Các tia đều có bản chất là sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau nên có tính chất và cách tạo ra cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn lý 2011 (Trang 65)

II. Hướng dẫn giải và trả lời chương 4 4.1 Chọn C.

d)Các tia đều có bản chất là sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau nên có tính chất và cách tạo ra cũng khác nhau.

chất rắn, lỏng hay khí (hơi) có khối lượng riêng lớn (bị nén mạnh), khi bị nung nóng sẽ phát ra, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng, Nhiệt độ tăng dần thì cường độ bức xạ càng mạnh và tăng dần từ bức xạ có bước sóng dài sang bước sóng ngắn. ứng dụng để đo nhiệt độ của nguồn sáng.

+ Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ bao gồm các vạch màu riêng lẻ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối. Quang phổ này do các chất khí hay hơi có khối lượng riêng nhỏ phát ra khi bị kích thích (khi nóng sáng, hoặc khi có dòng điện phóng qua). Mỗi chất khí bị kích thích phát ra những bức xạ có bước sóng xác định và cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.

+ Quang phổ liên tục, thiếu nhiều vạch màu do bị chất khí (hay hơi kim loại) hấp thụ, được gọi là quang phổ vạch hấp thụ của nguyên tố đó. Nó tạo thành khi chiếu ánh sáng trắng qua một chất khí (hay hơi) bị kích thích, nhưng nhiết độ của khí (hơi) hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của quang phổ liên tục. Mỗi nguyên tố hoá học cho một quang phổ hấp thụ riêng đặc trưng cho nguyên tố đó.

+ ở nhiệt độ xác định, một vật chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ, và ngược lại, nó chỉ phát ra bức xạ nào mà nó có khả năng hấp thụ. (Định luật Kiếc-sốp - sự đảo sắc các vạch quang phổ).

+ Phép phân tích quang phổ: là phương pháp vật lí dùng để xác định thành phần hoá học của một chất hay hợp chất, dựa vào việc nghiên cứu quang phổ của ánh sáng do chất ấy phát ra hoặc hấp thụ. Nó cho biết sự có mặt của 1 nguyên tố hoá học trong mẫu. Cho kết quả nhanh, chính xác cả định tính và định lượng. Rất nhạy (chỉ cần nồng độ nhỏ), cả cho biết nhiệt độ phát xạ và xa người quan sát.

7) Các loại tia:

a) Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng từ vài mili mét đến 0,76μm (nhỏ hợ sóng vô

tuyến, lớn hơn áng sáng đỏ).

Tia hồng ngoại do các vật phát ra (cả nhiệt độ thấp). Nhiệt độ càng cao, bước sóng càng nhỏ.

Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt mạnh, tác dụng lên kính ảnh, gây hiệu ứng quang điện trong ở một số chất bán dẫn.

Nó được ứng dụng để sưởi, sấy khô, chụp ảnh hồng ngoại, quan sát ban đêm (quân sự), điều khiển từ xa trong các thiết bị nghe, nhìn.

b) Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ngắn hơn 3,8.10-7m đến 10-9m (hay bức xạ tử ngoại). 10-9m (hay bức xạ tử ngoại).

Phát ra từ những vật nung nóng có nhiệt độ cao (20000C trở lên) hoặc do đèn hồ quang, phóng điện qua hơi thuỷ ngân ở áp suất thấpắnMtj trời có 9% bức xạ tử ngoại.

Có tác dụng lên kính ảnh, tác dụng sinh lí, ion hoá không khí, khích thích phát quang một số chất, bị nước và thuỷ tinh hấp thụ mạnh. Tia tử ngoại có bước sóng 0,18µm đến 0,38µm truyền qua được thạch anh. Gây phản ứng quang hoá, gây ra hiện tượng quang điện.

Dùng để khử trùng nước, thực phẩm; để chữ bệnh (còi xương), kích thích phát quang (đèn ống) phát hiện vết nứt trên sản phẩm.

c) Tia X (Rơn ghen) là những bức xạ điện từ có bước sóng từ 10-12m đến 10-9m (ngắn hơn bước sóng tia tử ngoại). Tia X tạo thành khi chùm êléctron chuyển động với năng lượng lớn va chạm (bắn phá) vào nguyên tử (khí, lỏng, Tia X tạo thành khi chùm êléctron chuyển động với năng lượng lớn va chạm (bắn phá) vào nguyên tử (khí, lỏng, rắn).

Tia X tạo ra trong ống riêng: ống tia catốt có lắp thêm đối âm cực bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn, chịu nhiệt độ cao.

Có khả năng đâm xuyên mạnh (giảm theo chiều tăng của nguyên tử lượng), tác dụng lên kính ảnh, ion hoá không khí, phát quang một số chất, tác dụng sinh lí mạnh, diệt vi khuẩn, huỷ tế bào, gây nên hiện tượng quang điện cho hầu hết các kim loại.

Dùng chụp, chiếu điện chẩn đoán bệnh, tìm khuyết tật trong sản phẩm, nghiên cứu cấu trúc tinh thể.

d) Các tia đều có bản chất là sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau nên có tính chất và cách tạo ra cũng khác nhau. khác nhau.

Tần số càng lớn (bước sóng càng nhỏ) thì khả năng đâm xuyên càng mạnh.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn lý 2011 (Trang 65)