TRƯỜNG THPT VĨNH LINH SVTT: LÊ THỊ THÚY HẰNG GVHD: NGUYỄN THỊ THANH Tiết: 4-Thứ 4 ngày 16 tháng 3 năm 2011 Ngày soạn: 18.2.2011 MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA (trích) - Hoài Thanh- A. Mục tiêu I. Chuẩn 1. Kiến thức: Thông qua bài học, giúp HS: - Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội - Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả 2. Kĩ năng: - Phân tích được những nét đặc sắc trong phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh 3. Thái độ: - Nâng cao năng lực thẩm mĩ, giúp HS biết cảm thụ cái đẹp của ngôn ngữ văn chương II. Nâng cao: - Tiếp thu cách viết nghị luận văn chương của Hoài Thanh để sáng tạo trong bài viết cá nhân - Đồng cảm với nỗi niềm của các nhà thơ mới B. Phương pháp: trình chiếu, thuyết giảng C. Chuẩn bị của thầy và trò 1. Giáo viên: - Thiết kế giáo án điện tử 2. Học sinh: - Tìm hiểu bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK D. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy bài mới * Đặt vấn đề: “Cuộc đời của Hoài Thanh từ thuở thiếu thời cho đến lúc trái tim ngừng đập là một chuỗi dài của những cuộc tìm kiếm đầy thích thú mê say cái hay và vẻ đẹp của văn chương. Như một nhà địa chất cần mẫn và yêu nghề, Hoài Thanh đã phát hiện được không ít vàng ngọc của thơ ẩn trong lớp bụi thời gian hoặc trong các mạch chìm nổi của cuộc đời, nhất là trong hiện tại” (Từ Sơn). Và cũng đúng như lời thơ bất hủ của Nguyễn Du: “Sống là thể phách, thác là tinh anh”, với Hoài Thanh, cái tinh anh mà ông để lại cho đời chính là những tác phẩm phê bình văn học tài hoa và tinh tế, mà đỉnh cao là cuốn “Thi nhân Việt Nam”. Đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” là đoạn trích tiêu biểu cho tài năng thẩm bình văn học của con người tài hoa này. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG * TÌM HIỂU TIỂU DẪN - GV: Dựa vào phần Tiểu dẫn ở SGK, em hãy cho biết một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Hoài Thanh - HSTL - GV chốt ý: + Hoài Thanh (1909-1982), xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở Nghệ An. + là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có biệt tài trong việc thẩm bình thơ. Cách phê bình của ông thiên về thưởng thức và ghi nhận ấn tượng. Ông gọi lối phê bình của mình là “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”, tuy nhiên, không phải không có một căn cốt lí luận vững chắc. Văn phê bình của Hoài Thanh thường nhẹ nhàng, tinh tế, tài hoa và luôn thấp thoáng một nụ cười hóm hỉnh. Năm 2000, Hoài Thanh được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. “Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực”(Hoài Thanh) + Tác phẩm chính - GV: Giới thiệu về tác phẩm “Thi nhân Việt Nam” (giới thiệu sách) - GV: Em hãy nêu vị trí, thể loại, bố cục của đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” - HSTL - GV: Đoạn trích này là phần căn cốt của bài tiểu luận cùng tên, được xem là công trình tổng kết có giá trị về phong I. Tiểu dẫn 1. Nhà phê bình Hoài Thanh(1909- 1982) + xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở Nghệ An + nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại- > lối phê bình thiên về thưởng thức và ghi nhận ấn tượng, “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. + Tác phẩm chính: 2. Tác phẩm “Thi nhân Việt Nam” - Là bản tổng kết sự kiện văn học lớn: phong trào thơ mới-”cuộc cách mạng trong thi ca” Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Tác phẩm có giá trị khoa học, là áng văn phê bình bất hủ. 3. Đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” a. Vị trí: nằm cuối phần tiểu luận cùng tên mở đầu cho Thi nhân Việt Nam. b. Thể loại: nghị luận văn chương c. Bố cục: 3 phần - P1: từ đầu nhìn vào đại thể - P2: cứ đại thể tội nghiệp quá - P3: còn lại => Đoạn trích là sự tổng kết sâu sắc về phong trào thơ Mới. trào thơ Mới. Nhìn tổng thể, Thi nhân Việt Nam là công trình biên khảo có giá trị tin cậy cao về phong trào Thơ mới, cả về ba mặt: nghiên cứu, phê bình và tuyển thơ. Một thời đại trong thi ca là điểm sắc nét của cuốn sách, đề cập đến nhiều vấn đề bao gồm: (1)Nguồn gốc thơ mới (không chỉ tìm nguồn gốc thơ mới từ sự tiếp xúc với phương Tây, mà trước hết phải tìm nó từ đời sống tinh thần xã hội Việt Nam đương thời); (2)cuộc tranh luận thơ mới- thơ cũ; (3) vài nét về con đường phát triển 10 năm của thơ mới; (4)đặc điểm về hình thức và thể loại; (5)triển vọng trước mắt của thơ mới; (6) tinh thần cốt lõi của thơ mới; (7) tấn bi kịch của cái "tôi"; (8) sự bế tắc sau 10 năm phát triển của thơ mới (với sự xuất hiện của các khuynh hướng thơ bí hiểm như thơ Bích Khê, Nguyễn Xuân Sanh v.v.), đồng thời gợi ý cho các nhà thơ về nỗ lực vượt thoát khỏi sự bế tắc (trở về cội nguồn dân tộc, tìm đến di sản tinh thần của cha ông, nhất là ca dao) * ĐỌC-HIỂU ĐOẠN TRÍCH - HS đọc đoạn trích - GV: Em hãy trình bày và nêu nhận xét về mạch lập luận của đoạn trích - HSTL - GV: Đầu tiên, tác giả đặt vấn đề đi tìm “tinh thần thơ mới”, sau đó, thống nhất các tiêu chí để nghiên cứu vấn đề, chỉ ra hạt nhân cốt lõi của vấn đề (cái tôi), sự biểu hiện và vận động của nó trong phong trào thơ mới. Như vậy, mạch lập luận khá chặt chẽ, logic, khoa học, thuyết phục được người đọc. - GV: Em đánh giá như thế nào về hai câu thơ được tác giả trích dẫn ở phần đầu đoạn trích? - HSTL - GV: Hai câu thơ được tác giả trích dẫn II. Đọc-hiểu đoạn trích * Mạch lập luận của đoạn trích TINH THẦN THƠ MỚI Con đường đi tìm tinh thần thơ mới Tinh thần thơ cũ Cái ta Tinh thần thơ mới Cái tôi Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó thể hiện dụng ý của người viết. Một câu thơ hiện đại lại chứa đựng những hình ảnh mang tính ước lệ, đậm chất cổ điển, một câu thơ trung đại lại mang màu sắc hiện đại. Đó là một cách gợi mở rất khéo của tác giả, nó đặt ra trong tâm trí độc giả một dấu chấm hỏi về cái ranh giới đích thực giữa hai thời đại thơ ca. Từ đó, tác giả đã vạch ra cái khó trên con đường đi tìm tinh thần thơ mới, đó là: ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi, không dễ nhận ra, mà thơ hay, thơ dở thì thời nào cũng có (dẫn chứng: thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ > hiện tượng “lệch pha”, phá vỡ thi pháp văn học trung đại; thơ Xuân Diệu, Huy Cận, phảng phất phong vị Đường thi, thơ Nguyễn Bính đậm màu sắc dân gian ). Để giải tỏa sự vướng mắc trong nhận thức của độc giả, Hoài Thanh đã xác lập những nguyên tắc cốt yếu khi đi tìm tinh thần thơ mới: phải sánh bài hay với bài hay, phải nhìn vào đại thể (đồng đại) và đặt thơ mới trong sự đối sánh với thơ cũ (lịch đại) đề nhận thấy sự khác biệt. - GV: Em hãy lí giải tính đúng đắn của các nguyên tắc mà Hoài Thanh nêu ra trong đoạn trích. - HS: + phải sánh bài hay với bài hay: vì chỉ có bài hay mới toát lên được tinh thần của thơ ca đích thực. + phải nhìn vào đại thể để đánh giá khách quan, toàn diện, tránh cái nhìn vụn vặt, phiến diện. + phải so sánh với thơ cũ để thấy được sự khác biệt, từ đó mới xác lập cái cốt lõi của tinh thần thơ mới. - GV: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả. Qua đó, em thấy được điều gì? - HSTL - GV: Theo Hoài Thanh, điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam thời bấy giờ là gì? 1. Phần 1 - Trích dẫn thơ-> đưa ra luận cứ: Cái khó là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi, không dễ nhận ra, mà thơ hay, thơ dở thì thời nào cũng có - Xác lập nguyên tắc đi tìm tinh thần thơ mới: + phải sánh bài hay với bài hay + phải nhìn vào đại thể + phải đối sánh với thơ cũ -> Lập luận chặt chẽ, thể hiện cái nhìn biện chứng, khách quan, khoa học của tác giả về một vấn đề văn học mới mẻ và phức tạp 2. Phần 2 - Tinh thần thơ cũ: TA-> Ý thức sâu sắc về cộng đồng quốc gia, dân tộc + Thảng hoặc, cũng có những bậc kì tài xuất hiện, nhưng đó không phải là cái tôi mang nghĩa tuyệt đối - Tinh thần thơ mới: TÔI -> Ý thức sâu sắc về cá nhân, cá thể + Hành trình của cái tôi: bỡ ngỡ, lạc loài - khó chịu- quen- đáng thương, tội nghiệp-> hành trình dài, khó khăn-> cái tôi mang nghĩa tuyệt đối => * Lối so sánh hình tượng, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc * Thể hiện cái nhìn sắc sảo của tác giả về tinh thần thơ Mới: đó là tiếng nói của cái tôi với ý nghĩa tuyệt đối, gắn với sự giải phóng, trỗi dậy, bừng nở của ý thức cá nhân - HSTL: cái tôi - GV: Theo Hoài Thanh, thơ mới chính là hệ quả của “cái khát vọng cởi trói cho thi ca, cái khát vọng nói rõ những điều kín nhiệm u uất, cái khát vọng được thành thực”, thành thực với cái tôi của mình. Như vậy, tinh thần thơ mới kết đọng trong một chữ tôi, đó là phát hiện mới mẻ và sáng tạo của Hoài Thanh, để làm nổi bật điều này, tác giả đã đặt thơ mới trong mối tương quan với thơ cũ mà tinh thần chủ đạo là cái ta. Vậy thì, cái ta và cái tôi trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau? - HSTL - GV: Trong thơ cũ, cái tôi có xuất hiện hay không? Em hãy nói rõ về biểu hiện của cái tôi trong thơ cũ. - HSTL - GV: Thực ra, trong xã hội cũ, cái tôi cá nhân bị nhạt nhòa trước cái ta chung của cộng đồng dân tộc. Hình ảnh của một con người cũng mang tầm vóc của giang sơn: (Hoành sóc giang san cáp kỉ thu), khát vọng của cá nhân cũng phải thấu đạt khát vọng của đất trời (Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông), thậm chí ngay cả khi lối sống của một con người cũng mang cốt cách của lớp nhà Nho tài tử (Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no/ Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ). Nói như Hoài Thanh, “cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”, nó tiêu tan trong tư duy nhận thức của con người suốt một thời gian dài mà không ai hay. Thảng hoặc, cũng có những bậc kì tài xuất hiện, nhưng đó không phải là cái tôi mang nghĩa tuyệt đối. Hiện tượng Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ có thể xem là sự manh nha của ý thức cái tôi trong mạch nguồn thi ca dân tộc, nhưng tiếng nói đó nếu đặt trong đại thể, thì có thể khẳng định là còn mờ nhạt và không thể đại diện cho tinh thần thơ ca lúc bấy giờ. - GV: Cái tôi trong thơ mới mang ý nghĩa tuyệt đối, điều này khác hẳn với cái tôi trong thơ cũ. Nhưng trước đó, cái tôi đã phải trải qua một hành trình khó khăn để xác lập một địa vị vững chắc trong thi đàn Việt Nam hiện đại. Em hãy nói rõ về hành trình của cái tôi? - GV: Đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam trải qua một cuộc biến thiên lớn trong lịch sử, cùng với sự du nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây là sự phát triển của đô thị và sự ra đời của các tầng lớp khác trong xã hội. Sự thay đổi về lối sống ảnh hưởng đến tư duy của con người. Những cuốn tân thư tân văn của Montesqueu và Russo đã soi rọi một luồng tư tưởng mới của Tây phương vào tầng lớp trí thức Tây học. Người ta nói tiếng Tây, dùng đồ Tây và học cách nghĩ của người Tây. Tư tưởng cá nhân được khơi nguồn mạch từ đó. Khi cái tôi bắt đầu cất tiêng nói đầu tiên thì công chúng cảm thấy khó chịu, bởi vì nó quá lạ lẫm, nó khiến người ta “dị ứng”. Cái tôi mang dấu ấn của phương Tây, người Việt Nam, trừ bộ phận Tây học,vẫn còn mang nặng tư tưởng Nho gia, bảo thủ, không muốn thay đổi tư duy nhận thức. Nhưng dần dần, người ta nhận ra cái tôi thật đáng thương và tội nghiệp, bởi vì thân phận của nó cũng chính là thân phận của mỗi con người trên mảnh đất đau thương này, bởi vì, chính nó đã khơi thấu nỗi niềm của những con người mất nước, bế tắc trước thời cuộc. Nó là một sự sẻ chia, bởi vậy mà người ta đồng cảm với nó từ lúc nào không hay. - GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả trong phần 2? (biện pháp nghệ thuật, hiệu quả) - HSTL - GV: Ý nghĩa của phần tìm hiểu tinh thần thơ mới này là gì? - HSTL - GV: Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học tiêu biểu của nền văn học dân tộc. Ông không chỉ có một tư duy sắc sảo mà còn có một thứ cảm xúc thẩm mĩ đặc biệt dành cho văn chương. Có thể nói, “Thi nhân Việt Nam” là trái tim, là tâm huyết, là hơi thở và là nguồn sống của một con người sinh thời đã bén duyên nợ với văn chương. - GV: cho HS làm bài tập trắc nghiệm IV. Củng cố: - Nguyên tắc đi tìm tinh thần thơ mới và - “Cái tôi” mang ý nghĩa tuyệt đối-tinh thần thơ mới V. Dặn dò: - Tìm hiểu sự vận động của thơ mới xung quang cái tôi và bi kịch của nó - Liên hệ một số bài thơ tiêu biểu liên quan đến nội dung đoạn trích VI. Rút kinh nghiệm GVHDCM SVTT Nguyễn Thị Thanh Lê Thị Thúy Hằng . Tác phẩm chính - GV: Giới thi u về tác phẩm Thi nhân Việt Nam” (giới thi u sách) - GV: Em hãy nêu vị trí, thể loại, bố cục của đoạn trích Một thời đại trong thi ca - HSTL - GV: Đoạn trích. là những tác phẩm phê bình văn học tài hoa và tinh tế, mà đỉnh cao là cuốn Thi nhân Việt Nam”. Đoạn trích Một thời đại trong thi ca là đoạn trích tiêu biểu cho tài năng thẩm bình văn học của. trích Một thời đại trong thi ca a. Vị trí: nằm cuối phần tiểu luận cùng tên mở đầu cho Thi nhân Việt Nam. b. Thể loại: nghị luận văn chương c. Bố cục: 3 phần - P1: từ đầu nhìn vào đại thể -