PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai 33

11 257 0
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 33 Bài 33 Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 đến năm 2000) 1.Hình. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tại Hội trường Ba Đình – Hà Nội. -Nội dung : Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày 5-18/12/1986 tại Hà Nội. Về dự đại hội có 1129 đại biểu, thay mặt cho 2027638 đảng viên trong cả nước và 35 đoàn đại biểu của các đảng và tổ chức quốc tế. Đây là đại hội mở đầu cho thời kỳ đổi mới của Việt Nam. Đại hội đã đưa ra những quan điểm đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế với những nội dung chủ yếu sau: - Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, với những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. - Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá, đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Đổi mới về kinh tế cụ thể là: + Điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư theo hướng tập trung cho 3 chương trình, mục tiêu: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. + Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. + Tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, coi đây là động lực chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế trong kế hoạch 5 năm 1986-1990. + Đa dạng hoá nền kinh tế thị trường, từng bứơc gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, thị trường trong nước và thị trường quốc tế, trên nguyên tắc bảo đảm chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia. Đại hội cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu cho kế hoạch 5 năm 1986-1990 với những chỉ tiêu lớn như sau: - Thu nhập quốc dân tăng bình quân mỗi năm 6-7%. - Phấn đấu năm 1990 sản xuất được 22 đến 23 triệu tấn lương thực quy thóc. - Sản xuất hàng tiêu dùng tăng bình quân mỗi năm 13-15%. - Giá trị xuất khẩu trong 5 năm 1986-1990 tăng 70% so với 5 năm (1981-1985). - Hạ tỉ lệ dân số xuống còn 1,7% năm vào năm 1990. Trong ảnh là toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI tại Hội trường Ba Đình – Hà Nội. Hội trường trang trí trang trọng theo đúng nghi thức của một Đại hội Đảng. Một bức phông lớn trên có gắn ảnh 2 vị lãnh tụ của giai cấp vô sản quốc tế là Mác và Lênin, dưới ảnh chân dung 2 vị lãnh tụ là hàng chữ Đại hội VI. Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh mầu trắng được đặt trang trọng trên một bục cao phủ vải sa tanh đỏ. Trên lễ đài đặt 4 hàng ghế của Chủ tịch đoàn. Phía dưới là toàn thể các đại biểu dự đại hội đảng, các đại biểu ngồi chật hết hội trường và hướng lên phía Chủ tịch đoàn. Quang cảnh và không khí của Đại hội thật trang nghiêm và long trọng. -Hướng dẫn sử dụng: GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi Hãy cho biết về hoàn cảnh đất nước ta đổi mới? Nội dung đổi mới? Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận như nội dung trên. 2.Hình.: Khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ trên biển Đông -Nội dung : Sau 2 năm rưỡi thành lập Việt – Xô Pê-tơ-rô đã tìm thấy dầu mỏ ở mỏ Bạch Hổ thuộc thềm lục địa ngoài khơi Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngày 26/6/1986, Việt –Xô Pê-tơ-rô khai thác tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ. Đây là mỏ dầu lớn nhất ở Việt Nam. Hiện nay việc khai thác dầu mỏ này đã đạt công suất tối đa.(mỗi ngày khai thác được 39 nghìn tấn dầu thô, chiếm 80% sản lượng dầu thô của Việt Nam). Mỏ dầu Bạch Hổ có chữ lượng khoảng 300 triệu tấn và được khai thác suốt từ tháng 6/1986 đến nay. Vừa qua Việt –Xô Pê-tơ-rô đã làm lễ đón mừng tấn dầu thứ 100 triệu khai thác được từ mỏ dầu này. Trong ảnh là cảnh giàn khoan dầu đang khai thác. Giàn khoan được xây dựng ở ngoài khơi. Trên đó có các máy móc, cần cẩu, có cả nơi ở và làm việc cho cán bộ và công nhân. Khói đang nhả ra từ các ống chứa do khí đồng hành bị đốt cháy thải ra. Nhìn vào bức ảnh, chúng ta càng thêm yêu đất nước mình và càng thêm phấn khởi, tin tưởng trước sức vươn lên mạnh mẽ của dân tộc. -Hướng dẫn sử dụng: GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi Qua bức tranh đó thể hiện điều gì? Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận như nội dung trên. 3.Hình . Xuất khẩu gạo từ cảng Hải Phòng -Nội dung Từ một nước có nền kinh tế kém phát triển, thiếu lương thực trầm trọng, phải nhập khẩu và nhận viện trợ của nước ngoài, Việt Nam đã phấn đấu đạt được không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn có dư để xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam là một trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, góp phần tích cực giảm sự căng thẳng vì thiếu hụt lương thực trên thế giới, có được thành tựu to lớn ấy là do sản lượng lúa gạo của Việt Nam trong những năm qua tăng với tốc độ bình quân hàng năm, xấp xỉ 5% (trong khi tốc độ tăng dân số 1,9%); do dó, lương thực tính theo bình quân đầu người tăng đang kể, từ 268kg/người vào năm 1980, lên 450kg/người vào năm 1999… Đó là kết quả của những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước Việt Nam, đặc biệt là việc áp dụng thâm canh, hệ thống thuỷ lợi cùng với cơ sở hạ tầng khác cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật để tạo ra những giống lúa mới phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Trong khi đẩy mạnh xuất khẩu gạo, tăng nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế đất nước, đảng và nhà nước ta cũng rất coi trọng sự cân đối giữa xuất khẩu gạo với chính sách an ninh lương thực quốc gia, có nhiều giải pháp tích cực và đồng bộ để đảm bảo sự cân đối ấy. Trong ảnh là hình ảnh bốc xếp gạo lên tàu thuỷ để xuất khẩu ở cảng Hải Phòng. Khung cảnh làm việc diễn ra ở trên một bãi cầu cảng rộng, tầu thuỷ đậu sát vào thành cầu. 7 chiếc ôtô tải đậu sát vào mạn cầu, trên ô tô xếp đầy những bao gạo được đóng gói cẩn thận. Qua quan sát bức ảnh, gợi lên cho chúng ta một cảm giác phấn khởi và tin tưởng hơn vào tiềm năng của đất nước, vào công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. -Hướng dẫn sử dụng: GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi Qua bức tranh đó thể hiện điều gì? Ý nghĩa của việc nước ta xuất khẩu gạo? Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận như nội dung trên. 4.Hình. Công trình thuỷ điện Y-a-ly -Nội dung: Hình 86 cho ta thấy phần nào về công trình thủy điện Y-a-ly được xây dựng trên sông Sê san thuộc hai tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Đập ngăn nước cao sừng sững đang tuôn ra những dòng nước bạc trắng, nhờ đó mà tạo ra ngùôn điện lớn cho đất nước. Ngày 12/5/2000, nhà máy thủy điện Y-a-ly đã đưa tổ máy số 1 vào chạy thử tải và hoà lưới điện quốc gia. Đây là công trình thủy điện lớn thứ 2 sau thuỷ điện Hoà Bình (gồm 4 tổ máy, với công suất thiết kế 720mW) và là công trình thuỷ điện lớn đầu tiên do Việt Nam thiết kế và thi công. -Hướng dẫn sử dụng: GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi Qua bức tranh đó thể hiện điều gì? Hãy cho biết những hiểu biết của mình về thuỷ điện Y-a-ly Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận như nội dung trên. 5.Hình. Một khu chung cư ở Hà Nội -Nội dung: Nhờ công cuộc đổi mới và những thành tựu đạt được sau 15 năm thực hiện 3 kế hoạch nhà nước 5 năm, bộ mặt của đất nước đã được thay đổi, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nhiều khu nhà chung cư cao tầng mọc lên. Hình 88 trong sách giáo khoa là hình ảnh khu chung cư cao hơn 10 tầng, hiện đại ở Hà Nội. ở mỗi khu chung cư đều có siêu thị, trường học, trạm xá, có khu vui chơi cho trẻ em và người già, có công viên và trồng rất nhiều cây xanh, tạo nên môi trường đẹp và không khí trog lành cho những cư dân sinh sống ở đó. Với những khu chung cư cao tầng hiện đại như vậy đã góp phần thay đổi bộ mặt của thủ đô Hà Nội ngày càng hiện đại hơn. -Hướng dẫn sử dụng: GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi Qua bức tranh đó thể hiện điều gì? Sau khi HS trả lời GV giới thiệu nội dung như trên. 6.Hình. Thành phố bên sông Hàn (Đà Nẵng) Thành phố bên sông Hàn Thành phố mới mọc lên bên sông Hàn – Thành phố Đà Nẵng, chạy dọc theo con sông đã được xây kè hiện đại, với hàng cây, đường nhựa chạy dài theo bờ sông. Bên đường là những ngôi nhà cao tầng của các cơ quan, các công ty kinh doanh, các siêu thị… cảnh tượng thật nên thơ -Thành phố bên Sông. -Hướng dẫn sử dụng: GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi Qua bức tranh đó thể hiện điều gì? Sau khi HS trả lời GV giới thiệu nội dung như trên. 7.Hình . Một góc thành phố Hồ Chí Minh -Nội dung Thành phố Hồ Chí Minh một thành phố đông dân và có diện tích lớn nhất trong các thành phố của nước ta. thành phố đang được mở rộng và thay đổi từng ngày. Nhìn trong ảnh, ta thấy ở giữa là đường cao tốc hiện đại với 6 làn đường giành cho ôtô, có dải phân cách và hai bên có đường giành cho người đi xe đạp. Phía bên phải bức ảnh là khu trồng cây xanh, xa xa ở bên trái ẩn hiện những dãy nhà cao tầng - đó là các khu nhà chung cư mới được xây dựng để bán cho cán bộ công nhân viên và người lao động. -Hướng dẫn sử dụng: GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi Qua bức tranh đó thể hiện điều gì? Sau khi HS trả lời GV giới thiệu nội dung như trên. 8.Hình. Một mô hình kinh tế trang trại. Trang trại trồng mít tại Bình Dương. -Nội dung Sau 4 năm thực hiện nghị quyết 03 của chính phủ về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Tính đến nay (2/2005) cả nước đã có trên 56700 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có tới 55500 doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh (chiếm 27% doanh nghiệp ngoài quốc doanh của cả nước). Mô hình này đã và đang giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động ở nông thôn. Mô hình kinh tế trang trại đã tạo ra bước chuyển cơ bản về giá trị sản phẩm hàng hoá; thu nhập của trang trại vượt hẳn so với kinh tế hộ gia đình, bình quân một trang trại đã tạo ra giá trị sản xuất 980 triệu đồng, gấp 6 lần bình quân giá trị sản xuất của một hộ nông dân. Mô hình này đã có những kết quả vượt trội so với kinh tế hộ nông dân về khai thác tiềm năng lao động, đất đai, huy động vốn đầu tư trong dân, áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung; tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tiến tới xây dựng những vùng miền nông – lâm mới văn minh, hiện đại. Trong ảnh là một mô hình trang trại trồng cây ăn quả. Cây được trồng trên một vùng đất rất rộng, có đến hàng trăm, hàng nghìn cây, theo các đường lối quy củ. Tất cả các cây đều xanh tốt, lá mọc thành tán tròn trông rất đẹp mắt. -Hướng dẫn sử dụng: GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi Qua bức tranh đó thể hiện điều gì? Sau khi HS trả lời GV giới thiệu nội dung như trên. 9.Hình . Cầu Mĩ Thuận bắt qua sông Tiền (Khánh thành ngày 21/5/2000) Cầu Mỹ Thuận -Nội dung : Ngày 21/5/2000, khánh thành cầu Mĩ Thuận bắc qua sông Tiền, trên quốc lộ 1A, nối liền 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Đây là một trong 2 dự án viện trợ lớn của chính phủ Ô-xtrây- li-a giành cho Việt Nam. Bức ảnh chụp cầu Mĩ Thuận trong đêm. ở dưới các chân mố cầu gắn mỗi bên một đèn pha sáng rực. Đèn điện được lắp khắp 2 bên thành cầu và ở mỗi dây cáp làm cho cầu rực sáng trong đêm, soi bóng xuống dòng sông phẳng lặng trông thật lung linh và huyền ảo. Toàn cảnh cầu treo Mĩ Thuận in bóng trên dòng sông vừa mang vẻ thơ mộng, vừa toát lên vẻ đẹp hoành tráng của cây cầu. Đây là một trong những công trình tiêu biểu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. -Hướng dẫn sử dụng: . PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 33 Bài 33 Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ( 198 6 đến năm 2000) 1.Hình năm 13-15%. - Giá trị xuất khẩu trong 5 năm 198 6- 199 0 tăng 70% so với 5 năm ( 198 1- 198 5). - Hạ tỉ lệ dân số xuống còn 1,7% năm vào năm 199 0. Trong ảnh là toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần. chính sách an ninh lương thực quốc gia, có nhiều giải pháp tích cực và đồng bộ để đảm bảo sự cân đối ấy. Trong ảnh là hình ảnh bốc xếp gạo lên tàu thuỷ để xuất khẩu ở cảng Hải Phòng. Khung cảnh

Ngày đăng: 26/05/2015, 05:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 33

    • Trang trại trồng mít tại Bình Dương.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan