1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyen de luyen tu va cau

5 554 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 51,5 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TÂY HÒA TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 HÒA MỸ TÂY CHUYÊN ĐỀ: PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 MỤC TIÊU MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 5 Lớp 5 là lớp cuối cấp Tiểu học, học xong môn tiếng Việt 5 là hoàn thành mục tiêu môn tiếng Việt của toàn cấp là 1). Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện thao tác của tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát quá, trừu tượng quá). 2). Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá và văn học của Việt Nam và nước ngoài. 3). Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghóa. Luyện từ và câu là một trong các phân môn của môn tiếng Việt. Vì thế, mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu lớp 5 cũng không thoát khỏi mục tiêu chung của môn tiếng Việt. Do vậy, mục đích, yêu cầu của phân môn Luyện từ và câu lớp 5 như sau: A/. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. Dạy phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh:  Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bò cho các em học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ, câu và văn bản (văn bản viết và văn bản nói).  Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.  Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. B/. NỘI DUNG DẠY – HỌC.  Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ: Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt, thành ngữ và tục ngữ phù hợp với chủ điểm học tập của từng đơn vò học. 5  Trang bò các kiến thức sơ giản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản; rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu và sử dụng dấu câu. 2.1 Nội dung kiến thức:  Ngữ âm:  Các bộ phận vần (âm đệm, âm chính, âm cuối).  Cách đánh dấu thanh trên phần vần (ngay trên âm chính).  Từ và nghóa của từ:  Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm (bao gồm từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ).  Nghóa của từ:  Từ đồng nghóa (trang 7 – Tuần 1).  Từ trái nghóa (trang 38 – Tuần 4)  Từ đồng âm (trang 51 – Tuần 5).  Từ nhiều nghóa (trang 65 – Tuần 7).  Từ loại:  Đại từ (trang 92 – Tuần 9).  Quan hệ từ (trang 109 – Tuần 11).  Ôn tập:  Tổng kết vốn từ tiểu học  Ôn tập về cấu tạo từ.  Ôn tập về từ loại.  Câu:  Câu ghép:  Câu ghép là gì?  Cách nối các vế câu ghép: nối trực tiếp, nối bằng quan hệ từ, cặp quan hệ từ và cặp từ hô ứng.  Ôn tập về câu.  Ôn tập về dấu câu.  Văn bản:  Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.  Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.  Liên kết các câu trong bài bằng các từ ngữ nối 2.2 Các loại bài:  Dạy lý thuyết: Trừ các bài mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và bài ôn tập, tổng kết, các bài học kiến thức mới của Luyện từ và câu lớp 5 đều gồm 3 phần: Nhận xét, Ghi nhớ, Luyện tập. (ở các bài Từ đồng nghóa, Từ trái nghóa, Từ đồng âm, Từ nhiều nghóa, Đại từ v.V ). 6 Nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi (bài tập) gợi ý cho học sinh phân tích nhằm rút ra kiến thức lý thuyết. Theo quan điểm tích hợp, ngữ liệu thường được rút ra từ những bài đọc mà học sinh đã học, Các ngữ liệu đều mang tính điển hình cao và có số lượng chữ hạn chế để đảm bảo tính hiệu quả của việc phân tích và tránh làm mất thời gian học tập. Ghi nhớ là phần chốt lại những điểm chính yếu về kiến thức được rút ra từ việc phân tích ngữ liệu ở phần Nhận xét. Học sinh cần nắm vững những kiến thức này. Luyện tập là phần bài tập nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức đã học  Hướng dẫn thực hành: Các bài học mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, ôn tập, tổng kết (mở rộng vốn từ thuộc các chủ đề: Tổ quốc, Nhân dân, Hoà bình, Hữu nghò – hợp tác, Thiên nhiên, Bảo vệ môi trường v.V ) đều được thể hiện dưới hình thức bài tập thực hành. Những bài tập thực hành chủ yếu là:  Tìm từ ngữ theo nghóa và hình thức cấu tạo đã cho.  Xác đònh nghóa của từ và các yếu tố cấu tạo từ.  Xác đònh nghóa của thành ngữ, tục ngữ.  Phân loại từ ngữ và các yếu tố cấu tạo từ.  Đặt câu với các từ ngữ đã cho.  Lập bảng tổng kết kiến thức đã học.  Xác đònh tình huống sử dụng thành ngữ, tục ngữ.  Bồi dưỡng học sinh ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. Thông qua nội dung dạy học và cách tổ chức các hoạt động trên lớp, phân môn Luyện từ và câu góp phần bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ chính xác và đúng trong các văn cảnh cụ thể, nói - viết thành câu và có ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày phù hợp với các chuẩn mực văn hoá (đặc biệt cần chú ý đến các đối tượng học sinh là người dân tộc Khơmer, vì các em thường hay sử dụng tiếng mẹ đẻ và học thêm ngữ văn Khơmer ở trường, ở chùa đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc phát âm, sử dụng từ, câu trong hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt. Vì thế, cần bồi dưỡng các em nhiều hơn để các em có ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp). C/. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC.  Hướng dẫn phân tích ngữ liệu. Để hướng dẫn học sinh phân tích dữ liệu, giáo viên áp dụng các biện pháp sau: 1.1 Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập. 7 - Một học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập (hiểu là đọc toàn bộ nội dung bài tập, không chỉ đọc phần lệnh). - Học sinh đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu của bài tập. - Giáo viên giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập (nếu cần). - Tổ chức cho học sinh thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để cả lớp nắm được yêu cầu của bài tập đó. 1.2 Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập. - Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để thực hiện bài tập. - Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau. - Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức để học sinh góp ý cho nhau, đánh giá – nhận xét nhau trong quá trình làm bài. - Sơ kết, tổng kết ý kiến học sinh, ghi bảng nếu cần thiết.  Hướng dẫn luyện tập, thực hành. Phần này được tiến hành tương tự như ở phần phân tích ngữ liệu. (Ở phần này, giáo viên nên sử dụng nhiều loại đồ dùng dạy và học khác nhau phù hợp với từng nội dung bài học nhằm mang lại hiệu quả cho tiết học). D/. QUY TRÌNH DẠY – HỌC.  Kiểm tra bài cũ. Yêu cầu học sinh nêu ngắn gọn những điều đã học ở tiết trước, cho ví vụ minh hoạ hoặc giải các bài tập để củng cố, vận dụng kiến thức đã học.  Dạy bài mới. 2.1 Đối với loại bài dạy lý thuyết: A) Giới thiệu bài: Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học,chú ý làm nổi bật mối quan hệ giữa nội dung tiết học này với tiết học khác. B) Hình thành khái niệm: - Phân tích ngữ liệu: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu theo cách đã trình bày ở trên (Mục 1 C – CÁC BIỆN PHÁP DẠY – HỌC). - Ghi nhớ kiến thức: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm rồi nhắc lại phần Ghi nhớ trong sách giáo khoa. - Hướng dẫn luyện tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành theo cách đã trình bày ở trên. C) Củng cố, dặn dò: - Chốt lại kiến thức, kỹ năng cần nắm vững. - Nhận xét tiết học. - Liên hệ bài học với thực tiễn nhằm giáo dục học sinh. - Nêu yêu cầu luyện tập, thực hành hay chuẩn bò cho bài học sau. 8 2.2 Đối với loại bài thực hành: A) Giới thiệu bài. B) Hướng dẫn thực hành. C) Củng cố, dặn dò. Hòa Mỹ Tây, ngày 16 tháng 12 năm 2010 Người viết Ngô Việt Dân 9 . 7 – Tu n 1).  Từ trái nghóa (trang 38 – Tu n 4)  Từ đồng âm (trang 51 – Tu n 5).  Từ nhiều nghóa (trang 65 – Tu n 7).  Từ loại:  Đại từ (trang 92 – Tu n 9).  Quan hệ từ (trang 109 – Tu n. tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tu i. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện thao tác của tư duy (so sánh, phân

Ngày đăng: 21/05/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w