1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài 28 trang trí đầu báo tường

4 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 44 KB

Nội dung

Giáo án dạy chấm Trường THCS An Thủy Ngày soạn: 22/03/2011. Ngày giảng: 24/03/2011. Bài 28: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Học sinh biết được các bước trang trí đầu báo tường và vận dụng để trình bày trong các công việc tương tự như trang trí bảng thành tích, sổ tay… 2. Kỹ năng: Học sinh trang trí được đầu báo tường của trường, lớp. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức trong việc tìm tòi, có những kiểu trang trí báo tường mới và đẹp. II. CHUẨN BỊ: 1 Giáo viên: - Một số đầu báo in như: Văn hóa, Thiếu niên, Nhi đồng… - Một số tờ báo tường do học sinh tự trang trí. - Hình minh họa các bước trang trí đầu báo tường. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ. 3. Phương pháp dạy- học: - Trực quan. - Vấn đáp. - Liên hệ thực tế. - Luyện tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC: 1. Ổn định tổ chức: ( 1 phút ) - Ổn định lớp. - Giới thiệu giáo viên dự giờ. 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) - Em hãy nhắc lại các bước vẽ tranh đề tài cảnh đẹp đất nước? 3. Giới thiệu bài mới: ( 1 phút ) Trong các hoạt động chào mừng các ngày lễ kỉ niệm như: Ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày sinh nhật Bác 19/5, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11…Bên cạnh các hoạt động thi đua trong học tập thì cũng có một hoạt động không kém phần thú vị đó là hoạt động thi đua làm báo tường giữa các lớp. Để giúp các em hiểu và biết cách trang trí một đầu báo tường đẹp hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một bài mới đó là bài 28 Trang trí đầu báo tường. GVHD: Lê Văn Quân GSTT: Võ Thị Thu Huyền Giáo án dạy chấm Trường THCS An Thủy TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức 7 phút HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét: - Gv cho HS tìm hiếu SGK rồi đặt câu hỏi: + Báo tường là gì? - HS tìm hiểu và trả lời. + Báo tường thường được làm trong những dịp nào? - HS trả lời. HS khác bổ sung ( nếu có ). - GV kết luận: Báo tường là loại báo được dán hoặc treo trên tường nhằm phản ánh hoạt động của một cơ quan, tổ chức hoạc nhà trường… Báo tường thường được làm trong các dịp kỉ niệm 8/3, 26/3, 20/11… - GV cho HS quan sát một số đầu báo yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Một đầu báo tường thường có mấy phần? - HS quan sát, tìm hiểu SGK và trả lời. - GV kết luận: Đầu báo tường thường có 3 phần: + Phần 1: tên báo. + Phần 2: tên đơn vị làm báo. + Phần 3: hình minh họa. - HS lắng nghe và ghi nhận. I. Quan sát, nhận xét: - Đầu báo tường gồm 3 phần: + Tên tờ báo. + Tên đơn vị làm báo. + Hình ảnh minh họa. 8 phút HĐ2: Hướng dẫn HS cách trang trí: - GV đặt câu hỏi: + Muốn trang trí một đầu báo tường việc trước tiên chúng ta phải làm gì? - HS suy nghĩ và trả lời. HS khác bổ sung ( nếu có ). - GV kết luận: Việc trước tiên chúng ta phải tìm II. Cách trang trí: - Phác mảng chữ và hình minh họa. - Sắp xếp dòng chữ và hình minh họa. - Kẻ chữ và vẽ hình. - Tô màu. GVHD: Lê Văn Quân GSTT: Võ Thị Thu Huyền Giáo án dạy chấm Trường THCS An Thủy tên của đầu báo và hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung, chủ đề của tờ báo. - HS lắng nghe. GV gợi ý cho HS tìm một số tên báo vừa hay vừa ngắn gọn và có ý nghĩa, ví dụ: Măng non, Đoàn kết, Tiến lên… - GV phân tích hình vẽ hoặc huy hiệu phù hợp với nội dung tờ báo. - HS lắng nghe. - Gv trình bày các bước trang trí một đầu báo tường trên ĐDDH: + B 1 : Phác mảng chữ và hình minh họa. + B 2 : Sắp xếp dòng chữ và hình minh họa. + B 3 : Kẻ chữ và vẽ hình. + B 4 : Tô màu. - HS quan sát, ghi nhận. - GV lưu ý cho HS về kiểu chữ: Chữ dùng trong trang trí đầu báo tường là kiểu chữ trang trí, có thể sử dụng nhiều kiểu chữ khác nhau như chữ nét thanh nét đậm, chữ cách điệu… - HS lắng nghe. 20 phút HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành: - GVđưa ra yêu cầu của bài thực hành: + Trang trí đầu báo tường kỉ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3. + Khuôn khổ: giấy A 4 . + Màu sắc: tùy chọn. - HS lắng nghe yêu cầu và thực hiện bài vẽ. - Gv bao quát lớp, theo dõi các em làm bài. - GV lưu ý HS trong việc sắp xếp các dòng chữ và hình minh họa cần phải cân đối và thuận mắt. III. Thực hành: + Trang trí đầu báo tường kỉ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3. + Khuôn khổ: giấy A 4 . + Màu sắc: tùy chọn. GVHD: Lê Văn Quân GSTT: Võ Thị Thu Huyền Giáo án dạy chấm Trường THCS An Thủy 4 phút HĐ4: Đánh giá kết quả học tập: - GV treo một số bài của HS lên bảng và yêu cầu HS nhận xét về: + Nội dung. + Bố cục. + Màu sắc. - HS nhận xét. - GV bổ sung, biểu dương một số em có thái độ học tập tốt. 4. Dặn dò: ( 1 phút ) - Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ. - Chuẩn bị tốt cho bài sau Bài 29. An Thủy, ngày 22, tháng 03, năm 2011. GVHD: GSTT: Lê Văn Quân Võ Thị Thu Huyền GVHD: Lê Văn Quân GSTT: Võ Thị Thu Huyền . 22/03/2011. Ngày giảng: 24/03/2011. Bài 28: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Học sinh biết được các bước trang trí đầu báo tường và vận dụng để trình bày trong. thi đua làm báo tường giữa các lớp. Để giúp các em hiểu và biết cách trang trí một đầu báo tường đẹp hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một bài mới đó là bài 28 Trang trí đầu báo tường. GVHD:. nhận xét: - Đầu báo tường gồm 3 phần: + Tên tờ báo. + Tên đơn vị làm báo. + Hình ảnh minh họa. 8 phút HĐ2: Hướng dẫn HS cách trang trí: - GV đặt câu hỏi: + Muốn trang trí một đầu báo tường việc

Ngày đăng: 22/05/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w