1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de ktra giua hk2

6 249 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Ngày soạn: Tiết 29 : KIỂM TRA I.Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: - Nêu được những diễn biến cơ bản của nguyên phân, giảm phân - Nêu được khái niệm vi sinh vật và các đặc điểm chung của vi sinh vật. - Trình bày được các kiểu chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật đó sử dụng. - Nêu được hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men - Nêu được đặc điểm chung của các quá trình tổng hợp và phân giải chủ yếu ở vi sinh vật và ứng dụng của các quá trình này trong đời sống và sản xuất - Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật và giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục. - Phân biệt được các kiểu sinh sản ở vi sinh vật 2.Về kỹ năng - Vận dụng kiến thức về VSV để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. II. Ma trận đề: 1.Ma trận đề 1 Mức độ Nhớ Hiểu Vận dụng TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Bài 18: Chu kỳ TB và quá trình nguyên phân 1câu(2đ ) Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa VC và NL ở VSV 1 câu(0,5đ) Bài 23: Quá trình phân giải và tổng hợp các chất ở VSV 1 câu(0,5đ) 1 câu(0,5đ ) 1 câu(2đ) Bài 25: Sinh trưởng của VSV 1 câu(0,5đ ) 1 câu(2đ) Bài 26: Sinh sản của VSV 4 câu(2đ) Tổng 5câu(2,5đ ) 1câu(2đ ) 2câu(1đ) 1câu(2đ ) 1câu(0,5đ) 1câu(2đ) 2. Ma trận đề 2 Mức độ Nhớ Hiểu Vận dụng TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Bài 19: Giảm phân 1câu(2đ ) Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa VC và NL ở VSV 1 câu(0,5đ) Bài 23: Quá trình phân giải và tổng hợp các chất ở VSV 1 câu(0,5đ) 1 câu(0,5đ ) 1 câu(2đ) Bài 25: Sinh trưởng của VSV 1 câu(0,5đ) 1 câu(0,5đ ) 1 câu(2đ) Bài 26: Sinh sản của VSV 3 câu(1,5đ) Tổng 5câu(2,5đ ) 1câu(2đ ) 2câu(1đ) 1câu(2đ ) 1câu(0,5đ) 1câu(2đ) III.Tiến trình bài giảng 1.Ổn định tổ chức: Ngµy gi¶ng TiÕt Líp KiÓm diÖn 2. Đề kiểm tra ĐỀ I Phần I: Trắc nghiệm Hãy trọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: 1.Khi phân giải protein, vi sinh vật cần tiết ra loại enzim là A. nucleaza B. xenlulaza C. proteaza D. saccaraza 2.Quá trình phân đôi của vi khuẩn không có A.tăng kích thước của tế bào C.vách ngăn tế bào hình thành B.sự nhân đôi ADN D.sự xuất hiện của thoi phân bào 3.Nội bào tử bền với nhiệt vì có đặc điểm gì? A.Vỏ dày và chứa canxi đipicôlinat C.2 lớp màng dày và axit đipicôlinat B.Vỏ và hợp chất axit đipicôlinat D. 2 lớp màng dày và canxi đipicôlinat 4. Việc làm tương là sử dụng quá trình: A.phân giải polisaccarit C. lên men rượu B.phân giải protein D. lên men lactic 5. Thời gian vi khuẩn trao đổi chất diễn ra mạnh nhất là ở A.pha lũy thừa B.pha tiềm phát C.pha cân bằng D.pha suy vong 6. Các hình thức sinh sản chủ yếu của vi sinh vật nhân thực là: A. phân đôi, nội bào tử, ngoại bào tử B. phân đôi, nảy chồi, ngoại bào tử C. phân đôi, nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính D. nội bào tử, ngoại bào tử, bào tử vô tính, bào tử hữu tính 7. Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu: A. quang tự dưỡng B.hóa tự dưỡng C.quang dị dưỡng D.hóa dị dưỡng 8. Loại bào tử sau là loại bào tử sinh sản của vi khuẩn: A. Bào tử nấm. B. Bào tử vô tính. C. Bào tử hữu tính. D. Ngoại bào tử. Phần II: Tự luận 1.Hãy mô tả diễn biến cơ bản các kỳ của quá trình nguyên phân? 2.Tại sao nói quá trình tiêu hóa ở dạ dày đến ruột của người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật? 3.Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật có điểm gì khác nhau? ĐỀ II Phần I: Trắc nghiệm Hãy trọn đáp án đúng nhất trong các câu sau : 1.Khi phân giải lipit, vi sinh vật cần tiết ra loại enzim là A. nucleaza B. lipaza C. proteaza D. saccaraza 2.Hình thức sinh sản nào KHÔNG có ở vi khuẩn ? A. Phân đôi. B. Nảy chồi. C. Bào tử vô tính. D. Bào tử hữu tính 3. Sinh sản có sự hình thành vách ngăn là đặc điểm của hình thức sinh sản nào sau đây ở VSV nhân sơ ? A. Bằng bào tử. B. Nảy chồi. C. Phân đôi. D. Bào tử 4.Sự phân giải protein ở vi sinh vật ứng dụng trong A.sản xuất axit amin B.sản xuất gôm sinh học C.sản xuất sinh khối D.sản xuất bột giặt sinh học 5. Các hình thức sinh sản chủ yếu của vi sinh vật nhân sơ là: A. phân đôi, nội bào tử, ngoại bào tử B. phân đôi, nảy chồi, ngoại bào tử C. phân đôi, nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính D. nội bào tử, ngoại bào tử, bào tử vô tính, bào tử hữu tính 6. Chất nào sau đây là một trong những sản phẩm của quá tình lên men êtilic. A. C 2 H 5 OH. B. Axit amin. C. Axit lactic. D. Glucôzơ. 7. Thời điểm số lượng tế bào vi khuẩn chết vượt số tế bào mới được tạo thành là: A. Pha tiềm phát. B. Pha cân bằng. C. Pha lũy thừa. D. Pha suy vong. 8. Ở pha suy vong, nhiều tế bào bị chết và phân hủy vì: A. Thiếu chất dinh dưỡng thiếu ôxi. B. Thừa chất độc hại thiếu ôxi. C. Thiếu chất dinh dưỡng, thừa chất độc hại. D. Thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ôxi, thừa chất độc hại. Phần II: Tự luận 1.Hãy mô tả diễn biến cơ bản các kỳ của quá trình giảm phân I ? 2. Trong làm tương và làm nước mắm có sử dụng cùng 1 loại VSV không? Vì sao? 3.Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, VSV tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục không có hiện tượng này? 3.Đáp án- Thang điểm 3.1. Thang điểm * Phần tự luận: 2đ/câu x 3 câu = 6 đ * Phần trắc nghiệm: 0,5 đ/ câu x 8 câu = 4 đ 3.2. Đáp án: Đề 1 * Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/ a C D A B A C A D * Tự luận: Câu 1 Nguyên phân gồm 2 giai đoạn: Phân chia nhân và phân chia tế bào chất. * Phân chia nhân ( phân chia vật chất di truyền), được chia thành 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. + Kì đầu: NST kép bắt đầu co xoắn ; Trung tử tiến về 2 cực của tế bào, thoi vô sắc hình thành; Màng nhân và nhân con biến mất. + Kì giữa: NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài. + Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào. + Kì cuối: NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con xuất hiện; thoi vô sắc biến mất. * Phân chia tế bào chất: Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con. Câu 2 Vì quá trình này được diễn ra liên tục: dạ dày thường xuyên được bổ sung thức ăn từ ngoài vào đồng thời thường xuyên thải các sp của qua trình tiêu hóa ra ngoài do đó tương tự như 1 hệ thống nuôi cấy liên tục. Câu 3 - Trong quá trình tổng hợp: các phân tử liên kết để tạo thành các hợp chất phức tạp, năng lượng được tích lũy trong các mối liên kết của các hợp chất phức, sinh khối tăng, TB phân chia. - Trong qua trình phân giải: các hợp chất phức tạp lại được phân cắt thành các phân tử nhỏ rồi được hấp thụ và phân giải tiếp trong TB, NL được giải phóng do phá vỡ các mối liên kết của các hợp chất phức tạp, vật chất dự trữ giảm, TB giảm sinh khối và kích thước. Đề 2 * Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/ a B D C A B A D * Tự luận: Câu 1 * Diễn biến của giảm phân. Giảm phân I + Kì đầu: - Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng. - Sau tiếp hợp NST dần co xoắn lại - Thoi vô sắc hình thành - Màng nhân và nhân con dần tiêu biến + Kì giữa: - NST kép co xoắn cực đại - Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. + Kì sau: - Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc đi về 2 cực của tế bào. + Kì cuối: - Các NST kép đi về 2 cực của tế bào và dãn xoắn. - Màng nhân và nhân con dần xuất hiện - Thoi phân bào tiêu biến Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa Câu 2 -Làm tương nhờ nấm vàng hoa cau là chủ yếu, loại nấm này tiết ra proteaza để phân giải protein trong đậu tương - Làm nước mắm là nhờ vi khuẩn kỵ khí trong ruột cá là chủ yếu, chúng sinh ra proteaza để phân giải protein của cá. Câu 3 - Trong nuôi cấy không liên tục, các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hóa được tích lũy ngày càng nhiều, do đó làm thay đổi tính thẩm thấu của màng làm cho vi khuẩn bị phân hủy.Còn trong nuôi cấy liên tục , các chất dinh dưỡng và các chất được tạo ra qua quá trình chuyển hóa luôn ở trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng vi khuẩn tự phân hủy.

Ngày đăng: 21/05/2015, 16:00

Xem thêm: de ktra giua hk2

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w