1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan tổng đài điện tử số SPC

90 958 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Loại tổng đài này được điều khiển bằng chương trình lưu trữ đã được lưu sẵn trong bộ nhớ

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, cùng với sự phát truyển của kinh tế-xã hội, nhu cầu trao đổi thông tin của con người ngày càng cao Bởi vậy ngành điện tử viễn thông có một vai trò đặc biệt quan trọng nhất là trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay Các hệ thống viễn thông trở thành phương tiện rất hữu ích cho việc trao đổi thông tin.Thôngtin càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, nó đặt nên một vấn đề là truyền đạt thông tin như thế nào để thông tin đi được nhanh nhất và chính xác nhất Hệ thống tổng đài

ra đời đã đáp ứng một phần nào nhu câu thông tin của xã hội

Hệ thống tổng đài là thiết bị làm việc kết nối phục vụ các loại dịch vụ thông tin khác nhau Tổng đài cung cấp một đường truyền dẫn tạm thời để truyền thông tin đồng thời theo hai hướng giữa các loại đường dây truyền dẫn Nó được các thiết bị chuyển mạch của tổng đài thực hiện thông qua trao đổi báo hiệu với mạng bên ngoài

Từ khi con người đưa tổng đài điện thoại đầu tiên vào xử dụng cho tới nay, kỹ thuật tổng đài có ngững bước tiến vô cùng to lớn Đầu tiên là ngững tổng đài nhân công mà các chức năng chung đều do nhân công thực hiện Sau đó là những tổng đàiđiện cơ bán tự động, nó được xây dựng trên cơ sở nguyên lý chuyển mạch từng nấc, chuyển mạch ngang dọc Tiếp theo đó là những tổng đài điều khiển theo chương trình ghi sẵn cho tín hiệu số đã được xử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới với

số lượng và chủng loại ngày càng đa dạng, phong phú hơn

Ngày này với công nghệ ngày càng hiện đại, các loại tổng đài ngày càng được ứng dụng nhiều để liên lạc thông tin ,trong công ty, trường học và các khu nội bộ Đặc biệt là tổng đài cơ quan PABX,và sử dụng nhiều là tông đài Panasonic KX-TES824

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Mục lục 2

Bảng chữ viết tắt 5

Chương I- Tổng quan về tổng đài 6

1.2.1 Giới thiệu chung về Tổng đài SPC 7

1.2.2- Phân loại tổng đài 8

1.3- Nhiệm vụ chung của một tổng đài 10

1.3.1 Nhiệm vụ báo hiệu 10

1.3.2 Nhiệm vụ xử lý các thông tin báo hiệu và điều khiển 10

1.3.3 Tính cước 10

1.3.4 Chức năng thiết lập cuộc gọi 10

1.4- Phương pháp điều khiển 14

1.4.1 Phương pháp điều khiển tập trung 14

1.4.2 Phương thức điều khiển phân tán 14

1.5 Sơ Đồ Khối Tổng Đài SPC 15

1.5.1 Chức năng của các khốí 16

1.6 Chuyển mạch số 20

1.6.1 Đặc điểm của chuyển mạch số 20

1.6.2 Nguyên lý chuyển mạch không gian 21

1.6.3 Nguyên lý chuyển mạch thời gian ( T ) 23

1.6.4 Chuyển mạch không gian (S) 28

1.6.5 Chuyển mạch ghép 32

1.7 Điều khiển trong tổng đài điện tử SPC 45

1.7.1 Nhiệm vụ điều khiển 45

1.7.2 Cấu tạo của thiết bị điều khiển chuyển mạch 46

Trang 3

1.7.3 Các phương pháp dự phòng cho hệ thống điều khiển 49

1.8 Xử lý cuộc gọi 55

1.8.1 Các chương trình xử lý gọi 55

1.8.2 Các loại bảng báo hiệu 58

1.8.3 Số liệu thuê bao 59

1.8.4 Phân tích phiên dịch và tạo tuyến 60

1.8.5 Thiết lập gọi 61

1.8.6 Tính cước 63

1.9 Báo hiệu 64

1.9.1 Khái quát chung về báo hiệu 64

1.9.2 Báo hiệu kênh riêng (CAS) 68

1.9.3 Báo hiệu kênh chung 72

1.9.3.1 Đặc điểm chung 72

1.9.3.2 Hệ thống báo hiệu số 7 (CCITT No 7) 74

Chương II - Thông tin thoại -Máy điện thoại 76

2.1 Khái niệm 76

2.2 Những yêu cầu cơ bản về máy điện thoại 77

2.3 Những chức năng cơ bản của máy điện thoại 78

2.4 Nguyên tắc cấu tạo của máy điện thoại 78

Chương III- Mạng Điện thoại 79

3.1 Mạng phân cấp mạng chuyển mạch 79

3.2 Các tính năng truyền của mạng điện thoại 80

Chương IV-Tổng Đài PABX 84

4.1 Đặc điểm .84

Trang 4

4.3 Dung lượng hệ thống 86

4.4 Các loại CARD mở rộng 87

4.5 Số liệu hệ thống 89

4.6 Chi tiết kĩ thuật .89

KẾT LUẬN ……… 91

Trang 5

Bảng Chữ Viết Tắt

SPC Stored Program Control Điều khiển bằng chương trình ghi sẵn

PABX Private Automatic Branch Exchange Tổng đài cơ quan

DTMF Dual Tone Multi Frequencie Chuông kép đa tần số

DISA Direct Inward System Access Hệ thống truy cập trực tiếp bên

trong

DSS Direct Station Selection Trạm lựa chọn trực tiếp

SLT Single Line Telephone Đường điện thoại đơn

SMDR Station Message Detail Recording Trạm ghi âm chi tiết tin nhắn

Chương I – Tổng quan tổng đài điện tử số

Trang 6

1.1 - Sơ lược sự hình thành và phát triển của tổng đài điện tử số

Để khắc phục những hạn chế và nhược điểm của các loại tổng đài điện thoại cần nhiều kỹ thuật viên Các nhà chế tạo tổng đài đã cho ra đời các loại tổng đài cơ điện

và từng bước hoàn thiện chúng Tổng đài tự động từng nấc đầu tiên điều khiển trực tiếp đã được chế tạo vào năm 1892 Nó được hoàn thiện trên tổng đài nhân công, song nó vẫn còn có nhiều nhược điểm như chứa nhiều các bộ phận cơ khí, khả năng tính toán linh hoạt bị hạn chế, kích thước cồng kềnh

Năm 1982 hãng ericsson của thuỵ điển đã cho ra đời loại tổng đài thanh

chéo(cross bar) đầu tiên các tổng đài này được sản xuất dựa trên cơ sở nghiên cứu

kỹ thuật chuyển mạch và hoàn thiện hơn các bộ phận chức năng của tổng đài từng nấc, chủ yếu là chuyển mạch thanh chéo

Sau đó nhiều sự thay đổi có ý nghĩa cách mạng trong lĩnh vực điện tử đã tạo ra nhiêu điều kiện tốt để hoàn thiện các tổng đài ngang - dọc Và nhiều khối chức năng điều khiển: bộ ghi phát đấu nối phiên dịch trước đây được chế tạo trên cơ sở rơ le

cơ điện nay đã được thay thế bằng máy tính đơn giản chế tạo ở dạng khối Điều đó dẫn đến kích thước của tổng đài được thu nhỏ hơn, thể tích và trọng lượng của các thiết bị cũng giảm , tổng đài làm việc nhanh, tin cậy cao , dễ vận hành và bảo dưỡng.Sau đó công nghệ điện tử phát triển nhanh , đặc biệt là kỹ nghệ chế tạo các loại mạch tổ hợp mật độ trung bình và lớn đã ra đời tạo điều kiện cho may tính và tổng đài điện tử phát triển

Tổng đài điện tử số đầu tiên được chế tạo và khai thác vào năm 1965 là tổng đài tương tự làm việc theo nguyên lý SPC ( Điều khiển theo chương trình ghi sẵn ) Tổng đài này có nhãn hiệu essn01 do hãng bell system chế tạo ở Mỹ, dùng trường chuyển mạch cơ điện, có dung lượng từ 10000 đến 60000 thuê bao Nó có thể lưu loát lượng tải là 600 erlangs và có thể thiết lập 30 cuộc gọi/ giây

Từ năm 1974 - 1976 là giai đoạn phát triển kỹ thuật và cải tiến hiệu quả của công nghệ tổng đài số Với sự phát triển của xã hội định hướng thông tin, các dịch vụ thông tin điện thoại, thông tin số liệu thông tin di động, ngày càng trở nên phong

Trang 7

phú, đa dạng Sự phát truyển của công nghệ thông tin bao gồm cả truyền dẫn cáp quang, kỹ thuật số, kỹ thuật thông tin vệ tinh, được phát truyển một cách nhanh chóng, các mạng thông tin ngày một nâng cao về tính năng và tốc độ phát truyển Kỹthuật số là kỹ thuật cơ bản cần thiết để xây dựng các mạng thông tin có tính năng hoạt động cao Trung tâm của một mạng thông tin sử dụng kỹ thuật số là tổng đài điện tử số Tổng đài điện tử số thực hiện chuyển mạch các kỹ thuật âm thanh.

1.2- Tổng quan tổng đài điện tử số SPC

1.2.1 Giới thiệu chung về Tổng đài SPC.

Loại tổng đài này được điều khiển bằng chương trình lưu trữ đã được lưu sẵn trong

bộ nhớ Các chức năng chính tông đài SPC bao gồm:

+ Thứ tự sử lý các bước của tổng đài

+ Số thứ tự của đường dây thuê bao,số thuê bao,thuộc tính thuê bao

+ Duy trì và giám sát cuộc gọi

+ Tính cước cuộc gọi

+ Đấu nối các thuê bao

+ Cung cấp các dịch vụ khách hàng

+ Vận hành bảo dưỡng

Trong tổng đài điện tử SPC, người ta sử dụng thiết bị điều hành, quản lý và bảo dưỡng tổng đài trong quá trình khai thác nhằm để giao tiếp với tổng đài Các thiết bị này bao gồm màn hình, bàn phím điều khiển, các máy in tự động, các thiết bị đo thử đường dây

và máy thuê bao Chúng được dùng để đưa các lệnh quản lý và bảo dưỡng vào thiết bị

xử lý thao tác và bảo dưỡng của tổng đài

Ngoài các thiết bị nêu trên, ở các tổng đài SPC trung tâm còn có thiết bị ngoại vi nhớ

số liệu Thiết bị này bao gồm khối điều khiển bằng từ và đĩa từ Chúng có tốc độ làm việccao, dung lượng nhớ lớn và dùng để nạp phần mềm vào các loại bộ nhớ của các bộ xử lý,ghi các thông tin cước, thống kê

Trang 8

Tổng đài SPC có tính linh hoạt,mềm dẻo trong quá trình khai thác.Nếu cần phải thay đổi số thuê bao,số lượng thuê bao,các dịch vụ của thuê bao người ta không phải

thay đổi kết cấu mạch điện ,cách đấu nối,hay phần cứng mà chi cần thay đổi bổ xung

các số liệu vào bộ nhớ chương trùnh của tổng đài thông qua một hệ thống các máy tính đièu khiển

Tổng đài SPC có khả năng lưu giữ các số liệu trong quá trình làm việc bằng các

hệ thống băng từ,đĩa từ,bộ nhớ để cung cấp các số liệu cần thiết giúp cho iệc khai thác quản lí có hiệu quả

Tổng đài SPC có khả năng tự chuẩn đoán bằng chương trình tự động như thường xuyên đo lường,kiểm tra các thông số kĩ thuật của tổng đài cho phép phát hiện kịp thời các sự cố giúp cho việc sửa chữa thay thế nhanh chóng đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt.Và cho phép nhiều dịch vụ gia tăng phi thoại

1.2.2- Phân loại tổng đài.

- Được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống viễn thông hiện nay người ta sử dụng tổng đài tự động điện tử kĩ thuật số được điều khiển theo chương trình ghi sẵn

- Căn cứ vào phương pháp làm việc của tổng đài người ta chia tổng đài thành hai loại:

+) Tổng đài nhân công: là có người thao tác để chuyển mạch

+) Tổng đài tự động: được điều khiển theo chương trinh ghi sẵn

- Căn cứ vào cấu tạo của tổng đài người ta chia thành hai loại:

+) Tổng đài cơ điện: là tổng đài được thực hiện việc đấu nối bằng các tiếp xúc

cơ khí sử dụng các tiếp điểm rơle

+) Tổng đài điện tử: là tổng đài được thực hiện việc đấu nối bằng các tiếp xúc điện tử sử dụng các linh kiện điện tử như điốt, tranziztor, cổng logíc

- Căn cứ vào vị trí tổng đài trong hệ thống viễn thông:

+) Tổng đài nội hạt: là tổng đài mà các thuê bao được đấu trực tiếp vào đó được tổ chức trong một khu vực địa lí

Trang 9

+) Tổng đài chuyển tiếp nội hạt:là những tổng đài chuyển tiếp tín hiệu thoại giữa các tổng đài nội hạt trong một khu vực hoặc một vùng.

+) Tổng đài chuyển tiếp vùng

+) Tổng đài quốc gia

Hiện nay trên mạng viễn thông có 5 loại tổng đài sau:

- Tổng đài cơ quan PABX: được sử dụng trong các cơ quan, khách sạn và thường sử dụng trung kế CO- Line(central office)

- Tổng đài nông thôn (Rural Exchange): được sử dụng ở các xã, khu dân cư đông, chợ và có thể

sử dụng tất cả các loại trung kế

- Tổng đài nội hạt LE ( Exchange Local): được đặt ở trung tâm huyện tỉnh và sử dụng tất cả các loại trung kế

- Tổng đài cửa ngõ quốc tế (Gateway Exchange):

tổng đài này dùng để chọn hướng và chuyển mạch các cuộc gọi vào mạng quốc tế để nối các quốc gia với nhau, có thể chuyển tải cuộc gọi quá giang

- Tổng đài đường dài TE (Toll Exchange): dùng

để kết nối các tổng đài nội hạt ở các tỉnh với nhau, chuyển mạch các cuộc gọi đường dài trong nước với nhau

Trang 10

1.3- Nhiệm vụ chung của một tổng đài

1.3.1 Nhiệm vụ báo hiệu

Là nhiệm vụ trao đổi báo hiệu với mạng ngoài bao gồm mạng các đường dây thuê bao và trung kế đấu nối tới các máy thuê bao hay tổng đài khác

1.3.2 Nhiệm vụ xử lý các thông tin báo hiệu và điều khiển các thao tác chuyển

mạch

Thiết bị điều khiển chuyển mạch nhận các thông tin báo hiệu từ các đường dây thuê bao và trung kế, xử lý các thông tin này và đưa ra và đưa ra các thông tin điều khiển cấp các thông tin báo hiệu tới các đường dây thuê bao hay trung kế hoặc để điều khiển hoặc để điều khiển các thiết bị chuyển mạch và các thiết bị phụ trợ để tạotuyến nối

1.3.3 Tính cước

Nhiệm vụ này là tạo ra các số liệu cước phù hợp với từng loại cuộc gọi sau khi mỗi cuộc gọi kết thúc Số liệu cước này sẽ được sử lý thành các bản tin cước để phục vụ công tác thanh toán cước

Tất nhiên các nhiệm vụ nói trên được thực hiện có hiệu quả nhờ sử dụng máy tính điều khiển tổng đài

1.3.4 Chức năng thiết lập cuộc gọi

- Là phải tạo và thiết lập tuyến đấu nối trong nội bộ tổng đài để truyền tín hiệu thoại giữa các máy điện thoại

a) Thiết lập 1 cuộc thông tin nội hạt.

Trang 11

B3: âm mời quay số

B4: gửi số điện thoại

B5: phát và hồi âm chuông

B6: hai bên đàm thoại

B7: đặt tổ hợp

+) nguyên lý:

- B1 đặt tổ hợp trên giá máy

- B2,B3 khi có nhu cầu làm việc A nhấc tổ hợp tổng đài nhận biết trạng thái đường dây thuê bao A thay đổi tổng đài lièn tiến hành xử lí nó và kiểm tra đường dây thuê bao,số máy thuê bao các thông số của thuê bao A nếu thuê bao bị khoá tổng đài gửi cho thuê bao âm báo bận vơí tần số f=425Hz nhịp ngắt 1:1 còn bình thường thì phát

âm mời quay số với f=425 Hz phát liên tục

- B4 A gửi các con số địa chỉ của thuê bao B

- B5 tổng đài nhận các con số và ghi vào bộ nhớ và tiến hành xử li,giải mã địa chỉ xác định vị trí đường dây thuê bao,thuộc tính thuê bao B nếu thuê bao B bận tổng đài sẽ phát tín hiệu báo bận cho thuê bao A bình thường thì tổng đài chuyển mạch vàphát tín hiệu chuông cho thuê bao B và phát tín hiệu hồi âm chuông cho thuê bao A với f=425Hz nhip ngắt 2:4

- B6 B nhấc tổ hợp hai bên đàm thoại hệ thống tính cước của tổng đài bắt đầu hoạt động

Trang 12

+ nếu A đặt tổ hợp trước tổng dài xác định đường dây thuê bao A thay đổi liền giải phóng tuyến đấu nối về hướng thuê bao A đồng thời phát tín hiệu báo bận cho thuê bao B nhắc B đặt tổ hợp vào giá máy khi B đặt tổ hợp vào giá máy tuyến đấu nối trong nội bộ tổng đài được giải phóng hoàn toàn.

+ nếu B đặt tổ hợp trước tổng dài xác định đường dây thuê bao B thay đổi liền giải phóng tuyến đấu nối về hướng thuê bao B đồng thời phát tín hiệu báo bận cho thuê bao A nhắc A đặt tổ hợp vào giá máy khi A đặt tổ hợp vào giá máy tuyến đấu nối trong nội bộ tổng đài được giải phóng hoàn toàn

b) thiết lập một cuộc thông tin qua hai tổng đài nội hạt.

Sơ đồ thiết lập thông tin qua hai tổng đài nội hạt

Trang 13

b3 âm mời quay số ( âm báo bận).

b4 gửi số điện thoại

b5,b6 chiếm trung kế và xác nhạn chiếm trung kế,hồi âm chuông

b7 nhấc tổ hợp

b8,b11 đặt tổ hợp

b9,b10 giải phóng trung kế và xác nhận giải phóng trung kế

TĐ1 tổng đài nội hạt của thuê bao A

TĐ2 tổng đài nội hạt của thuê bao B

- b1 đặt tổ hợp trên giá máy

- b2,b3 khi có nhu cầu làm việc A nhấc tổ hợp tổng đài nhận biết trạng thái đường dây thuê bao A thay đổi tổng đài lièn tiến hành xử lí nó và kiểm tra đường dây thuê bao,số máy thuê bao các thông số của thuê bao A nếu thuê bao bị khoá tổng đài gửi cho thuê bao âm báo bận vơí tần số f=425Hz nhịp ngắt 1:1 còn bình thường thì phát

âm mời quay số với f=425 Hz phát liên tục

- b4 A gửi các con số địa chỉ của thuê bao B

- b5,b6 TĐ1 nhận các con số địa chỉ của thuê bao liền ghi vào bộ nhớ số liệu và tiến hành xử lí nó xác nhận thuê bao B thuộc TĐ2 liền chiiếm một đường trung kế đến TĐ2,TĐ2 xác nhận sự thay đổi đường dây trung kế liền phát tín hiệu công nhận chiếm trung kế khi nhận được tín hiệu chiếm trung kế TĐ1 liền gửi các con số địa chỉ của thuê bao B cho TĐ2 xử lý TĐ2 nhận và ghi vào bộ nhớ số liệu và tiến hành

xử lí nó xác nhận đường dây thuê bao,thuộc tính của thuê bao B nếu thuê bao bị khoá hay bận thì phát tín hiệu báo bận về cho thuê bao A xuyên qua TĐ1 còn bình thường TĐ2 gửi t/h chuông cho thuê bao B đồng thời phát t/h hồi âm chuông cho thuê bao A

- b7 B nhấc tổ hợp tuyến đấu nối cho 2 tb A&B xuyên qua 2TĐ được thiết lập 2 bên đàm thoại hệ thống tính cước của TĐ1 hoạt động

Trang 14

+ A đặt tổ hợp trước : TĐ1 xác nhận trạng thái đường dây t/b A thay đổi liền giải phóng tuyến đấu nối về hướng thuê bao A giải phóng trung kế về hướng TĐ2,TĐ2 xác nhận trạng thái đường trung kế thay đổi lièn phát tín hiệu xác nhận giải phóng trung kế về phía TĐ1 và phát tín hiệu báo bận về cho t/b B nhắc B đặt tổ hợp vào giámáy tuyến đấu nối giữa 2 t/b A&B xuyên qua 2 TĐ được giải phóng hoàn toàn

+ B đặt tổ hợp trước : TĐ2 xác nhận trạng thái đường dây t/b B thay đổi liền giải phóng tuyến đấu nối về hướng thuê bao B giải phóng trung kế về hướng TĐ1,TĐ1 xác nhận trạng thái đường trung kế thay đổi lièn phát tín hiệu xác nhận giải phóng trung kế về phía TĐ2 và phát tín hiệu báo bận về cho thuê bao A nhắc A đặt tổ hợp vào giá máy tuyến đấu nối giữa 2 thuê bao A&B xuyên qua 2 TĐ được giải phóng hoàn toàn

1.4- Phương pháp điều khiển

1.4.1 Phương pháp điều khiển tập trung

Trong một số tổng đài SPC tất cả các thiết bị điều khiển có thể thay thế bằng một

bộ vi xử lý Vì vậy bộ vi xử lý này phải có tốc độ đủ lớn để nó có thể xử lý hàng trăm cuộc gọi trong một giây, ngoài ra nó phải hoàn thành các công việc điều hành

và bảo dưỡng khác Từ đó việc tập trung hoá hoàn toàn các chức năng cũng có nhược điểm vì phần mềm của bộ xử lý trung tâm rất cồng kềnh, phức tạp và khó có

độ tin cậy cao Hơn nữa nó không thể đảm bảo độ an toàn cho hệ thống vì toàn bộ hệthống sẽ bị ảnh hưởng lớn khi bộ xử lý xảy ra sự cố Điều hạn chế có thể được khắc phục nhờ phương thức điều khiển phân tán

1.4.2 Phương thức điều khiển phân tán

Trong phương thức điều khiển phân tán, một số chức năng xử lý gọi như đo thử đường dây thuê bao, phân phối báo hiệu, điều khiển đấu nối có thể giao cho các bộ

vi xử lý ngoại vi Mỗi bộ xử lý ngoại vi có một nhiệm vụ riêng và thường được điều khiển bởi bộ vi xử lý trung tâm Vì các bộ xử lý ngoại vi chỉ thực hiện một chức năng nên các chương trình của nó đơn giản và ít chịu ảnh hưởng từ các nhân tố khác

Trang 15

hơn khi nó nằm ở bộ vi xử lý trung tâm Vì vậy các bộ nhớ chương trình có ít liên quan không cần thay đổi.

Thêm vào đó, phương thức điều khiển phân tán cũng dễ dàng tạo ra hệ thống theo kiểu cấu trúc module, cấu trúc này tạo điều kiện dễ dàng phát truyển dung lượng hệ thống

1.5 Sơ Đồ Khối Tổng Đài SPC

BUS Điều Khiển

Giao tiếp ngươi

máy

CPU Các bộ nhớ

1

2

3 4

Phân hệ Giao tiếp trung kê khối giao tiếp

Trang 16

đ1 đường thuê bao tương tự.

đ2 đường thuê bao số

đ3 đuường trung kế tương tự

đ4 đường trung kế số

1.5.1 Chức năng của các khốí

a) Phân hệ giao tiếp thuê bao: ( khối giao tiếp )

Giao tiếp thuê bao là khối nối giữa tổng đài và thuê bao tương tự và thuê bao số các tổngđài tương tự và tổng đài số để đi vào khối chuyển mạch

- Khối 1 giao tiếp thuê bao tương tự dùng để đấu nốicác thuê bao tương tự với chuyển mạch đường dây tương tự thực hiện đầy đủ chức năng BOSRCHT:

+ Nguồn ắc quy ( B : batery): Để cấp nguồn cho từng máy thuê bao đồng thời để truyền các tín hiện như nhấc đặt máy, xung quay số Nhưng vô cùng quan trọng trong tổng đài

Nó bảo vệ tổng đài khỏi tránh hỏng hóc do sét đánh hoặc điện thương mại không ổn định

+ Cấp tín hiệu chuông ( R : RING ): Dòng chuông 75V có tần số 25Hz được tạo ta từ nguồn chuông của tổng đài Khi thuê bao bị gọi ở trạng thái rỗi, tổng đài sẽ điều khiển việc cấp dòng chuông cho thuê bao nhằm để báo cho thuê bao có một thuê bao khác đang gọi đến

+ Giám sát trạng thái (S:Supervisor): Nhận dạng trạng thái nhấc đặt máy của thuê bao và các tín hiệu xung quay số

+ Mã hoá và giải mã ( C : CODEC ): Thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu tiếng nói tương tự thành tín hiệu số và ngược lại

+ Sai động ( H : Hybrid ): Thực hiện việc chuyển đổi từ hai dây thuê bao thành 4 dây ở mạch giao tiếp thuê bao

+ Đo thử ( T : Test ) : Có hai cách đo thử test-in( đo thử đầu vào) và test-out( đo thử đầu ra) cho loại giao tiếp này

Trang 17

- Khối 2: mạch tập trung thuê bao số để đấu nối các thuê bao số trước khi vào chuyển mạch điện thoại số.

- Khối 3: trung kế tương tự dùng để đấu nối với các tổng đài tương tự chuyển đến

(PABX)

- Khối 4: trung kế số dùng để đấu nối với các tổng đài số khác

Ngoài ra, trong mạch giao tiếp thuê bao được trang bị các mạch nghiệp vụ như mạch phối hợp báo hiệu, mạch điện thu phát xung địa chỉ ở dạng mã thập phân và đa tần Các loại mã địa chỉ này được tập trung xử lý ở một số bộ thu phát mã dùng chung cho một nhóm thuê bao nhằm tăng hiệu quả kinh tế

b) Phân hệ chuyển mạch (khối chuyển mạch) dùng để thực hiện chức năng chính củatổng đài bao gồm một hệ thống các tiếp điểm ma trận được điều khiển như một côngtắc đóng mở trong tổng đài SPC và người ta sử dụng chuyển mạch số và thực hiện nhiệm vụ kết hợp đó là:

+ đấu nối các thuê bao

+ đấu nối các trung kế

+ đấu nối thuê bao trung kế

c) Phân hệ giao tiếp trung kế: giao tiếp bên trong tổng đài

- Mạch giao tiếp trung kế tương tự :

Khối mạch này gồm các mạch trung kế dùng cho các cuộc gọi ra, gọi vào và gọi chuyểntiếp Chúng làm các nhiệm vụ cấp nguồn, giám sát cuộc gọi và phối hợp báo hiệu Khối mạch này không làm nhiệm vụ tập trung tải nhưng thực hiện biến đổi A/D ở các tổng đài số

- Mạch giao tiếp trung kế số :

Nhiệm vụ của khối mạch này là thực hiện chức năng GAZPACHO:

+ Tạo khung (G: Generation of frame): Nhận dạng tín hiệu đồng bộ khung để phân biệt các khung của tuyến số liệu PCM đưa từ các tổng đài khác tới

Trang 18

+ Đồng bộ khung (A: Aligment of frame ) : Sắp xếp khung số liệu mới phù hợp với hệ thống PCM.

+ Nén dãy bit 0 : Thực hiện việc nén các quãng tín hiệu có nhiều bit 0 liên tiếp ở bên phát

vì những quãng chứa nhiều bit 0 trong dãy PCM sẽ khó khôi phục tín hiệu ở bên thu + Đảo định cực (Polar conversion): Nhằm biến đổi dãy tín hiệu đơn cực từ hệ thống đưa

ra thành dãy tín hiệu lưỡng cực trên đường dây và ngược lại

+ Xử lý cảnh báo ( Alarm processing): Để xử lý cảnh báo từ đường truyền PCM + Phục hồi dãy xung nhịp ( C: Clock recovery): Phục hồi dãy xung nhịp từ dãy tín hiệu thu

+ Tách xung ( H: Hunt during Reframe): Tách xung đồng bộ từ dãy tín hiệu thu

+ Báo hiệu ( O: Office signalling ): Thực hiện giao tiếp báo hiệu để phối hợp báo hiệu giữa tổng đài đang xem xét và các tổng đài khác qua đường trung kế Mạch giao tiếp trung kế còn

có nhiệm vụ giao tiếp với các mạng ngoài như: mạng điện thoại di động công cộng PLMN,

và mạng tích hợp đa dịch vụ số chất lượng cao ISDN

+) TONE báo hiệu cho các thuê bao biết có người gọi đến (đổ chuông cho thuê bao)

e) Điều khiển chuyển mạch:

Dùng để điều khiển chuyển mạch tạo tuyến đấu nối theo các lệnh điều khiển từ CPU

Các thiết bị đo thử trạng thái đường dây thuê bao và trung kế, thiết bị phân phối báo hiệu,thiết bị điều khiển đấu nối tạo thành thiết bị ngoại vi chuyển mạch

Trang 19

- Thiết bị đo thử trạng thái đường dây (Scanner):

Nhiệm vụ của thiết bị này là phát hiện và thông báo cho bộ xử lý trung tâm tất cả các biến cố báo hiệu và các tín hiệu trên đường dây thuê bao và trung kế đấu nối tới tổng đài Các tín hiệu này có thể liên tục hoặc rời rạc Ta có thể chia các thiết bị đo thử này thành 2nhóm:

+ Thiết bị giành riêng cho từng nhóm đường thuê bao và trung kế

+ Thiết bị dùng chung như thiết bị thu phát hiện chọn số, thiết bị thu-phát tín hiệu báo hiệu liên tổng đài

- Thiết bị phân phối báo hiệu (Distributor):

Thiết bị này là tầng đệm giữa bộ xử lý trung tâm có công suất tín hiệu điều khiển nhỏ nhưng tốc độ cao và các mạch tín hiệu đường dây có công suất lớn nhưng tốc độ thấp Đây cũng là một thiết bị ngoại vi có cả đơn vị phần cứng và mềm bao gồm cấp xử lý Nó

có nhiệm vụ điều khiển thao tác hay phục hồi các rơle cung cấp các dạng tín hiệu ở mạchđường dây hay mạch nghiệp vụ dưới sự điều khiển của bộ xử lý trung tâm

- Thiết bị điều khiển đấu nối (marker):

Thiết bị điều khiển đấu nối làm nhiệm vụ chuyển giao các lệnh thiết lập và giải phóng các tuyến vật lý qua trường chuyển mạch từ bộ xử lý trung tâm

f) Đo và kiểm tra: tự động đo và kiểm tra thường xuyên trạng thái đường dây thuê bao,số liệu của thuê bao,số đường dây thuê bao

g) Bộ nhớ:

- Bộ nhớ chương trình để nhớ các chương trình hoạt động của tổng đài đã được lập trình

từ trước như các phương án tạo tuyến đấu nối, các số liệu của các thuê bao,số đường dây thuê bao,các dịch vụ của thuê bao Các chương trình này được gọi ra và xử lý cùng với các số liệu cần thiết

- Bộ nhớ số liệu để ghi lại các số liệu cần thiết trong quá trình xử lý các cuộc gọi như cácchữ số địa chỉ thuê bao, trạng thái bận, rỗi của các đường dây thuê bao hay trung kế

Trang 20

Bộ nhớ backup chứa các thông tin về loại đường dây thuê bao chủ gọi và bị gọi, mã tạo tuyến, thông tin cước

Bộ nhớ số liệu là bộ nhớ tạm thời còn các bộ nhớ chương trình và backup là bộ nhớ bán

cố định Số liệu hay chương trình trong các bộ nhớ bán cố định không thay đổi trong qúa trình xử lý gọi Còn thông tin ghi ở bộ nhớ tạm thời (nhớ số liệu) thay đổi liên tục từ lúc bắt đầu tới lúc kết thúc cuộc gọi

- Bộ nhớ phiên dịch: dùng để phiên dịch địa chỉ như vị trí đường dây thuê bao ,số thuê bao bị gọi các số liệu của thuê bao được dịch ra từ bộ nhớ chương trình

h) CPU: Đơn vị xử lý trung tâm là một bộ vi xử lý tốc độ cao và có công suất xử lý tùy thuộc vị trí xử lý chuyển mạch của nó Nó làm nhiệm vụ điều khiển thao tác của thiết bị chuyển mạch

i) Trao đổi người và máy: dùng để trao đổi giao tiếp thông tin giữa người khai thác quản lí tổng đài với tổng đài gồm có:

+ hệ thống máy tính điều khỉên đo lường

+ hệ thống băng từ đĩa từ máy in

+ hệ thống báo hiệu bằng ánh sáng âm thanh

j) BUS điều khiển: dùng để truyền tín hiệu điều khiển trong tổng đài

1.6 Chuyển mạch số

1.6.1 Đặc điểm của chuyển mạch số

Hệ thống chuyển mạch số là một hệ thống chuyển mạch trong đó tín hiệu truyền dẫn qua trường chuyển mạch ở dạng số Tín hiệu này có thể mang thông tin tiếng nói hay số liệu Nhiều tín hiệu số của các kênh tiếng nói được ghép theo thời gian vào một đường truyền dẫn chung khi truyền dẫn qua hệ thống chuyển mạch Để đấu nối hai thuê bao với nhau cần phải trao đổi khe thời gian của hai mẫu tiếng nói Các mẫu này có thể trên cùng một tuyến dẫn hoặc ở các tuyến dẫn khác nhau và đã được

mã hoá theo phương thức điều xung mã PCM Có hai phương pháp thực hiện

Trang 21

chuyển mạch các loại tổ hợp mã này theo hai hướng đó là chuyển mạch thời gian và chuyển mạch không gian.

Để thực hiện chuyển mạch cho các cuộc gọi đòi hỏi phải sắp xếp các tín hiệu số từ một khe thời gian của một bộ ghép hoặc một tuyến dẫn PCM sang cùng một khe thờigian hoặc sang một khe thời gian khác của một bộ ghép hay tuyến PCM khác

1.6.2 Nguyên lý chuyển mạch không gian

Trong phương thức chuyển mạch không gian, khe thời gian tương ứng của các tuyến PCM vào và ra khác nhau được trao đổi cho nhau Một mẫu tín hiệu PCM ở khe thời gian định trước của tuyến PCM vào được chuyển tới khe thời gian cùng thứ

tự của một tuyến PCM khác Như vậy không có sự chậm trễ truyền dẫn cho mẫu tín hiệu khi chuyển mạch từ một tuyến PCM vào hay tới một tuyến PCM khác

1.6.2.1 Nguyên lý cấu tạo

Tầng chuyển mạch không gian S là một ma trận kích thước N xM, các tiếp điểm chuyển mạch kết nối theo kiểu các hàng và các cột Các hàng đầu vào các tiếp điểm

BỘ CHUYỂN MẠCH

Tuyến dẫn ra PCM n

Sơ đồ bộ chuyển mạch số

Trang 22

dẫn ra được ký hiệu yo, y1, y2, , ym Tạo giữa các hàng và các cột của ma trận là cáctiếp điểm chuyển mạch được tạo bởi các cổng logic AND.

Để điều khiển các thao tác chuyển mạch của các tiếp điểm cần có bộ nhớ điều khiển Bộ nhớ gồm các bộ nhớ hoặc các hàng nhớ tuỳ theo phương thức điều khiển đầu vào hay đầu ra Trong trường hợp bộ chuyển mạch làm việc theo nguyên lý điềukhiển đầu ra thì mỗi cột nối tới các đầu vào điều khiển của các tiếp điểm có bộ nhớ điều khiển Số lượng các ô nhớ điều khiển của mỗi cột điều khiển bằng số khe thời gian của mỗi tuyến PCM đầu vào

1.6.2.2 Nguyên lý chuyển mạch

Hoạt động của một tiếp điểm chuển mạch sẽ đấu nối một kênh nào đó của một tuyến PCM vào tới cùng kênh có địa chỉ đó của một tuyến PCM ra trong mộ khoảng thời gian Khe thời gian này suất hiện mỗi khung một lần Trong khoảng thời gian của các khe thời gian khác, cùng một tiếp điểm có thể được dùng để đấu nối cho các kênh khác Ma trận tiếp điểm loại này làm việc như một ma trận chuyển mạch khônggian tiếp thông hoàn toàn giữa các tuyến PCM vào và các tuyến PCM ra trong mỗi

01

n

01

n

Ma trận tiếp điểm chuyển mạch0 1 n

0

f

Sơ đồ khối chuyển mạch

không gian

Trang 23

khe thời gian Mỗi một tiếp điểm được gắn vào một bộ nhớ điều khiển Mỗi tiếp điểm chuyển mạch của một cột được gắn một tổ hợp mã địa chỉ nhị phân để đảm bảo một tiếp điểm trong mỗi cột được thông mạch trong một khoảng một thời gian Các địa chỉ nhị phân này được ghi các ở các ô nhớ của bộ điều khiển theo thứ tự các khe thời gian Một mã địa chỉ nào đó được đọc ra từ bộ nhớ điều khiển trong một khoảng thời gian của mỗi khe thời gian Công việc này được tiến hành theo chu trình Mỗi từ mã được đọc ra trong khoảng thời gian tương ứng của nó Nội dung của mỗi từ mã sau khi giải mã được di chuyển theo tuyến bus địa chỉ trong khoảng mỗi khe thời gian Vì vậy tiếp điểm tương ứng với địa chỉ vừa đọc ra sẽ hoạt động chỉ trong khoảng khe thời gian này xuất hiện ở đầu vào ở dãy các khung kế tiếp nhautiếp điểm lại hoạt động một lần.

Bộ nhớ điều khiển gồm nhiều cột nhớ ghép song song, mỗi cột nhớ đảm nhận công việc điều khiển đấu nối cho một cột tiếp điểm Vì vậy cứ mỗi khe thời gian trôiqua, một trong các tiếp điểm nối thông một lần còn trong trường hợp khe thời gian

bị chiếm thì cột nhớ điều khiển lại nhảy một bước Lúc này nội dung địa chỉ ô nhớ tiếp theo lại được đọc ra, qua giải mã lại tạo ra một lệnh điều khiển một tiếp điểm khác nối thông phục vụ cho một cuộc gọi khác đưa tới từ một trong các tuyến PCM đầu vào Tuỳ thuộc vào số lượng các khe thời gian được ghép trên mỗi tuyến PCM

mà hiệu suất sử dụng các tiếp điểm có thể được tăng lên từ 32 cho tới 1024 lần so với trường hợp các tiếp điểm làm việc trong các ma trận không gian thường

1.6.3 Nguyên lý chuyển mạch thời gian ( T )

Trong cấu tạo trường chuyển mạch số, tầng chuyển mạch thời gian được ứng dụng rất rộng rãi và nó là một thành phần quan trọng nhất của hệ thống chuyển mạch Với đặc điểm cấu tạo và hoạt động của tầng chuyển mạch T, bộ nhớ sử dụng trong trường chuyển mạch T chỉ có thể làm việc với các bit song song, nhưng trên đường truyền chỉ sử dụng các tín hiệu có các bit nối tiếp

Trang 24

1.6.3.1 Chuyển mạch thời gian điều khiển đầu vào

- Theo phương pháp điều khiển đầu vào thì khi quá trình ghi tổ hợp mã trong các khethời gian của khung PCMi vào bộ nhớ dữ liệu được thực hiện có điều khiển Còn quá

00 01

06

31

Bộ điều khiển chuyển mạch

Bộ đếm khe thời gian

Bộ nhớ điều khiển

Sơ đồ nguyên lýchuyển mạch thời gian điều khiển đầu vào

06=00110 Tuyến PCM vào

Trang 25

trình đọc ra các tổ hợp mã trong các ngăn nhớ của bộ nhớ dữ liệu ra các khe thời gian của khung PCMo được thực hiện một cách tuần tự.

- Để thực hiện được điều này mỗi ngăn nhớ của bộ nhớ điều khiển được gắn liền với một khe thời gian trong khung PCMi theo thứ tự

-Hoạt động của của bộ nhớ điều khiển được thực hiện tuần tự theo thứ tự của khe thời gian đầu vào, tức là ở mỗi thời điểm xuất hiện khe thời gian TS0 của PCMi thì

bộ nhớ điều khiển tiến hành dò thử nội dung của ngăn nhớ “ 00 “trong khoảng thời gian TS0 Trong khoảng thời gian TS1 thì ngăn nhớ “ 01” được dò thử nội dung …

Cứ như vậy, trong khoảng thời gian TS31 thì ngăn nhớ “31”được dò thử nội dung.Trong 1 khung thời gian thì mỗi ngăn nhớ được dò thử nội dung một lần Cứ qua mỗi khe thời gian thì bộ nhớ điều khiển lại nhảy một bậc

Mỗi lần dò thử nội dung của ngăn nhớ nào thì ngăn nhớ đó được đọc ra, nội dung

đó chính là địa chỉ của của ngăn nhớ trong bộ nhớ dữ liệu mà mẫu tin cần được ghi vào đó tương ứng với khe thời gian tại thời điểm thử

Ví dụ:

Cần chuyển đối nội dungcủa khe thời gian TS5/ PCMi sang khe thời gian TS10/ PCMo Theo phương pháp điều khiển đầu vào thì nội dung của các khe thời gian đầuvào ghi vào các ngăn nhớ trong bộ nhớ dữ liệu được thực hiện có điều khiển, tức là nội dung của ngăn nhớ “05 “ được ghi vào ngăn nhớ thứ “10” trong bộ nhớ dữ liệu Đồng thời ngăn nhớ thứ “ 10 “ trong bộ nhớ điều khiển chứa địa chỉ của ngăn nhớ thứ “05” dưới dạng nhị phân (00101) Quá trình đọc nội dung của các khe thời gian trong bộ nhớ dữ liệu được thực hiện một cách tuần tự, lúc này nội dung của ngăn nhớ thứ “ 10 “ của bộ nhớ dữ liệu được đọc ra khe thời gian TS10 của tuyến PCMo

Trang 26

1.6.3.2 Chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra

a Cấu tạo

Một bộ chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra gồm các thành phần chủ yếu sau:

00 01

06

31

Bộ điều khiển chuyển mạch

Trang 27

+ Bộ nhớ dữ liệu:

Bộ nhớ dữ liệu gắn liền với các tuyến PCM vào và PCM ra Số ngăn nhớ của bộ nhớ

dữ liệu bằng số khe thời gian được ghép trong khung của tuyến PCM đầu vào

+ Bộ nhớ điều khiển:

Bộ nhớ điều khiển có số ngăn nhớ bằng với số ngăn nhớ của bộ nhớ dữ liệu Mỗi ngăn nhớ của bộ nhớ điều khiển có số lượng bit còn tuỳ thuộc vào số lượng khe thời gian của các khung PCM đầu vào và PCM đầu ra.(nếu1khung PCM có 32 khe thời gian thì số bit địa chỉ trong một ngăn nhớ của bộ nhớ điều khiển = 5)

b Nguyên lý làm việc:

Theo phương thức chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra thì các tổ hợp mã nằm trong các khe thời gian từ TS0 đến TS31 được ghi lần lượt và tuần tự vào các ngăn nhớ của bộ nhớ dữ liệu

Khe TS0 ghi vào ngăn nhớ “00”

Khe TS1 ghi vào ngăn nhớ “01”

Khe TS31 ghi vào ngăn nhớ “31”

Nội dung của các ngăn nhớ trong các bộ nhớ dữ liệu đọc vào khe thời gian nào của tuyến PCMo được xác định bởi bộ điều khiển trung tâm thông qua bộ nhớ điều khiển

Mỗi ngăn nhớ của bộ nhớ điều khiển được liên hệ chặt chẽ với các khe thời gian của tuyến PCMo tương ứng và nó chứa địa chỉ của khe thời gian đầu vào nào đó

Ví dụ: Chuyển TS5/PCMi đến TS10 / PCMo.

Các tổ hợp mã trong các khe thời gian từ TS0 đến TS31 lần lượt được ghi vào các ngăn nhớ từ “00”đến “31” Đồng thời, ngăn nhớ “10” trong bộ nhớ điều khiển chứa địa chỉ của khe thời gian TS5 Căn cứ vào địa chỉ của khe thời gian TS5 bộ nhớ điều khiển dưới sự điều khiển của bộ điều khiển trung tâm sẽ phát lệnh đọc nội dung của

Trang 28

khe thời gian TS5 trong ngăn nhớ “05” có địa chỉ là “00101” vào khe thời gian TS10của khung PCMo.

Kết luận

Bộ nhớ điều khiển và khung PCMo hoạt động tuần tự và gắn bó với nhau, tức là khikhe thời gian TS0 đến thì ô nhớ “00” của bộ nhớ điều khiển sẽ được dò thử nội dungtrong khoảng thời gian TS0

Trong khoảng thời gian TS1 thì ô nhớ “01” được dò thử Cứ như vậy, trong

khoảng thời gian TS31 thì ô nhớ “31”được dò thử nội dung Cứ sau mỗi khoảng thời gian là một khe thời gian thì thì bộ nhớ điều khiển lại nhảy một bậc Quá trình quét

dò thử được thực hiện theo chu kỳ Như vậy, cứ mỗi khung thời gian thì mỗi ngăn nhớ được dò thử nội dung một lần Và mỗi lần dò thử là một tổ hợp mã ở bộ nhớ dữ liệu được đọc ra một lần, cứ như vậy, khi cuộc gọi kết thúc thì các ngăn nhớ tương ứng được giải phóng

1.6.4 Chuyển mạch không gian (S).

1.6.4.1 Khái quát về chuyển mạch không gian

a Khái niệm

Trường chuyển mạch không gian là trường chuyển mạch cho phép ta chuyển mạch khe thời gian TSi của một khung PCM đầu vào đến chính vị trí khe thời gian TSi đó nhưng ở một khung PCM đầu ra khác

b.Chức năng

Chuyển mạch không gian được sử dụng để kết nối các chuyển mạch thời gian, và

nó được sử dụng để chuyển mạch các khe thời gian giữa các luồng tốc độ cao Như vậy, ta có thể mở rộng khả năng của mạng bằng việc sử dụng các chuyển mạch thời gian và một hoặc nhiều chuyển mạch không gian

1.6.4.2 Cấu tạo của chuyển mạch không gian.

Trang 29

Trường chuyển mạch không gian có cấu trúc kiểu ma trận đơn tiếp thông hoàn toàn Giao điểm của các hàng và cột là các tiếp điểm chuyển mạch điện tử kiểu các

Trong thực tế ngưòi ta không sử dụng các mạch AND mà sử dụng mạch ba trạng

thái để điều khiển

Cấu trúc mạch 3 trạng thái

Điều khiển

Trang 30

Cấu tạo của chuyển mạch không gian gồm:

- Một ma trận chuyển mạch

- Một bộ nhớ điều khiển

Ta có cấu tạo của trường chuyển mạch không gian như hình vẽ

- Một ma trận chuyển mạch có kích thước n * m với: n đầu vào từ x1 đến xn là các tuyến PCMi Và m đầu ra từ y1 đến ym là các tuyến PCMo Số lượng các khe thời gian của các tuyến PCMi bằng số lượng các khe thời gian của các tuyến PCMo Trên hình vẽ ta sử dụng mạch 3 trạng thái để điều khiển

- Bộ nhớ điều khiển gồm các cột nhớ điều khiển

Mỗi cột các tiếp điểm được nối tới một cột nhớ điều khiển để đưa các tín hiệu điều khiển vào các mạch 3 trạng thái Số lượng các cột nhớ bằng số lượng các cột tiếp điểm Mỗi cột nhớ điều khiển có số lượng các ô nhớ bằng số lượng khe thời gian củacác tuyến PCMi, PCMo

Trang 31

1.6.4.3 Điều khiển bộ nhớ trong chuyển mạch không gian

Có hai phương pháp điều khiển trong chuyển mạch không gian, đó là:

-Bộ nhớ được điều khiển theo hướng hàng:

Theo phương pháp này thì địa chỉ được cấp bởi bộ nhớ điều khiển chọn cột ra cho

hàng của nó

-Bộ nhớ được điều khiển theo hướng cột:

Theo phương pháp này thì địa chỉ được cấp bởi bộ nhớ điều khiển chọn hàng nhập cho cột của nó Việc chọn hướng điều khiển nào là phụ thuộc vào cấu hình của khối chuyển mạch và mức độ phối hợp điều khiển với các tầng chuyển mạch thời gian ngay tại các bus nhập và các bus xuất

Trên hình vẽ ta dùng phương pháp điều khiển bộ nhớ theo hướng cột

1.6.4.4 Nguyên lý làm việc

Trường chuyển mạch không gian cho phép ta chuyển mạch khe thời gian Tsi của một khung PCM đầu vào đến chính vị trí khe thời gian TSi đó, nhưng ở một khung PCM đầu ra khác Để làm được điều đó ở bộ nhớ điều khiển được chia ra làm các ô nhớ Mỗi ô nhớ gắn liền với một khe thời gian vào, số thứ tự của nó được đánh dấu

từ “ 00 “ đến “ 31 “ (nếu các tuyến PCM đầu vào có 32 khe thời gian) Để tiến hành điều khiển đấu nối cho một tuyến PCM đầu vào với một tuyến PCM đầu ra nào đó, thì cần phải thao tác tiếp điểm số tương ứng là giao điểm của hàng và cột đó Do vậy, mỗi tiếp điểm chuyển mạch giữa hàng và được địa chỉ hoá bởi một địa chỉ điều khiển Khi một tiếp điểm nào đó thao tác thì nó chỉ duy trì mở cổng trong khoảng thời gian bằng một khe thời gian Nếu có n tuyến PCM đầu vào thì số bit địa chỉ nhị phân trong mỗi ngăn nhớ sẽ là x=lgn Để chuyển mạch cho một khe thời gian nào

đó ở một tuyến PCM đầu vào đến chính khe thời gian đó ở tuyến PCM đầu ra khác thì ngăn nhớ có thứ tự cùng khe thời gian đó được bộ điều khiển trung tâm lấy ra ghiđịa chỉ của tiếp điểm chuyển mạch là giao điểm của hàng và cột chứa khe thời gian

Trang 32

Cần chuyển đổi khe thời gian TS1 / X2 sang khe thời gian TS1 / Y3

Giả sử mỗi khung PCM vào có 32 khe thời gian từ TS0 đến TS31 thì trong mỗi ngănnhớ của cột nhớ điều khiển có x = ln32( = 5 bít) Trong trường hợp này, cột nhớ điềukhiển thứ 3 lấy ra ngăn nhớ có số thứ tự là “ 01 “ để ghi địa chỉ của tiếp điểm thứ 2 ( là giao điểm giữa hàng thư 2 và cột thứ 3 ) dưới dạng nhị phân là “ 00010 “

Trong khoảng thời gian TS1 thì X2 được nối tới Y3 Mỗi khi khe thời gian TS1 đến thì bộ nhớ lại làm việc Căn cứ vào nội dung địa chỉ “ 00010 “ bộ nhớ điều khiểnđưa ra lệnh điều khiển để điều khiển tiếp điểm thứ 2 của cột nhớ thứ 3 được thông mạch Qúa trình này cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi cuộc gọi kết thúc

Các cột nhớ điều khiển được thao tác lần lượt, tức là lần lượt nội dung của các ô nhớ được gọi ra Vì vậy, việc đánh số địa chỉ của các ô nhớ cũng phải được thực hiện tuần tự tương ứng với các khe thời gian đầu vào Nội dung của mỗi ô nhớ chỉ được đọc ra và tạo tín hiệu điều khiển cho tiếp điểm chuyển mạch tương ứng chỉ mở trong khoảng thời gian một khe thời gian Sau đó tiếp điểm này được đóng lại hoặc tiếp tục thao tác mở nhưng phục vụ cho các khe thời gian khác Sau một chu kỳ đọc kéo dài trong thời gian 1 khung PCM nó lại quay lại để mở tiếp điểm cho khe thời gian bắt đầu Một tiếp điểm nào đó được duy trì mở cho một khe thời gian nào đó được lặp đi lặp lại cho mỗi khung và cho đến khi cuộc gọi kết thúc Vậy một tiếp điểm có thể đấu nối cho nhiều cuộc gọi, do đó hiệu suất sử dụng các tiếp điểm tươngđối cao Để giải phóng một cuộc đấu nối thì thiết bị điều khiển trung tâm điều khiển khoá nội dung của ô nhớ tương ứng với khe thời gian dành cho cuộc gọi

Như vậy, trong khoảng thời gian sau một khe thời gian đó của chu kỳ quét thì tiếp điểm tương ứng không được mở

1.6.5 Chuyển mạch ghép

1.6.5.1 Khái quát về chuyển mạch ghép

Ngày nay, công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin…phát triển rất nhanh, số lượng người tham gia mạng viễn thông tăng cao Mặc dù tổng đài số đã được đưa

Trang 33

vào sử dụng nhưng trường chuyển mạch sử dụng một chuyển mạch thời gian đơn lẻ không thoả mãn được về mặt dung lượng.

Với mục đích thực hiện một chuyển mạch có dung lượng lớn bằng một tổng đài số

ta cần phải có nhiều chuyển mạch thời gian

Thông thường một chuyển mạch T sử dụng cho 125 đến 512 kênh và không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng hiện nay Do vậy, để nâng cao chất lượng chuyển mạch người ta kết nối giữa các chuyển mạch thời gian ( T ) và các chuyển mạch không gian (S) để tạo thành trường chuyển mạch nhiều tầng, mỗi tầng được ghép từ một số

Còn các trường chuyển mạch 2 đốt loại T-S hoặc S-T chỉ phù hợp với các tổng đài

có dung lượng nhỏ và trung bình

Thông dụng nhất hiện nay là trường chuyển mạch có cấu trúc 3 đốt kiểu T-S-T,

S-T-S được sử dụng cho các tổng đài có dung lượng trung bình và lớn Để đảm bảo về mặt tổn thất ta phải chú ý nhiều đến tầng ra

Do trường chuyển mạch không gian thường có cấu trúc kiểu tổn thất, vì vậy mà nó không thích hợp cho các tổng đài có dung lượng lớn

Trường chuyển mạch T-S-T có cấu trúc không tổn thất hoặc tổn thất nhỏ, vì vậy mà chuyển mạch T-S-T thường được sử dụng cho các tổng đài có cấu trúc chuyển mạch lưu thoát lượng tải lớn

Trang 34

Đối với các trường chuyển mạch cần lưu thoát lượng tải lớn hơn có thể sử dụng các loại chuyển mạch có cấu trúc T-S-S-T hoặc T-S-S-S-T.

Việc chọn trường chuyển mạch có cấu trúc loại nào ngoài việc căn cứ vào độ tổn thất, dung lượng, còn phụ thuộc vào các nhân tố khác nữa như: tính phức tạp, độ linhhoạt, khả năng phát triển dung lượng…

1.6.5.2 Trường chuyển mạch ghép loại T-S

a Cấu tạo

Một khối chuyển mạch T-S gồm một chuyển mạch thời gian trên mỗi một ngõ nhập

của một chuyển mạch không gian đơn Trên hình vẽ là: 3 chuyển mạch thời gian và một chuyển mạch không gian có ma trận kích thước 3 * 3 Trong trường hợp này ta

sử dụng các chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra, có nghĩa là: sự viết vào

chuyển mạch thời gian được thực hiện một cách tuần tự theo chu kỳ đếm , dưới sự điều khiển của một bộ đếm khe thời gian và sự đọc ra được thực hiện dưới sự điều khiển của bộ điều khiển trung tâm thông qua các bộ nhớ điều khiển( hay bộ nhớ kết nối: CM)

A1, A2, A3 : Là các bus nhập của khối chuyển mạch

B1, B2, B3 : Là các bus xuất của khối chuyển mạch

SM-A1, SM-A2, SM-A3, CM-A1, CM-A2, CM-A3: Lần lượt là các bộ nhớ lưu thoại ( bộ nhớ dữ liệu ) và các bộ nhớ kết nối ( bộ nhớ điều khiển ) của 3 khối

chuyển mạch thời gian đầu vào

mChuyển mạch không gian có các bộ nhớ của chuyển mạch điều khiển theo hướng cột

CM-B1, CM-B2, CM-3: Là các cột nhớ điều khiển của các chuyển mạch không gian

Trang 36

b.Nguyên lý hoạt động

Các cuộc gọi được thiết lập qua trường chuyển mạch T- S được thực hiện như sau: Qua chuyển mạch thời gian các khe thời gian trong các tuyến PCM nhập và PCM xuất được chuyển đổi cho nhau theo nguyên lý điều khiển đầu ra Còn chuyển mạch không gian có nhiệm vụ kết nối các bus nhập và bus xuất

Ví dụ: Giả sử thuê bao chủ gọi được phân phối cho khe thời gian TS5 trên bus

nhập A3, thuê bao bị gọi được phân phối trong khe thời gian TS40 trên bus xuất B1

Quá trình thực hiện chuyển mạch như sau:

- Tại trường chuyển mạch thời gian nội dung của khe thời gian TS5 được ghi vào ngăn nhớ thứ ” 05 “ của bộ nhớ lưu thoại SM-A3 Đồng thời ngăn nhớ số “ 40 “ của

bộ nhớ kết nối CM-A3 được lấy ra chứa địa chỉ của ngăn nhớ thứ “ 05 “ dưới dạng các bít nhị phân Trong khoảng thời gian TS5 thì khe thời gian TS5 trên bus nhập A1được nối tới khe thời gian TS40 trên bus xuất của chuyển mạch thời gian thứ nhất Căn cứ vào nội dung địa chỉ chứa trong ngăn nhớ số “ 40 “ bộ điều khiển trung tâm thông qua bộ nhớ kết nối sẽ phát lệnh đọc nội dung của ngăn nhớ có địa chỉ trên vào khe thời gian thứ “ 40 “ Sau đó nội dung của từ mã chứa trong khe thời gian TS40 được truyền vào chuyển mạch không gian trên bus nhập A3

- Đến trường chuyển mạch không gian, khi có khe thời gian TS40 đến thì, ngăn nhớ thứ “ 40 “ của cột nhớ điều khiển CM-B1 được lấy ra ghi địa chỉ của tiếp điểm “ thứ

3 “ của cột B1 trong chuyển mạch không gian Kết quả là, trong khoảng thời gian TS40 nội dung chứa trong khe thời gian TS40 trên bus nhập A3 được truyền qua chuyển mạch không gian đến bus xuất B1

Quá trình kết nối giữa TS5/A3 đến TS40/ B1 được lặp đi lặp lại trên mỗi khung chođến khi cuộc gọi kết thúc (nội dung của bộ nhớ CM-A3 và CM-B1 thay đổi)

Nhận xét: Mặc dù, khối chuyển mạch T-S có dung lượng lớn hơn chuyển mạch một

tầng “ T “, nhưng chuyển mạch T-S rất hay bị tắc nghẽn từ các khe thời gian tương ứng trên ngõ ra của chuyển mạch không gian

1.6.5.3 Trường chuyển mạch ghép loại S-T

Trang 37

3 * 3 Các chuyển mạch thời gian điều khiển theo nguyên tắc đầu ra, còn chuyển mạch không gian có bộ nhớ điều khiển được điều khiển theo hướng hàng.

b Nguyên lý hoạt động.

Các cuộc kết nối được thực hiện qua trường chuyển mạch S-T như sau:

Qua trường chuyển mạch không gian thì các khung thời gian trên các bus nhập và trên các bus xuất của chuyển mạch không gian được kết nối trong khoảng thời gian của khe thời gian cần chuyển đổi Qua trường chuyển mạch thời gian thì các khe thờigian trong các tuyến PCM đầu vào và đầu ra được chuyển đổi theo nguyên tắc điều khiển đầu vào

Ví dụ: Giả sử thuê bao chủ gọi được phân phối cho khe thời gian TS10 trên bus

nhập A2, thuê bao bị gọi được phân phối trong khe thời gian TS45 trên bus xuất B1

Quá trình thực hiện chuyển mạch như sau:

- Tại trường chuyển mạch không gian, khi có khe thời gian TS10 đến thì, ngăn nhớ thứ “ 10 “ của cột nhớ điều khiển CM-A2 được lấy ra ghi địa chỉ của tiếp điểm “ số 1

“ Kết quả là, trong khoảng thời gian TS10 nội dung chứa trong khe thời gian TS10 trên bus nhập A2 được truyền qua chuyển mạch không gian đến bus nhập A2 của chuyển mạch không gian nhưng ở đầu ra, sau đó khe thời gian TS10 được đưa tới đầu vào của chuyển mạch thời gian thứ nhất

- Tại trường chuyển mạch thời gian nội dung của khe thời gian TS10 được ghi vào ngăn nhớ thứ ” 10 “ của bộ nhớ lưu thoại SM-B1 Đồng thời, ngăn nhớ số “ 45 “ của

Trang 38

Trong khoảng thời gian TS10 thì khe thời gian TS10 tại khung đầu vào của chuyểnmạch thời gian được nối tới khe thời gian TS45 trên bus xuất B1 Căn cứ vào nội dung địa chỉ chứa trong ngăn nhớ số “ 45 “ bộ điều khiển trung tâm thông qua bộ nhớ kết nối sẽ phát lệnh đọc nội dung của ngăn nhớ có địa chỉ trên vào khe thời gian thứ “ 45 “

Quá trình kết nối giữa TS10/A2 đến TS45/ B1 được lặp đi lặp lại trên mỗi khung cho đến khi cuộc gọi kết thúc (nội dung của bộ nhớ CM-A2 và CM-B1 thay đổi)

Nhận xét:

Mặc dù chuyển mạch S-T có dung lượng lớn hơn và có ưu điểm hơn hẳn vê vấn đề tắc nghẽn so với chuyển mạch không gian đơn (S) Tuy nhiên, nó vẫn có đặc trưng tắc nghẽn cố hữu, đó là mỗi ngõ nhập của chuyển mạch không gian chỉ có thể truy cập đến một bus xuất trong chuyển mạch thời gian của bất kỳ khe thời gian nào

1.6.5.4 Trường chuyển mạch ghép loại T-S-T.

Trang 39

Trường chuyển mạch T-S-T làm việc theo nguyên lý chuyển mạch thời gian nên không sinh tổn thất, vì các đốt ngoài là các trường chuyển mạch thời gian ( T ) nên không sinh ra tổn thất, đốt chuyển mạch không gian ở giữa được cấu trúc theo kiểu không tổn thất hoặc tổn thất nhỏ, do đó trường chuyển mạch loại này được dùng hiệuquả cho cấu trúc chuyển mạch lưu thoát lượng tải lớn và đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Sơ đồ chuyển mạch T-S-T được xây dựng theo cấu trúc module Mỗi module có 2 tầng chuyển mạch cấp T và một tầng chuyển mạch cấp S Cấu trúc trường chuyển mạch loại này có ưu điểm là các module chuyển mạch độc lập với nhau, do đó cho phép mở rộng dung lượng chuyển mạch tùy ý Các tầng chuyển mạch thời gian còn tầng chuyển mạch không gian làm nhiệm vụ trao đổi các tuyến PCM đầu vào và các tuyến PCM đầu ra.Cấu trúc tổng quát của chuyển mạch ghép T-S-T có n tuyến PCM đầu vào và n tuyến PCM đầu ra, như vậy, các tầng đầu vào và đầu ra có n bộ chuyển mạch thời gian

Tầng chuyển mạch không gian có ma trận chuyển mạch kích thước n*n Giả sử

trong mỗi khung tín hiệu được ghép R kênh thời gian thì trường chuyển mạch T-S-T

chuyển mạch là kết hợp giữa loại

2

n

Trang 40

… … … …

Ta xét trường chuyển mạch T-S-T sau:

Khối chuyển mạch không gian sử dụng ma trận có kích thước 4 * 4

Phần chuyển mạch thời gian đầu vào có 4 chuyển mạch thời gian là:

IT0, IT1, IT2, IT3 Phần chuyển mạch thời gian đầu ra có 4 chuyển mạch thời gian là: OT0, OT1, OT2, OT3

Trong trường chuyển mạch loại này thường sử dụng các khe thời gian của các tuyến PCM trung gian Số lượng các khe thời gian của các tuyến PCM trung gian bằng số lượng các khe thời gian của các tuyến PCM đầu vào

Như vậy, từ các chuyển mạch thời gian đầu vào (IT) nối tới chuyển mạch không gian (S) và từ chuyển mạch không gian (S) nối tới các chuyển mạch thời gian đầu ra (OT) đều bằng các tuyến PCM trung gian

GVHD: Bùi Như Phong SV: Lương Văn Luật40

Ngày đăng: 08/04/2013, 11:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Chữ Viết Tắt - Tổng quan tổng đài điện tử số SPC
ng Chữ Viết Tắt (Trang 5)
1.5  Sơ Đồ Khối Tổng Đài  SPC - Tổng quan tổng đài điện tử số SPC
1.5 Sơ Đồ Khối Tổng Đài SPC (Trang 15)
Sơ đồ bộ chuyển mạch số - Tổng quan tổng đài điện tử số SPC
Sơ đồ b ộ chuyển mạch số (Trang 21)
Ta có cấu tạo của trường chuyển mạch không gian như hình vẽ. - Tổng quan tổng đài điện tử số SPC
a có cấu tạo của trường chuyển mạch không gian như hình vẽ (Trang 30)
1.7.2.1. Sơ đồ khối của hệ thống - Tổng quan tổng đài điện tử số SPC
1.7.2.1. Sơ đồ khối của hệ thống (Trang 46)
Hình 4.6(b) cho thấy một đường cong trễ tiêu biểu. Sự biến dổi của biên độ và thời  gian trễ theo tần số sẽ làm méo dạng biên độ và pha. - Tổng quan tổng đài điện tử số SPC
Hình 4.6 (b) cho thấy một đường cong trễ tiêu biểu. Sự biến dổi của biên độ và thời gian trễ theo tần số sẽ làm méo dạng biên độ và pha (Trang 82)
-Tổng đài panasonic KX-TES824 có sự linh hoạt về tính năng cũng như cấu hình mở rộng là một giải pháp hoàn hảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Tổng quan tổng đài điện tử số SPC
ng đài panasonic KX-TES824 có sự linh hoạt về tính năng cũng như cấu hình mở rộng là một giải pháp hoàn hảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 84)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w