Các quá trình công nghệ XLNT áp dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu các công nghệ trong xử lý nước thải (Trang 32)

- Cánh đồng tưới công cộng và cánh động lọc thường xây dựng với i~0,02 2 Cánh đồng tưới nông nghiệp:

1.3Các quá trình công nghệ XLNT áp dụng ở Việt Nam

2. Các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính

1.3Các quá trình công nghệ XLNT áp dụng ở Việt Nam

Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Áp dụng công nghệ MBBR để xử lý nước thải đô thị

SVTH: Phạm Thanh Tùng – Lớp 10MT

GVHD: PGS.TS Trần Văn Quang Trang 33

T phố xử lý nướcthải thu gomnước Quy trình xử lý 1

Hà Nội

Kim Liên Chung Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí (Bùn hoạt tính)

2 Trúc Bạch Chung Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí (Bùnhoạt tính) 3 Bắc ThăngLong Chung Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí (Bùnhoạt tính) 4 Yên Sở Chung Bể phản ứng theo mẽ (Bùn hoạt tính) 5 Thành phố Hồ Chí Minh

Bình Hưng Chung Hồ sục khí/ Hồ hoàn thiện 6 Bình HưngHòa Chung Bùn hoạt tính truyền thống 7 Cảnh Đới,Phú Mỹ

Hưng

Riêng Mương oxy hóa

(Bùn hoạt tính) 8 Nam Viên,Phú Mỹ

Hưng

Riêng Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí (Bùn hoạt tính)

9

Đà Nẵng

Hòa

Cường Chung Hồ yếm khí

10 Ngũ HànhSơn Chung Hồ yếm khí

11 Sơn Trà Chung Hồ yếm khí

12 Phú Lộc Chung Hồ yếm khí

13

Quảng Ninh

Bãi Cháy Chung Bể phản ứng theo mẽ (Bùn hoạt tính)

14 Hà Khánh Chung Bể phản ứng theo mẽ (Bùn hoạt tính)

15 Đà Lạt Đà Lạt Riêng Bể lắng 2 vỏ + Lọc nhỏ giọt

16 BuônMa Thuột

Buôn Ma

Các công nghệ xử lý nước thải sử dụng trong nhà máy xử lý nước thải rất khác nhau. Tám trong số mười ba nhà máy tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước chung áp dụng công nghệ bùn hoạt tính, sử dụng phương pháp bùn hoạt tính truyền thống (CAS), Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí (A2O), bể phản ứng sinh học hoạt động theo mẻ (SBR) hay mương oxi hóa (OD). Các phương pháp này đảm bảo xử lý nước thải đạt chất lượng cao và thường được thiết kế để xử lý nước thải đầu vào có nồng độ BOD cao hơn nhiềuso với nồng độ thực tế nhà máy đang tiếp nhận. Vì vậy, tám nhà máy xử lý nước thải có khả năng xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn thải hiện hành. Nồng độ BOD trung bình trong nước thải sau xử lý của tám nhà máy tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước chung giao động từ 3-23 mg/l, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn 50mg/l cho loại “B”. Với nồng độ chất ô nhiễm thấp như vậy, thực ra có thể xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải đầu ra bằng cách phân kỳ xây dựng nhà máy xử lý hoặc lựa chọn công nghệ xử lý thấp hơn, nhờ đó có thể tiết kiệm chi phí đầu tư cơ bản.

Hai nhà máy xử lý nước thải ở Đà Lạt và Buôn Ma Thuột tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước riêng có nồng độ chất ô nhiễm cao hơn và áp dụng công nghệ xử lý ít phức tạp hơn. Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt sử dụng bể lắng hai vỏ xử lý cấp một/cấp hai đi kèm với hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt, trong khi nhà máy xử lý nước thải Buôn Ma Thuột sử dụng hệ thống chuỗi hồ sinh học, bao gồm hồ yếm khí, hồ tùy tiện, và hồ hoàn thiện. Mặc dù các nhà máy xử lý nước thải này đều đáp ứng được các tiêu chuẩn thải về nồng độ BOD, COD, tổng chất rắn lơ lửng, Tổng ni-tơ nhưng hiệu quả xử lý A-mô-ni của mỗi nhà máy này còn hạn chế.

Nhìn chung 2 công nghệ sinh học nhân tạo được sử dụng phổ biến là công nghệ sinh trưởng lơ lững (bùn hoạt tính) và sinh trưởng dính bám (lọc sinh học) có những đặc điểm sau:

Công nghệ sinh trưởng lơ lững:

Ưu điểm:

- Khả năng xáo trộn giữa nước và bùn cao - Tải trọng xử lý cao, hiệu suất xử lý cao

Nhược điểm:

- Bùn bị trôi theo dòng nước chảy ra - Cần thời gian khởi động hệ thống

- Chưa khử được Nitơ trong nước có mức độ ô nhiễm nitơ cao - Hệ VSV chiếm ứu thế: VSV hiếu khí

Công nghệ sinh trưởng dính bám:

Ưu điểm:

- Khả năng chịu sốc tải lớn hơn

- Bùn bám dính trên vật liệu lọc, ít bị trôi - Thời gian khởi động hệ thống nhanh - Nâng cao hiệu quả xử lý nitơ

- Hệ VSV đa dạng: hiếu khí, thiếu khí, kỵ khí

Nhược điểm:

- Khả năng xáo trộn giữa nước và bùn kém - Khó rửa vật liệu lọc: đá, sỏi, than,.... - Tạo trở lực cho công trình

Công nghệ MBBR kết hợp ưu điểm và hạn chế nhược điểm của 2 công nghệ trên góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải.

Nhiệm vụ 2. Đặc điểm nước thải đô thị thành phố Đà Nẵng 2.1 Mục đích:

Tìm hiểu đặc điểm nước thải đô thị Thành phố Đà Nẵng.

2.2 Nội dung:

- Thu thập thông tin

- Điều tra , khảo sát hệ thống thoát nước và các trạm Xử lý nước thải - Lập kế hoạch quan trắc nước thải

- Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất.

- Tiến hành lấy mẫu đầu vào tại 4 trạm xử lý nước thải Phú Lộc, Hòa Cường, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.

- Tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm - Xử lý số liệu và viết báo cáo quan trắc

Một phần của tài liệu các công nghệ trong xử lý nước thải (Trang 32)