Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
141,5 KB
Nội dung
TUẦN:19 TIẾT:19 Đạo đức ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ I . MỤC TIÊU - Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều lá anh em , bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tọc , màu da , ngôn ngữ - Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường , địa phương tổ chức - Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè , quyền được mặc trang phục , sử dụng tiếng nói , chữ viết của dân tộc mình , được đối xử bình đẳng II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Các bài thơ bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt nam và thiếu nhi quốc tế. - Các tứ liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: Hát vui + báo cáo sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. bài mới: Khởi động Hoạt đông 1 : Phân tích thông tin Mục tiêu : HS biết thể hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế. -HS hiểu trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè . Cách tiến hành : -Chia nhóm : Phát cho mỗi nhóm một vài bứa ảnh hoặc mẩu tin ngắn vế các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế. -Trình bày * Kết luận :Các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới ; thiếu nhi Việt Nam cũng có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng chính là quyền trẻ em được tự do kết giao với bạn bè lhắp năm châu bốn biển. Hoạt động 2 . Du lịch thế giới Mục tiêu : HS biết thêm về văn hoá, về cuộc sống, học tập của các bạn thiếu nhi một số nước trên thế giới và trong khu vực . Hát bài Liên hoan thiếu nhi thế giới - Các nhóm thảo luận nhóm 2người tìm nội dung ý nghĩa của các hoạt động đó. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện mỗi nhóm lên trình bày. - Thảo luận lớp : HS nêu . - Các nhóm đóng vai trẻ em của một Cách tiến hành : GV hướng dẫn các em . GV kết luận : Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, về điêù kiện sống … nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương, đất nước mình, yêu thiên nhiên, yêu hoà bình, ghét chiến tranh, đều có các quyền được sống còn, được đối xử bình đẳng, quyền được giáo dục, được có gia dình, được nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình. … Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm Mục tiêu :HS biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế Cách tiến hành : GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận, liệt kê những việc em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. * Kết luận : Để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi quốc tế có rất nhiều cách, các em có thể tham gia hoạt động : - Kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế . - Tìm hiểu về cuộc sống, học tập của thiếu nhi các nước khác . - Tham gia các cuộc giao lưu . Viết thư, gửi ảnh, gửi quà chó các bạn. - Lấy chữ kí, quyên góp ủng hộ thiếu nhi các nước châu Á đang bị sóng thần cuối tháng 12 năm 2004 và thiếu nhi các nước có chiến tranh I-rắc … Hướng dẫn thực hành : - Hoạt động các nhóm lựa chọn và thực hiện các hoạt động phù hợp với khả năng để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. - Sưu tầm tranh, ảnh, truyện, bài báo,… về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt nước Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga,… Ra chào, múa hát và giới thiệu đôi nét về văn hoá của một số dân tộc đó, cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em nước đó. -Đại diện mỗi nhóm lên trình bày. - Lớp lắng nghe. - HS các nhóm thảo luận - HS tự liên hệ về lớp mình, trường mình hoặc bản thân đã làm để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. - Lớp theo dõi thực hiện Nam và thiếu nhi quốc tế . - Vẽ tranh, làm thơ, … về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế ================= TUẦN: 21 TIẾT: 21 Đạo đức TÔN TRONG KHÁCH NƯỚC NGOÀI I . MỤC TIÊU - Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi . - có thái độ , hành vi phù hợp khi gặp gỡ , tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Phiếu học tập cho hoạt động 3, tiết 1. - Tranh ảnh dùng cho hoạt động 1, tiết 1. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 . Ổn định: Hát vui + báo cáo sĩ số 2 . Kiểm tra bài cũ: 3 . Bài mới Giới thiệu bài : Ngày càng có nhiều khách từ các nước khác nhau đến làm việc hoặc du lịch, tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam. Vậy chúng ta phải tiếp đón và cư xử với họ như thế nào ? GV ghi tựa Hoạt đông 1 : Thảo luận nhóm Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện tôn trọng đối với khách nước ngoài. Cách tiến hành : Chia nhóm : Yêu cầu HS quan sát treo tranh bảng thảo luận, nhận xét vecử chỉ, thái độ, nét mặt của các bạn nhỏ trong các tranh khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài . * Kết luận :Các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang gaặp gỡ, trò chuyện với khách nước ngoài. Thái độ, cử chỉ của các bạn rất vui vẻ, tự nhiên, tự tin. Điều đó biểu lộ lòng tự trọng, - HS hát vui + báo cáo sĩ số HS nhắc tựa Các nhóm trình bày kết quả công việc. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến. mến khách của người Việt Nam. Chúng ta cần tôn trọng khách nước ngoài. Hoạt động 2 . Phân tích truyện Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện tình cảm thân thiện, mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài. HS biết thêm một số biểu hiện của lòng tôn trọng, mến khách và ý nghĩa của việc làm đó. Cách tiến hành : -GV đọc truyện “ Cậu bé tốt bụng”. -GV đặt câu hỏi đàm thoại: + Bạn nhỏ đã làm việc gì ? +Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì đối với người khách nước ngoài? + Theo em, người khách nước ngoài sẽ nghĩ như thế nào về cậu bé Việt Nam ? + Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn nhỏ trong truyện ? +Em nenâ làm những việc gí thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài ? GV kết luận : - Khi gặp khách nước ngoài em có thể chào , cười thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ. - Các em nên giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp khi cần thiết. - Việc đó thể hiện sự tôn trọng, lòng mến khách của các em, giúp khách nước ngoài thêm hiểu biết và có tình cảm với đất nước Việt Nam. Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi Mục tiêu :HS biết nhận xét những hành vi nên làm khi tiếp xúc với người nước ngoài và hiểu quyền được giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Cách tiến hành : GV chia nhóm phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét xét việc làm của các bạn trong tình huống và giải thích lí do. HS theo dõi HS trả lời - Các nhóm thảo luận. - Đại diện mỗi nhóm lên trình bày. - Thảo luận lớp : HS nêu . +Tình huông1 :Nhìn thấy một nhóm khách nước ngoài đến thăm khu di tích lịch sử, bạn Tường vừa chỉ họ vừa nói : “ Trông bà kia mặc quần áo buồn cười chưa, dài lượt thượt còn che kín mặ nữa ; còn đứa bé kia thì đen s, tóc lại xoăn tít” Bạn Vận cũng phụ hoạ theo: “ Tiếng họ nói nghe buồn cười nhỉ” + Tình huống 2 : Một người nước ngoài đang ngồi trong tàu hoả nhìn qua của sổ. Ông có vẻ buồn vì không thể nói chuyện với ai. Đạo tò mò đến gần ông và hỏi chuyện với vốn tiếng Anh ít * Kết luận : + Tình huống 1: Chê bai trang phục và ngôn ngữ của dân tộc khác là một điều không nên. Mỗi dân tộc đều có quyền được giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của mình. Tiếng nói, trang phục, văn hoá… của các dân tộc đều cần được tôn trọng như nhau. + Tình huống 2: Trẻ em Việt Nam cần cởi mở, tự tin khi tiếp xúc với khách nước ngoài để họ thêm hiểu biết về đất nước mình, thấy được lòng hiếu khách, sự thân thiện, an toàn trên đất nước của chúng ta. Hướng dẫn thực hành : - Sưu tầm những câu chuyện, tranh vẽ nói về việc: + Cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng khách nước ngoài. + Sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài khi cần thiết + Thực hiện cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc ới khách nước ngoài. ỏi của mình. Cậu hỏi về đất nước của ông, về cuộc sống của những trẻ em ở đất nước ông và kể cho ông nghe ngôi trường bé nhỏ xinh đẹp của cậu. Hai người vui vẻ trò chuyện dù ngôn ngữ đôi lúc bất đồng phải dùng điệu bộ, cử chỉ để giải thích thêm. - HS các nhóm thảo luận - Đại diện mỗi nhóm lên trình bày . Lớp lắng nghe. ================= TUẦN: 22 TIẾT: 22 Đạo đức TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (T2) I . MỤC TIÊU - Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi . - có thái độ , hành vi phù hợp khi gặp gỡ , tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Phiếu học tập cho hoạt động 3, tiết 1. - Tranh ảnh dùng cho hoạt động 1, tiết 1. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 . Ổn định :Hát vui + báo cáo sĩ số 2 . Kiểm tra 3 . Bài mới Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa Hoạt đông 1 : Liên hệ thực tế Mục tiêu : HS tìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài. Cách tiến hành : a) GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi với nhau: - Em hãy kể một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết (qua chứng kiến, qua ti vi, đài báo) - Em có nhận xét gì về những hành vi đó ? Kết luận :Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập. Hoạt động 2 . Đánh giá hành vi Mục tiêu : HS biết các hành vi ứng xử với khách nước ngoài. HS biết thêm một số biểu hiện của lòng tọn trọng, mến khách và ý nghĩa của việc làm đó. Cách tiến hành : - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử với nước ngoài trong 3 trường hợp: a) Bạn vi lúng túng, xấu hổ. Không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện . b) Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài đánh giày, mua đồ lưu niệm mặc dù họ đã lắc đầu, từ chối. c) Bạn Kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm. -GV kết luận : + Tình huống a) Bạn Vi không nên ngượng ngùng, xấu hổ mà tự tin khách nước ngoài hỏi chuyện, ngay cả khi không hiểu ngôn ngữ của họ (vui vẻ nhìn thẳng vào mặt họ, không cúi đầu hoặc quay đầu nhìn dđi chỗ khác) +Tình huống b) Nếu khách nước ngoài đã ra - HS hát vui + báo cáo sĩ số HS nhắc tựa - Từng cặp HS trao đổi với nhau. - Các nhóm trình bày kết quả công việc. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến. HS thảo luận nhóm Đại diện nhóm trình bày Cả lớp nhận xét hiệu không muốn mua, các bạn không nên bám theo sau, làm cho khách khó chịu. +Tình huông c) Giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp với khả năng là tỏ lòng mến khách. Hoạt động 3 : Xử lí tình huống và đóng vai Mục tiêu :HS biết cách ứng xử trong các tình huống cụ thể. Cách tiến hành : -GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống. a) Có vị khách nước ngoài đến thăm trường em và hỏi em về tình hình học tập . b) Em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ. -GV kết luận : a) Cần chào đón khách niềm nở. b) Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp. * Kết luận : Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ không cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước, con người Việt Nam. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai, các bạn khác trao đổi, bổ sung. - Đại diện mỗi nhóm lên trình bày. ================= TUẦN: 23 TIẾT: 23 Đạo đức TÔN TRỌNG ĐÁM TANG(Tiết 1) I . MỤC TIÊU: - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang . - Bước đầu biết cảm thông với những đau thương , mất mát người thân của người khác . II . ÐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Phiếu học tập cho hoạt động 2, tiết 1. - Tranh ảnh dùng cho hoạt động 2, tiết 2. - Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng, truyện kể về chủ đề bài học. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 . Ổn định: Hát vui + báo cáo sĩ số 2 . Kiểm tra 3 . Bài mới : Giới thiệu – -Ghi tựa bài học mới . Hoạt đông 1 : Kể chuyện đám tang. Mục tiêu : HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang. Cách tiến hành : 1 .GV kể chuyện “Đám tang”. 2 .Đàm thoại: + Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang? + Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang? + Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích? + Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang ? + Vì sao phải tông trọng đám tang ? * Kết luận : Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. Hoạt động 2 . Đánh giá hành vi. - HS hát vui + báo cáo sĩ số - Học sinh nhắc tựa bài học mới . + Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã dưng xe đứng dẹp vào lề đường khi gặp đám tang. + Vì mẹ tôn trọng người đã khuất và cảm thông với những người thân của họ. + À con hiểu rồi! Chúng con không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang, phải không mẹ?” +Tôn trọng đám tang là cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người thân vừa mất. - HS nêu lại ý chính . +Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. Mục tiêu : HS biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang. Cách tiến hành : GV phát phiếu học tập cho HS và nêu yêu cầu của bài tập. -Em hãy ghi vào o chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang + GV kết luận : Các việc b, d là những việc làm đúng thể hiện sự tông trọng đám tang, còn lại các vịêc a, c,đ, e là những việc không nên làm Hoạt động 3 : Tự liên hệ Mục tiêu :HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang . Cách tiến hành : GV nêu yêu cầu tự liên hệ HS liên hệ trong nhóm nhỏ. HS trao đổi với các bạn trong lớp. GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang. Kết luận chung : Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá. Hướng dẫn thực hành : Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. HS làm việc cá nhân o a. Chạy theo xem, chỉ trỏ. o b. Nhường đường. o c. Cười đùa. o d. Ngả mũ, nón. o đ. Bóp còi xe xin đường. o e. Luồn lách vượt lên trước. 3 . HS trình bày kết quả làm việc và giải thích lý do vì sao hành vi đó là đúng hoặc sai? - Các nhóm thảo luận. - Đại diện mỗi nhóm lên trình bày. - Thảo luận lớp : HS nêu . - Học sinh nêu lại ý chính +Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá. - Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên ================= TUẦN: 24 TIẾT: 23 Đạo đức TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết2) I . MỤC TIÊU - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang . - Bước đầu biết cảm thông với những đau thương , mất mát người thân của người khác . II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Tranh ảnh dùng cho hoạt động 2, tiết 2. - Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng, truyện kể về chủ đề bài học. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 . Ổn định: Hát vui + báo cáo sĩ số 2 . Kiểm tra 3 . Bài mới : Giới thiệu – -Ghi tựa bài học mới . Hoạt đông 1 : Bày tỏ ý kiến Mục tiêu : HS Biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang. Cách tiến hành : - GV đọc lần lượt từng ý kiến HS suy nghĩ bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa (hoặc giơ tay )theo quy ước chung. -Các ý kiến : a) Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết. b)Tôn trọng đám tang là tôn trọng những người đã khuất ,tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang . c)Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá . -Sau mỗi ý kiến ,HS thảo luận về lý do của mình * Kết luận : Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. - Các ý đúng là b,c Hoạt động 2 : Xử lí tình huống Mục tiêu : HS biết lựa chọn cáchứng xử đúng trong các tình huông khi gặp đám tang. Cách tiến hành : -Chia nhóm,GV phát phiếu học tập cho từng nhóm : + Em sẽ làm gì trong các tình huống sau: Nhóm 1: Em nhìn thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang. Nhóm 2: Bên nhà hàng xóm có tang. Nhóm 3: Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang. Nhóm 4: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang, cời nói, chỉ trỏ. -Các nhóm thảo luận nêu cách ứng xử của nhóm mình. - HS hát vui + báo cáo sĩ số - Học sinh nhắc tựa bài học mới . + HS bày tỏ ý kiến, giải thích lí do mình chọn đúng(hoặc sai) a) Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết. b)Tôn trọng đám tang là tôn trọng những người đã khuất ,tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang . c)Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá . + Đại diện nhóm học sinh nêu ý chính : Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. - Các ý đúng là b,c -Chia nhóm,GV phát phiếu học tập cho từng nhóm : + Em sẽ làm gì trong các tình huống sau: Nhóm 1: Em nhìn thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang. Nhóm 2: Bên nhà hàng xóm có tang. Nhóm 3: Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang [...]... đầu chia buồn cùng bạn Nếu có thể, em đi cùng với bạn một đoạn đường +Nhóm 2: Em không nên chạy nhảy cười đùa, vặn to đài ti vi, chạy sang xem, chỉ trỏ +Nhóm 3: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn +Nhóm 4: Em nên khuyên ngăn các bạn Hoạt động 3 : Trò chơi nên và không nên Mục tiêu :Củng cố bài Cách tiến hành : -GV chia nhóm phát mỗi nhóm một tờ rôki Nêu luật chơi: trong một thời gian nhất định . bạn khác trao đổi, bổ sung. - Đại diện mỗi nhóm lên trình bày. ================= TUẦN: 23 TIẾT: 23 Đạo đức TÔN TRỌNG ĐÁM TANG(Tiết 1) I . MỤC TIÊU: - Biết được những việc cần làm khi gặp. của nếp sống văn hoá. - Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên ================= TUẦN: 24 TIẾT: 23 Đạo đức TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết2) I . MỤC TIÊU - Biết được những việc cần làm khi gặp. nhóm thảo luận - Đại diện mỗi nhóm lên trình bày . Lớp lắng nghe. ================= TUẦN: 22 TIẾT: 22 Đạo đức TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (T2) I . MỤC TIÊU - Nêu được một số biểu hiện của việc