Chi tiết máy. Đây là đơn vị nhỏ nhất và hoàn chỉnh của máy, đặc trưng của nó là không thể tách ra được và đạt mọi yêu cầu kỹ thuật. (Ví dụ, bánh răng, trục xe đạp). Có thể xếp tất cả các chi tiết máy vào hai nhóm: Chi tiết máy có công dụng chung (ví dụ: bu lông, bánh răng; trục) là các chi tiết máy dùng trong nhiều máy khác nhau. Chi tiết máy có công dụng riêng chỉ được dùng trong một số máy nhất định. (ví dụ: trục khuỷu, van, cam…) 3. Bộ phận máy Đây là một phần của máy, bao gồm hai hay nhiều chi tiết máy được liên kết với nhau theo những nguyên lý máy nhất định (liên kết động hay liên kết cố định): (ví dụ như may ơ trước, may ơ sau của xe đạp, hộp tốc độ v.v…) Hiện nay người ta sử dụng rất nhiều máy khác nhau về tính năng, hình dáng, kích thước v.v… Tuy nhiên bất kỳ máy nào cũng đều cấu tạo bởi nhiều bộ phận máy. Ví dụ: máy tiện gồm các bộ phận máy như bàn máy, ụ động, ụ đứng, hộp tốc độ, bàn dao v.v….
MÔN HỌC NGUYÊN LÝ MÁY 1. Thế nào là khâu, khớp, chuỗi động, cơ cấu và máy? cho ví dụ minh họa. 2. Thiết lập công thức tính bậc tự do của cơ cấu. 3. Trình bày cách xếp loại nhóm theo điều kiện tĩnh định, từ đó nêu cách xếp loại cơ cấu. 4. Trình bày phương pháp họa đồ véc tơ để giải bài toán động học cơ cấu. Cho ví dụ minh họa. 5. Trình bày phương pháp họa đồ véc tơ để giải bài toán động học cơ cấu. Cho ví dụ minh họa. 6. Trình bày phương pháp tìm tâm quay để giải bài toán động học cơ cấu. Cho ví dụ minh họa. 7. Trình bày các thông số cơ bản trong cơ cấu cam phẳng. Như thế nào là biên dạng cam thật và biên dạng cam lý thuyết? 8. Tổng hợp động học cơ cấu cam là gì? Trình bày bài toán tìm miền tâm cam trong cơ cấu cam cần lắc đáy nhọn khi biết vận tốc góc của cam, vận tốc đầu cần tại thời điểm nào đó, chiều dài cần và góc áp lực bằng góc áp lực cho phép. 9. Tìm miền tâm cam của cơ cấu cam cần đẩy đáy nhọn khi biết quy luật chuyển động của cần, góc truyền nhỏ nhất cho phép và khoảng dịch chuyển của cần? 10.Trình bày cách vẽ biên dạng cam của cơ cấu cam cần lắc đáy nhọn khi biết quy luật chuyển động của cần và góc áp lực cực đại cho phép. 11.Trình bày cách vẽ biên dạng cam của cơ cấu cam cần đẩy lệch tâm đáy nhọn khi biết quy luật chuyển động của cần và góc áp lực cực đại cho phép. 12.Trình bày cách xác định tỷ số truyền cơ cấu bằng phương pháp tâm quay tức thời. 13.Trình bày điều kiện quay toàn vòng động lực học của một khâu nối giá trong cơ cấu có một bậc tự do. 14.Trình bày cách xác định nón ma sát, hiện tượng tự hãm chuyển động . 15.Trình bày cách xác định Mômen cần thiết để siết chặt đai ốc và tránh hiện tượng tháo lỏng của khớp ren vít. 16.Hệ số ma sát thay thế và hệ số ma sát khác nhau như thế nào? Ý nghĩa của việc xác định hệ số ma sát thay thế. 17.Trình bày cách xác định mômen cần thiết để trục quay được trong ổ đỡ (ổ trượt)? 18.Trình bày cách xác định mômen cần thiết để trục quay được trong ổ chặn (ổ trượt)? 19.Trình bày cách xác định mômen ma sát lăn, từ đó suy ra điều kiện để vật lăn hoàn toàn, trượt hoàn toàn và vật vừa lăn vừa trượt. 20.Trình bày cách xác định điểm đặt hợp lực quán tính. Cho ví dụ minh họa. 21.Trình tự và cách xác định áp lực khớp động bằng phương pháp phân tích áp lực khớp động. 22.Tính lực cân bằng (mômen cân bằng) đặt trên khâu dẫn bằng phương pháp phân tích áp lực khớp động. 23.Tính lực cân bằng (mômen cân bằng) đặt trên khâu dẫn bằng phương pháp công suất. 24.Nón ma sát là gì? ứng dụng? Hiện tượng tự hãm chuyển của chuyển động. 25.Trình bày ma sát trong chuyển động tịnh tiến trong rãnh tam giác. 26.Trình bày ma sát của một vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng. 27.Trình bày cách xác định mômen ma sát trong truyền động đai. Nhận xét kết quả tính được. 28.Công thức Euler trong mối quan hệ giữa lực căng nhánh căng và nhánh chùng có ý nghĩa như thế nào trong truyền động đai? 29.Khả năng tải của bộ truyền động đai phụ thuộc vào những yếu tố nào? Từ đó nêu ra các biện pháp nâng cao khả năng tải. 30.Trình bày nguyên lý chịu tải của chêm dầu. 31.Trình bày định lý ăn khớp cơ bản của cặp bánh răng phẳng. 32.Như thế nào là bánh răng tiêu chuẩn, bánh răng dịch chỉnh ? Dịch chỉnh nhằm đáp ứng những vấn đề gì ? tại sao? 33.Thiết lập phương trình ăn khớp của cặp bánh răng thân khai, từ đó suy ra các chế độ ăn khớp của bánh răng. 34.Trình bày hiện tượng cắt lẹm chân răng. Cách xác định số răng tối thiểu và hệ số dịch dao tới hạn? 35.Bánh răng thay thế là gì? Cách xác định bánh răng thẳng thay thế cho bánh răng nghiêng? Ý nghĩa thực tế về bánh răng thay thế. 36.Cặp bánh răng trụ răng thẳng và cặp bánh răng trụ răng nghiêng khi truyền động cùng một tỷ số truyền, cặp nào ăn khớp êm hơn và tại sao ? 37.Các thông số cơ bản của cặp bánh răng trụ chéo (số răng, mô đun, khoảng cách trục, tỉ số truyền, …). Đặc điểm truyền dộng của cặp bánh răng này. 38.Các thông số cơ bản của cặp trục vít bánh vít (số răng, mô đun, khoảng cách trục, tỉ số truyền, …). Đặc điểm truyền động của loại truyền động này. 39.Các thông số cơ bản của cặp bánh răng nón chéo (số răng, mô đun, khoảng cách trục, tỉ số truyền, …). Đặc điểm truyền động của cặp bánh răng này. 40.Hệ bánh răng thường (định nghĩa, tỉ số truyền, công dụng). 41.Hệ bánh răng vi sai, hành tinh: (Định nghĩa,tỷ số truyền và công dụng của hệ). 42.Hệ vi sai kín là hệ như thế nào? Cách xác định tỷ số truyền của hệ. 43.Thiết lập phương trình chuyển động của máy (dạng động năng và mômen) và cho biết ý nghĩa của từng dạng. 44.Trình bày nguyên nhân máy chuyển động không đều , sau đó nêu cách khắc phục. 45.Trình bày phương pháp xác định mômen quán tính bánh đà cần lắp vào để thỏa mãn hệ số không đều cho phép khi mômen động và mômen cản thay thế được cho bằng đồ thị. 46.Hiệu suất là gì? Thiết lập công thức tính hiệu suất của chuỗi gồm các phẩn tử nối hỗn hợp. 47.Trình bày nguyên lý làm việc của bộ điều tốc ly tâm kiểu trực tiếp. Ưu nhược điểm? 48.Trình bày nguyên lý làm việc của bộ điều tốc ly tâm kiểu gián tiếp có phản hồi phụ cứng. Ưu nhược điểm ? 49.Trình bày nguyên lý làm việc của bộ điều tốc ly tâm kiểu gián tiếp có phản hồi phụ mềm. Ưu nhược điểm ? 50.Xác định đường đặc tuyến tính của bộ điều tốc ly tâm. Trình bày tính ổn định và độ không nhạy của bộ điều tốc. 51.Trình bày điều kiện cân bằng roto cứng. 52.Khi tính bậc tự do trong cơ cấu phẳng người ta không quan tâm đến ràng buộc trùng, điều này có đúng không ? hãy giải thích điều đó và cho ví dụ minh họa. 53.Khi tính toán chọn động cơ điện cho máy người ta dựa trên mômen động và mômen cản thay thế mà không áp dụng nguyên lý D’A lembert để viết phương trình cân bằng lực, điều này có đúng không? Tại sao? 54.Dao tuốt lúa có khối lượng là m được gắn trên trên tang quay của máy tuốt lúa. Xem như tang quay đều với số vòng quay là n. Lúc này lực tác động lên ổ trục của tang quay là lực nào? Làm thế nào để triệt tiêu lực tác động tại ổ? 55.Khi tính mômen cân bằng đặt tại khâu dẫn và mômen cản thay thế quy về khâu dẫn trên cùng một cơ cấu; hãy xác định xem chúng có sự khác biệt không và ý nghĩa từng loại trong thực tế? Cho ví dụ minh họa. 56.Trong một hộp tốc độ trục vít – bánh vít. Mômen cản trên bánh vít M 2 = 40Nm, số đầu mối ren trục vít z 1 = 2, số răng bánh vít z 2 = 40. Hãy xác định mômen cản thay thế quy về trục vít. Hãy tìm ra nguyên tắc thay thế và quan hệ giữa mômen và số vòng quay của các trục truyền trong thực tế? Ý nghĩa của vấn đề này? 57.Làm thế nào để xác định được góc nghiêng tự nhiên của một đống vật liệu rắn? sau đó thiết lập công thức tính góc nghiêng đó. 58.Hãy giải thích vì sao khi cân bằng máy bằng phương pháp phân bố khối lượng, người ta chỉ cân bằng được lực quán tính mà không thể nào triệt tiêu được mômen lực quán tính ? Cho ví dụ minh họa. 59.Ren vít hình côn và ren vít hình trụ khác nhau như thế nào? Hãy cho biết một số ứng dụng của từng loại trong thực tế. 60.Khớp các đăng có công dụng như thế nào? Tại sao trong ô tô, để truyền chuyển động từ động cơ xuống cầu xe người ta dùng khớp các đăng? 61.Làm thế nào để giảm dao động của trục bị dẫn trong khớp các đăng. 62. Dịch chỉnh chỉ có giá trị đối với bánh răng có số răng ít. Theo bạn để cải thiện điều kiện làm việc của biên dạng răng đối với bánh răng có số răng lớn, lúc này người ta có dùng dịch chỉnh hay không? Đề nghị bạn đưa ra phương pháp thích hợp để cải thiện biên dạng răng. 63. Theo bạn làm thế nào để xác định được mômen ma sát trong khớp quay của cơ cấu bốn khâu bản lề và mômen ma sát thay thế của nó về trục quay của khâu thay thế. 64. Khi chế tạo bánh răng dịch chỉnh, hệ số dịch dao được chọn như thế nào để những chỉ tiêu về ăn khớp ảnh hưởng tốt nhất đến độ vững chắc và bền lâu của bánh răng trong điều kiện làm việc đã cho, đồng thời hạn chế trong giới hạn cho phép các chỉ tiêu khác? 65.Thực hiện cấc bài tập 32, 33, 34, 35, 38, 66, 67, 74, 75, 76, 77, 79, 104, 106, 107, 110,132, 134, 137, 139, 142, 145, 146, 154,157, 164, 165, 166, 228, 229, 232, 234, 235. Bài tập Nguyên lý máy – Tạ ngọc hải 2000 . MÔN HỌC NGUYÊN LÝ MÁY 1. Thế nào là khâu, khớp, chuỗi động, cơ cấu và máy? cho ví dụ minh họa. 2. Thiết lập công thức tính bậc tự do. chuỗi gồm các phẩn tử nối hỗn hợp. 47.Trình bày nguyên lý làm việc của bộ điều tốc ly tâm kiểu trực tiếp. Ưu nhược điểm? 48.Trình bày nguyên lý làm việc của bộ điều tốc ly tâm kiểu gián tiếp. của hệ. 43.Thiết lập phương trình chuyển động của máy (dạng động năng và mômen) và cho biết ý nghĩa của từng dạng. 44.Trình bày nguyên nhân máy chuyển động không đều , sau đó nêu cách khắc phục. 45.Trình