (0 ,25 điểm) - Viết đoạn văn từ 5-7 câu giới thi u sơ lược tác. GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 10 – 20 11 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Đề chẵn Câu 1 (2, 0 điểm): a/ Tìm, phân tích tác dụng của thành phần biệt lập (1,0 điểm): -

Ngày đăng: 26/05/2015, 07:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan