Các yếu tố thế nằm của đá

3 1.1K 8
Các yếu tố thế nằm của đá

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Modul 6: Cơ sở địa chất cấu tạo 2. Dạng nằm của lớp 2.1. Dạng nằm ngang Thế nằm ngang là là dạng thế nằm khi mặt phân lớp của đá nằm ngang hay gần ngang, nhưng trong thực tế gần như không gặp các mặt phân lớp nằm ngang một cách lý tưởng. Ngay cả trong quá trình tích tụ trầm tích các lớp được thành tạo cũng đã có một độ nghiêng nào đó, thường độ nghiêng này không lớn, chỉ vài phút, nhưng cũng có trường hợp góc nghiêng đó đạt tới vài độ. Khi nằm ngang thì bề dày thật của các lớp được xác định bằng hiệu số độ cao giữa mái và tường của lớp (Hình 4). Trong trường hợp địa hình phân cắt, bề dày thật của lớp có thể tính theo bề dày biểu kiến đo được và góc nghiêng của mặt địa hình. 2.2. Dạng nằm nghiêng và các yếu tố thế nằm Lớp có thế nằm nghiêng là lớp nghiêng về một phía trên một khu vực rộng lớn; ta cũng gặp thế nằm nghiêng khi nghiên cứu cánh nếp uốn và nếp oằn. Muốn định hướng các lớp trong không gian phải xác định được các yếu tố thế nằm của chúng như đường phương, đường hướng dốc và góc dốc. - Đường phương là giao tuyến của mặt lớp với mặt phẳng nằm ngang; nói cách khác – đường nằm ngang trên mặt lớp là đường phương của lớp (Hình 5) và trên một lớp có thể vạch vô số đường phương. Nói chung, trên diện rộng thì đường phương Tuæi §¸ C¸t kÕt v«i S¹n kÕt lÉn c¸t C¸t th¹ch anh mµu tr¾ng SÐt pha c¸t x¸m ®en §¸ macn¬ lÉn sÐt x¸m ®en O L I G O X E N M I O c E N p 3 p 3 120 110 110 100 100 90 B A I II III N 1b N 1b N 1t N 1t N 1t N 1h N 1p N 1p N 1h N 1h N 1b A B 130 120 110 100 90 130 120 110 100 90 Hình 4. Bản đồ địa chất, mặt cắt, cột địa tầng vùng có thế nằm ngang (A.E. Mikhailov). I: Bản đồ địa chất và tuyến mặt cắt (AB); II: Mặt cắt địa chất theo tuyển AB; III: Cột địa tầng theo lỗ khoan. 2 của lớp có thể thay đổi hướng, nhưng trong một vết lộ hoặc trong một phạm vi hẹp ta có thể coi đường phương của lớp là một đường thẳng. - Đường hướng dốc là đường nằm ngang, vuông góc với đường phương và hướng về phía dốc xuống của lớp (Hình 5). Đường hướng dốc tạo một góc nghiêng lớn nhất giữa mặt lớp và mặt phẳng nằm ngang. - Góc dốc là góc kẹp giữa đường hướng dốc và hình chiếu của nó trên mặt phẳng nằm ngang. Hướng dốc chỉ có một chiều nên ta chỉ đo được một giá trị phương vị hướng dốc và nó hơn, kém nhau 90 o so với phương vị đường phương. Cần chú ý rằng góc dốc không vượt quá 90 o . Vị trí của đường phương và đường hướng dốc trong không gian được xác định bằng góc phương vị của chúng. 2.3. Sử dụng địa bàn địa chất Để đo các yếu tố thế nằm của lớp đá người ta sử dụng địa bàn địa chất. Khi đo phương vị của một hướng cho trước ta quay đầu bắc của địa bàn về hướng đó và đọc kết quả theo đầu bắc của kim nam châm chỉ trên bàn chia độ. Khi xác định phương vị đường phương, trước hết phải tìm đường phương trên mặt lớp bằng cách xê dịch cạnh dài của địa bàn trên mặt lớp và luôn luôn giữ cho địa bàn ở vị trí nằm ngang (bọt thuỷ chuẩn nằm giữa). Khi đó đường tiếp xúc của cạnh dài địa bàn với mặt lớp là đường phương. Để đo phương vị ta thả cho kim địa bàn quay tự do, đặt cạnh dài của địa bàn sát vào đường phương, vẫn giữ địa bàn nằm ngang, và đọc kết quả theo đầu bắc của kim nam châm. Để đo phương vị đường phương ta có thể đặt cạnh dài của địa bàn sát vào đường phương cũng được. Khi đó ta sẽ được hai giá trị hơn kém nhau 180 o . Để đo phương vị hướng dốc, trước hết cần phải xác định vị trí đường dốc trên mặt lớp và tìm hình chiếu của nó trên mặt phẳng nằm ngang. Để làm việc đó, ta đặt cạnh dài của địa bàn sát mặt lớp, giữ cho địa bàn thẳng đứng và xê dịch nó đến lúc răng quả dọi chỉ một góc lớn nhất. Khi đó cạnh dài của địa bàn trùng với đường dốc của lớp. Để đo phương vị hướng dốc ta đặt cạnh ngắn của địa bàn trùng với đường phương, hướng đầu bắc của địa bàn về phía dốc xuống của lớp và đọc kết quả theo đầu bắc của kim nam châm. Khi đo đạc đúng thì phương vị đường phương và phương vị hướng dốc chênh lệch nhau 90 o . a a b b Hình 5. Các yếu tố thế nằm aa - Đường phương; bb- Đường hướng dốc;  - Góc dốc. 3 Để đo góc dốc ta đặt cạnh dài của địa bàn sát với đường dốc và giữ cho địa bàn ở vị trí thẳng đứng, đọc kết quả theo răng quả dọi chỉ trên thước đo góc nghiêng. Cách ghi đầy đủ kết quả đo đạc các yếu tố của thế nằm nghiêng như sau: Phương vị đường phương 174 o phương vị hướng dốc 264 o , góc dốc 32 o . Trong thực tế, để chỉ thế nằm của một lớp người ta thường ghi phương vị hướng dốc và góc dốc: 264  32. Phương vị đường phương thường được suy ra bằng cách 90 o với kết quả đo của phương vị hướng dốc. Để tránh sự nhầm lẫn, sau các số đo phương vị và góc dốc ta không ghi kí hiệu độ. Khi góc dốc bằng 90 o thì ta không thể đo được phương vị hướng dốc, bởi vì khi đó hình chiếu của đường dốc lên mặt phẳng nằm ngang trở thành một điểm. Trong trường hợp đó ta đo phương vị đường phương, và cách ghi thế nằm thẳng đứng của các lớp như sau: phương vị đường phương 104  90. Để biểu diễn thế nằm nghiêng trên bản đồ ta sử dụng các dấu hiệu quy ước trên hình 6. §  ê n g d è c §  ê n g p h  ¬ n g 55 gãc dèc a b c d 20 40 Hình 6. Các dấu hiệu quy ước để biểu diễn các yếu tố thế nằm. Thế nằm: thẳng đứng (a); nghiêng (b); đảo (c); ngang (d) . Dạng nằm của lớp 2.1. Dạng nằm ngang Thế nằm ngang là là dạng thế nằm khi mặt phân lớp của đá nằm ngang hay gần ngang, nhưng trong thực tế gần như không gặp các mặt phân lớp nằm ngang một cách. được và góc nghiêng của mặt địa hình. 2.2. Dạng nằm nghiêng và các yếu tố thế nằm Lớp có thế nằm nghiêng là lớp nghiêng về một phía trên một khu vực rộng lớn; ta cũng gặp thế nằm nghiêng khi nghiên. hướng các lớp trong không gian phải xác định được các yếu tố thế nằm của chúng như đường phương, đường hướng dốc và góc dốc. - Đường phương là giao tuyến của mặt lớp với mặt phẳng nằm ngang;

Ngày đăng: 22/05/2015, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan