Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
278,5 KB
Nội dung
8 cách giúp trẻ chăm học Làm cách nào để thuyết phục trẻ siêng học mà không hề tỏ ra ép buộc và không làm nó khóc? Hãy thử thực hiện 8 cách sau đây: 1. Chấp nhận khả năng thật của bé: Nếu bạn đặt nặng mục tiêu là con mình phải trở thành học sinh giỏi nhất lớp thì bạn đã quá ảo tưởng rồi đấy. Mọi đứa trẻ đều phát triển theo một tốc độ khác nhau. Việc bạn hay so sánh khả năng của con mình với những đứa trẻ khác chỉ làm cho con bạn có cảm giác sợ: nếu không đáp ứng được sự mong đợi của bố mẹ thì nó là kẻ thất bại. Trường hợp ngược lại, nếu con bạn sớm tỏ ra có năng khiếu về hội họa hoặc thể thao, hãy tạo mọi cơ hội để bé có thể phát triển năng lực của mình. Nhưng nhớ đừng bắt ép mà hãy động viên thật nhiều. Bạn không thể nào bắt một đứa trẻ phải chạy trong khi bé chưa biết đi, nhưng nếu bé muốn chạy, hãy hết lòng giúp đỡ bé. 2. Tạo cơ hội cho bé: Một trong những cách hay nhất và hiệu quả nhất để giúp trẻ phát huy năng khiếu là cho trẻ làm theo sở thích của nó. Nếu được quyền chọn lựa, trẻ sẽ nỗ lực hơn để thực hiện cái mà chúng quyết định theo đuổi. Nhưng dù gì đi nữa, trẻ rất cần sự hỗ trợ của các vị phụ huynh. Đừng đánh cắp tuổi thơ của con bạn bằng gánh nặng học hành Mặc dù cháu đã định thứ bảy này đi nghe nhạc, nhưng nếu bạn không dắt trẻ đi thì nó không thể nào đi đến đó được. Thông thường thì bọn trẻ thích rất nhiều thứ nên cha mẹ phải có giải pháp thu hẹp lại, giúp con phát hiện ra lãnh vực nào nó quan tâm nhiều nhất. Ðối với những đứa trẻ quá đặc biệt, nếu không hướng trẻ vào khả năng nổi bật của nó, trẻ sẽ mất dần sự tập trung vào năng khiếu của mình và chỉ thích ngồi xem ti vi hoặc chơi đùa với bạn bè mà thôi. 3. Kiểm tra xem có gì gây khó khăn cho trẻ không: Ðiều này nghe có vẻ dễ dàng và hiển nhiên nhưng có bao giờ bạn hỏi con mình tại sao nó không muốn đi trại, không thích tham gia hướng đạo sinh hoặc tại sao không làm bài tập về nhà chưa? Có nhiều nguyên nhân: có thể khi đi học nó hay bị bạn bè chọc ghẹo, có thể nó không thích thầy phụ trách đội hay nó thấy chán học môn toán nên không làm bài về nhà Môi trường thích hợp cũng là yếu tố rất quan trọng. Một số trẻ chỉ có thể tập trung ý tưởng trong những phòng tuyệt đối yên tĩnh nhưng những đứa khác thì lại thích ngồi học ở sân chơi náo nhiệt. Nếu con trai bạn nói rằng nó không muốn ngồi học một mình trong phòng riêng thì hãy dọn dẹp cho bé ngồi học trong nhà bếp. Nếu trẻ trở nên ham học, không cần đến sự nhắc nhở của người khác thì chắc hẳn phải có một nguyên nhân tốt nào đó. 4. Nói chuyện với con về công việc của bạn: Bạn cảm thấy mệt mỏi sau một ngày làm việc cực nhọc là việc không thể tránh khỏi nhưng hãy dành một ít thời gian nói chuyện với con về cả chuyện vui lẫn chuyện buồn. Nói với con những suy nghĩ của bạn và nó sẽ tự suy nghĩ, biết đâu nó tự nhủ rằng mình cố gắng học giỏi thì sẽ thành công như mẹ. Nếu bạn đang làm một công việc tẻ nhạt và không tìm ra được từ nào tốt đẹp để ca ngợi thì cũng nói cho con biết sự thật: tình hình là như thế nào với một người không có bằng cấp, chắc chắn họ sẽ không thể nào tìm được một công việc tốt. Ðôi khi trẻ sẽ tự động viên mình học tập chăm chỉ chỉ vì chúng muốn cuộc sống sau này sẽ tốt hơn cuộc sống của cha mẹ. 5. Khen ngợi trẻ: Khen ngợi cũng là một cách để động viên trẻ học nhưng phải có chừng mực vì trẻ con không ngu dại gì mà tin mãi những câu "Giỏi lắm" hoặc "Tốt lắm". Nếu ngày nào nó cũng mang cho bạn xem những bài làm ở trường và nghe vẫn chừng ấy lời thì bọn trẻ hiểu rằng bạn không quan tâm thực sự đến chuyện học hành của chúng. Vậy bạn có thể nói những gì? Ðơn giản thôi, nhưng là rất cụ thể. Ví dụ: "Mẹ rất thích ý tưởng này trong bài văn của con, nó rất sâu sắc và ấn tượng" hoặc "Con đàn bài ‘Trường làng tôi’ hay lắm". Cháu sẽ thấy rằng bạn rất quan tâm đến những hoạt động của nó và nó sẽ cố gắng hơn trong những lần sau đó. 6. Thưởng cho trẻ: Một số phụ huynh thường hứa sẽ thưởng cho con một chiếc xe đạp nếu nó làm bài thi thật tốt và tất nhiên nếu thi rớt thì sẽ chẳng được gì cả. Cách đối xử như vậy không hẳn là một phương pháp tốt vì chỉ làm cho trẻ căng thẳng trước kỳ thi, sợ thi điểm thấp thì không được thưởng. Và nếu thi hỏng thật thì nó rơi vào trạng thái chán nản vô cùng. Trên lý thuyết, kết quả thi tốt đã là phần thưởng cho bé nhưng trên thực tế, trẻ sẽ đạt được kết quả tốt hơn nếu có quà thưởng để khích lệ chúng. Thay vì hứa hẹn tặng cho bé một món quà thật lớn thì chỉ cần một món quà nhỏ cũng đủ khích lệ trẻ rồi. Phần thưởng sẽ động viên trẻ cố gắng hơn và cũng không làm cho trẻ quá hối tiếc nếu vuột mất cơ hội giành được phần thưởng đó. 7. Thỉnh thoảng hãy để con tự do làm những gì nó thích: Trẻ con thường tiến bộ rất nhanh nếu chúng được cha mẹ quan tâm và khuyến khích, tuy nhiên trẻ cũng cần thời gian để có thể đạt được sự tiến bộ đó. Những câu la mắng như: "Mày đang làm gì vậy? Sao không chịu học hành gì cả?" sẽ làm cho trẻ bị tổn thương. Mọi người đều cần phải có thời gian để nghỉ ngơi, nghe nhạc hay thậm chí chỉ để ngồi và nhìn chăm chăm vào khoảng không trước mặt. Và khi năng lượng của chúng ta được phục hồi, chúng ta sẽ cảm thấy tỉnh táo, khoẻ mạnh và sẵn sàng đương đầu với thử thách trước mắt. 8. Giải thích cho trẻ hiểu tại sao bạn muốn trẻ học tập thật tốt: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không muốn con bỏ lớp học piano vì bạn chắc chắn là trẻ có năng khiếu về âm nhạc, đặc biệt là khả năng chơi đàn piano? Bạn phải làm gì? Ðừng la mắng trẻ vì chỉ một lúc sau trẻ sẽ không để tâm đến việc bạn đang trách móc nữa. Bạn hãy nói chuyện và giải thích cho bé hiểu tại sao bạn cho rằng trẻ nên tiếp tục học đàn piano và mâu thuẫn giữa hai mẹ con sẽ được giải quyết ngay. Nếu trẻ vẫn không chịu vâng lời, biết đâu sau này trẻ đang chuyển hướng sang đam mê thanh nhạc và thích tham gia vào một nhóm tam ca, tứ ca nào đó Dù trẻ đồng ý hay không đồng ý thì tất cả những gì trẻ học được trước đây vẫn được lưu giữ an toàn trong "ngân hàng kinh nghiệm" của nó và nó sẽ không bao giờ quên được. Để việc học của con có hiệu quả Ngoài nhà trường và các thầy cô giáo, cha mẹ vẫn phải là những người có trách nhiệm chính trong việc giáo dục con cái về cả tính cách lẫn học vấn. Quan tâm đến việc học của con Nghiên cứu cho thấy, những học sinh có phụ huynh chú ý đến việc học tập của con thường đạt điểm số và xếp hạng cao, có khả năng tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa của trường học, có kỹ năng giao tiếp xã hội tốt và dễ dàng tiếp tục học các chương trình cao hơn cũng như vào Đại học Cha mẹ vẫn phải là những người có trách nhiệm chính trong việc giáo dụccon cái về cả tính cách lẫn học vấn. Nguồn: Images. Chú ý đến việc học của con bằng nhiều cách Cha mẹ có thể đóng vai trò như một giáo viên của con mình bằng cách tạo ra một môi trường học tập ở nhà cho cả gia đình. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể đóng vai "nhà tài trợ" cho các lĩnh vực và chương trình giáo dục hay trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục. Hãy nhớ là các con luôn cần bạn Các chính sách của nhà nước hay sự đầu tư cho giáo dục cũng chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển đơn thuần. Chính bạn, các vị phụ huynh mới là người giúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp bọn trẻ để có sự tiến bộ trong học tập. Trường học cũng cần bạn Sự quan tâm của phụ huynh đối với việc học tập của con cái đóng vai trò cơ bản bên cạnh môi trường học đường. Việc giúp con học ở nhà, tham gia đầy đủ và tích cực các buổi họp phụ huynh và các hoạt động khác đều cần thiết. Nắm rõ kiến thức ở mỗi bậc học Cha mẹ nên biết cụ thể chương trình đào tạo cũng như cách đánh giá kết quả học tập của từng môn học ngay từ đầu năm để có định hưởng và phương pháp hướng dẫn bọn trẻ một cách có hiệu quả. Biết rõ nội quy của trường, lớp nơi con mình theo học Bọn trẻ phải cảm thấy thoải mái và an toàn để học tập. Do vậy, các bậc phụ huynh cần biết rõ môi trường học tập của con cái, các quy chế khen thưởng, kỷ luật và vai trò của trường học trong việc tạo nên một môi trường giáo dục trong sạch và lành mạnh, có tinh thần trách nhiệm cao. Quan tâm đến các hoạt động và kết quả giáo dục của trường Cha mẹ nên nắm rõ tình hình giáo dục cũng như kết quả học tập chung của trường, lớp nơi con mình theo học dựa vào tỉ lệ tốt nghiệp cũng như số lượng các học sinh giỏi, khá hàng năm. Định hướng cho con trong việc chọn trường đại học Các bậc phụ huynh có con ở bậc trung học cần nắm rõ những môn học chính cần thiết và phù hợp với con mình để chuẩn bị thi vào đại học. Xem xét kỹ càng để đăng ký trường học tốt nhất cho con bạn Khi có những thắc mắc quan trọng và cần thiết về vấn đề học hành của bọn trẻ, bạn nên hỏi trực tiếp ở trường để có được sự giải đáp thỏa đáng. Ví dụ như làm thế nào để con bạn học tốt hơn. Hãy nhớ mình là phụ huynh học sinh của trường Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn có quyền được tôn trọng và giúp đỡ khi cần thiết. Kết hợp với các phụ huynh khác để hiểu rõ bọn trẻ hơn Tất nhiên, một mình bạn cũng có thể làm điều nhiều việc. Tuy vậy, việc kết hợp và trao đổi kinh nghiệm với các bậc phụ cha mẹ khác cũng mang lại rất nhiều lợi ích trong việc giáo dục con cái. 4 kỹ năng cần có ở trẻ mẫu giáo Có rất nhiều bài học quan trọng cần dạy trẻ trong độ tuổi mẫu giáo (4-6 tuổi). Tuy nhiên, bạn cần biết những kỹ năng nào là quan trọng nhất. Và việc trau dồi những kỹ năng này tại nhà sẽ hỗ trợ cho những bước phát triển xa hơn. Đây là thời điểm quan trọng để học những ý niệm mà sẽ tạo dựng cơ sở cho việc học đọc, viết và nhiều hơn thế. Tuy nhiên, không nên phó thác việc học ở trường, những ý niệm quan trọng nhất cũng cần được củng cố thường xuyên khi ở nhà. Có rất nhiều bài học quan trọng cần dạy trẻ trong độ tuổi mẫu giáo Thuộc bảng chữ cái Không ai phủ nhận rằng bảng chứ cái là một trong những bài học cơ bản mà trẻ cần phải biết. Đây là nền tảng cho việc học đọc, viết và thậm chí là cả làm toán sau này. Vì vậy, việc học nhận biết chữ cái ở tuổi mẫu giáo là cực kỳ quan trọng. Nghiên cứu cho thấy khi bắt đầu học mẫu giáo, trẻ chỉ biết rất ít chữ cái (không phải là ngữ âm). Vậy nên hãy tranh thủ dạy trẻ đọc bảng chữ cái ở bất kỳ thời điểm nào. Có thể hát, đọc bảng chữ cái khi đi đường, trong phòng tắm hay bất cứ lúc nào có thể. Các hoạt động khác giúp củng cố khả năng ghi nhớ mặt chữ là cho trẻ sắp xếp các chữ cái gắn trên tủ lạnh trong khi đọc bảng chữ cái. Có thể thiết kế trò chơi giấu các chữ cái ở trong phòng, cho trẻ tìm 5 chữ mỗi lần. Khi trẻ tìm ra thì cũng đồng nghĩa với khả năng ghi nhớ được củng cố. Trò chơi này chỉ thích hợp với những trẻ sẵn sàng học chữ. Ngoài việc ghi nhớ mặt chữ, cũng cần giúp trẻ luyện âm bằng cách đọc to và tìm từ bắt đầu bằng chữ cái đó. Có thể bắt đầu bằng những chữ cái có trong tên của trẻ. Nhuần nhuyễn các kỹ năng vận động Các hoạt động của trẻ mẫu giáo như tô màu, cắt dán, vẽ không chỉ là cách giúp tăng cường sự khéo léo của đôi bàn tay mà những hoạt động này còn giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng vận động quan trọng. Tại sao những kỹ năng này lại quan trọng? Chúng sẽ giúp phát triển cơ tay, vốn rất cần thiết cho việc cầm bút chì, viết rõ ràng và cắt giấy/vải… chính xác sau này. Luyện những kỹ năng này bằng cách cho trẻ viết tên chúng. Cha mẹ có thể cho trẻ luyện tập bằng cách dạy các chữ, rồi luyện cho trẻ viết tên những đồ vật có thể sờ được như cát, kem cạo râu hay dùng hộp chữ để xếp từ. Học một loại nhạc cụ như piano cũng sẽ hỗ trợ các kỹ năng vận động ở trẻ. Biết đánh vần Dạy trẻ cách đánh vần là hướng dẫn trẻ cách tách từ và từ đó được tạo bởi những âm như thế nào, cách sử dụng chúng ra sao. Đây là những kỹ năng quan trọng không kém. Gieo vần là một trong những kiến thức ngôn ngữ cơ bản và rất thiết thực, hỗ trợ trẻ học đọc hiệu quả sau này. Luyện đánh vần ở nhà bằng cách dạy trẻ đánh vần các từ, đọc sách cho trẻ dưới dạng đánh vần và hỏi những câu hỏi về cách đánh vần từ đó như thế nào. Nắm vững phép xã giao Tuổi mẫu giáo là môi trường đầu tiên giúp trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài vì thế những bài học giao tiếp cơ bản rất quan trọng, thậm chí nó càng quan trọng khi ở nhà. Ai cũng muốn con mình là một đứa trẻ lịch sự. Vì thế những kỹ năng như kiên nhẫn, nói nhỏ, hỏi lịch sự, giúp đỡ, hòa nhã, biết nói “ạ” và cảm ơn… là những bài học cần được thường xuyên trau dồi tại nhà. Bởi chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho cuộc sống sau này của trẻ. Dạy con học toán qua các trò chơi “Một với một là hai, hai thêm hai là bốn, bốn với một là năm…” học toán đâu nhất thiết phải bắt bé làm bạn với những con số khô khan? Các trò chơi sẽ khiến bé hứng thú hơn. Đang ở độ tuổi tập đi, bé Duy Anh đang rất háo hức tập luyện các kỹ năng mới và phân biệt các đồ vật, để khuyến khích bé chơi, mẹ Duy Anh đã tìm cách cho con chơi các trò chơi nhẹ nhàng mà vẫn học được rất nhiều điều. Ở độ tuổi này, bạn không thể bắt con học các phép toán theo cách thông thường mà nên khéo léo đan xen vào các trò chơi để trẻ hình thành tư duy toán học. Vì bé đã biết nhận biết nhiều, ít, tròn, méo… nên hãy dùng các trò chơi để bé thêm yêu toán học và tạo sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Khéo léo đan xen việc học toán vào các trò chơi. Đếm, đếm và đếm Tất nhiên, lúc này trẻ không thể phân biệt được các con số cũng như nhớ nổi chúng, và điều các bà mẹ cần làm không phải là bắt con nhớ bằng được mà biến trò chơi đếm số thành một trò vui vẻ. Hãy cùng con đếm tất cả mọi thứ xung quanh, mẹ nói trước và để con lặp lại, rồi dần dần gặng hỏi con đếm. Ví dụ, đếm số đũa, bát trên bàn ăn, đếm những chiếc xe đồ chơi của bé, đếm xem bà có mấy ngón chân Thỉnh thoảng cùng con hát các bài hát có cách đếm đồ vật như: “Một với một là hai, hai thêm hai là bốn…” Phân loại đồ vật Để con hiểu hơn về nhóm và cách phân nhóm, hãy cho bé chơi trò phân loại đồ vật. Trong các món đồ chơi, hãy nhờ bé tách riêng xe ô tô, gấu bông, xếp hình… thành nhiều nhóm và sau đó hai mẹ con có thể đếm số đồ vật trong mỗi nhóm. Cách phân loại, bạn có thể để bé phân loại theo hình dáng to, nhỏ, màu sắc, chiều dài, chiều rộng… Khái niệm thời gian Học các thời điểm như hôm qua, hôm nay, ngày mai, ngày kia, giờ, phút, ngày, tháng… bằng cách kể cho con nghe những câu chuyện có những mốc thời gian này. Thỉnh thoảng nhắc bé nhớ lại các con số thời gian đó bằng cách giả vờ hỏi con: “Mấy giờ rồi? Đồng hồ đang ở số mấy con nhỉ? ” Con nhặt được một con gấu rồi! Gọi tên hình dạng đồ vật Bày một loạt các đồ vật có hình dạng khác nhau ra khắp nhà rồi sau đó cùng con chơi trò đi tìm đồ vật. Ví dụ, hãy đưa ra các câu hỏi cho con như: “Chiếc hộp hình vuông đâu con nhỉ? Quả bóng hình tròn của con ở chỗ nào?”… Sau đó lại đảo ngược lại, giơ các đồ vật tìm được để hỏi con xem đó là hình gì? Những con số gần gũi và những hình khối dễ nhớ sẽ giúp con thêm thích thú và thích tìm hiểu về toán học. Các bậc phụ huynh đừng quên dành tặng con mình những lời khen, khích lệ tinh thần học hỏi và tìm hiểu. Chỉ nên dừng lại ở những tìm hiểu nhẹ nhàng, ở những trò chơi thú vị chứ không nên cho con đi học thêm khi chưa đến tuổi đi học. Tiếp xúc quá sớm có thể khiến bé thấy quá sức, dần dần sợ môn toán và đến khi vào lớp 1 sẽ thấy đây mà một cực hình. Chương trình giáo dục cho Trẻ từ 5-6 tuổi Chương trình giáo dục nhằm giúp bé từ 5 tuổi đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mĩ. 1. Giáo dục phát triển thể chất Khỏe mạnh, cân nặng và chiếu cao phát triển bình thường. Thực hiện đúng các động tác thể dục theo hiệu lệnh hoặc nhịp nhạc, bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp. Bé có khả năng phối hợp các giác quan, vận động vững vàng, nhịp nhàng: ném bắt bóng, ném trúng đích, đi đập bóng… Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay: cột dây giày, xếp chồng 12 -15 khối, ghép dán hình theo mẫu, gài dây kéo… Bé được hình thành thêm một số thói quen vệ sinh tốt: đi vệ sinh đúng chỗ, biết dội nước, rủa tay bằng xà bông, vệ sinh răng miệng… Nhận biết được một số nguy cơ không an toàn cho bản thân: các vật nguy hiểm, các hạt dễ hóc sặc, các thức ăn có mùi hôi, không tự ý uống thuốc, không leo trèo cây, phòng tránh khi được nhắc nhỡ. 2. Giáo dục nhận thức Bé có thể phối hợp các giác quan để quan sát thảo luận, làm các thử nghiệm với các công cụ đơn giản, phân loại các đối tượng theo các dấu hiệu khác nhau, chú ý ghi nhớ có chủ định. Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng ngôn ngữ là chủ yếu. Bé nhận biết bản thân, gia đình, trường lớp, một số nghề phổ biến, đặc điểm khác nhau của các nghề, kể tên đặc điểm đặc trưng của một vài thắng cảnh di tích lịch sử của quê hương đất nước. Có một số hiểu biết ban đầu về con người sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm ban đầu về toán: nhận biết số lượn gtrong phạm vi 20, gộp tách nhóm đối tượng, chữ số, sắp xếp theo qui tắc, sáng tạo ra mẫu sắp xếp, nhận biết khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật, các vị trí trong không gian. 3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ Bé có khả năng thực hiện các yêu cầu trong hoạt động tập thể, lắng nghe nhận xét ý kiến của người khác, hiểu nghĩa một số từ khái quát như: phương tiện giao thông, động vật, thực vật, đồ dùng… Diễn đạt rõ ràng, giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày và biết điều chỉnh giọng nói phù hợp ngữ cảnh. Bé có thể kể lại rõ ràng có trình tự về sự việc, câu chuyện nào đó đã được nghe Có khả năng đọc biểu cảm bài thơ, ca dao… Có một số kỹ năng ban đầu về đọc viết: cầm sách đúng, đọc từ trái sang phải, từ trên xuống và từ đầu đến cuối sách. Nhận dạng các chữ trong bảng chử cái, tô các nét chữ, sao chép chữ, viết tên của mình. 4. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ Có ý thức về bản thân: nói những điều bé thích không thích, những việc bé làm được và không làm được, biết nói những điểm gì giống và khác bạn. Bé bộc lộ được những cảm xúc: ngạc nhiên, tức giận, xấu hổ qua tranh, qua lời nói, cử chỉ, nét mặt. Có một số kỹ năng sống: biết tìm cách giải quyết mâu thuẫn, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận nhường nhịn, hợp tác thỏa thuận chia sẻ kinh nghiệm với bạn Thực hiện tốt một số qui tắc qui định trong sinh hoạt gia đình, trường lớp, biết tiết kiệm trong sinh hoạt: tắc điện, quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn, bé nhận ra , hiểu một số biển báo, biểm cấm khi đi trên đường phố. Bé thể hiện được cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động nghệ thuật: tự nghĩ ra các hình thức để tạo âm thanh, nói lên ý tưởng và đặc tên cho sản phẩm của mình. Trích Dự thảo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi Điều 5. Lĩnh vực phát triển thể chất 1. Chuẩn 1. Thực hiện kỹ năng vận động cơ bản và p/triển các tố chất trong vận động (6 chỉ số) a) Bật xa tối thiểu 50cm bằng hai chân; (con bật được 60cm - 2 viên gạch hoa nhà mình mà, cừ chưa) b) Nhảy xuống từ độ cao 40 cm và tiếp đất an toàn; ( OK, vì về quê nội con vẫn nhảy từ bục hè cao xuống đất liên tục ) c) Ném và bắt được bóng (đường kính 15cm) bằng hai tay; ( ném ngon, còn bắt thì không vì con còn bận tránh) d) Trèo lên và xuống được ít nhất 5 bậc thang luân phiên từng chân; ( Làm được ) đ) Chạy 18 m với thời gian nhiều nhất 5 giây; ( không gạ gẫm được, con bảo mẹ con không chơi trò này đâu. pó tay.) e) Chạy liên tục 150 m không tính thời gian (không bỏ cuộc giữa chừng).( cũng không chơi trò này đâu ) 2. Chuẩn 2. Giữ thăng bằng, phối hợp các giác quan khi vận động (3 chỉ số) a) Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi được chân theo yêu cầu; ( làm được ) b) Đi giật lùi được ít nhất 5 m theo hướng thẳng; ( OK ) c) Đi được thăng bằng trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m). (mẹ chẳng tìm đau ra ghế thể dục theo tiêu chuẩn đề ra, nên thoi bỏ qua chuẩn này ) 3. Chuẩn 3. Thể hiện các kĩ năng vận động tinh xảo và phối hợp vận động mắt tay (6 chỉ số) a) Cài và mở được cúc áo; ( con làm được, nhanh nhất là khi được đi chơi ) b) Tô màu được hình có chi tiết nhỏ ( tô kín, không chờm ra ngoài nét vẽ); ( tô màu chủa đều, còn ngệch cả ra ngoài mà ) c) Cắt được theo đường thẳng và cong của các hình đơn giản; ( con cắt theo đường thẳng được, còn cong thì chịu ) d) Dán các hình chi tiết vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn; ( tàm tạm ) đ) Cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không làm rơi vãi; ( 80% hoàn thành, nhưng về nhà thì đa số mẹ phải cho ăn ) e) Rót nước vào cốc không làm đổ ra ngoài. ( OK ) 4. Chuẩn 4. Hiểu biết và thực hành chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng (5 chỉ số) ( Đoạn này con bỏ cuộc đòi xem tivi nên không test được nữa ) a) Biết một số hoạt động của bản thân trẻ trong sinh hoạt hàng ngày có lợi cho sức khỏe, sự lớn lên và phát triển của cơ thể (VD:đánh răng, tắm rửa, ăn uống, ngủ nghỉ, thể dục…); b) Kể được tên một số thực phẩm (hoặc món ăn) cần có trong bữa ăn hàng ngày; c) Biết một số hành vi ăn uống có hại cho sức khỏe (ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn không vệ sinh, ăn rau quả chưa rửa sạch, uống nước lã); d) Biết thuốc lá có hại cho sức khỏe và thể hiện thái độ không đồng tình với người hút thuốc; e) Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp. 5. Chuẩn 5. Thực hành chăm sóc vệ sinh cá nhân (4 chỉ số) a) Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; ( OKe ) b) Có thói quen rửa mặt, đánh răng hàng ngày; ( chưa tự giác lắm ) d) Biết chọn quần áo phù hợp với thời tiết; ( tuỳ theo ý thích từng hôm ) e) Giữ đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ. ( không ) 6. Chuẩn 6. Hiểu biết và thực hành về an toàn cá nhân (4 chỉ số) a) Biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm; b) Nhận biết và không tự ý sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm (dao, đinh, kim tiêm, ổ điện, diêm, bật lửa, phích nước sôi…) ; c) Không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép; d) Biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm. Điều 6. Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội 1.Chuẩn 7. Nhận thức về bản thân (4 chỉ số) a) Nói được họ và tên, địa chỉ nhà hoặc số điện thoại, tên bố, mẹ của mình; b) Biết mình là trai hay gái và có ứng xử phù hợp; c) Nói được khả năng của bản thân (những việc có thể làm được, không thể làm được); [...]... xã hội, trẻ 4-5 tuổi phải nói được tên, tuổi, giới tính, tên bố, mẹ, sở thích của bản thân; nhận ra hình ảnh Bác Hồ, thích và thuộc một số bài hát, bài thơ về Bác; biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép, bỏ rác đúng nơi quy định và không vứt rác bừa bãi Về nội dung phát triển vận động, trẻ 5-6 tuổi chỉ phải chạy chậm 80 mét (thay vì 150 mét như Dự thảo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi) Do đó, trẻ được... giói thiệu tên tuổi, địa chỉ, ba mẹ mình nhưng con nhiều lúc chẳng tập trung nên trả lời con không biết, mẹ chịu luôn Kể ra xã hội hiện đại nên bọn trẻ bj khổ quá, thòi của mẹ học cấp 1 toàn chơi thôi ( mẹ nhớ thế ) đâu có phải kè kè học thêm suốt ngày như bọn trẻ bj, có thế mới cứ bám bác Hưng nhà mình đi bắt châu chấu ở cánh đòng gần nhà về cho gà ăn, rồi đi câu cá sịa ở cái mương sau nhà, rồi mùa gặt... xuống dưới, từ trái qua phải Điều 8 Lĩnh vực phát triển nhận thức và sẵn sàng với việc học 1 Chuẩn 20 Nhận thức về môi trường xã hội (3 chỉ số) a) Biết được công dụng và chất liệu của các đồ dùng thông thường trong sinh hoạt hằng ngày; b) Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống (điểm vui chơi, trường học, chợ, bệnh viện hoặc trung tâm y tế…) ; c) Nói được nghề nghiệp và nơi làm việc của... phát triển trẻ 5 tuổi: a) Số điểm tối đa của Bộ chuẩn là tổng số điểm tối đa của các lĩnh vực trong Bộ chuẩn; b) Số điểm đạt được của Bộ chuẩn là tổng điểm đạt được của các lĩnh vực trong Bộ chuẩn; c) Điểm đánh giá là đạt yêu cầu của Bộ chuẩn nếu đạt được ít nhất 50% tổng số điểm tối đa của Bộ chuẩn Theo báo nói, phải có chuẩn cho trẻ 5 tuổi, mẹ đọc tham khảo cho nhà mình nghe nhé Ở độ tuổi nhà trẻ (3... Thích chăm sóc cây cối, con vật thân thuộc; e) Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh; g) Cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực (ăn vạ, gào khóc, ném đồ chơi ) 4 Chuẩn 10 Có mối quan hệ tích cực với bạn và người lớn (6 chỉ số) a) Dễ hoà đồng với bạn trong nhóm chơi; b) Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi; c) Chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm và đồ chơi với bạn; d) Sẵn sàng giúp. .. phát triển trẻ 5 tuổi) Do đó, trẻ được sinh hoạt trong môi trường thực hành, chơi và học Em Bống thì chưa đến tuổi để nghiên cứu áp dụng Xem cu Bi nhà mình nào Về khoản vận động thì chắc không phải lo lắng nhiều vì năng khiếu của con mà, suôt ngày chạy nhày, leo trèo y như con khỉ ấy, đúng là con khỉ con Nhưng mà ép trẻ vận động trong thời gian quy định thì mẹ nghĩ là hơi khó, chỉ nên khuyến khích thôi... cho nhà mình nghe nhé Ở độ tuổi nhà trẻ (3 tháng đến 3 tuổi), trẻ sẽ được vận động cơ bản theo độ tuổi, có thể tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân; thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh; nghe, hiểu và diễn đạt hiểu biết bằng lời nói đơn giản; có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc cũng như thích vẽ, dán hình Từ 3 - 6 tuổi, trẻ phải biết quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, ghi nhớ... bài hát quen thuộc ); b) Kể thêm hoặc thay đổi diễn biến của câu chuyện đã biết (hành động, lời nói của nhân vật, mở đầu, kết thúc của câu chuyện ) một cách hợp lí Chương III ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ Điều 9 Đánh giá mức độ đạt chuẩn bằng cách cho điểm 1 Đánh giá mức độ đạt được của mỗi chỉ số: a) Mỗi chỉ số có điểm tối đa là 1 điểm; b) Đạt yêu cầu: 1 điểm; Không đạt yêu cầu: 0 điểm 2 Đánh giá mức... quan hệ xã hội (5 chỉ số) a) Biết được hành động hoặc việc làm của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào; b) Có thói quen chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn, cảm ơn, xin lỗi ; c) Biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết; d) Biết được một số hành vi đúng, sai của con người đối với môi trường; đ) Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày (không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm... của người khác; c) Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi ( đồ chơi, hoa, quả, vật nuôi trong nhà…); e) Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho trẻ 2 Chuẩn 15 Sử dụng lời nói với mục đích khác nhau (7 chỉ số) a) Phát âm rõ ràng; b) Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày; c) Sử dụng các loại câu khác . 8 cách giúp trẻ chăm học Làm cách nào để thuyết phục trẻ siêng học mà không hề tỏ ra ép buộc và không làm nó khóc? Hãy thử thực hiện. Ðôi khi trẻ sẽ tự động viên mình học tập chăm chỉ chỉ vì chúng muốn cuộc sống sau này sẽ tốt hơn cuộc sống của cha mẹ. 5. Khen ngợi trẻ: Khen ngợi cũng là một cách để động viên trẻ học nhưng. thích ngồi học ở sân chơi náo nhiệt. Nếu con trai bạn nói rằng nó không muốn ngồi học một mình trong phòng riêng thì hãy dọn dẹp cho bé ngồi học trong nhà bếp. Nếu trẻ trở nên ham học, không