ĐỀ CUƠNG HÓA 12 . cHUONG VII

4 278 3
ĐỀ CUƠNG HÓA 12 . cHUONG VII

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG VII HÓA 12 Phần 1.Sắt 1. Biết Fe: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 . Xác định vị trí của nguyên tố Fe trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Số thứ tự Chu kỳ Nhóm A. 26 4 VIIIB B. 25 3 IIB C. 26 4 IIA D. 20 3 VIIIA 2. Cấu hình electron nào dưới đây được viết đúng? A. 26 Fe (Ar) 4s 1 3d 7 B. 26 Fe 2+ (Ar) 4s 2 3d 4 C. 26 Fe 2+ (Ar) 3d 4 4s 2 D. 26 Fe 3+ (Ar) 3d 5 3. Tính chất vật lý nào dưới đây không phải là tính chất vật lý của Fe? A. Kim loại nặng, khó nóng chảy B. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn C. Dẫn điện và nhiệt tốt D. Có tính nhiễm từ 4. Phản ứng nào sau đây đã được viết không đúng? A. 3Fe + 2O 2 → t Fe 3 O 4 B. 2Fe + 3Cl 2 → t 2FeCl 3 C. 2Fe + 3I 2 → t 2FeI 3 D. Fe + S → t FeS 5. Phương trình hoá học nào dưới đây viết là đúng? A. 3Fe + 4H 2 O  → > C570 o Fe 3 O 4 + 4H 2 B. Fe + H 2 O  → > C570 o FeO + H 2 C. Fe + H 2 O  → > C570 o FeH 2 + 1/2O 2 D. 2Fe + 3H 2 O → t 2FeH 3 + 3/2O 2 6. Để hòa tan cùng một lượng Fe, thì số mol HCl (1) và số mol H 2 SO 4 (2) trong dung dịch loãng cần dùng là: A. (1) bằng (2) B. (1) gấp đôi (2) C. (2) gấp đôi (1) D. (1) gấp ba (2) 7. Hòa tan hết cùng một Fe trong dung dịch H 2 SO 4 loãng (1) và H 2 SO 4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là: A. (1) bằng (2) B. (1) gấp đôi (2) C. (2) gẩp rưỡi (1) D. (2) gấp ba (1) 8. Hòa tan Fe trong HNO 3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO 2 và 0,02 mol NO. Khối lượng Fe bị hòa tan bằng: A. 0,56 gam B. 1,12 gam C. 1,68 gam D. 2,24 gam 9. Hòa tan hoàn toàn 1,84 gam hỗn hợp Fe và Mg trong lượng dư dung dịch HNO 3 thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất (đktc). Số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt bằng: A. 0,01 mol và 0,01 mol B. 0,02 mol và 0,03 mol C. 0,03 mol và 0,02 mol D. 0,03 mol và 0,03 mol 10. Cho 0,04 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,08 mol HNO 3 thấy thoát ra khí NO. Khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng muối thu được bằng: A. 3,60 gam B. 4,84 gam C. 5,40 gam D. 9,68 gam 11. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO 4 quan sát thấy hiện tượng gì? A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt màu xanh. B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt màu xanh. C. Thanh Fe có màu trắng xám và dung dịch có màu xanh. D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch có màu xanh. 12. Nhúng thanh Fe vào 100 ml dung dịch Cu(NO 3 ) 2 0,1 M. Đến khi phản ứng hoàn toàn thì thấy khối lượng thanh Fe: A. tăng 0,08 gam B. tăng 0,80 gam C. giảm 0,08 gam D. giảm 0,56 gam 13. Cho 0,04 mol bột sắt vào dung dịch chứa 0,07 mol AgNO 3 . Khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được bằng: A. 1,12 gam B. 4,32 gam C. 6,48 gam D. 7,84 gam 14. Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất sắt chính có trong quặng? A. Hematit nâu chứa Fe 2 O 3 B. Manhetit chứa Fe 3 O 4 C. Xiderit chứa FeCO 3 D. Pirit chứa FeS 2 15. Nhận xét về tính chất hóa học của các hợp chất Fe (II) nào dưới đây là đúng? Hợp chất Tính axit - bazơ Tính oxi hóa - khử A. FeO Axit Vừa oxi hóa vừa khử B. Fe(OH) 2 Bazơ Chỉ có tính khử C. FeCl 2 Axit Vừa oxi hóa vừa khử D. FeSO 4 Trung tính Vừa oxi hóa vừa khử 16. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 0,015 mol FeCl 2 trong không khí. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được bằng: A. 1,095 gam B. 1,350 gam C. 1,605 gam D. 13,05 gam 17. Nhận xét nào dưới đây là không đúng cho phản ứng oxi hóa hết 0,1 mol FeSO 4 bằng KMnO 4 trong H 2 SO 4 : A. Dung dịch trước phản ứng có màu tím hồng. B. Dung dịch sau phản ứng có màu vàng. C. Lượng KMnO 4 cần dùng là 0,02 mol D. Lượng H 2 SO 4 cần dùng là 0,18 mol 18. Nhận xét về tính chất hóa học của các hợp chất Fe (III) nào dưới đây là đúng? Hợp chất Tính axit - bazơ Tính oxi hóa - khử A. Fe 2 O 3 Axit Chỉ có tính oxi hóa B. Fe(OH) 3 Bazơ Chỉ có tính khử C. FeCl 3 Trung tính Vừa oxi hóa vừa khử D. Fe 2 (SO 4 ) 3 Axit Chỉ có tính oxi hóa 19. Dung dịch muối FeCl 3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây? A. Zn B. Fe C. Cu D. Ag 20. Dùng khí CO khử sắt (III) oxit, sản phẩm khử sinh ra có thể có là: A. Fe B. Fe và FeO C. Fe, FeO và Fe 3 O 4 D. Fe, FeO, Fe 3 O 4 và Fe 2 O 3 21. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 0,3 mol Fe(NO 3 ) 3 . Lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được bằng: A. 24,0 gam B. 32,1 gam C. 48,0 gam D. 96,0 gam 22. Để hòa tan vừa hết 0,1 mol của mỗi oxit FeO, Fe 3 O 4 và Fe 2 O 3 bằng dung dịch HCl, thì lượng HCl cần dùng lần lượt bằng: A. 0,2 mol, 0,8 mol và 0,6 mol B. 0,2 mol, 0,4 mol và 0,6 mol C. 0,1 mol, 0,8 mol và 0,3 mol D. 0,4 mol, 0,4 mol và 0,3 mol 23. Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng? A. Thêm NaOH vào dung dịch FeCl 3 màu vàng nâu thấy xuất hiện kết tủa đỏ nâu. B. Thêm một ít bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO 3 thấy xuất hiện dung dịch có màu xanh nhạt. C. Thêm Fe(OH) 3 màu đỏ nâu vào dung dịch H 2 SO 4 thấy hình thành dung dịch có màu vàng nâu. D. Thêm Cu vào dung dịch Fe(NO 3 ) 3 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng nâu sang màu xanh. 24. Phản ứng nào dưới đây không tạo sản phẩm là hợp chất Fe(III)? A. FeCl 3 + NaOH → B. Fe(OH) 3 → t C. FeCO 3 → t D. Fe(OH) 3 + H 2 SO 4 →. 25. Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao? A. H 2 B. CO C. Al D. Na 26. Thổi khí CO dư qua 1,6 gam Fe 2 O 3 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn. Tính khối lượng Fe thu được. A. 0,56 gam B. 1,12 gam C. 4,80 gam D. 11,2 gam 27. Thành phần nào sau không phải nguyên liệu cho quá trình luyện thép? A. Gang, sắt thép phế liệu B. Khí nitơ và khí hiếm C. Chất chảy là canxi oxit D. Dầu ma-dút hoặc khí đốt 28. Phát biểu nào dưới đây là cho biết quá trình luyện thép? A. Khử quặng sắt thành sắt tự do. B. Điện phân dung dịch muối sắt (III). C. Khử hợp chất kim loại thành kim loại tự do. D. Oxi hóa các nguyên tố trong gang thành oxit, loại oxit dưới dạng khí hoặc xỉ. 29 Cho 20 gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1,0 gam khí hidro thoát ra. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được A. 50 gam muối khan C. 60 gam muối khan B. 55,5 gam muối khan D. 60,5 gam muối khan 30. Đốt một kim loại trong bình chứa khí clo thu được 32,5 gam muối, đồng thời thể tích clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Tên của kim loại bị đốt là A. Mg B. Al C. Fe D. Cu 31. Ngâm một lá kim loại nặng 50 gam trong dung dịch HCl, sau khi thoát ra 336 ml khí (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Nguyên tố kim loại đã dùng là A. Mg B. Al C. Zn D. Fe 32. Trong số các loại quặng sắt: FeCO 3 (xiderit), Fe 2 O 3 (hematit), Fe 3 O 4 (hematit), FeS 2 (pirit). Chất chứa hàm lượng % Fe lớn nhất là A. FeCO 3 , B. Fe 2 O 3 , C. Fe 3 O 4 , D. FeS 2 . 33. Tên của các quặng chứa FeCO 3 , Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , FeS 2 . lần lượt là A. Hematit; pirit ; manhetit ; xiderit B. Xiderit ;Manhetit; pirit ; Hematit; C. Xiderit ; Hematit; manhetit ; pirit ; D. Pirit ; Hematit; manhetit ; xiderit. 34. Câu nào sau đây là không đúng? A. Fe có khả năng tan trong dung dịch FeCl 3 . B. Cu có khả năng tan trong dung dịch FeCl 3 . C Fe có khả năng tan trong dung dịch CuCl 2 . D. Ag có khả năng tan trong dung dịch FeCl 3 . II. phan 2. Crom 35. Trong các câu sau đây, câu nào đúng? A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ C. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất D. Phương pháp điều chế crom là điện phân Cr 2 O 3 nóng chảy 36. Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào không đúng A. 24 Cr: (Ar)3d 5 4s 1 . C. 24 Cr: (Ar)3d 4 4s 2 . B. 24 Cr 2+ : (Ar)3d 4 . D. 24 Cr 3+ : (Ar)3d 3 . 37. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Crom là nguyên tố thuộc ô thứ 24, chu kì IV, nhóm VIB, có cấu hình electron [Ar] 3d 5 4s 1 B. Nguyên tử khối crom là 51,996; cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện. C. Khác với kim loại phân nhóm chính, crom có thể tham gia liên kết bằng electron của cả phân lớp 4s và 3d. D. Trong hợp chất, crom có các mức oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6. 38. Đốt cháy bột crom trong oxi dư thu được 2,28 gam một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy là: A. 0,78 gam B. 1,56 gam C. 1,74 gam D. 1,19 gam 39. Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448 ml khí (đktc). Lượng crom có trong hỗn hợp là: A. 0,065 gam B. 0,520 gam C. 0,560 gam D. 1,015 gam 40. Nhận xét nào dưới đây không đúng? A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng; Cr(III) vừa oxi hóa, vừa khử; Cr(VI) có tính oxi hóa. B. CrO, Cr(OH) 2 có tính bazơ; Cr 2 O 3 , Cr(OH) 3 có tính lưỡng tính; C. Cr 2+ , Cr 3+ có tính trung tính; Cr(OH) 4 - có tính bazơ. D. Cr(OH) 2 , Cr(OH) 3 , CrO 3 có thể bị nhiệt phân. 41. So sánh nào dưới đây không đúng? A. Fe(OH) 2 và Cr(OH) 2 đều là bazơ và là chất khử. B. Al(OH) 3 và Cr(OH) 3 đều là chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. C. H 2 SO 4 và H 2 CrO 4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh. D. BaSO 4 và BaCrO 4 đều là những chất không tan trong nước. 42. Thổi khí NH 3 dư qua 1 gam CrO 3 đốt nóng đến phản ứng hoàn toàn thì thu được lượng chất rắn bằng: A. 0,52 gam B. 0,68 gam C. 0,76 gam D. 1,52 gam 43. Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng? A. Thêm dư NaOH vào dung dịch K 2 Cr 2 O 7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng. B. Thêm dư NaOH và Cl 2 vào dung dịch CrCl 2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng. C. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl 3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu tan lại trong NaOH dư. D. Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH) 4 ] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó tan lại. PHẦN 3. ĐỒNG 43: Cấu hình electron của ion Cu là A. [Ar]4s 1 3d 10 . B. [Ar]4s 2 3d 9 . C. [Ar]3d 10 4s 1 . D. [Ar]3d 9 4s 2 . 44: Cấu hình electron của ion Cu 2+ là A. [Ar]3d 7 . B. [Ar]3d 8 . C. [Ar]3d 9 . D. [Ar]3d 10 . 45: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO 3 và H 2 SO 4 loãng sẽ giải phóng khí nào sau đây? A. NO 2 . B. NO. C. N 2 O. D. NH 3 . 46: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là A. 10. B. 8. C. 9. D. 11. 47: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 48: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO 3 ) 2 giải phóng kim loại Cu là A. Al và Fe. B. Fe và Au. C. Al và Ag. D. Fe và Ag. 49: Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. Fe + Cu(NO 3 ) 2 . B. Cu + AgNO 3 . C. Zn + Fe(NO 3 ) 2 . D. Ag + Cu(NO 3 ) 2 . 50: Dung dịch FeSO 4 và dung dịch CuSO 4 đều tác dụng được với A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Zn. 51: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch A. FeSO 4 . B. AgNO 3 . C. KNO 3 . D. HCl. 52: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Ca và Fe. B. Mg và Zn. C. Na và Cu. D. Fe và Cu. 53: Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) làA. Cu. B. Al. C. CO. D. H 2 . 54: Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb? A. Pb(NO 3 ) 2 . B. Cu(NO 3 ) 2 . C. Fe(NO 3 ) 2 . D. Ni(NO 3 ) 2 . 55: Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịchA. A.AgNO 3 . B. HNO 3 . C. Cu(NO 3 ) 2 . D. Fe(NO 3 ) 2 . 56: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch A. HCl. B. H 2 SO 4 loãng. C. HNO 3 loãng. D. KOH. 57: Một kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu. Kim loại đó là A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Na. 58: Đồng (Cu) tác dụng được với dung dịch A. H2SO4 đặc, nóng. B. H2SO4 loãng. C. FeSO4. D. HCl. 59: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là A. Al. B. Zn. C. Fe. D. Ag. 60: Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là A. chất xúc tác. B. chất oxi hoá. C. môi trường. D. chất khử. 61: Trường hợp xảy ra phản ứng là A. Cu + Pb(NO 3 ) 2 (l) → B. Cu + HCl (l) → C. Cu + HCl (l) + O 2 → D. Cu + H 2 SO 4 (l) → 62: Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính? A. ZnO. B. Zn(OH) 2 . C. ZnSO 4 . D. Zn(HCO 3 ) 2 . 63: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hoá trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Muối sunfat đó là muối nào sau đây? A. MgSO 4 . B. CaSO 4 C. MnSO 4 . D. ZnSO 4 . 64: Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần? A. Pb, Ni, Sn, Zn.B. Pb, Sn, Ni, Zn.C. Ni, Sn, Zn, Pb.D. Ni, Zn, Pb, Sn. 65: Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây? A.Zn. B. Ni. C. Sn. D. Cr. 66: Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Kim loại M là A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Zn. 67: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là A. Cu + dung dịch FeCl3. B. Fe + dung dịch HCl. C. Fe + dung dịch FeCl3. D. Cu + dung dịch FeCl2. 68: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là A. Al và Mg. B. Na và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Zn. 69: Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO 3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là A. 21, 56 gam. B. 21,65 gam. C. 22,56 gam. D. 22,65 gam. 70: Đốt 12,8 gam Cu trong không khí. Hoà tan chất rắn thu được vào dung dịch HNO 3 0,5M thấy thoát ra 448 ml khí NO duy nhất (đktc). Thể tích tối thiểu dung dịch HNO 3 cần dùng để hoà tan chất rắn là A. 0,84 lít. B. 0,48 lít. C. 0,16 lít. D. 0,42 lít. 71: Khử m gam bột CuO bằng khí H 2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hoà tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO 3 1M, thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO là A. 70%. B. 75%. C. 80%. D. 85%. . ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG VII HÓA 12 Phần 1.Sắt 1. Biết Fe: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 . Xác định vị trí của nguyên tố Fe trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Số thứ. và Cr(OH) 2 đều là bazơ và là chất khử. B. Al(OH) 3 và Cr(OH) 3 đều là chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. C. H 2 SO 4 và H 2 CrO 4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh. D chất hóa học của các hợp chất Fe (II) nào dưới đây là đúng? Hợp chất Tính axit - bazơ Tính oxi hóa - khử A. FeO Axit Vừa oxi hóa vừa khử B. Fe(OH) 2 Bazơ Chỉ có tính khử C. FeCl 2 Axit Vừa oxi hóa

Ngày đăng: 20/05/2015, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan