Tính pháp lý của chứng từ thanh toán bằng Séc
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU.
Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, khi hoạt động mua bán, lưu thông hàng hóa - tiền tệ trở nên phổ biến và lớn mạnh; việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt trở nên khó khăn, không an toàn đã đặt ra vấn đề cần có một trung gian giúp cho việc thanh toán trở nên nhanh chóng, dễ dàng, tiện lợi hơn Thanh toán qua trung gian là việc chi trả không tiến hành trực tiếp giữa người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua việc ủy nhiệm cho các tổ chức trung gian thực hiện Trong việc thanh toán qua trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của người chi trả sẽ thực hiện việc chi trả hộ hoặc theo yêu cầu của người thụ hưởng thu hộ số tiền mà người thụ hưởng được hưởng, việc chi trả hộ hoặc thu tiền hộ như vậy mang tính chất là một loại dịch vụ
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngân hàng là một trong những tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Đặc điểm của hoạt động thanh toán qua ngân hàng mang đầy đủ đặc điểm của thanh toán qua trung gian thanh toán như: chủ yếu không dùng tiền mặt; chứa đựng rủi ro về chứng từ thanh toán, nghĩa vụ thanh toán của bên thanh toán; ít nhất một bên thanh toán phải có tài khoản tại trung tâm thanh toán… Tài khoản là công cụ để ghi chép, phản ánh vốn tiền tệ của chủ tài khoản Tài khoản được sử dụng trong thanh toán gọi là tài khoản thanh toán Tài khoản thanh toán là tài khoản
do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện các giao dịch thanh toán theo quy định của Ngân hàng nhà nước
Để đảm bảo cho hoạt động thanh toán qua ngân hàng được thực hiện trong vòng trật tự phù hợp với lợi ích của nhà nước và xã hội, nhà nước đã ban hành nhiều quy phạm pháp luật điều chỉnh về chủ thể tham gia quan hệ dịch vụ thanh toán; về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ thanh toán; về chứng từ thanh toán, hình thức, phương tiện thanh toán…
Chứng từ thanh toán qua trung gian là tài liệu chứng minh một sự kiện kinh tế, được dùng làm căn cứ để thực hiện việc thanh toán và ghi vào sổ sách kế toán của trung gian thanh toán Chứng từ thanh toán là cơ sở để thực hiện giao dịch thanh toán Chứng từ thanh toán có thể được lập dưới hình thức chứng từ giấy, chứng từ điện tử hoặc các hình thức khác Loại chứng từ, các yếu tố chứng từ, việc lập, kiểm soát, luân chuyển, bảo quản lưu trữ chứng từ, trách nhiệm của người sử dụng và cung ứng dịch
vụ thanh toán thực hiện theo quy định của Ngân hàng nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan đến chứng từ thanh toán
Để ngân hàng thực hiện hoạt động thanh toán đòi hỏi phải có nhiều loại chứng từ thanh toán, trong đó các lệnh thu và lệnh chi có vai trò quan trọng nhất Các lệnh thu và lệnh chi này được thể hiện dưới dạng các mẫu in sẵn do ngân hàng cung cấp Nói tóm lại, chứng từ thanh toán trong hoạt động thanh toán qua ngân hàng bao gồm
các loại: Séc, lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi, nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu, thư tín dụng
và hối phiếu Sau đây bài viết sẽ đi vào phân tích về tính pháp lý của từng loại chứng
từ thanh toán này
I Tính pháp lý của chứng từ thanh toán bằng Séc.
Chế độ thanh toán bằng séc hiện hành được thực hiện theo quy định của Luật Công cụ chuyển nhượng và các quy định cụ thể trong Quyết định số
Trang 230/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11/07/2006 về việc ban hành Quy chế cung ứng và sử dụng séc
1 Khái niệm
Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Công cụ chuyển nhượng 2005: Séc là giấy tờ có giá
do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng Có thể hiểu cụ thể hơn như sau: Séc là một lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản Ngoài ra séc cũng có thể được định nghĩa là một hối phiếu ký phát đòi tiền một ngân hàng, thanh toán ngay khi có yêu cầu
2 Nội dung in trên tờ séc và nội dung pháp lý chủ yếu trong quan hệ thanh toán séc
Mặt trước séc có từ “Séc” được in phía trên séc; số tiền xác định, tên người kí
phát; tên của người thụ hưởng; địa điểm thanh toán; ngày kí phát; tên và chữ kí của người kí phát Mặt sau của séc được sử dụng các nội dung chuyển nhượng séc Séc thiếu một trong những nội dung quy định trên thì không có giá trị, trừ trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị kí phát Ngoài các nội dung quy định trên, ngân hàng có thể đưa thêm các nội dung khác mà không làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp lý của các bên
Những nội dung pháp lý chủ yếu trong quan hệ thanh toán séc là: cung ứng séc; ký phát séc; chuyển nhượng, nhờ thu séc; bảo đảm thanh toán séc; xuất trình và thanh toán séc
3 Phân loại séc
Căn cứ theo cách xác định người thụ hưởng, pháp luật chia Séc làm 2 loại, Séc
lệnh và Séc vô danh:
- Séc lệnh: Trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên séc hoặc trả cho bên được chuyển nhượng
- Séc vô danh: Trả tiền cho người nắm giữ tờ séc
Căn cứ theo các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán séc, pháp luật
chia Séc làm 3 loại: Séc trơn, séc gạch chéo, séc gạch chéo đặc biệt
- Séc trơn: Mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt
- Séc gạch chéo: Mặt sau được gạch hai đường chéo song song, séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng
- Séc gạch chéo đặc biệt: Mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc cả chi nhánh ngân hàng Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên đó Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán
Căn cứ theo mức độ đảm bảo sẽ nhận được tiền cho người thụ hưởng, pháp luật
chia làm séc ngân hàng và séc bảo chi
Trang 3- Séc ngân hàng (hay séc tiền mặt): Là séc do ngân hàng phát hành nên người thụ
hưởng sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện ra tờ séc đã bị gian lận Sở dĩ nó được gọi là séc tiền mặt vì có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay
- Séc bảo chi: Là một tờ séc được ngân hàng của người phát hành đảm bảo rằng tài khoản của người đó có đủ tiền để được trích ra khi thanh toán Trong trường hợp này, ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc
4 Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng séc
- Người kí phát là người lập và kí phát hành séc;
- Người bị kí phát có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh của người kí phát;
- Người thụ hưởng là người sở hữu séc với tư cách của một trong những người sau đây:
+ Người nhận thanh toán số tiền ghi trên séc theo chỉ định của người kí phát; + Người nhận chuyển nhượng séc theo các hình thức chuyển nhượng quy định theo Luật công cụ chuyển nhượng;
+ Người cầm giữ séc mà tờ séc có ghi trả cho người cầm giữ
- Người có liên quan là người tham gia vào quan hệ thanh toán séc bằng cách kí tên trên séc với tư cách là người kí phát, người chuyển nhượng, người bảo chi hoặc người bảo lãnh…
- Người thu hộ là ngân hàng được phép của NHNN Việt Nam làm dịch vụ thu hộ séc
- Trung tâm thanh toán bù trừ séc là NHNN Việt Nam hoặc tổ chức khác được NHNN cấp phép tổ chức, chủ trì việc trao đổi, thanh toán bù trừ séc, quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc thanh toán bù trừ séc cho các thành viên là ngân hàng được phép của NHNN Việt Nam
Các chủ thể trên có thể chia làm hai nhóm chính là nhóm chủ thể thực hiện dịch
vụ thanh toán và các tổ chức, cá nhân sử dụng séc và lien quan đến việc sử dụng séc
5 Thanh toán bằng séc
Xuất trình séc: người nắm giữ xuất trình séc tại Ngân hàng được chỉ định ghi
trên séc; hoặc Ngân hàng làm dịch vụ thanh toán (ngân hàng nhờ thu) Phương thức
này phổ biến hơn do thuận tiện cho người thụ hưởng
Thanh toán séc: Trường hợp séc được xuất trình tại ngân hàng bị ký phát đến thì ngân hàng thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng, nếu xuất trình tại ngân hàng nhờ thu thì quy trình như sau:
Ngân hàng nhờ thu nhận séc và đóng dấu gạch chéo đặc biệt lên đó để khi séc không được thanh toán ngân hàng bị ký phát đến có thể gửi trả lại séc Tiếp theo họ gửi séc đến ngân hàng bị ký phát, ngân hàng này sẽ kiểm tra tờ séc và nếu séc hợp lệ, tài khoản của người ký phát còn đủ tiền thì tài khoản của người ký phát sẽ bị ngân hàng ghi nợ Việc thanh toán giữa ngân hàng nhờ thu và ngân hàng bị ký phát được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán bù trừ séc
Có thể biểu hiện việc thanh toán séc qua sơ đồ sau:
Trang 4Bước 1 Chủ tài khoản Tổ chức cung ứng séc
= người ký phát
Người thụ hưởng
Bước 1: Chủ tài khoản đề nghị tổ chức cung ứng séc cung ứng séc
Bước 2: Chủ tài khoản ký phát séc cho người thụ hưởng
Bước 3: Người thụ hưởng đem séc đến tổ chức cung ứng séc; xuất trình thanh toán séc (tốt nhất trong vòng 30 ngày)
Séc có thể sẽ không được thanh toán trong những trường hợp sau:
- Người ký phát đình chỉ hoặc hủy bỏ việc thanh toán séc
- Tài khoản của người ký phát không đủ tiền
- Chữ ký trên séc không giống với mẫu chữ ký mà người ký phát đã đăng ký tại ngân hàng
- Tờ séc bị khiếm khuyết, phổ biến là: trị giá của tờ séc bằng chữ và bằng số không giống nhau; ngày tháng đề trên séc là một ngày trong tương lai; không có tên của người hưởng lợi ghi trên séc; séc bị sửa đổi một cách không hợp lệ; séc nhàu nát, bị rách mà không có xác nhận của ngân hàng là do tình cờ; séc được hai ngân hàng gạch chéo nhưng không có đảm bảo của một trong hai ngân hàng đó đối với ngân hàng thanh toán
- Trường hợp séc không được thanh toán do tài khoản của người ký phát không
đủ tiền gọi là séc không đủ khả năng thanh toán Người ký phát sẽ được ngân hàng mà người đó ký phát đến thông báo để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng Nếu người ký phát không thực hiện người thụ hưởng có quyền khởi kiện Các quốc gia có thể có hệ thống theo dõi những người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán, ngoài việc phải chịu trách nhiệm pháp lý, các đối tác thương mại thường sẽ không chấp nhận thanh toán bằng séc đối với những người đã từng ký phát séc không
đủ khả năng thanh toán Theo luật của Việt Nam, người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán có thể bị đình chỉ có thời hạn hoặc vĩnh viễn quyền ký phát séc
Trường hợp séc không đủ khả năng thanh toán, việc xử lý sẽ thể hiện qua sơ đồ sau:
Người thụ hưởng Bước 3 Bước 1
Bước 2
Trang 5Bước 1: Người thụ hưởng xuất trình thanh toán séc với người bị ký phát, người bị ký phát kiểm tra tài khoản của chủ tài khoản phát hiện không đủ khả năng thanh toán
Bước 2: Người bị ký phát gửi thông báo tài khoản không đủ khả năng thanh toán cho chủ tài khoản
Bước 3: Người thụ hưởng lập giấy xác nhận từ chối thanh toán và nhận lại séc hoặc lập lệnh thu và thanh toán một phần
II Tính pháp lý của chứng từ thanh toán bằng lệnh chi, ủy nhiệm chi
1 Khái niệm
Lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hóa, dịch
vụ hoặc chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi: Là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở tài khoản yêu cầu tổ chức đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng
2 Nội dung của lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi
Chữ lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi, số sê ri; Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản người trả tiền; Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền; Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản người thụ hưởng; Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng; Số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số, Nơi, ngày tháng năm lập lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi; Chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền; Các yếu tố khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định không trái pháp luật
- Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước
- Trong thời gian không quá 1 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi do tổ chức cung ứng địch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền gửi đến, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng phải ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng theo yêu cầu của lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi đó
3 Thanh toán bằng lệnh chi và ủy nhiệm chi
Việc thanh toán bằng lệnh chi và ủy nhiệm chi có thể thể hiện qua sơ đồ sau:
Bước 1
Giao
Bước 2 dịch
Bước 3
Trang 6Người thụ hưởng Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng
Bước 1: Người trả tiền lập lệnh chi và gửi các chứng từ liên quan đến giao dịch cho ngân hàng, nơi có tài khoản của mình
Bước 2: Ngân hàng nơi có tài khoản của người trả tiền sẽ kiểm tra, kiểm soát, xử lý chứng từ và hạch toán kế toán Sau đó gửi chứng từ thanh toán sang cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng
Bước 3: Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng kiểm soát, xử lý chứng từ, sau đó thanh toán cho người thụ hưởng (ghi có trên tài khoản người thụ hưởng trong thời hạn
1 ngày)
III Tính pháp lý của chứng từ thanh toán bằng nhờ thu, ủy nhiệm thu
1 Khái niệm
Nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu được áp dụng trong giao dịch thanh toán giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trên cơ sở có thỏa thuận hoặc hợp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng
Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu: là phương tiện thanh toán mà người thụ hưởng lập lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ủy thác thu hộ mình một số tiền nhất định
2 Nội dung nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu
Chữ nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu, số sê ri; Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản người nhờ thu; Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ phục vụ người nhờ thu; Họ tên, địa chỉ, số tài khoản người trả tiền; Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền; Số hợp đồng (hoặc đơn đặt hàng, thỏa thuận) làm căn cứ để nhờ thu; số lượng chứng từ kèm theo; Số tiền nhờ thu bằng chữ và bằng số; Nơi, ngày tháng năm lập chứng từ nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu; Ngày tháng năm tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên trả tiền thanh toán; Ngày tháng năm tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên nhờ thu nhận được khoản thanh toán; Các yếu tố khác
do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định không trái pháp luật
Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước
Trong thời gian không quá 1 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng gửi đến, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền phải hoàn tất việc trích tài khoản của người trả tiền nếu trên tài khoản của người đó có đủ tiền để thực hiện giao dịch thanh toán; hoặc báo cho người trả tiền biết nếu trên tài khoản của người đó không có
đủ tiền để thực hiện giao dịch thanh toán
3 Thanh toán bằng nhờ thu, ủy nhiệm thu.
Trang 7Việc thanh toán bằng nhờ thu, ủy nhiệm thu có thể được thể hiện qua sơ đồ sau:
Bước 1 Người thụ hưởng Ngân hàng nơi có tài khoản
Giao
Bước 2 dịch
Bước 3
Bước 1: Người thụ hưởng lập lệnh thu và gửi các chứng từ lên quan đến việc giao dịch cho ngân hàng nơi mình có tài khoản
Bước 2: Ngân hàng kiểm tra, xử lý chứng từ và hạch toán kế toán, sau đó gửi chứng từ thanh toán đến ngân hàng phục vụ người chi trả
Bước 3: Ngân hàng phục vụ người chi trả kiểm soát, xử lý chứng từ sau đó thanh toán ( Ghi nợ trên tài khoản của người chi trả trong thời hạn 1 ngày)
IV Tính pháp lý của chứng từ thanh toán bằng thư tín dụng
1 Khái niệm
Thư tín dụng là lệnh của người có nghĩa vụ chi trả, lệnh cho ngân hàng phục vụ mình trích số tiền ghi trên thư tín dụng từ tài khoản tiền gửi ra một khoản riêng gọi là:
“Tiền gửi thư tín dụng” để trả cho bên bán theo các chứng từ của bên bán về số lượng
hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng và theo điều kiện sử dụng thư tín dụng
Mở tín dụng là điều kiện bắt buộc để thực hiện hình thức thanh toán bằng thư tín dụng Thanh toán bằng thư tín dụng L/C là phương tiện thanh toán chủ yếu trong quan hệ thương mại quốc tế áp dụng theo pháp luật về thanh toán quôc tế qua ngân hàng và pháp luật có liên quan đến ngoại hối
Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của ngân hàng đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là
người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải
xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C,
phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu
trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để
kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
2 Các chức năng cơ bản của thư tín dụng chứng từ (L/C)
- Chức năng thanh toán: L/C là một phương thức thanh toán rất thông dụng trong mua bán quốc tế L/C thường được sử dụng như là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt
Trang 8- Chức năng bảo đảm: L/C là một cam kết thanh toán có điều kiện và độc lập của ngân hàng phát hành, bảo đảm là người thụ hưởng sẽ không còn bị phụ thuộc vào thiện chí thanh toán của người mua
- Chức năng tín dụng: Trong một giao dịch L/C, ngân hàng có thể chiết khấu chứng từ hàng xuất của người xuất khẩu với điều kiện là những chứng từ đó hoàn toàn hợp lệ
3 Các bên tham gia quy trình thanh toán L/C
- Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Phát hành L/C.
- Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Thông báo L/C.
- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Xác nhận LC.
- Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): Thanh toán cho Ngân hàng đòi tiền
trong trường hợp L/C có chỉ định
- Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Thương lượng chiết khấu bộ chứng
từ
- Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): Xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng
được chỉ định trong L/C
- Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Được ngân hàng phát hành chỉ
định làm một công việc cụ thể nào đó, thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ chứng từ
- Ngân hàng đòi tiền (Claiming Bank): đòi tiền bộ chứng từ theo sự ủy quyền của
các bên thụ hưởng
- Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant).
- Người thụ hưởng (Beneficiary).
Tùy theo quy định của từng L/C cụ thể, một ngân hàng có khi đảm nhận nhiều chức năng của các ngân hàng được liệt kê như trên Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các bên có liện quan được quy định cụ thể trong UCP và ISBP
4 Điều kiện của chứng từ trong thanh toán bằng thư tín dụng
Ngân hàng phát hành phát hành một L/C cam kết thanh toán cho người thụ hưởng một số tiền nhất định khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C chứng minh người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định được quy định trong L/C Khi đó, sau khi người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa hoặc dịch vụ, lập bộ chứng từ, xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định trong khoảng thời gian quy định của tín dụng thư, để được thanh toán, bộ chứng từ đó phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:
- Bộ chứng từ phải đầy đủ về mặt chủng loại và số lượng, thể hiện nội dung phù hợp với các yêu cầu của L/C, bản thân các chứng từ không mâu thuẫn nhau về mặt nội dung Ví dụ như thư tín dụng yêu cầu xuất trình bao nhiêu loại chứng từ, mỗi loại bao nhiêu bản gốc, bao nhiêu bản sao, ngày phát hành trong khoảng thờ gian nào, nội dung thể hiện ra sao… thì bộ chứng từ do người thụ hưởng xuất trình phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó
- Bộ chứng từ phải phù hợp với được dẫn chiếu trong L/C
- Bộ chứng từ phải phù hợp với ISBP
Trang 95 Điều kiện mở L/C
- Ðơn xin mở L/C trả ngay (at sight) (theo mẫu in sẵn của Ngân hàng) Cơ sở
viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết
- Ðối với L/C trả chậm:
+ Giấy phép nhập khẩu (nếu có) hoặc quota nhập.
+ Phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu
+ Ðơn xin mở L/C trả chậm (theo mẫu in sẵn của ngân hàng).Cơ sở viết đơn là
hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết
+ Ðơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ (theo mẫu của ngân hàng).
6 Hình thức của L/C
Chia theo tính chất có thể hủy ngang
- Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable Letter of Credit): Loại này đã bị bỏ
theo UCP600 và tất cả các thư tín dụng là không thể hủy ngang trong trường hợp L/C dẫn chiếu UCP600
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable Letter of Credit).
Chia theo tính chất của L/C
- Thư tín dụng xác nhận (Confirmed Letter of Credit).
- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit).
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit).
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back Letter of Credit).
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal Letter of Credit).
- Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit).
Chia theo thời hạn thanh toán của L/C
- Thư tín dụng trả ngay (Sight Letter of Credit).
- Thư tín dụng trả chậm (Deferred Letter of Credit).
- Thư tín dụng thanh toán hỗn hợp (Mixed Payment Letter of Credit)
- Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause Letter of Credit).
7 Đặc điểm của LC.
- L/C không phụ thuộc vào hợp đồng cơ sở (hợp đồng mà xuất phát từ hợp đồng
đó người ta tiến hành mở L/C) Các ngân hàng không liên quan hoặc bị ràng buộc bởi
các hợp đồng như thế ngay cả khi L/C có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó (Điều 4
UCP600).
- Các ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ chứ không quan tâm đến hàng hóa, dịch vụ Cho dù người bán giao hàng bị thiếu, hàng kém chất lượng, giao hàng sai … nhưng nếu trên bề mặt chứng từ thể hiện phù hợp với L/C, UCP, ISBP thì ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người thụ hưởng Các bên tham gia trong thư tín dụng không được lợi dụng vào tình trạng hàng hóa, dịch vụ được giao để trì hoãn
việc thanh toán (Điều 5 UCP600).
- Theo UCP600 thì L/C là không thể hủy ngang
- Theo UCP600 quy định, thì các bên muốn áp dụng phiên bản UCP nào thì phải quy định rõ trong thư tín dụng
- Mặc dù người đề nghị mở L/C tham gia với tư cách là người mua hàng hóa, dịch vụ, nhưng ngân hàng phát hành mới là người thanh toán, cho nên khi người thụ hưởng ký phát hối phiếu đòi tiền thì phải đòi tiền ngân hàng phát hành L/C
Trang 108 Thủ tục thanh toán bằng thư tín dụng.
Bước 1
mua bán
Bước 3
Bước 1: Người mua mở thư tín dụng ở ngân hàng nơi phục vụ mình, kèm theo các chứng từ, hóa đơn lien quan đến hợp đồng mua bán, điều kiện của thư tín dụng
Bước 2: Ngân hàng phục vụ bên mua kiểm tra, kiểm soát chứng từ Sau đó sẽ ghi nợ vào tài khoản của người mua, ghi có vào tài khoản tín dụng Cuối cùng ngân hàng phục vụ bên mua sẽ chuyển thông báo mở tài khoản tín dụng đến ngân hàng phục vụ bên bán
Bước 3: Ngân hàng phục vụ bên bán sẽ kiểm tra tính hợp lý của tài khoản tín dụng, sau đó gửi giấy mở thư tín dụng tới người bán
Người bán muốn thanh toán tiền bán sẽ phải lập bộ chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và nộp lại cho ngân hàng phục vụ mình
V. Tính pháp lý của chứng từ thanh toán bằng hối phiếu.
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện, do người xuất khẩu, người bán, người cung ứng dịch vụ, ký phát đòi tiền người nhập khẩu, người mua, người nhận cung ứng và yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu phải trả một số tiền nhất định, tại một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định cho người hưởng lợi quy định trong hối phiếu,hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác.Trên thế
giới thường có hai thuật ngữ là hối phiếu (Bill of exchange) và Kì phiếu (Promissory
Note) Theo Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam 2005 thì có hai khái niệm
tương ứng đó là hối phiếu đòi nợ (Bill of exchange) và hối phiếu nhận nợ (Promissory
Note)
1 Hối phiếu đòi nợ
a Khái niệm
Theo Điều 4 Khoản 3 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005: “Hối phiếu đòi
nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong