BẢN THUYẾT TRÌNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tên đồ dùng : BỘ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỔNG HỢP Người làm : Đặng Thị Hương. Đơn vị : Trường Mầm non Quyết Thắng Thời gian làm: Từ ngày 15 tháng 10/2008 đến ngày 10 tháng 03 năm 2009. 1/ Trình bày a. Phục vụ các môn - Làm quen với toán, nhận biết tập nói, văn học. - Làm quen với chữ viết - Làm quen với môi trường xung quanh - Vui chơi các góc - Trưng bày trang trí theo hướng chủ điểm và giảng dạy b. Quy trình làm đồ dùng - Cắt rời từng loại dùng keo dán với đồ dùng bằng xốp - Với đồ dùng bằng len quấn quanh quả bóng - Đàn gà, đàn vịt cắt dán vào quả bóng - Đối với các phương tiện giao thông, cặp , mũ, các con vật làm bằng nhựa tận dụng. c. Cách sử dụng - Đối với môn toán : Trẻ đếm số lượng chia nhóm gắn chữ số tương ứng. - Củng cố kiến thức hoặc làm quen với môi trường xung quanh và làm quen chữ cái. - Đối với môn nhận biết tập nói: Cho trẻ nhận biết các con vật. - Đối với môn môi trường xung quanh trẻ nhận biết được một số đồ dùng, vật nuôi, một số loại hoa, cây xanh, phương tiện giao thông gần gũi. - Đối với vui chơi trẻ biết ứng dụng các đồ dùng tương ứng vào trong vui chơi của trẻ một cách phù hợp và theo trí tưởng tượng của trẻ. d. Phạm vi sử dụng - Dùng cho lứa tuổi nhà trẻ , mẫu giáo người kinh và dân tộc thiểu số + Phát triển tư duy, các giác quan và tính thẩm mỹ cho trẻ. + Phát triển ngôn ngữ +Phát triển vận động + Đảm bảo tính an toàn cho trẻ trong quá trình vận động + Số lượng đủ cho trẻ và cô sử dụng trong các môn học và trò chơi. - Trang 1 - 2/ Tính kinh tế - Vật liệu này được tận dụng từ vải vụn, nhựa, len, lọ sữa, hộp kẹo,xốp, bóng. Những vật liệu này dễ kiếm và rẻ tiền, sử sụng lâu, vệ sinh an toàn. - Sử dụng lâu dài và sử dụng trong nhiều năm. 3/ Tính hiệu quả - trong quá trình giảng dạy tôi đã sử dụng các đồ dùng này phù hợp cho từng môn học và chủ điểm. - Trẻ được tiếp xúc trực tiếp phát huy được tính độc lập sáng tạo ở trẻ. 4/ Tính sáng tạo a. Tự tìm tòi phối hợp màu phù hợp với thực tế. b. Mô hình vận động dễ sử dụng. Sử dụng trên tiết dạy, giờ chơi, giúp trẻ tiếp thu nhanh, thoải mái. 5/ Tính khoa học và thẩm mỹ a. Đối với các loại đồ dùng này được áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng ở từng độ tuổi. b. Kích thích phù hợp trẻ mầm non, có màu sắc hài hòa, chuẩn, đẹp gợi cho trẻ cảm xúc tình cảm vui nhộn, thoải mái, phát triển khả năng cảm thụ và gây sự hứng thú cho trẻ trong quá trình học. Trên đây là những nội dung của bản thuyết trình bộ đồ dùng tổng hợp. Kon tum, ngày tháng năm 2009 Giáo viên Đặng Thị Hương. - Trang 2 -