Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
1,85 MB
Nội dung
GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] MỤC LỤC MỞ ĐẦU Cách đây vài năm, lượng dữ liệu truyền trên hệ thống mạng toàn cầu nếu lưu trữ trên DVD thì số lượng đĩa này xếp hàng sẽ có chiều dài bằng 2 quãng đường tới mặt trăng. Dự kiến lượng dữ liệu này sẽ tăng thêm 44 lần vào năm 2020. Sự phát triển của điện toán đám mây là một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của lưu lượng truyền dữ liệu với hơn 5 tỷ người đang sử dụng các thiết bị di động. Người dùng di động ngày nay ngoài các thao tác truyền thống như gọi điện, nhắn tin thì việc sử dụng các ứng dụng hỗ trợ trong công việc và đời sống nhiều hơn. Hiện nay, hơn 60% lưu lượng truy cập dữ liệu thời gian thực đến từ các kênh truyền thông phổ biến và tỉ lệ này còn tăng trong tương lai. 1 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] Theo ABI- một công ty nghiên cứu thị trường cho hay (7/2012) việc sử dụng dữ liệu trên di động hàng tháng dự kiến sẽ tăng 8 lần trong 5 năm tới. Vào năm 2015, lưu lượng truyền dữ liệu sẽ tăng hơn 50%, mỗi năm thế giới sẽ truyền một lượng dữ liệu khổng lồ là 107 Exabytes(=1.23362601 × 1020 bytes) thông qua mạng di động. Điện toán đám mây ra đời cho phép các ứng dụng bớt lệ thuộc vào mạng hạ tầng, tiết kiệm cho người dùng khi không quá đầu tư vào hệ thống phần cứng. DANH SÁCH HÌNH VẼ CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 1.1 Khái niệm: Điện toán đám mây (Thuật ngữ tiếng Anh: Cloud Computing, hay còn biết đến với tên gọi “Điện toán máy chủ ảo”) là mô hình máy tính dựa trên nền tảng phát triển của Internet. 2 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] Điện toán đám mây là sự nâng cấp từ mô hình máy chủ mainframe sang mô hình cleint-server. Cụ thể, người dùng sẽ không còn phải có các kiến thức về chuyên mục để điều khiển các công nghệ, máy móc và cơ sở hạ tầng, mà các chuyên gia trong “đám mây” của các hãng cung cấp sẽ giúp thực hiện điều đó. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Ví dụ nếu một website được chứa trên một máy chủ, người dùng phải lựa chọn hệ điều hành để cài đặt (Linux/Windows/Mac), tiến hành các thiết lập để máy chủ và website có thể hoạt động. Tuy nhiên, nếu trang web được chứa trên “đám mây”, người dùng sẽ không cần phải thực hiện thêm bất cứ điều gì khác. Điều này cũng đảm bảo yếu tố đầu tư về phần cũng được giảm tải ở mức tối đa. Hình 1. Sơ đồ điện toán đám mây Tài nguyên, dữ liệu, phần mềm và các thông tin liên quan đều được chứa trên các server (chính là các “đám mây”). Nói một cách đơn giản nhất “ứng dụng điện toán đám mây” chính là những ứng dụng trực tuyến trên Internet. Trình duyệt là nơi ứng dụng hiện hữu và vận hành còn dữ liệu được lưu trữ và xử lý ở máy chủ của nhà cung cấp ứng dụng đó. Thuật ngữ cloud computing ra đời giữa năm 2007 không phải để nói về một trào lưu mới, mà để khái quát lại các hướng đi của cơ sở hạ tầng thông tin vốn đã và đang diễn ra từ mấy năm qua. Quan niệm này có thể được diễn giải một cách đơn giản: các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ và các dịch vụ sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần. Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn 3 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung vào kinh doanh lĩnh vực riêng của mình bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thay họ. 1.2 Lịch sử của điện toán đám mây Thuật ngữ điện toán đám mây xuất hiện bắt nguồn từ ứng dụng điện toán lưới (grid computing) trong thập niên 1980, tiếp theo là điện toán theo nhu cầu (utility computing) vàphần mềm dịch vụ (SaaS). Điện toán lưới đặt trọng tâm vào việc di chuyển một tải công việc (workload) đến địa điểm của các tài nguyên điện toán cần thiết để sử dụng. Một lưới là một nhóm máy chủ mà trên đó nhiệm vụ lớn được chia thành những tác vụ nhỏ để chạy song song, được xem là một máy chủ ảo. Với điện toán đám mây, các tài nguyên điện toán như máy chủ có thể được định hình động hoặc cắt nhỏ từ cơ sở hạ tầng phần cứng nền và trở nên sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ những môi trường không phải là điện toán lưới như Web ba lớp chạy các ứng dụng truyền thống hay ứng dụng Web 2.0. Điện toán đám mây là cuộc cách mạng lần 3 trong công nghiệp IT tiếp sau cuộc cách mạng PC thập kỷ 80 và Internet thập kỷ 90 Hình 2. Các cuộc cách mạng trong công nghiệp IT 1.3 Các đặc điểm của điện toán đám mây Điện toán đám mây có những đặc điểm chính sau đây: Tránh phí tổn cho khách hàng. Độc lập thiết bị và vị trí: cho phép khách hàng truy cập hệ thống từ bất kỳ nơi nào hoặc bằng bất kỳ thiết bị gì. Nhiều người sử dụng: giúp chia sẻ tài nguyên và giá thành, cho phép tập trung hóa cơ sở hạ tầng, tận dụng hiệu quả các hệ thống. Phân phối theo nhu cầu sử dụng Quản lý được hiệu suất Tin cậy Khả năng mở rộng. 4 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] Cải thiện tài nguyên. Khả năng duy trì. 1.4 Ưu, nhược điểm của mô hình điện toán đám mây 1.4.1 Ưu điểm a. Tốc độ xử lý nhanh, cung cấp cho người dùng những dịch vụ nhanh chóng và giá thành rẻ dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng tập trung (đám mây). b. Chi phí đầu tư ban đầu về cơ sở hạ tầng, máy móc và nguồn nhân lựa của người sử dụng điện toán đám mây được giảm đến mức thấp nhất. c. Không còn phụ thuộc vào thiết bị và vị trí địa lý, cho phép người dùng truy cập và sử dụng hệ thống thông qua trình duyệt web ở bất kỳ đâu và trên bất kỳ thiết bị nào mà họ sử dụng (chẳng hạn là PC hoặc là điện thoại di động…) d. Chia sẻ tài nguyên và chi phí trên một địa bàn rộng lớn, mang lại các loại ích cho người dùng như: • Tập trung cơ sở hạ tầng tại một vị trí giúp người dùng không tốn nhiều giá thành đầu tư về trang thiết bị. • Công suất xử lý nhanh hơn do tài nguyên được tập trung. Ngoài ra, người dùng không cần phải đầu tư về nguồn nhân lực quản lý hệ thống. • Khả năng khai thác và hiệu suất được cài thiện hơn 10-20% so với hệ thống máy tính cá nhân thông thường. e. Với độ tin cậy cao, không chỉ giành cho người dùng phổ thông, điện toán đám mây phù hợp với các yêu cầu cao và liên tục của các công ty kinh doanh và các nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, một vài dịch vụ lớn của điện toán đám mây đôi khi rơi vào trạng thái quá tải, khiến hoạt động bị ngưng trệ. Khi rơi vào trạng thái này, người dùng không có khả năng để xử lý các sự cố mà phải nhờ vào các chuyên gia từ đám mây tiến hành xử lý. f. Khả năng mở rộng được, giúp cải thiện chất lượng các dịch vụ được cung cấp trên “đám mây”. g. Khả năng bảo mật được cài thiện do sự tập trung về dữ liệu. h. Các ứng dụng của điện toán đám mây dễ dàng để sửa chữa hơn bởi lẽ chúng không được cìa đặt cố định trên một má tính nào. Chúng cũng dễ dàng hỗ trợ và cài thiện về tính năng. i. Tài nguyên sử dụng của điện toán đám mây luôn được quản lý và thống kê trên từng khách hàng và ứng dụng, theo từng ngày, từng tuần, từng tháng. Điều này đảm bảo cho việc định lượng giá cả của mỗi dịch vụ do điện toán đám mây cung cấp để người dùng có thể lựa chọn phù hợp. 1.4.2 Nhược điểm a. Tính riêng tư: Các thông tin người dùng và dữ liệu được chứa trên điện toán đám mây có đảm bảo được riêng tư, và liệu các thông tin đó có bị sử dụng vì một mục đích nào khác? b. Tính sẵn dùng: Liệu các dịch vụ đám mây có bị “treo” bất ngờ, khiến cho người dùng không thể truy cập các dịch vụ và dữ liệu của mình trong những khoảng thời gian nào đó khiến ảnh hưởng đến công việc? 5 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] c. Mất dữ liệu: Một vài dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây bất ngờ ngừng hoạt động hoặc không tiếp tục cung cấp dịch vụ, khiến cho người dùng phải sao lưu dữ liệu của họ từ “đám mây” về máy tính cá nhân. Điều này sẽ mất nhiều thời gian. Thậm chí một vài trường hợp, vì một lý do nào đó, dữ liệu người dùng bị mất và không thể phục hồi được. d. Tính di động của dữ liệu và quyền sở hữu: Một câu hỏi đặt ra, liệu người dùng có thể chia sẻ dữ liệu từ dịch vụ đám mây này sang dịch vụ của đám mây khác? Hoặc trong trường hợp không muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ cung cáp từ đám mây, liệu người dùng có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu của họ từ đám mây? Và làm cách nào để người dùng có thể chắc chắn rằng các dịch vụ đám mây sẽ không hủy toàn bộ dữ liệu của họ trong trường hợp dịch vụ ngừng hoạt động. e. Khả năng bảo mật: Vấn đề tập trung dữ liệu trên các “đám mây” là cách thức hiệu quả để tang cường bảo mật, nhưng mặt khác cũng lại chính là mối lo của người sử dụng dịch vụ của điện toán đám mây. Bởi lẽ một khi các đám mây bị tấn công hoặc đột nhập, toàn bộ dữ liệu sẽ bị chiếm dụng. Tuy nhiên, đây không thực sự là vấn đề của riêng “điện toán đám mây”, bởi lẽ tấn công đánh cắp dữ liệu là vấn đề gặp phải trên bất kỳ môi trường nào, ngay cả trên các máy tính cá nhân. 1.5 Các loại hình dịch vụ điện toán đám mây • IaaS (Infrastructure as a Service): cung cấp các dịch vụ cho thuê hạ tầng như: máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị lưu trữ,… • PaaS (Platform as a Service): cho thuê các hệ thống nền tảng OS, Database, middleware, application server,…: Oracle, WebSphere,… • SaaS (Software as a Service): cho thuê các ứng dụng như:Mail, Chat, Office, CRM, HRM, …. • BPaaS(Business Process as a Service): thuê sử dụng toàn bộ dịch vụ: chuyển phát nhanh, call center,… 6 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] Hình 3. Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hang đầu CHƯƠNG II. HOẠT ĐỘNG CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 2.1 Kiến trúc của ứng dụng điện toán đám mây 7 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] Hình 4. Kiến trúc điện toán đám mây Chúng ta biết rằng điện toán đám mây là một tổ hợp tính toán dựa trên các thiết bị hạ tầng phần cứng trong một đám mây của nhà cung cấp dịch vụ. Hạ tầng phần cứng bao gồm các sản phẩm máy chủ chứa dữ liệu nhỏ được kết nối lại với nhau như một hệ thống phục vụ cho việc lưu trữ và xử lý dữ liệu và các ứng dụng tính toán trên các tài nguyên khác. Điện toán đám mây gọi một ứng dụng chạy trên máy chủ ảo như là nó đang chạy tại chỗ trên hạ tầng phần cứng phân tán trong đám mây. Những máy chủ ảo được tạo ra theo những cách mà ở đó những thỏa thuận dịch vụ (SLA) khác nhau và sự tin cậy đều được đảm bảo. Có thể có nhiều thực thể khác nhau của cùng một máy chủ ảo truy cập vào những phần sẵn sàng của cơ sở hạ tầng phần cứng. Điều này đảm bảo rằng có nhiều bản sao của các ứng dụng, để khi xảy ra lỗi chúng sẵn sàng khắc phục. Máy chủ ảo phân tán quá trình xử lý vào cơ sở hạ tầng phần cứng và sau khi quá trình tính toán được hoàn thành chúng sẽ trả về kết quả. Quá trình này cần có một phần mềm hoặc hệ điều hành xử lý công việc quản lý hệ thống phân tán, giống như kỹ thuật tính toán lưới, giúp quản lý các yêu cầu khác nhau đến máy chủ ảo. Cơ chế này sẽ đảm bảo việc tạo ra nhiều bản sao và cả việc bảo vệ sự thống nhất dữ liệu được lưu trên cơ sở hạ tầng. Đồng thời hệ điều hành đó cũng có thể tự điều chỉnh như là khi gặp quá tải các tiến trình, phân chia xử lý để hoàn thành đáp ứng yêu cầu. Hệ thống quản lý công việc như vậy được che dấu với người dùng, hay nói các khác là ẩn với người dùng. Sự độc lập với người dùng thể hiện ở chỗ nó xử lý và trả về kết quả đạt được, chứ không cần phải quan trọng nó ở đâu và nó thực hiện điều đó bằng cách nào. Người dùng trả tiền trên lưu lượng sử dụng hệ thống, như đã nói dịch vụ được tính bằng chu kỳ của CPU hoặc byte. Thực tế số tiền mà khách hàng phải trả thường được tính dựa vào lưu lượng dùng CPU trên một giờ hoặc số Gb dữ liệu di chuyển trong một giờ. 8 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] Hình 5. Mô hình điện toán đám mây 2.2 Kiến trúc máy chủ Điện toán đám mây được tạo thành bằng cách sử dụng tài nguyên vật lý lớn từ nhiều máy chủ trong đám mây của nhà cung cấp dịch vụ. Đây là một ứng dụng của nguyên tắc kết hợp vào trong bài toán cần một hệ thống tính toán lớn mà thiết bị hoặc cơ sở vật chất không cho phép nên chúng ta cần phải ghép những thiết bị, những hệ thống nhỏ lại với nhau để trở thành một hệ thống lớn đáp ứng những nhu cầu lớn hơn cho người sử dụng trong những hệ thống yêu cầu tính toán và lưu trữ lớn. Như đã nói bên trên, dịch vụ và ứng dụng của điện toán đám mây dựa trên máy chủ ảo được thiết kế từ tài nguyên góp lại này. Có hai ứng dụng (hoặc hệ điều hành) sẽ giúp quản lý các thể hiện trên máy trong đám mây, cũng như quản lý tất cả các tài nguyên của các thể hiện máy chủ ảo. Đây là một ứng dụng nguyên lý tách khỏi vào trong hệ thống điện toán đám mây nhằm tách biệt phần cứng phức tạp của hệ thống vói giao diện bên ngoài. Nhằm tạo ra một giao diện người dùng đơn giản, dễ sử dụng hơn so với phần cứng phức tạp bên dưới và cũng là để tách biệt giao diện người dùng với hệ thống phần cứng, khi đó người dùng chỉ cần quan tâm đến những ứng dụng mà học cần chứ không cần quan tâm đến phần cứng bên dưới được thực hiện như thế nào. Ứng dụng thứ nhất là Xen hypervisor cung cấp các lớp trừu tượng giữa phần cứng và hệ điều hành ảo, nhờ vậy sự phân tán của các tài nguyên và tiến trình được quản lý giống như là đang thực hiện trên một máy. Ứng dụng thứ hai cũng được sử dụng rộng rãi là hệ thống quản lý máy chủ ảo Enomalism, nó được sử dụng để quản lý hạ tầng phần cứng nền tảng. 2.3 Các khối xây dựng của điện toán đám mây Mô hình điện toán đám mây gồm có một mặt trước (front end) và một mặt sau (back end). Hai thành phần này được kết nối thông qua một mạng, trong đa số trường hợp là Internet. Phần mặt trước là phương tiện chuyên chở qua đó người dùng tương tác với hệ thống; phần mặt sau chính là đám mây. Phần mặt trước gồm có một máy tính khách hoặc mạng máy tính của doanh nghiệp và các ứng dụng được sử dụng để truy cập vào đám mây. Phần mặt sau cung cấp các ứng dụng, các máy tính, các máy chủ và lưu trữ dữ liệu để tạo ra đám mây của các dịch vụ. 2.3.1 Các tầng Khái niệm điện toán đám mây được xây dựng trên các tầng, mỗi tầng cung cấp một mức chức năng riêng. Sự phân tầng này của các thành phần đám mây đã cung cấp một phương tiện cho các tầng của điện toán đám mây để trở thành một loại hàng hóa như điện, dịch vụ điện thoại hoặc khí tự nhiên. Hàng hóa mà điện toán đám mây bán là khả năng tính toán với chi phí và phí tổn thấp hơn cho người dùng. Điện toán đám mây đã sẵn sàng để trở thành dịch vụ siêu tiện ích tiếp theo. Trình giám sát máy ảo (VMM- virtual machine monitor) cung cấp phương tiện để sử dụng đồng thời các tiện ích điện toán đám mây (xem Hình 1). VMM là một chương trình trên một hệ thống máy tính chủ cho phép một máy tính hỗ trợ nhiều môi trường thi hành giống hệt nhau. Từ quan điểm của người dùng, hệ thống này là một máy tính độc lập, hoàn toàn cách biệt với những người dùng khác. Trong thực tế, các người dùng đang được phục vụ bởi cùng một máy tính. Một máy ảo là một hệ điều 9 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] hành (OS) đang được quản lý bởi một chương trình điều khiển nằm dưới cho phép nó xuất hiện giống như là nhiều hệ điều hành. Trong điện toán đám mây, VMM cho phép những người dùng giám sát và do đó quản lý các khía cạnh của quá trình như là truy cập dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, mã hóa, đánh địa chỉ, cấu trúc liên kết và di chuyển tải công việc. Hình 6. Các trình giám sát máy ảo hoạt động như thế nào Đây là các tầng đám mây được cung cấp: Tầng cơ sở hạ tầng là nền tảng của đám mây. Nó gồm có các tài sản vật lý — các máy chủ, các thiết bị mạng, các ổ đĩa lưu trữ, v.v Cơ sở hạ tầng là một dịch vụ (IaaS) có các nhà cung cấp như IBM® Cloud. Khi sử dụng IaaS bạn thực tế không kiểm soát cơ sở hạ tầng nằm dưới, nhưng bạn có quyền kiểm soát các hệ điều hành, lưu trữ, triển khai các ứng dụng và ở một mức độ hạn chế, có quyền kiểm soát việc lựa chọn các thành phần mạng. Dịch vụ in theo yêu cầu (POD) là một ví dụ về các tổ chức có thể hưởng lợi từ IaaS. Mô hình POD được dựa trên việc bán sản phẩm có khả năng tùy chỉnh. Các POD cho phép các cá nhân mở cửa hàng và bán thiết kế các sản phẩm. Các chủ cửa hàng có thể tải lên nhiều hay ít thiết kế tùy theo khả năng sáng tạo của họ. Có hàng ngàn lần tải lên. Với các khả năng lưu trữ đám mây, một POD có thể cung cấp không gian lưu trữ không hạn chế. Tầng giữa là nền tảng hệ thống. Nó cung cấp cơ sở hạ tầng của ứng dụng. Nền tảng hệ thống là một dịch vụ (PaaS) cung cấp sự truy cập đến các hệ điều hành và các dịch vụ có liên quan. Nó cung cấp một cách để triển khai các ứng dụng lên đám mây bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình và các công cụ do nhà cung cấp hỗ trợ. Bạn không cần phải quản lý hoặc kiểm soát cơ sở hạ tầng nằm dưới, nhưng bạn có quyền điều khiển các ứng dụng đã triển khai và ở một mức độ nào có quyền điều khiển ứng dụng sử dụng các cấu hình môi trường trên máy tính chủ. PaaS có các nhà cung cấp như là Elastic Compute Cloud (EC2) của Amazon. Nhà phần mềm doanh nhân nhỏ là một hoạt động kinh doanh lý tưởng đối với PaaS. Với nền tảng hệ thống đã chọn lọc kỹ, có thể tạo ra các sản phẩm đẳng cấp thế giới mà không thêm gánh nặng cho hệ thống đang chạy trong công ty. Tầng trên cùng là tầng ứng dụng, tầng mà hầu hết mọi người xem như là đám mây. Các ứng dụng chạy ở đây và được cung cấp theo yêu cầu của những người dùng. Phần mềm là một dịch vụ (SaaS) có các nhà cung cấp như Google Pack. Google Pack bao gồm các ứng dụng, các công cụ có thể sử dụng được qua Internet, như Calendar, Gmail, Google Talk, Docs và nhiều hơn nữa. 10 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây [...]... CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO VÀO MÔ HÌNH “ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY” Ta có thể thấy rằng , mô hình điện toán đám mây sử dụng rất hiệu quả các nguyên lý sáng tạo sau đây: 3.1 Nguyên tắc phân nhỏ: Khi xây dựng hệ thống phần mềm trong điện toán đám mây , các nhà phát triển đã phân tách ra thành nhiều thành phần module hoặc service khác nhau, cùng chia sẻ tài nguyên 3.2 Nguyên tắc tách khỏi: Mô hình điện toán đám mây. .. cho điện toán đám mây 24 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] Hình 17 Kiến trúc tính toán đám mây sử dụng các components (theo Hutchinson and Ward, 2009) 2.9 Ứng dụng điện toán đám mây tại Việt Nam Hiện nay, điện toán đám mây tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẽ IBM là doanh nghiệp đầu tiên triển khai trung tâm điện. .. yêu cầu của các dịch vụ được tạo ra và có được chúng dựa vào sự lựa chọn thích hợp nhất 11 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] 2.4 Tìm hiểu đám mây điện toán của Google Hình 8 Điện toán đám mây của Google Google có cách xây dựng trung tâm dữ liệu thực dụng hơn nhiều, họ chỉ mua những máy chủ tầm trung (mid-range)... lý thông tin nhanh chóng 27 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] 3.9 Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học: Trong mô hình điện toán đám mây, người dùng không quan tâm đến việc đầu tư phần cứng để lưu trữ dữ liệu và xử lý công việc Tất cả mọi thứ đã được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ web KẾT LUẬN Điện. .. Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] toán đám mây ở các doanh nghiệp Việt Nam, có thể rút ra kết luận như sau: Hiện nay đã có một vài doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đưa điện toán đám mây vào ứng dụng và hiệu suất kinh doanh được cải thiện đáng kể Tuy nhiên số lượng là khá ít Phần lớn vẫn chỉ dừng ở mức quan tâm và tìm hiểu Phát triển điện. .. Hình 7 Các tầng điện toán đám mây được nhúng trong các thành phần "là một dịch vụ" 2.3.2 Các cách hình thành đám mây Có ba kiểu hình thành đám mây: riêng tư (theo giả thuyết), công cộng và lai Các đám mây công cộng có sẵn cho công chúng hoặc một nhóm ngành nghề lớn và do một tổ chức bán các dịch vụ đám mây sở hữu và cung cấp Một đám mây công cộng là cái mà người ta hình dung là đám mây theo nghĩa... một hoặc nhiều site, cung cấp nguồn tài nguyên luôn sẵn có phục vụ cho người sử dụng Các site này có thể được mở rộng về sau + Xây dựng một cơ chế đăng ký hợp lý, từ việc cấp certificate + Nâng cấp đường truyền băng thông Internet để tạo cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu của điện toán đám mây 26 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN... chứa trong đám mây ảo của nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây 3.5 Nguyên tắc dự phòng: Điện toán đám mây tạo ra khả năng dự phòng cao, đảm bảo cho người dùng cuối không bị xung đột giữa các phần mềm trong máy cá nhân khi sử dụng các phần mềm trên nền web Cùng với đó, nguy cơ tổn thất dữ liệu trên máy cá nhân cũng đc loại bỏ khi dữ liệu đã được tập trung và xử lý trên máy chủ của nhà cung cấp 3.6 Nguyên. .. Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] GSTS Hoàng Kiếm, Bài giảng “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học”, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh-Đại học công nghệ thông tin, 2011 [2] GS.TS Phan Dũng , 40 thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản, Trung tâm sáng tạo khoa học kỹ thuật thuộc... liệu điện tử, đó là làm sao tìm ra phương thức hiệu quả nhất để cùng chia sẻ, cùng sử dụng tài liệu với những người khác Phương thức truyền thống ai cũng biết là, mở ứng dụng trên máy tính của chúng ta, tạo một tập tin, lưu trữ lại rồi gửi cho những người khác Hẳn chúng ta cũng đã trải qua những bất tiện của phương thức này 13 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây . | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] 2.4 Tìm hiểu đám mây điện toán của Google Hình 8. Điện toán đám mây của Google Google. đầu CHƯƠNG II. HOẠT ĐỘNG CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 2.1 Kiến trúc của ứng dụng điện toán đám mây 7 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG. chuyển trong một giờ. 8 Nguyễn Hữu Lộc | CH1301023 Những nguyên lý sáng tạo trong điện toán đám mây GS.TSKH Hoàng Kiếm [PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC] Hình 5. Mô hình điện toán đám mây 2.2