Các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp lọc – dính bám a Bể lọc sinh học nhỏ giọt

Một phần của tài liệu các công nghệ trong xử lý nước thải (Trang 27)

- Cánh đồng tưới công cộng và cánh động lọc thường xây dựng với i~0,02 2 Cánh đồng tưới nông nghiệp:

1.Các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp lọc – dính bám a Bể lọc sinh học nhỏ giọt

Cấu tạo

- Bể lọc sinh học nhỏ giọt chia ra bể lọc vận tốc chậm, bể lọc vận tốc trung bình và nhanh, bể lọc cao tốc, bể lọc thô (xử lý nước thải sơ bộ trước giai đoạn xử lý thứ cấp), bể lọc hai pha.

- Bể lọc vận tốc chậm: có hình trụ hoặc chữ nhật, nước thải được nạp theo chu kỳ, chỉ có khoảng 0,6 - 1,2 m nguyên liệu lọc ở phía trên có bùn vi sinh vật còn lớp nguyên liệu lọc ở phía dưới có các vi khuẩn nitrat hóa. Hiệu suất khử BOD cao và cho ra nước thải chứa lượng nitrat cao. Tuy nhiên cần phải lưu ý đến vấn đề mùi hôi và sự phát triển của ruồi Psychoda. Nguyên liệu lọc thường dùng là đá sỏi, xỉ.

- Bể lọc vận tốc trung bình và nhanh: thường có hình trụ tròn, lưu lượng nạp chất hữu cơ cao hơn, nước thải được bơm hoàn lưu trở lại bể lọc và nạp liên tục, việc hoàn lưu nước thải giảm được vấn đề mùi hôi và sự phát triển của ruồi Psychoda. Nguyên liệu lọc thường sử dụng là đá sỏi, plastic.

- Bể lọc cao tốc: có lưu lượng nạp nước thải và chất hữu cơ rất cao, khác với bể lọc vận tốc nhanh ở điểm có chiều sâu cột lọc sâu hơn do nguyên liệu lọc làm bằng plastic, do đó nhẹ hơn so với đá sỏi.

- Bể lọc thô: lưu lương nạp chất hữu cơ lớn hơn 1,6 kg/m3.ngày, lưu lượng nước thải là 187m3/m2.ngày bể lọc thô dùng để xử lý sơ bộ nước thải trước giai đoạn xử lý thứ cấp. - Bể lọc hai pha: thường sử dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm cao và cần nitrat hóa đạm trong nước thải. Giữa 2 bể lọc thường có bể lắng để loại bỏ bớt chất rắn sinh ra trong bể lọc thứ nhất. Bể lọc thứ nhất dùng để khử BOD của các hợp chất chứa carbon, bể thứ hai chủ yếu cho quá trình nitrat hóa.

Nguyên tắc hoạt động

Trong bể lọc sinh học nhỏ giọt , chất các vật liệu rổng để cho diện tích bề mặt tiếp xúc với thể tích nước là lớn nhất trong điều kiện có thể. Nước thải được phân phối bằng cách phun đều lên bề mặt lớp vật liệu. Nước thải tiếp xúc với vật liệu lọc chia thành các hạt nhỏ chảy thành màng mỏng qua khe lớp vật liệu lọc đi xuống. Trong thời gian nước thải tiếp xúc với màng nhầy gelatin bám quanh vật liệu lọc. Sau một thời gian lớp nhầy gelatin dày lên ngăn cản oxy trong không khí đi vào lớp nhầy, ở điều kiện không có không khí vi sinh vật yếm khí bên trong lớp nhày gelatine phát triển

mạnh tạo ra sản phẩm cuối cùng là khí mêtan và CO2 làm tróc lớp màng ra khỏi vật liệu cứng rồi bị nước cuốn trôi xuống phía dưới. Trên mặt lớp vật liệu cứng lại hình thành một lớp màng nhầy mới, hiện tượng này lặp đi lặp lại tuần hoàn và nước thải được làm sạch BOD và các chất ô nhiễm. Để tránh hiện tượng tắc nghẽn trong hệ thống phun, trong lớp vật liệu lọc, trước bể lọc sinh học nhỏ giọt phải có song chắn rác, lưới chắn, bể lắng đợt một.Nước sau bể lọc sinh học sẽ có nhiều cặn bùn lơ lửng so các màng sinh học bong tróc ra nên phải xử lý tiếp bằng lắng đợt 2.

Một phần của tài liệu các công nghệ trong xử lý nước thải (Trang 27)