Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
4,05 MB
Nội dung
Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Áp dụng công nghệ MBBR để xử lý nước thải đô thị Nhiệm vụ 1 : Nước thải đô thị và các phương pháp xử lý 1.1. Nước thải đô thị 1.1.1. Khái niệm Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường. [1] Có thể hiểu nước thải = nước cấp + tạp chất Nước thải đô thị là hỗn hợp chất lỏng trong hệ thống cống thoát nước của một đô thị bao gồm các loại nước thải được liệt kê sau đây: - Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.[1] - Nước thải thương mại, dịch vụ: Nước thải không chứa các chất độc tố, chất nguy hại từ các khu thương mại, có thành phần chính tương tự nước thải sinh hoạt, tuy nhiên cũng có thể có một hoặc một vài chất có nồng độ lớn hơn so với nước thải sinh hoạt. Loại hình nước thải này cũng bao gồm nước thải phát sinh từ các cơ sở dịch vu ăn uống, cơ sở giặt là, cở sơ chăn nuôi gia súc gia cầm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe với điều kiện là không chứa các chất độc tố, chất nguy hại và chất thải công nghiệp.[2] - Nước chảy tràn: Nước chảy tràn trên mặt đất do nước mưa, rửa đường sá.Đây là loại nước thải sau khi mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo các chất cặn bã, dầu mỡ,… khi đi vào hệ thống thoát nước.[3] 1.1.2. Lưu lượng, tính chất và thành phần Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh họat là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng : tắm , giặt giũ , tẩy rữa, vệ sinh cá nhân,…chúng thường được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh họat của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt của các khu dân cư dô thị thường là từ 100- 250 l/người .ngđ với các nước đang phát triển 150- 500 l/người .ngđ với các nước phát triển. Ở nước ta hiện nay tiêu chuẩn cấp nước giao động từ 120- 180 l/ người.ngđ đối với khu vực nông thôn tiêu chuẩn cấp SVTH: Phạm Thanh Tùng – Lớp 10MT GVHD: PGS.TS Trần Văn Quang Trang 1 Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Áp dụng công nghệ MBBR để xử lý nước thải đô thị nước sinh hoạt 50- 100 l/ người.ngđ. Thông thường tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt lấy bằng 90-100% tiêu chuẩn cấp nước. Ngoài ra lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư còn phụ thuộc vào điều kiện trang thiết bị vệ sinh nhà ở, đặc điểm khí hậu thời tiết và tập quán sinh hoạt của người dân.[4] Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 lọai: - Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh - Nước thải nhiễm bẫn do các chất thải sinh họat: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà. Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh họat bao gồm các hợp chất như protein (40 – 50%); hydrat cacbon (40 - 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5 -10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh họat dao động trong khỏang 150 – 450% (mg/l) theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh họaat không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.[5] Bảng1.1: Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người [6] Các đại lượng Khối lượng (g/người.ngày) Chất rắn lơ lửng(SS) 60-65 BOD 5 của nước thải đả lắng 30-35 BOD 5 của nước thải chưa lắng 65 Nito của các muối amoni (N- NH 4 ) 8 Phốt phát 3,3 Clorua(Cl - ) 10 Chất hoạt động bề mặt 2- 2,5 B ảng1.2 Tính toán cho thành phố Đà Nẵng: Tiêu chuẩn thải nước trung bình 180 L/người.ngđ SVTH: Phạm Thanh Tùng – Lớp 10MT GVHD: PGS.TS Trần Văn Quang Trang 2 Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Áp dụng công nghệ MBBR để xử lý nước thải đô thị Các đại lượng Nồng độ (mg/l) Chất rắn lơ lửng(SS) 361,1 BOD 5 của nước thải đả lắng 194,4 BOD 5 của nước thải chưa lắng 361,1 Nito của các muối amoni (N- NH 4 ) 44,4 Phốt phát 18,3 Clorua(Cl - ) 55,6 Chất hoạt động bề mặt 13,9 Bảng1.3Thành phần nước thải sinh họat phân tích theo các phương pháp của APHA[7] Các chất (mg/l) Mức độ ô nhiễm Nặng Trung bình Thấp Tổng chất rắn 100 500 200 Chất rắn hòa tan 700 350 120 Chất rắn không hòa tan 300 150 8 Tổng chất rắn lơ lững 600 350 120 Chất rắn lắng 12 8 4 BOD5 300 200 100 DO 0 0 0 Tổng Nito 85 50 25 Nito hữu cơ 35 20 10 N – NH4+ 50 30 15 N – NO2- 0,1 0,05 0 N – NO3- 0,4 0,2 0,1 SVTH: Phạm Thanh Tùng – Lớp 10MT GVHD: PGS.TS Trần Văn Quang Trang 3 Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Áp dụng công nghệ MBBR để xử lý nước thải đô thị Clorua 175 100 15 Độ kiềm 200 100 50 Chất béo 40 20 0 Tổng Phospho - 8 - Nước thải thương mại, dịch vụ Lượng nước sử dụng cho các hoạt động này thay đổi theo mức độ đô thị hóa và các thói quen địa phương. Lượng nước thải một số cơ sở dịch vụ và công trình công cộng thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.4 Tiêu chuẩn thải nước một số cơ sở dịch vụ và công trình công cộng: [4] Nguồn nước thải Đơn vị tính Lưu lượng (lít/ đơn vị tính.ngày) Nhà ga, sân bay Hành khách 7,5 - 15 Khách sạn Khách 152 – 212 Nhân viên phục vụ 30 – 45 Nhà ăn Người ăn 7,5 – 15 Siêu thị Người làm việc 26 – 50 Bệnh viện Giường bệnh 473 – 908 Nhân viên phục vụ 19 – 56 Trường Đại học Sinh viên 56 – 113 Bể bơi Người tắm 19- 45 Khu triển lãm, giải trí Người tham quan 15 – 30 Nước thải thương mại: Nước thải không chứa các chất độc tố, chất nguy hại từ các khu thương mại, có thành phần chính tương tự nước thải sinh hoạt, tuy nhiên cũng có thể có một hoặc một vài chất có nồng độ lớn hơn so với nước thải sinh hoạt. Nước chảy tràn: Chủ yếu là nước mưa, Lượng phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khí hậu, vị trí địa lý, thời gian trong năm. Tính chất phụ thuộc lớn vào điều kiện môi trường tại địa phương, đặc điểm mặt phủ. SVTH: Phạm Thanh Tùng – Lớp 10MT GVHD: PGS.TS Trần Văn Quang Trang 4 Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Áp dụng công nghệ MBBR để xử lý nước thải đô thị Bảng 1.5 Thành phần nước mưa mg/l [8] Chỉ tiêu ô nhiễm Giá trị Chất rắn lơ lửng 10 – 20 Tổng Nitơ 0,5 – 1,5 COD 10 – 20 Tổng photpho 0,004 – 0,03 1.1.3 Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hòa ), các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây: a. Hệ thống thoát nước chung: là hệ thống trong đó nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống: - Ưu điểm: + Đảm bảo vệ sinh môi trường vì toàn bộ các loại nước đều được xử lý (nếu không tách nước mưa) + Tốt nhất đối với các khu nhà cao tầng vì tổng chiều dài mạng tiểu khu và đường phố giảm (30 – 40%) so với hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Chi phí quản lý mạng giảm (15 – 20%). + Tổng chiều dài mạng lưới thoát nước nhỏ do đó giá thành quản lý hệ thống nhỏ. - Hạn chế: + Chế độ thủy lực (Q, H) trong ống và trong các công trình (TXL, TB …) không điều hòa nhất là trong điều kiện mưa lớn ở nước ta. Khi lưu lượng nhỏ thì xảy ra tình trạng bùn cát lắng đọng, gây thối rửa; lưu lượng (Q) lớn dễ tràn ống, gây ngập úng. Quản lý vận hành phức tạp. + Vốn đầu tư ban đầu cao vì không có sự ưu tiên cho từng loại nước thải. + Chế độ công tác của hệ thống không ổn định dẫn đến vận hành trạm bơm, trạm xử lý khó khan, làm chi phí quản lí tang lên. - Điều kiện áp dụng: SVTH: Phạm Thanh Tùng – Lớp 10MT GVHD: PGS.TS Trần Văn Quang Trang 5 Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Áp dụng công nghệ MBBR để xử lý nước thải đô thị + Giai đoạn đầu xây dựng của hệ thống thống thoát nước riêng. + Những đô thị hoặc khu đô thị cao tầng, trong nhà có bể tự hoại. + Nguồn tiếp nhận lớn, cho phép xả thải với mức độ xử lý thấp. + Địa hình thuận lợi cho thoát nước, hạn chế được số lượng trạm bơm và cột nước bơm. Cường độ mưa nhỏ. b. Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt. - Ưu điểm: + Chế độ công tác của đường ống, trạm bơm, trạm xử lý được điều hòa, quản lý dễ dàng, thuận tiện hơn hệ thống thoát nước chung. + Chỉ phải làm sạch nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất bẩn nên các công trình (cống, trạm bơm, công trình xử lý) nhỏ, giá thành xử lý thấp. + Giảm được vốn đầu tư ban đầu. + Chế độ thủy lực của hệ thống ổn định. Quản lý, bảo dưỡng dễ. - Nhược điểm: + Tổng chiều dài đường ống lớn (tăng 30 – 40%) so với hệ thống thoát nước chung. + Tồn tại song song nhiều hệ thống công trình, mạng trong đô thị. + Không đảm bảo hoàn toàn vệ sinh môi trường, vì nước thải chưa được xử lý sơ bộ trước khi xả ra nguồn (nhất là lúc nguồn đang ít nước, khả năng pha loãng kém) - Điều kiện áp dụng: + Đô thị lớn, tiện nghi, các xí nghiệp công nghiệp. + Địa hình không thuận lợi đòi hỏi xây dựng nhiều trạm bơm, cột nước bơm lớn. + Cường độ mưa lớn. + Nước thải đòi hỏi phải xử lý sinh hóa. + Hệ thống riêng không hoàn toàn phù hợp với những vùng ngoại ô hoặc giai đoạn đầu xây dựng hệ thống thoát nước của đô thị. Hệ thống thoát nước nửa riêng: là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý. - Ưu điểm: SVTH: Phạm Thanh Tùng – Lớp 10MT GVHD: PGS.TS Trần Văn Quang Trang 6 Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Áp dụng công nghệ MBBR để xử lý nước thải đô thị + Về vệ sinh thì tốt hơn hệ thống riêng vì trong thời gian mưa các chất bẩn không theo nước mưa xả trực tiếp vào nguồn. + Phối hợp được ưu điểm của 2 loại hệ thống trên. - Nhược điểm: + Vốn đầu tư ban đầu cao vì phải xây dựng đồng thời 2 hệ thống. + Những chỗ giao nhau của 2 mạng phải xây dựng giếng tách nước mưa, thường không đạt hiệu quả về mặt vệ sinh. - Điều kiện áp dụng: + Đô thị lớn hơn 50.000 người. + Yêu cầu mức độ xử lý nước thải cao khi: + Nguồn tiếp nhận trong đô thị nhỏ và không có dòng chảy. + Những nơi có nguồn tiếp nhận là nước dùng vào mực đích tắm, thể thao. + Khi yêu cầu về tăng cường bảo vệ nguồn khỏi bị nhiễm bẩn do nước thải xả vào. Đặc điểm nước thải trong 2 loại hệ thống chung và riêng [8] Hệ thống thoát nước riêng có nồng độ ô nhiễm cao hơn nhiều so với hệ thống thoát nước chung. 1.2. Các phương pháp và quá trình công nghệ trong xử lý nước thải đô thị SVTH: Phạm Thanh Tùng – Lớp 10MT GVHD: PGS.TS Trần Văn Quang Trang 7 !"#$%&'(%)*)%+!(*, /0,1!"2-3) 4$56-3)72# $-89:;#(-3)2 !"# <)-3)=(> ?,@!(*2'/=-3 4@!(*2'/=-3 <!"A <!"A <!"26&(AB 4( !C-3)6# 9-3)2' Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Áp dụng công nghệ MBBR để xử lý nước thải đô thị Xử lý nước thải là quá trình tách các tạp chất bẩn trước khi thải vào nguồn tiếp nhận và phải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước. Các bước xử lý nước thải đô thị • Bước thứ nhất ( xử lý bậc một ) Xử lý bậc một bao gồm các quá trình xử lý sơ bộ để tách các chất rắn lớn như rác, lá, cây, xỉ, cát,… có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các công trình xử lý tiếp theo và làm trong nước thải đến mức độ yêu cầu bằng phương pháp cơ học như chắn rác, lắng trọng lực, lọc,… Đây là bước bắt buộc đối với tất cả các dây chuyền công SVTH: Phạm Thanh Tùng – Lớp 10MT GVHD: PGS.TS Trần Văn Quang Trang 8 Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Áp dụng công nghệ MBBR để xử lý nước thải đô thị nghệ XLNT. Hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải sau khi xử lý ở giai đoạn này phải bé hơn 150 mg/l nếu nước thải được xử lý sinh học tiếp tục hoặc bé hơn hơn các quy định nêu trong các tiêu chuẩn môi trường liên quan nếu xả nước thải trực tiếp vào nguồn nước mặt. • Bước thứ hai ( xử lý bậc hai hay xử lý sinh học ) Bước thứ hai thường là XLNT bằng phương pháp sinh học. Giai đoạn xử lý này được xác định trên cơ sở tình trạng sử dụng và quá trình tự làm sạch của nguồn nước tiếp nhận nước thải. Trong bước này chủ yếu là xử lý các chất hữu cơ dễ oxy hóa sinh hóa (BOD) để khi xả ra nguồn nước thải không gây thiếu hụt oxy và mùi hôi thối. • Bước thứ ba ( xử lý bậc ba hay xử lý triệt để ) Bước thứ ba là loại bỏ các hợp chất nitơ và phốt pho khỏi nước thải. Giai đoạn này rất có ý nghĩa đối với các nước khí hậu nhiệt đới, nơi mà quá trình phú dưỡng ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng nước mặt. • Xử lý bùn cặn trong nước thải Trong nước thải có các chất không hòa tan như rác, cát, cặn lắng, dầu mỡ,… Các loại cát (chủ yếu là thành phần vô cơ và tỷ trọng lớn) được phơi khô và đổ san nền, rác được nghiền nhỏ hoặc vận chuyển về bãi chôn lấp rác. Cặn lắng được giữ lại trong các bể lắng đợt một (thường được gọi là cặn sơ cấp) có hàm lượng hữu cơ lớn được kết hợp với bùn thứ cấp (chủ yếu là sinh khối vi sinh vật dư) hình thành trong quá trình xử lý sinh học nước thải, xử lý theo các bước tách nước sơ bộ, ổn định sinh học trong điều kiện yếm khí hoặc hiếu khí và làm khô. Bùn cặn sau xử lý có thể sử dụng để làm phân bón. • Giai đoạn khử trùng Giai đoạn khử trùng sau quá trình làm sạch nước thải là yêu cầu bắt buộc đối với một số loại nước thải hoặc một số dây chuyền công nghệ xử lý trong điều kiện nhân tạo. Ngoài ra, khi trạm XLNT bố trí gần khu dân cư và các công trình công cộng, ở một khoảng cách ly không đảm bảo quy định, ngoài các khâu xử lý nước và bùn cặn đã nêu, cần phải tính đến các biện pháp và công trình khử mùi hôi từ nước thải. Các phương pháp xử lý nước thải được chia thành các loại sau: - Phương pháp xử lý cơ học; - Phương pháp xử lý hóa học, hóa lý. SVTH: Phạm Thanh Tùng – Lớp 10MT GVHD: PGS.TS Trần Văn Quang Trang 9 Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Áp dụng công nghệ MBBR để xử lý nước thải đô thị - Phương pháp xử lý sinh học; 1.2.1. Các phương pháp xử lý 1.2.1.1. Phương pháp xử lý cơ học Cơ sở Trong nước thải thường chứa các chất tan và không tan ở dạng hạt lơ lửng. Các tạp chất lơ lửng có thể ở dạng rắn và lỏng, chúng tạo với nước thành hệ huyền phù. Mục đích của phương pháp cơ học để xử lý nước thải là tách pha rắn (tạp chất phân tác thô) khỏi nước thải bằng các phương pháp lắng và lọc - Để giữ các tạp chất không hòa tan lớn và một phần chất bẩn lơ lững: dùng song chắn hoặc lưới lọc. - Để tách cac chất lơ lững có tỷ trọng lớn hơn hoặc bé hơn nước dùng bể lắng: + Các chất lơ lững nguồn gốc khoáng (chủ yếu là cát) được lắng ở bể lắng cát. + Các hạt cặn đặc tính hữu cơ được tách ra ở bể lắng. + Các chất cặn nhẹ hơn nước: dầu mỡ, nhựa, … để tách ở bể thu dầu, mỡ, nhựa (dùng cho nước thải công nghiệp). + Đê giải phóng chất thải khỏi các chất huyền phù, phân tán nhỏ, … dùng lưới lọc, vỉ lọc hoặc lọc qua lớp vật liệu lọc. Sơ đồ hệ thống các công trình XLNT bằng phương pháp cơ học SVTH: Phạm Thanh Tùng – Lớp 10MT GVHD: PGS.TS Trần Văn Quang Trang 10 Tách pha rắn – lỏng Lắng trọng lực Lọc Tách lyChắn rác [...]... thể xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải đầu ra bằng cách phân kỳ xây dựng nhà máy xử lý hoặc lựa chọn công nghệ xử lý thấp hơn, nhờ đó có thể tiết kiệm chi phí đầu tư cơ bản Hai nhà máy xử lý nước thải ở Đà Lạt và Buôn Ma Thuột tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước riêng có nồng độ chất ô nhiễm cao hơn và áp dụng công nghệ xử lý ít phức tạp hơn Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt sử dụng bể lắng hai vỏ xử lý. .. phương pháp này đảm bảo xử lý nước thải đạt chất lượng cao và thường được thiết kế để xử lý nước thải đầu vào có nồng độ BOD cao hơn nhiềuso với nồng độ thực tế nhà máy đang tiếp nhận Vì vậy, tám nhà máy xử lý nước thải có khả năng xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn thải hiện hành Nồng độ BOD trung bình trong nước thải sau xử lý của tám nhà máy tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước chung giao động từ 3-23... Áp dụng công nghệ MBBR để xử lý nước thải đô thị Các công nghệ xử lý nước thải sử dụng trong nhà máy xử lý nước thải rất khác nhau Tám trong số mười ba nhà máy tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước chung áp dụng công nghệ bùn hoạt tính, sử dụng phương pháp bùn hoạt tính truyền thống (CAS), Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí (A2O), bể phản ứng sinh học hoạt động theo mẻ (SBR) hay mương oxi hóa (OD) Các phương... tài: Áp dụng công nghệ MBBR để xử lý nước thải đô thị Phân loại theo nguyên lý làm việc: - Các công trình sinh học không hoàn toàn: Thông thường đây là các loại aroten trộn có hoặc không có ngăn khôi phục bùn hoạt tính, thời gian nước lưu trong bể từ 2 – 4h Nòng độ chất bẩn theo của BOD 5 nước thải sau xử lý lớn hơn hoặc bằng 60 -80 mg/l Trong nước thải sau xử lý chưa xuất hiện NO3- - Các công trình... một phần các chất hòa tan ra khỏi nước thải, chuyển hóa các chất tan thành không tan và lắng cặn hoặc thành các chất không độc; thay đổi phản ứng (pH) của nước thải (phương pháp trung hòa), khử màu nước thải … Phương pháp hóa học và hóa lý thông thường dùng để xử lý nước thải công nghiệp Nó có thể là khâu xử lý cuối cùng (nếu mức độ xử lý đạt được, nước thải có thể sử dụng lại) hoặc là khâu xử lý sơ bộ... vi sinh vật oxy hóa hoặc khử các hợp chất hữu cơ này, kết quả làm sạch nước thải khỏi các chất bẩn hữu cơ - Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí Quá trình xử lý nước thải dựa trên sự oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ oxy tự do hoàn tan Nếu oxy được cấp bằng các thiết bị hoặc nhờ cấu tạo công trình, thì đó là quá trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo Ngược... thống thoát nước và các trạm Xử lý nước thải - Lập kế hoạch quan trắc nước thải - Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất - Tiến hành lấy mẫu đầu vào tại 4 trạm xử lý nước thải Phú Lộc, Hòa Cường, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn - Tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm - Xử lý số liệu và viết báo cáo quan trắc 2.3 Phương pháp Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra khảo sát các tuyến thoát nước, các trạm Xử lý nước thải Phương... (cấp khí kéo dài) Trong thời gian này, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ bị oxi hóa hầu hết Nước thải sau xử lý có BOD dưới 10 mg/l Mọt phần bùn hoạt tính được phục hồi, một phần khác được ổn định (oxy hóa nội bào) Bun hoạt tính dư được đưa đi khử nước và vận chuyển đến nơi sử dụng - Các công trình xử lý sinh học nước thải có tách các nguyên tố dinh dưỡng nitơ và photpho: Trong các công trình này, ngoài... hoàn toàn: Các loại bể aroten, kênh oxi hóa Trong các công trình này, thời gian nước lưu lại từ 4 – 8h không quá 12h Trong thời gian này các chất hữu cơ khó bị oxi hóa sẽ được oxy hóa và bùn hoạt tính được phục hồi Giá trị BOD5của nước thải sau xử lý thường từ 10 – 20 mg/l Trong nước thải xuất hiện nitrat hàm lượng từ 0,1 đến 1,0 mg/l - Các công trình xử lý sinh học kết hợp ổn định bùn: Đây là các bể... tiếp nhận nước thải Đường nước thải Đường cấp khí Đường bùn cặn Cát từ bể lắng cát Sơ đồ dây chuyền công nghệ XLNT theo phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo + Xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo gồm các công trình aroten, biophin, … Quá trình oxy hóa sinh hóa ở các công trình này diễn ra mạnh hơn trên các cánh đồng tưới, cánh đồng lọc hoặc hồ sinh học Bởi vì có thể tạo điều kiện để các quá . thể tiếp nhận được nước thải sau xử lý cơ học. 1.2.1.2. Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý Cơ sở Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp hóa học và hóa lý SVTH: Phạm Thanh Tùng – Lớp. phương pháp xử lý sinh học có thể chia làm 2 loại: - Phương pháp sinh học kỵ khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy; - Phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng. lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo dựa trên nguyên tắc hoạt động của bùn hoạt tính (bể aroten trộn, kênh oxy hóa tuần hoàn) hoặc màng vi sinh vật (bể lọc sinh học, đĩa sinh học) . Xử