Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 119 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
119
Dung lượng
3,85 MB
Nội dung
Chương 1 : Cơ học vật rắn. I. Hệ thống kiến thức trong chương I) Động học vật rắn: 1) Xác định vị trí của vật rắn quay quanh một trục: Dùng toạ độ góc ϕ = ϕ(t) 2) Tốc độ góc đặc trưng cho chuyển động quay nhanh hay chậm của một vật của vật rắn. Tốc độ góc trung bình của vật rắn trong khoảng thời gian ∆t = t 2 - t 1 là: ttt 12 12 tb ∆ ϕ∆ = − ϕ−ϕ =ω . Tốc độ góc tức thời (gọi tắt là vận tốc góc): )('lim 0 t dt d t t ϕ ϕϕ ω == ∆ ∆ = →∆ Đơn vị: rad/s; Tốc đọ góc có thể dương hoặc âm. 3) Khi quay đều: ω = const; Phương trình chuyển động của vật rắn: ϕ = ϕ 0 + ωt. 4) Gia tốc góc: Đặc trưng cho độ biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc góc. Gia tốc góc trung bình trong khoảng thời gian ∆t = t 2 - t 1 là: ttt 12 12 tb ∆ ω∆ = − ω−ω =γ . Gia tốc góc tức thời: )('')('lim 0 tt dt d t t ϕω ωω γ === ∆ ∆ = →∆ . Đơn vị là: rad/s 2 . 5) Chuyển động quay biến đổi đều: Gia tốc góc : γ tb = γ = t 0 ω−ω = const Tốc độ góc : ω = ω 0 + γt Phương trình chuyển động quay biến đổi đều: 2 0 2 1 tt γωϕϕ ++= Khi đó: ω 2 - ω 0 2 = 2γ(ϕ - ϕ 0 ) 6/ Khi chuyển động quay không đều: tht aaa += a ht = a n = R v 2 = ω 2 R ; a t = γ.R. + a n vuông góc với v ; nó đặc trưng cho biến thiên nhanh hay chậm về hướng vận tốc. + a t theo phương của v ; nó đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của tốc độ góc. 7/ Với bánh xe lăn trên đường không trượt thì: + Bánh xe quay một vòng, xe đi được đoạn đường bằng chu vi bánh xe. Tốc độ xe cũng là tốc độ trục bánh xe. + Tốc độ dài một điểm M ở ngoài bánh có giá trị bằng tốc độ xe như phương tiếp tuyến với bánh, chiều theo chiều quay của bánh. So với mặt đất thì vận tốc là v: M0 vvv += ; 0 v là tốc độ trục bánh xe hay tốc độ xe với mặt đường, M v là tốc độ của điểm M so với trục. II) Động lực học vật rắn: 1) Mô men lực: M đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực M = F.d.sinϕ ϕ: góc giữa véc tơ r & F: )F.r(=ϕ ; Cánh tay đòn d: khoảng cách từ trục quay đến giá của lực nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay. Quy ước: Mô men lực có giá trị dương nếu nó làm cho vật quay theo chiều dương và ngược lại. 2) Quy tắc mô men lực: Muốn vật rắn quay quanh một trục cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng đại số các mô men đối với trục quay đó của các lực tác dụng vào vật phải bằng không. ∑ = 0M 3) Mô men quán tính: + Mô men quán tính của chất điểm đối với một trục quay đặc trưng cho mức quán tính (sức ì) của chất điểm đối với chuyển động quay quanh trục đó. Nó đo bằng biểu thức I = m.r 2 ; với r là khoảng cách chất điểm với trục quay. Đơn vị: kg.m 2 . + Mô men quán tính của vật rắn đối với một trục quay đặc trưng cho mức quán tính (sức ì) của vật rắn đối với trục quay đó. ∑ = i 2 ii rmI 1 + Thanh mảnh, chiều dài l , trục quay là trung trực của thanh: I = m. l 2 /12; + Thanh mảnh, chiều dài l , trục quay đi qua một đầu và vuông góc với thanh: I = m. l 2 /3; + Vành tròn bán kính R: I = m.R 2 . + Đĩa tròn mỏng: I = m.R 2 /2. + Hình cầu đặc: I = 2m.R 2 /5. + Định lí về trục song song: Mômen quán tính của một vật đối với một trục quay ∆ bất kỳ bằng momen quán tính của nó đối với một trục đi qua trọng tâm cộng với momen quán tính đối với trục ∆ đó nếu như hoàn toàn khối lượng của vật tập trung ở khối tâm. 2 G d.mII += ∆ . d là khoảng cách vuông góc giữa hai trục song song. 4) Momen động lượng của vật rắn đối với một trục quay bằng tích số của mô men quán tính đối với trục đó và vận tốc góc của vật quay quanh trục đó. L = I.ω. 5) Chuyển động tròn của chất điểm: + Chất điểm M khối lượng m chuyển động trên quỹ đạo tròn bán kính r chịu lực F không đổi. + Mô men M gia tốc góc là γ. Ta có: M = m.r 2 = I.γ. (Dạng khác của định luật II Niu tơn). 6) Phương trình động lực học của vật rắn: + M = I.β. (Tương tự như phương trình F = m.a) Dạng khác: dt dL dt )I(d dt d IM = ω = ω = ; là mô men động lượng: L = Iω hoặc: M t L t )I( t I ∆ ∆ = ∆ ω∆ = ∆ ω∆ = * Mô men ngoại lực đặt lên vật rắn có trục quay cố định bằng đạo hàm theo thời gian của mô men động lượng của vật rắn đối với trục quay đó. M = L’(t) 7) Định luật bảo toàn mô men động lượng: + Khi tổng đại số các mô men ngoại lực đối với trục quay bằng không (hay các mô men ngoại lực triệt tiêu nhau), thì mômen động lượng của vật rắn đối với trục đó là không đổi. Trong trường hợp vật rắn có momen quán tính đối với trục quay không đổi thì vật rắn không quay hay quay đều quanh trục đó. + M = 0 => ∆L = 0 và L = const. Nếu tổng các momen lực tác dụng lên vật (hay hệ vật) bằng không thì momen động lượng của vật (hay hệ vật) được bảo toàn. I 1 ω 1 = I 1 ω 2 hay Iω = const. 8) Vật rắn chuyển động tịnh tiến: áp dụng định luật II Niutơn: a.mF = ∑ ; 9) Động năng của vật rắn: + Động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định: W đ = 2 I 2 1 ω + Định lí về động năng: ∆W d = I.ω 2 2 - I.ω 1 2 = A. + Động năng của vật rắn trong chuyển động song phẳng: 22 Cd .I 2 1 v.m 2 1 W ω+= (v C = R.ω 2 .) m là khối lượng của vật, v C là vận tốc khối tâm. II. Câu hỏi và bài tập 1. Chuyển động của vật rắn quanh một trục cố định 1.1. Chọn câu Đúng. Một cánh quạt của một động cơ điện có tốc độ góc không đổi là ω = 94rad/s, đường kính 40cm. Tốc độ dài của một điểm ở đầu cánh bằng: A. 37,6m/s; B. 23,5m/s; C. 18,8m/s; D. 47m/s. 1.2. Hai học sinh A và B đứng trên một đu quay tròn, A ở ngoài rìa, B ở cách tâm một nửa bán kính. Gọi ω A , ω B , γ A , γ B lần lượt là tốc độ góc và gia tốc góc của A và B. Phát biểu nào sau đây là Đúng? A. ω A = ω B , γ A = γ B . B. ω A > ω B , γ A > γ B . C. ω A < ω B , γ A = 2γ B . D. ω A = ω B , γ A > γ B . 1.3. Chọn phương án Đúng. Một điểm ở trên vật rắn cách trục quay một khoảng R. Khi vật rắn quay đều quanh trục, điểm đó có tốc độ dài là v. Tốc độ góc của vật rắn là: A. R v =ω . B. R v 2 =ω . C. R.v=ω . D. v R =ω . 2 1.4. Chọn phương án Đúng. Bánh đà của một động cơ từ lúc khởi động đến lúc đạt tốc độ góc 140rad/s phải mất 2 phút. Biết động cơ quay nhanh dần đều.Góc quay của bánh đà trong thời gian đó là: A. 140rad. B. 70rad. C. 35rad. D. 36πrad. 1.5. Chọn phương án Đúng. Một bánh xe quay nhanh dần đều quanh trục. Lúc t = 0 bánh xe có tốc độ góc 5rad/s. Sau 5s tốc độ góc của nó tăng lên 7rad/s. Gia tốc góc của bánh xe là: A. 0,2rad/s 2 . B. 0,4rad/s 2 . C. 2,4rad/s 2 . D. 0,8rad/s 2 . 1.6. Chọn phương án Đúng. Trong chuyển động quay biến đổi đều một điểm trên vật rắn, vectơ gia tốc toàn phần (tổng vectơ gia tốc tiếp tuyến và vectơ gia tốc hướng tâm) của điểm ấy: A. có độ lớn không đổi. B. Có hướng không đổi. C. có hướng và độ lớn không đổi. D. Luôn luôn thay đổi. 1.7. Chọn câu Đúng. A. Vật chuyển động quay nhanh dần khi gia tốc góc dương, chậm dần khi gia tốc góc âm. B. Khi vật quay theo chiều dương đã chọn thì vật chuyển động nhanh dần, khi vật quay theo chiều ngược lại thì vật chuyển động chậm dần. C. Chiều dương của trục quay là chiều làm với chiều quay của vật một đinh vít thuận. D. Khi gia tốc góc cùng dấu với tốc độ góc thì vật quay nhanh dần, khi chúng ngược dấu thì vật quay chậm dần. 1.8. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong chuyển động của vật rắn quanh một trục cố định thì mọi điểm của vật rắn: A. có cùng góc quay. B. có cùng chiều quay. C. đều chuyển động trên các quỹ đạo tròn. D. đều chuyển động trong cùng một mặt phẳng. 1.9. Chọn câu đúng: Trong chuyển động quay có vận tốc góc ω và gia tốc góc γ chuyển động quay nào sau đây là nhanh dần? A. ω = 3 rad/s và γ = 0; B. ω = 3 rad/s và γ = - 0,5 rad/s 2 C. ω = - 3 rad/s và γ = 0,5 rad/s 2 ; D. ω = - 3 rad/s và γ = - 0,5 rad/s 2 1.10. Một vật rắn quay đều xung quanh một trục, một điểm M trên vật rắn cách trục quay một khoảng R thì có A. tốc độ góc ω tỉ lệ thuận với R; B. tốc độ góc ω tỉ lệ nghịch với R C. tốc độ dài v tỉ lệ thuận với R; D. tốc độ dài v tỉ lệ nghịch với R 1.11. Kim giờ của một chiếc đồng hồ có chiều dài bằng 3/4 chiều dài kim phút. Coi như các kim quay đều. Tỉ số tốc độ góc của đầu kim phút và đầu kim giờ là A. 12; B. 1/12; C. 24; D. 1/24 1.12. Kim giờ của một chiếc đồng hồ có chiều dài bằng 3/4 chiều dài kim phút. Coi như các kim quay đều. Tỉ số giữa vận tốc dài của đầu kim phút và đầu kim giờ là A. 1/16; B. 16; C. 1/9; D. 9 1.13. Kim giờ của một chiếc đồng hồ có chiều dài bằng 3/4 chiều dài kim phút. Coi như các kim quay đều. Tỉ số gia tốc hướng tâm của đầu kim phút và đầu kim giờ là A. 92; B. 108; C. 192; D. 204 1.14. Một bánh xe quay đều xung quanh một trục cố định với tần số 3600 vòng/min. Tốc độ góc của bánh xe này là: A. 120π rad/s; B. 160π rad/s; C. 180π rad/s; D. 240π rad/s 1.15. Một bánh xe quay đều xung quanh một trục cố định với tần số 3600 vòng/min. Trong thời gian 1,5s bánh xe quay được một góc bằng: A. 90π rad; B. 120π rad; C. 150π rad; D. 180π rad 1.16. Một bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên sau 2s nó đạt tốc độ góc 10rad/s. Gia tốc góc của bánh xe là A. 2,5 rad/s 2 ; B. 5,0 rad/s 2 ; C. 10,0 rad/s 2 ; D. 12,5 rad/s 2 1.17. Một bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên sau 2s nó đạt tốc độ góc 10rad/s. Góc mà bánh xe quay được trong thời gian đó là A. 2,5 rad; B. 5 rad; C. 10 rad; D. 12,5 rad 1.18. Một vật rắn quay nhanh dần đều xung quanh một trục cố định. Sau thời gian t kể từ lúc vật bắt đầu quay thì góc mà vật quay được A. tỉ lệ thuận với t. B. tỉ lệ thuận với t 2 . C. tỉ lệ thuận với t . D. tỉ lệ nghịch với t . 1.19. Một bánh xe có đường kính 4m quay với gia tốc góc không đổi 4 rad/s 2 , t 0 = 0 là lúc bánh xe bắt đầu quay. Tại thời điểm t = 2s vận tốc góc của bánh xe là A. 4 rad/s. B. 8 rad/s; C. 9,6 rad/s; D. 16 rad/s 1.20. Một bánh xe có đường kính 4m quay với gia tốc góc không đổi 4 rad/s 2 , t 0 = 0 là lúc bánh xe bắt đầu quay. Gia tốc hướng tâm của một điểm P trên vành bánh xe ở thời điểm t = 2s là 3 A. 16 m/s 2 ; B. 32 m/s 2 ; C. 64 m/s 2 ; D. 128 m/s 2 1.21. Một bánh xe có đường kính 4m quay với gia tốc góc không đổi 4 rad/s 2 , t 0 = 0 là lúc bánh xe bắt đầu quay. Tốc độ dài của một điểm P trên vành bánh xe ở thời điểm t = 2s là A. 16 m/s; B. 18 m/s; C. 20 m/s; D. 24 m/s 1.22. Một bánh xe có đường kính 4m quay với gia tốc góc không đổi 4 rad/s 2 . Gia tốc tiếp tuyến của điểm P trên vành bánh xe là: A. 4 m/s 2 ; B. 8 m/s 2 ; C. 12 m/s 2 ; D. 16 m/s 2 1.23. Một bánh xe đang quay với vận tốc góc 36 rad/s thì bị hãm lại với một gia tốc góc không đổi có độ lớn 3rad/s 2 . Thời gian từ lúc hãm đến lúc bánh xe dừng hẳn là A. 4s; B. 6s; C. 10s; D. 12s 1.24. Một bánh xe đang quay với tốc độ góc 36rad/s thì bị hãm lại với một gia tốc góc không đổi có độ lớn 3rad/s 2 . Góc quay được của bánh xe kể từ lúc hãm đến lúc dừng hẳn là A. 96 rad; B. 108 rad; C. 180 rad; D. 216 rad 1.25. Một bánh xe quay nhanh dần đều trong 4s tốc độ góc tăng từ 120vòng/phút lên 360vòng/phút. Gia tốc góc của bánh xe là A. 2π rad/s 2 ; B. 3π rad/s 2 ; C. 4π rad/s 2 ; D. 5π rad/s 2 1.26. Một bánh xe có đường kính 50cm quay nhanh dần đều trong 4s tốc độ góc tăng từ 120vòng/phút lên 360vòng/phút. Gia tốc hướng tâm của điểm M ở vành bánh xe sau khi tăng tốc được 2s là A. 157,8 m/s 2 ; B. 162,7 m/s 2 ; C. 183,6 m/s 2 ; D. 196,5 m/s 2 1.27. Một bánh xe có đường kính 50cm quay nhanh dần đều trong 4s tốc độ góc tăng từ 120 vòng/phút lên 360 vòng/phút. Gia tốc tiếp tuyến của điểm M ở vành bánh xe là A. 0,25π m/s 2 ; B. 0,50π m/s 2 ; C. 0,75π m/s 2 ; D. 1,00π m/s 2 1.28. Một bánh xe quay nhanh dần đều trong 4s tốc độ góc tăng từ 120 vòng/phút lên 360 vòng/phút. Tốc độ góc của điểm M ở vành bánh xe sau khi tăng tốc được 2s là A. 8π rad/s; B. 10π rad/s; C. 12π rad/s; D. 14π rad/s 2. Phương trình động lực học của vật rắn quay quanh một trục. 1.29. Chọn câu Sai. Đại lượng vật lí nào có thể tính bằng kg.m 2 /s 2 ? A. Momen lực. B. Công. C. Momen quán tính. D. Động năng. 1.30. Phát biểu nào dưới đây sai, không chính xác, hãy phân tích chỗ sai: A. Momen lực dương làm vật quay có trục quay cố định quay nhanh lên, momen lực âm làm cho vật có trục quay cố định quay chậm đi. B. Dấu của momen lực phụ thuộc vào chiều quay của vật: dấu dương khi vật quay ngược chiều kim đồng hồ, dấu âm khi vật quay cùng chiều kim đồng hồ. C. Tuỳ theo chiều dương được chọn của trục quay, dấu của momen của cùng một lực đối với trục đó có thể là dương hay âm. D. Momen lực đối với một trục quay có cùng dấu với gia tốc góc mà vật đó gây ra cho vật. 1.31. Một chất điểm chuyển động tròn xung quanh một trục có mômen quán tính đối với trục là I. Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Tăng khối lượng của chất điểm lên hai lần thì mômen quán tính tăng lên hai lần B. Tăng khoảng cách từ chất điểm đến trục quay lên hai lần thì mômen quán tính tăng 2 lần C. Tăng khoảng cách từ chất điểm đến trục quay lên hai lần thì mômen quán tính tăng 4 lần D. Tăng đồng thời khối lượng của chất điểm lên hai lần và khoảng cách từ chất điểm đến trục quay lên hai lần thì mômen quán tính tăng 8 lần 1.32. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Mômen quán tính của vật rắn đối với một trục quay lớn thì sức ì của vật trong chuyển động quay quanh trục đó lớn B. Mômen quán tính của vật rắn phụ thuộc vào vị trí trục quay và sự phân bố khối lượng đối với trục quay C. Mômen lực tác dụng vào vật rắn làm thay đổi tốc độ quay của vật D. Mômen lực dương tác dụng vào vật rắn làm cho vật quay nhanh dần 1.33. Tác dụng một mômen lực M = 0,32 Nm lên một chất điểm chuyển động trên một đường tròn làm chất điểm chuyển động với gia tốc góc không đổi γ = 2,5rad/s 2 . Mômen quán tính của chất điểm đối với trục đi qua tâm và vuông góc với đường tròn đó là A. 0,128 kgm 2 ; B. 0,214 kgm 2 ; C. 0,315 kgm 2 ; D. 0,412 kgm 2 1.34. Tác dụng một mômen lực M = 0,32 Nm lên một chất điểm chuyển động trên một đường tròn làm chất điểm chuyển động với gia tốc góc không đổi γ = 2,5rad/s 2 . Bán kính đường tròn là 40cm thì khối lượng của chất điểm là: A. m = 1,5 kg; B. m = 1,2 kg; C. m = 0,8 kg; D. m = 0,6 kg 1.35. Một mômen lực không đổi tác dụng vào vật có trục quay cố định. Trong các đại lượng sau đại lượng nào không phải là hằng số? A. Gia tốc góc; B. Vận tốc góc; C. Mômen quán tính; D. Khối lượng 4 1.36. Một đĩa mỏng, phẳng, đồng chất có thể quay được xung quanh một trục đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Tác dụng vào đĩa một mômen lực 960Nm không đổi, đĩa chuyển động quay quanh trục với gia tốc góc 3rad/s 2 . Mômen quán tính của đĩa đối với trục quay đó là A. I = 160 kgm 2 ; B. I = 180 kgm 2 ; C. I = 240 kgm 2 ; D. I = 320 kgm 2 1.37. Một đĩa mỏng, phẳng, đồng chất có bán kính 2m có thể quay được xung quanh một trục đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Tác dụng vào đĩa một mômen lực 960Nm không đổi, đĩa chuyển động quay quanh trục với gia tốc góc 3rad/s 2 . Khối lượng của đĩa là A. m = 960 kg; B. m = 240 kg; C. m = 160 kg; D. m = 80 kg 1.38. Một ròng rọc có bán kính 10cm, có mômen quán tính đối với trục là I =10 -2 kgm 2 . Ban đầu ròng rọc đang đứng yên, tác dụng vào ròng rọc một lực không đổi F = 2N tiếp tuyến với vành ngoài của nó. Gia tốc góc của ròng rọc là A. 14 rad/s 2 ; B. 20 rad/s 2 ; C. 28 rad/s 2 ; D. 35 rad/s 2 1.39. Một ròng rọc có bán kính 10cm, có mômen quán tính đối với trục là I =10 -2 kgm 2 . Ban đầu ròng rọc đang đứng yên, tác dụng vào ròng rọc một lực không đổi F = 2N tiếp tuyến với vành ngoài của nó. Sau khi vật chịu tác dụng lực được 3s thì tốc độ góc của nó là A. 60 rad/s; B. 40 rad/s; C. 30 rad/s; D. 20rad/s 3. Momen động lượng, định luật bảo toàn momen động lượng 1.40. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi một vật rắn chuyển động tịnh tiến thẳng thì mômen động lượng của nó đối với một trục quay bất kỳ không đổi B. Mômen quán tính của vật đối với một trục quay là lớn thì mômen động lượng của nó đối với trục đó cũng lớn C. Đối với một trục quay nhất định nếu mômen động lượng của vật tăng 4 lần thì mômen quán tính của nó cũng tăng 4 lần. D. Mômen động lượng của một vật bằng không khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không 1.41. Các vận động viên nhảy cầu xuống nước có động tác "bó gối" thật chặt ở trên không là nhằm: A. Giảm mômen quán tính để tăng tốc độ quay; B. Tăng mômen quán tính để tăng tốc độ quay C. Giảm mômen quán tính để tăng mômen động lượng D. Tăng mômen quán tính để giảm tốc độ quay 1.42. Con mèo khi rơi từ bất kỳ một tư thế nào, ngửa, nghiêng, hay chân sau xuống trước, vẫn tiếp đất nhẹ nhàng bằng bốn chân. Chắc chắn khi rơi không có một ngoại lực nào tạo ra một biến đổi momen động lượng. Hãy thử tìm xem bằng cách nào mèo làm thay đổi tư thế của mình. A. Dùng đuôi. B. Vặn mình bằng cách xoắn xương sống. C. Chúc đầu cuộn mình lại. D. Duỗi thẳng các chân ra sau và ra trước. 1.43. Các ngôi sao được sinh ra từ những khối khí lớn quay chậm và co dần thể tích lại do tác dụng của lực hấp dẫn. Tốc độ góc quay của sao A. không đổi; B. tăng lên; C. giảm đi; D. bằng không 1.44. Một thanh nhẹ dài 1m quay đều trong mặt phẳng ngang xung quanh trục thẳng đứng đi qua trung điểm của thanh. Hai đầu thanh có hai chất điểm có khối lượng 2kg và 3kg. Tốc độ của mỗi chất điểm là 5m/s. Mômen động lượng của thanh là A. L = 7,5 kgm 2 /s; B. L = 10,0 kgm 2 /s; C. L = 12,5 kgm 2 /s; D. L = 15,0 kgm 2 /s 1.45. Một đĩa mài có mômen quán tính đối với trục quay của nó là 12kgm 2 . Đĩa chịu một mômen lực không đổi 16Nm, sau 33s kể từ lúc khởi động tốc độ góc của đĩa là A. 20rad/s; B. 36rad/s; C. 44rad/s; D. 52rad/s 1.46. Một đĩa mài có mômen quán tính đối với trục quay của nó là 12 kgm 2 . Đĩa chịu một mômen lực không đổi 16Nm, Mômen động lượng của đĩa tại thời điểm t = 33s là A. 30,6 kgm 2 /s; B. 52,8 kgm 2 /s; C. 66,2 kgm 2 /s; D. 70,4 kgm 2 /s 1.47. Coi trái đất là một quả cầu đồng tính có khối lượng M = 6.10 24 kg, bán kính R = 6400 km. Mômen động lượng của trái đất trong sự quay quanh trục của nó là A. 5,18.10 30 kgm 2 /s; B. 5,83.10 31 kgm 2 /s; C. 6,28.10 32 kgm 2 /s; D. 7,15.10 33 kgm 2 /s 1.48. Một người đứng trên một chiếc ghế đang quay, hai tay cầm hai quả tạ. Khi người ấy dang tay theo phương ngang, ghế và người quay với tốc độ góc ω. Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Sau đó người ấy co tay lại kéo hai quả tạ gần người sát vai. Tốc độ góc mới của hệ “người + ghế” A. tăng lên. B. Giảm đi. C. Lúc đầu tăng, sau đó giảm dần bằng 0. D. Lúc đầu giảm sau đó bằng 0. 5 1.49. Hai đĩa mỏng nằm ngang có cùng trục quay thẳng đứng đi qua tâm của chúng. Đĩa 1 có mômen quán tính I 1 đang quay với tốc độ ω 0 , đĩa 2 có mômen quán tính I 2 ban đầu đứng yên. Thả nhẹ đĩa 2 xuống đĩa 1 sau một khoảng thời gian ngắn hai đĩa cùng quay với tốc độ góc ω A. 0 2 1 I I ω=ω ; B. 0 1 2 I I ω=ω ; C. 0 21 2 II I ω + =ω ; D. 0 22 1 II I ω + =ω 1.50. Một đĩa đặc có bán kính 0,25m, đĩa có thể quay xung quanh trục đối xứng đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Đĩa chịu tác dụng của một mômen lực không đổi M = 3Nm. Sau 2s kể từ lúc đĩa bắt đầu quay vận tốc góc của đĩa là 24 rad/s. Mômen quán tính của đĩa là A. I = 3,60 kgm 2 ; B. I = 0,25 kgm 2 ; C. I = 7,50 kgm 2 ; D. I = 1,85 kgm 2 1.51. Một đĩa đặc có bán kính 0,25m, đĩa có thể quay xung quanh trục đối xứng đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Đĩa chịu tác dụng của một mômen lực không đổi M = 3Nm. Mômen động lượng của đĩa tại thời điểm t = 2s kể từ khi đĩa bắt đầu quay là A. 2 kgm 2 /s; B. 4 kgm 2 /s; C. 6 kgm 2 /s; D. 7 kgm 2 /s 4. Động năng của vật rắn quay quanh một trục. 1.52. Chọn phương án Đúng. Một bánh đà có momen quán tính 2,5kg.m 2 quay với tốc độ góc 8 900rad/s. Động năng của bánh đà bằng: A. 9,1.10 8 J. B. 11 125J. C. 9,9.10 7 J. D. 22 250J. 1.53. Một đĩa tròn có momen quán tính I đang quay quanh một trục cố định có tốc độ góc ω 0 . Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Nếu tốc độ góc của đĩa giảm đi hai lần thì động năng quay và momen động lượng của đĩa đối với trục quay tăng hay giảm thế nào? Momen động lượng Động năng quay A. Tăng bốn lần Tăng hai lần B. Giảm hai lần Tăng bốn lần C. Tăng hai lần Giảm hai lần D. Giảm hai lần Giảm bốn lần 1.54. Hai đĩa tròn có cùng momen quán tính đối với cùng một trục quay đi qua tâm của các đĩa. Lúc đầu đĩa 2 (ở bên trên) đứng yên, đĩa 1 quay với tốc độ góc không đổi ω 0 . Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Sau đó cho hai đĩa dính vào nhau, hệ quay với tốc độ góc ω. Động năng của hệ hai đĩa lúc sau tăng hay giảm so với lúc đầu? A. Tăng 3 lần. B. Giảm 4 lần. C. Tăng 9 lần. D. Giảm 2 lần. 1.55. Hai bánh xe A và B có cùng động năng quay, tốc độ góc ω A = 3ω B . tỉ số momen quán tính A B I I đối với trục quay đi qua tâm A và B nhận giá trị nào sau đây? A. 3. B. 9. C. 6. D. 1. 1.56. Trên mặt phẳng nghiêng góc α so với phương ngang, thả vật 1 hình trụ khối lượng m bán kính R lăn không trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống chân mặt phẳng nghiêng. Vật 2 khối lượng bằng khối lượng vật 1, được được thả trượt không ma sát xuống chân mặt phẳng nghiêng. Biết rằng tốc độ ban đầu của hai vật đều bằng không. Tốc độ khối tâm của chúng ở chân mặt phẳng nghiêng có A. v 1 > v 2 ; B. v 1 = v 2 ; C. v 1 < v 2 ; D. Chưa đủ điều kiện kết luận. 1.57. Xét một vật rắn đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc ω. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Tốc độ góc tăng 2 lần thì động năng tăng 4 lần B. Mômen quán tính tăng hai lần thì động năng tăng 2 lần C. Tốc độ góc giảm hai lần thì động năng giảm 4 lần D. Cả ba đáp án trên đều sai vì đều thiếu dữ kiện 1.58. Một bánh xe có mômen quán tính đối với trục quay cố định là 12kgm 2 quay đều với tốc độ 30vòng/phút. Động năng của bánh xe là A. E đ = 360,0J; B. E đ = 236,8J; C. E đ = 180,0J; D. E đ = 59,20J 1.59. Một mômen lực có độ lớn 30Nm tác dụng vào một bánh xe có mômen quán tính đối với trục bánh xe là 2kgm 2 . Nếu bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ thì gia tốc góc của bánh xe là A. γ = 15 rad/s 2 ; B. γ = 18 rad/s 2 ; C. γ = 20 rad/s 2 ; D. γ = 23 rad/s 2 1.60. Một mômen lực có độ lớn 30Nm tác dụng vào một bánh xe có mômen quán tính đối với trục bánh xe là 2kgm 2 . Nếu bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ thì tốc độ góc mà bánh xe đạt được sau 10s là A. ω = 120 rad/s; B. ω = 150 rad/s; C. ω = 175 rad/s; D. ω = 180 rad/s 6 1.61. Một mômen lực có độ lớn 30Nm tác dụng vào một bánh xe có mômen quán tính đối với trục bánh xe là 2kgm 2 . Nếu bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ thì động năng của bánh xe ở thời điểm t = 10s là: A. E đ = 18,3 kJ; B. E đ = 20,2 kJ; C. E đ = 22,5 kJ; D. E đ = 24,6 kJ Đáp án Chương 1 1C 2A 3A 4A 5B 6D 7C 8D 9D 10C 11A 12B 13C 14A 15D 16B 17C 18B 19B 20D 21A 22B 23D 24D 25A 26A 27A 28A 29C 30A 31B 32D 33A 34C 35B 36D 37C 38B 39A 40A 41A 42B 43B 44C 45C 46B 47D 48A 49D 50B 51C 52C 53D 54D 55B 56C 57D 58D 59A 60B 61c dẫn giải và trả lời chương 1 1.1. Chọn C.Hướng dẫn: áp dụng công thức v = ωR. 1.2. Chọn A.Hướng dẫn: Mọi điểm trên vật chuyển động tròn đề có cùng vận tốc góc và gia tốc góc. 1.3. Chọn A.Hướng dẫn: tốc độ góc tính theo công thức ω = v/R 1.4. Chọn A.Hướng dẫn: áp dụng công thức: 12 12 tb tt − ω−ω =γ và 2 0 t 2 1 t γ+ω+ϕ=ϕ . Thay số ϕ =140 rad. 1.5. Chọn B.Hướng dẫn: áp dụng công thức: 12 12 tb tt − ω−ω =γ 1.6. Chọn D.Hướng dẫn: tht aaa += a n không đổi. a t luông thay đổi vì tốc độ thay đổi, nên a luôn thay đổi. 1.7. Chọn D.Hướng dẫn: Chuyển động quang nhanh dần đều thì gia tốc góc cùng dấu với vận tốc góc. 1.8. Chọn D.Hướng dẫn: Vật rắn có dạng hình học bất kỳ nên trong quá trình chuyển động của vật rắn quanh một trục cố định thì mỗi điểm chuyển động trên một mặt phẳng quỹ đạo, các mặt phẳng quỹ đạo có thể không trùng nhau nên phát biểu: “mọi điểm của vật rắn đều chuyển động trong cùng một mặt phẳng” là không đúng. 1.9. Chọn D.Hướng dẫn: Chuyển động quay nhanh dần khi vận tốc góc và gia tốc góc có cùng dấu. Chuyển động quay chậm dần khi vận tốc góc và gia tốc góc trái dấu nhau. 1.10. Chọn C.Hướng dẫn: Mối quan hệ giữa vận tốc dài và bán kính quay: v = ωR. Như vậy tốc độ dài v tỉ lệ thuận với bán kính R. 1.11. Chọn A.Hướng dẫn: Chu kỳ quay của kim phút là T m = 60min = 1h, chu kỳ quay của kim giờ là T h = 12h. Mối quan hệ giữa vận tốc góc và chu kỳ quay là T 2π =ω , suy ra 12 1 12 T T m h h m == ω ω . 1.12. Chọn B.Hướng dẫn: Mối quan hệ giữa vận tốc góc, vận tốc dài và bán kính là: v = ωR. Ta suy ra h m h m hh mm h m R R . R R. v v ω ω = ω ω = = 16 1.13. Chọn C.Hướng dẫn: Công thức tính gia tốc hướng tâm của một điểm trên vật rắn là R R v a 2 2 ω== , suy ra h m 2 h 2 m h 2 h m 2 m h m R R . R R. a a ω ω = ω ω = = 192. 1.14. Chọn A.Hướng dẫn: Tốc độ góc của bánh xe là 3600 vòng/min = 3600.2.π/60 = 120π (rad/s). 1.15. Chọn D. Hướng dẫn: Bánh xe quay đều nên góc quay được là φ = ωt = 120π.1,5 = 180π rad. 1.16. Chọn B.Hướng dẫn: Gia tốc góc trong chuyển động quay nhanh dần được tính theo công thức ω = γt, suy ra γ = ω/t = 5,0 rad/s 2 1.17. Chọn C.Hướng dẫn: Gia tốc góc được xác định theo câu 1.15, bánh xe quay từ trạng thái nghỉ nên vận tốc góc ban đầu ω 0 = 0, góc mà bánh xe quay được trong thời gian t = 2s là φ = ω 0 + γt 2 /2 = 10rad. 1.18. Chọn B.Hướng dẫn: Phương trình chuyển động của vật rắn quay quanh một trục cố định là φ = φ 0 + ω 0 + γt 2 /2. Như vậy góc quay tỷ lệ với t 2 . 1.19. Chọn B. Hướng dẫn: Vận tốc góc tính theo công thức ω = ω 0 + γt = 8rad/s. 1.20. Chọn D.Hướng dẫn: Gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành bánh xe R R v a 2 2 ω== , vận tốc góc được tính theo câu 1.18, thay vào ta được a = 128 m/s 2 1.21. Chọn A.Hướng dẫn: Mối quan hệ giữa vận tốc dài và vận tốc góc: v = ωR, vận tốc góc được tính theo câu 19 1.22. Chọn B. Hướng dẫn: Mối liên hệ giữa gia tốc tiếp tuyến và gia tốc góc a t = γ.R = 8m/s 2 . 1.23. Chọn D.Hướng dẫn: Vận tốc góc tính theo công thức ω = ω 0 + γt, khi bánh xe dừng hẳn thì ω = 0. 1.24. Chọn D.Hướng dẫn: Dùng công thức mối liên hệ giữa vận tốc góc, gia tốc góc và góc quay: γϕ=ω−ω 2 2 0 2 , khi bánh xe dừng hẳn thì ω = 0, bánh xe quay chậm dần đều thì γ = - 3rad/s 2 . 1.25. Chọn A.Hướng dẫn: Gia tốc góc được tính theo công thức ω = ω 0 + γt → γ = (ω - ω 0 )/t. Chú ý đổi đơn vị. 7 1.26. Chọn A.Hướng dẫn: Gia tốc góc được tính giống câu 1.25. Vận tốc góc tại thời điểm t = 2s được tính theo công thức ω = ω 0 + γt. Gia tốc hướng tâm tính theo công thức a = ω 2 R. 1.27. Chọn A.Hướng dẫn: Gia tốc góc được tính giống câu 1.25. Gia tốc tiếp tuyến a t = β.R 1.28. Chọn A.Hướng dẫn: Gia tốc góc được tính giống câu 1.25. Vận tốc góc tại thời điểm t = 2s được tính theo công thức ω = ω 0 + γt. 1.29. Chọn C.Hướng dẫn: Từ công thức các đại lượng ta thấy momen quán tính đơn vị là kg.m 2 . 1.30. Chọn A. Hướng dẫn: Momen dương hay âm là do quy ước ta chọn. 1.31. Chọn B.Hướng dẫn: Mômen quán tính của chất điểm chuyển động quay quanh một trục được xác định theo công thức I = mR 2 . Khi khoảng cách từ chất điểm tới trục quay tăng lên 2 lần thì mômen quán tính tăng lên 4 lần. 1.32. Chọn D.Hướng dẫn: Dấu của mômen lực phụ thuộc vào cách chọn chiều dương, mômen lực dương không có nghĩa là mômen đó có tác dụng tăng cường chuyển động quay. 1.33. Chọn A.Hướng dẫn: áp dụng phương trình động lực học vật rắn ta có M = Iγ suy ra I = M/ β = 0,128 kgm 2 . 1.34. Chọn C.Hướng dẫn: Xem hướng dẫn câu 1.27, mômen quán tính I = mR 2 từ đó tính được m = 0,8 kg. 1.35. Chọn B.Hướng dẫn: Vận tốc góc được tính theo công thức ω = ω 0 + γt, γ = hằng số, → ω thay đổi theo thời gian. 1.36. Chọn D. Hướng dẫn: Xem hướng dẫn và làm tương tự câu 1.27 1.37. Chọn C. Hướng dẫn: Xem hướng dẫn và làm tương tự câu 1.28 1.38. Chọn B.Hướng dẫn: Mômen của lực F = 2N là M = F.d = 2.0,1 = 0,2Nm, áp dụng phương trình động lực học vật rắn chuyển động quay M = Iγ suy ra γ = m/ I = 20rad/s 2 . 1.39. Chọn A.Hướng dẫn: Xem hướng dẫn và làm tương tự câu 1.35, sau đó áp dụng công thức ω = ω 0 + γt = 60rad/s. 1.40. Chọn A.Hướng dẫn: áp dụng định luật bảo toàn mômen động lượng: Khi vật chuyển động tịnh tiến thẳng tức là không quay thì mômen lực đối với một trục quay bất kỳ có giá trị bằng không, do đó L được bảo toàn. 1.41. Chọn A.Hướng dẫn: Mômen quán tính được tính theo công thức I = mR 2 , mômen quán tính tỉ lệ với bình phương khoảng cánh từ chất điểm tới trục quay, như vậy động tác “bó gối” làm giảm mômen quán tính. Trong quá trình quay thì lực tác dụng vào người đó không đổi (trọng lực) nên mômen động lượng không đổi khi thực hiện động tác “bó gối”, áp dụng công thức L = I.ω = hằng số, khi I giảm thì ω tăng. 1.42. Chọn B. Hướng dẫn: Khi đó khối tâm chuyển động theo quỹ đạo không đổi. 1.43. Chọn B.Hướng dẫn: Khi các sao co dần thể tích thì mômen quán tính của sao giảm xuống, mômen động lượng của sao được bảo toàn nên tốc độ quay của các sao tăng lên, các sao quay nhanh lên. 1.44. Chọn C.Hướng dẫn: Mômen quán tính của thanh có hai vật m 1 và m 2 là I = m 1 R 2 + m 2 R 2 = (m 1 + m 2 )R 2 . Mômen động lượng của thanh là L = I.ω = (m 1 + m 2 )R 2 .ω = (m 1 + m 2 )Rv = 12,5kgm 2 /s. 1.45. Chọn C.Hướng dẫn: áp dụng phương trình động lực học vật rắn chuyển động quay M = Iγ suy ra γ = M/I, sau đó áp dụng công thức ω = ω 0 + γt = 44rad/s. 1.46. Chọn B.Hướng dẫn: Xem hướng dẫn và làm tương tự câu 1.39, và vận dụng công thức tính mômen động lượng L = I.ω = 52,8kgm 2 /s. 1.47. Chọn D.Hướng dẫn: Mômen quán tính của một quả cầu đồng chất khối lượng m bán kính R đối với trục quay đi qua tâm quả cầu là I = 2 mR 5 2 , Trái Đất quay đều quanh trục của nó với chu kỳ T = 24h, suy ra vận tốc góc T 2π =ω . Mômen động lượng của Trái Đất đối với trục quay của nó là L = I.ω = T 2 .mR 5 2 2 π = 7,15.10 33 kgm 2 /s. 1.48. Chọn A. Hướng dẫn: Vật gần trục quay I giảm => ω tăng. 1.49. Chọn D.Hướng dẫn: áp dụng định luật bảo toàn mômen động lượng I 1 ω 0 +I 2 .0 = (I 1 +I 2 )ω 1.50. Chọn B.Hướng dẫn: Gia tốc góc γ = (ω - ω 0 )/t = 12rad/s 2 . áp dụng phương trình động lực học vật rắn chuyển động quay M = Iβ suy ra I = M/ β = 0,25 kgm 2 . 1.51. Chọn C.Hướng dẫn: Mômen động lượng được tính theo công thức: L= Iω = Iγt = M.t = 6kgm 2 /s. 1.52. Chọn A.Hướng dẫn: áp dụng của W d = I.ω 2 /2. 1.53. Chọn D.Hướng dẫn: L = I.ω; của W d = I.ω 2 /2. Nên ω giảm thì L giảm 2 lần, W tăng 4 lần. 1.54. Chọn D.Hướng dẫn: Tìm liên hệ ω 0 và ω sau đó tìm liên hệ W 0 và W. 1.55. Chọn B.Hướng dẫn: Lập công thức động năng lúc đầu và sau. 1.56. Chọn C.Hướng dẫn: Vật 1 vừa có động năng chuyển động tịnh tiến vừa có động năng chuyển động quay, vật 2 chỉ có động năng chuyển động tịnh tiến, mà động năng mà hai vật thu được là bằng nhau (được thả cùng độ cao). Nên vận tốc của khối tâm vật 2 lớn hơn vận tốc khối tâm vật 1. 1.57. Chọn D.Hướng dẫn: Thiếu dữ kiện chưa đủ để kết luận. 1.58. Chọn D.Hướng dẫn: Động năng chuyển động quay của vật rắn W đ = Iω 2 /2 = 59,20J 1.59. Chọn A.Hướng dẫn: áp dụng phương trình động lực học vật rắn chuyển động quay M = Iγ suy ra γ = M/I = γ = 15 rad/s 2 . 1.60. Chọn B. Hướng dẫn: áp dụng phương trình động lực học vật rắn chuyển động quay M = Iγ suy ra γ = M/I = γ = 15 rad/s 2 , sau đó áp dụng công thức ω = ω 0 + γt = 150rad/s. 1.61. Chọn C. 8 Hướng dẫn: áp dụng phương trình động lực học vật rắn chuyển động quay M = Iγ suy ra γ = M/I = γ = 15 rad/s 2 , vận tốc góc của vật rắn tại thời điểm t = 10s là ω = ω 0 + γt = 150rad/s và động năng của nó khi đó là E đ = Iω 2 /2 = 22,5 kJ. Chương 2 - Dao động cơ học I - Hệ thống kiến thức trong chương I) Dao động điều hoà: 1) Dao động, dao động tuần hoàn, dao động điều hoà: a) Dao động là chuyển động trong không gian hẹp, vật lặp đi lặp lại nhiều lần quang vị trí cân bằng; hoặc là chuyển động tuần hoàn xung quang vị trí cân bằng. b) Dao động tuần hoàn: + Là dao động mà sau khoảng thời gian nhất định vật trở lại trạng thái cũ. + Chu kì dao động: là khoảng thời gian ngắn nhất để trạng thái dao động lặp lại như cũ hoặc là khoảng thời gian vật thực hiện một lần dao động. Kí hiệu T, đơn vị giây (s). + Tần số là số lần vật dao động trong một đơn vị thời gian hoặc là đại lượng nghịch đảo của chu kì. Kí hiệu f, đơn vị héc (Hz) T f 1 = hay f T 1 = . c) Dao động điều hoà là chuyển động của một vật mà li độ biến đổi theo định luật dạng cos (hay sin) theo thời gian: x = Acos(ωt + φ) = Acos(2πft + ϕ) = Acos( t T π2 + φ) trong đó A, ω và ϕ là các hằng số. x là li độ dao động(m, cm); A là biên độ(m, cm); ω là tần số góc(rad/s); (ωt + φ) là pha dao động (rad); φ là pha ban đầu(rad). d) Vận tốc, gia tốc : + v = x’ = - Aωsin((ωt + φ) = Aωcos(ωt + φ + 2 π ). Vận tốc sớm pha 2 π so với li độ. + a = x’’ = v’ = - Aω 2 cos(ωt + φ) = - ω 2 x. Gia tốc ngược pha so với li độ; gia tốc sớm pha 2 π so với vận tốc. e) Năng lượng: Là cơ năng E: Với E = E t + E đ E t = 22 2 coskA 2 1 2 kx = (ωt + ϕ ) ; E đ = 2 2 mA 2 1 2 mv = ω 2 .sin 2 (ωt + ϕ) = 22 sinkA 2 1 (ωt + ϕ) E = 2 1 kA 2 = 2 1 mA 2 ω 2 = E 0 = const. Mặt khác: 2 2cos1 cos 2 α+ =α và 2 2cos1 sin 2 α− =α Nên E t = )2t2cos( 2 E 2 E 00 ϕ+ω− ; E đ = )2t2cos( 2 E 2 E 00 ϕ+ω+ . Động năng và thế năng của dao động điều hoà có cùng tần số ω’ = 2ω; chu kỳ T’ = T/2 f) Hệ thức độc lập với thời gian: A 2 ω 2 = x 2 ω 2 + v 2 . g) Một vật khối lượng m, mỗi khi dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng(VTCB) O một đoạn x, chịu tác dụng của một lực F = - kx thì vật ấy sẽ dao động điều hoà quanh O với tần số góc m k =ω . Biên độ dao động A và pha ban đầu φ phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu và cách chọn gốc thời gian. 2) Mỗi dao động điều hoà được biểu diễn bằng một véc tơ quay: Vẽ vectơ OM có độ dài bằng biên độ A, lúc đầu hợp với trục Ox làm góc ϕ. Cho véc tơ quay quanh O với vận tốc góc ω thì hình chiếu của véc tơ quay OM ở thời điểm bất kỳ lên trục Ox là dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ). 3) Dao động tự do là dao động xảy ra trong một hệ dưới tác dụng của nội lực, sau khi hệ được kích thích ban đầu. Hệ có khả năng thực hiện dao động tự do gọi là hệ (tự) dao động. Mọi dao động tự do của một hệ dao động đều có cùng tần số góc ω o gọi là tần số góc riêng của hệ ấy. Ví dụ con lắc lò xo ω 0 = m/k ; con lắc đơn ω 0 = l/g ; 5) Tổng hợp 2 dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số là cộng hai hàm x 1 và x 2 dạng cosin. Nếu hai hàm có cùng tần số thì có thể dùng phương pháp Fresnel: vẽ các véc tơ quay biểu diễn cho các dao động thành phần, xác định véc tơ tổng, suy ra dao động tổng hợp. x 1 = A 1 cos(ωt + φ 1 ); x 2 = A 2 cos(ωt + φ 2 ); x = x 1 + x 2 = Acos(ωt + φ); 9 Với: )cos(AA2AAA 1221 2 2 2 1 2 ϕ−ϕ++= và 2211 2211 cosAcosA sinAsinA tg ϕ+ϕ ϕ+ϕ =ϕ ; A 1 + A 2 > A > |A 1 – A 2 | 6) Dao động tự do không có ma sát là dao động điều hoà, khi có ma sát là dao động tắt dần, khi ma sát lớn dao động tắt nhanh, ma sát quá lới thì dao động không xảy ra. 7) Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. 9) Dao động cưỡng bức là dao động chịu tác dụng ngoại lực tuần hoàn theo thời gian: f = F cos(ωt+φ). Tần số f tác dụng lên một hệ dao động có tần số riêng f 0 thì sau một thời gian chuyển tiếp, hệ sẽ dao động với tần số f của ngoại lực. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào vào mối quan hệ giữa tần số của ngoại lực và tần số dao động riêng. Khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ thì biên độ dao động đạt giá trị cực đại, đó là hiện tượng cộng hưởng. Biên độ dao động cộng hưởng phụ thuộc vào lực cản của môi trường. II) Con lắc lò xo; con lắc đơn và Trái Đất; con lắc vật lý và Trái Đất là những hệ dao động. Dưới đây là bảng các đặc trưng chính của một số hệ dao động. Hệ dao động Con lắc lò xo Con lắc đơn Con lắc vật lý Cấu trúc Hòn bi (m) gắn vào lò xo (k). Hòn bi (m) treo vào đầu sợi dây (l). Vật rắn (m, I) quay quanh trục nằm ngang. VTCB - Con lắc lò xo ngang: lò xo không giãn - Con lắc lò xo dọc: lò xo biến dạng k mg l =∆ Dây treo thẳng đứng QG (Q là trục quay, G là trọng tâm) thẳng đứng Lực tác dụng Lực đàn hồi của lò xo: F = - kx x là li độ dài Trọng lực của hòn bi và lực căng của dây treo: s l g mF −= s là li độ cung Mô men của trọng lực của vật rắn và lực của trục quay: M = - mgdsinα α là li giác Phương trình động lực học của chuyển động x” + ω 2 x = 0 s” + ω 2 s = 0 α” + ω 2 α = 0 TÇn sè gãc m k =ω l g =ω I mgd =ω Phương trình dao động. x = Acos(ωt + φ) s = s 0 cos(ωt + φ) α = α 0 cos(ωt + φ) Cơ năng 222 Am 2 1 kA 2 1 E ω== 2 00 s l g m 2 1 )cos1(mglE =α−= Câu hỏi và bài tập Chủ đề 1: Đại cương về dao động điều hoà. 2.1. Vật tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi nào? A) Khi li độ có độ lớn cực đại. B) Khi li độ bằng không. C) Khi pha cực đại; D) Khi gia tốc có độ lớn cực đại. 2.2. Gia tốc của chất điểm dao động điều hoà bằng không khi nào? A) Khi li độ lớn cực đại. B) Khi vận tốc cực đại. C) Khi li độ cực tiểu; D) Khi vận tốc bằng không. 2.3. Trong dao động điều hoà, vận tốc biến đổi như thế nào? A) Cùng pha với li độ. B) Ngược pha với li độ; C) Sớm pha 2 π so với li độ; D) Trễ pha 2 π so với li độ 2.4. Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi như thế nào? A) Cùng pha với li độ. B) Ngược pha với li độ; C) Sớm pha 2 π so với li độ; D) Trễ pha 2 π so với li độ 2.5. Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi: A) Cùng pha với vận tốc . B) Ngược pha với vận tốc ; C) Sớm pha π/2 so với vận tốc ; D) Trễ pha π/2 so với vận tốc. 2.6. Động năng trong dao động điều hoà biển đổi theo thời gian: A) Tuần hoàn với chu kỳ T; B) Như một hàm cosin; 10 [...]... cực tiểu 2.48 Phát nào biểu sau đây là không đúng? 1 kA 2 cho thấy cơ năng bằng thế năng khi vật có li độ cực đại 2 1 2 B Công thức E = mv max cho thấy cơ năng bằng động năng khi vật qua VTCB 2 1 2 2 C Công thức E = mω A cho thấy cơ năng không thay đổi theo thời gian 2 1 2 1 2 D Công thức E t = kx = kA cho thấy thế năng không thay đổi theo thời gian 2 2 A Công thức E = 2.49 Động năng của dao động điều... độ, vận tốc, gia tốc là đúng? A Trong dao động điều hoà vận tốc và li độ luôn cùng chiều B Trong dao động điều hoà vận tốc và gia tốc luôn ngược chiều C Trong dao động điều hoà gia tốc và li độ luôn ngược chiều D Trong dao động điều hoà gia tốc và li độ luôn cùng chiều 13 Chủ đề 2: Con lắc lò xo 2.54 Phát biểu nào sau đây là không đúng với con lắc lò xo ngang? A Chuyển động của vật là chuyển động thẳng... bằng không khi vật chuyển động qua A vị trí cân bằng B vị trí vật có li độ cực đại C vị trí mà lò xo không bị biến dạng D vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không 2.56 Một vật nặng treo vào một lò xo làm lò xo giãn ra 0,8cm, lấy g = 10m/s 2 Chu kỳ dao động của vật là: A T = 0,178s B T = 0,057s C T = 222s D T = 1,777s 2.57 Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là không đúng?... không thì động năng cực đại 2.2 Chọn C Hướng dẫn: ở vị trí li độ bằng không lực tác dụng bằng không nên gia tốc nhỏ nhất 2.3 Chọn C Hướng dẫn: Biến đổi vận tốc về hàm số cos thì được kết quả 2.4 Chọn B Hướng dẫn: Tương tự cách làm câu 2.3 2.5 Chọn C Hướng dẫn: Tương tự cách làm câu 2.3 2.6 Chọn D Hướng dẫn: Như phần tóm tắt lí thuyết 2.7 Chọn B Hướng dẫn: Thời điểm ban đầu có thể động năng bằng không... nguồn âm, được truyền trong môi trường vật chất, không truyền không chân không Môi trường có tính đàn hồi kém thì truyền âm kém (chất nhẹ và xốp) + Các đặc tính của âm: - độ cao phụ thuộc vào tần số (chu kỳ) của âm; - âm sắc phụ thuộc vào các hoạ âm và biên độ các hoạ âm; - Cường độ âm tại một điểm là năng lượng sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm tại điểm đó, trong... sau đây là không đúng? Một nguồn âm phát ra một âm có tần số không đổi, tần số âm mà máy thu, thu được: A tăng lên khi nguồn âm chuyển động lại gần máy thu B giảm đi khi nguồn âm chuyển động ra xa máy thu C tăng lên khi máy thu chuyển động lại gần nguồn âm D không thay đổi khi máy thu và nguồn âm cùng chuyển động hướng lại gần nhau 3.61 Một ống trụ có chiều dài 1m ở một đầu ống có một píttông để có thể... độ với nguồn âm 3.64 Nhận xét nào sau đây là không đúng? A Một nguồn âm phát ra một âm có tần số không đổi, tần số âm mà máy thu thu được tăng lên khi nguồn âm chuyển động lại gần máy thu B Một nguồn âm phát ra một âm có tần số không đổi, tần số âm mà máy thu thu được giảm đi khi nguồn âm chuyển động ra xa máy thu C Một nguồn âm phát ra một âm có tần số không đổi, tần số âm mà máy thu thu được tăng lên... D Tần số của nó hầu như không đổi 2.117 Chọn phát biểu Đúng Trong thí nghiệm với con lắc lò xo thẳng đứng và con lắc lò xo nằm ngang thì gia tốc trọng trường g A chỉ ảnh hưởng tới chu kỳ dao động của con lắc thẳng đứng B không ảnh hưởng tới chu kỳ dao động của cả con lắc thẳng đứng và con lắc nằm ngang C chỉ ảnh hưởng tới chu kỳ dao động của con lắc lò xo nằm ngang D chỉ không ảnh hưởng tới chu kỳ con... thế năng trong dao động điều hoà là không đúng? A Động năng và thế năng biến đổi điều hoà cùng chu kỳ B Động năng biến đổi điều hoà cùng chu kỳ với vận tốc C Thế năng biến đổi điều hoà với tần số gấp 2 lần tần số của li độ D Tổng động năng và thế năng không phụ thuộc vào thời gian 2.47 Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là không đúng? A Động năng đạt giá trị cực... của vật ở VTCB có giá trị bằng không 2.27 Chọn C Hướng dẫn: Vật đổi chiều chuyển động khi vật chuyển động qua vị trí biên độ, ở vị trí đó lực phục hồi tác dụng lên vật đạt giá trị cực đại 2.28 Chọn C Hướng dẫn: áp dụng công thức độc lập với thời gian v = ω A 2 − x 2 ta thấy vận tốc của vật đạt cực đại khi vật chuyển động qua vị trí x = 0 2.29 Chọn C Hướng dẫn: áp dụng công thức độc lập với thời gian . tuyến và vectơ gia tốc hướng tâm) của điểm ấy: A. có độ lớn không đổi. B. Có hướng không đổi. C. có hướng và độ lớn không đổi. D. Luôn luôn thay đổi. 1.7. Chọn câu Đúng. A. Vật chuyển động quay nhanh. đây là không đúng? A. Công thức 2 kA 2 1 E = cho thấy cơ năng bằng thế năng khi vật có li độ cực đại. B. Công thức 2 max mv 2 1 E = cho thấy cơ năng bằng động năng khi vật qua VTCB. C. Công thức 22 Am 2 1 E. luôn cùng chiều. B. Trong dao động điều hoà vận tốc và gia tốc luôn ngược chiều. C. Trong dao động điều hoà gia tốc và li độ luôn ngược chiều. D. Trong dao động điều hoà gia tốc và li độ luôn