1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn điện toán lưới và đám mây MỘT SỐ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN CLOUD COMPUTING

73 817 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Báo cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây Lời nói đầu Trước hết, em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Phi Khứ đã tận tình truyền đạt các kiến thức về điện toán lưới và điện toán đám mây cho chúng em. Trong qua các bài giảng của thầy và tự tìm hiểu thêm, em thấy rằng điện toán đám mây là một mô hình có nhiều ứng dụng to lớn và đang thay đổi cách thức phát triển, triển khai phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin và đã, đang mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Tuy vậy trong điện toán đám mây, còn nhiều vấn đề cấn phải được hoàn thiện để tăng tích hiệu quả của mô hình này như vấn đề an ninh thông tin trên điện toán đám mây, vấn đề cấp phát tài nguyên, vấn đề cân bằng tải trên điện toán đám mây. Trong bài tiểu luận này, em trình bầy các vấn đề liên quan đến điện toán lưới và điện toán đám mây bao gồm các phần chính sau: + Trình bầy cơ bản về điện toán lưới và điện toán đám mây + Tìm hiểu một số nền tảng phát triển trên điện toán đám mây + Tìm hiểu vấn đề an ninh thông tin trên điện toán đám mây + Tìm hiểu tình hình ứng dụng điện toán đám mây tại Việt Nam, một số khuyến nghị để áp dụng điện toán đám mây ở Việt Nam và một số dự báo sự phát triển của điện toán đám mây + Giới thiệu sơ lược về thuật toán tối ưu đàn kiến + Tìm hiểu, phân tích, nhận xét 2 bài báo khoa học về việc ứng dụng thuật toán tối ưu đàn kiến trong việc lập lịch tài nguyên và cân bằng tải trong điện toán đám mây. 1 Báo cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU 1. Giới thiệu Grid computing – điện toán lưới a. Nguồn gốc điện toán lưới Cũng giống như các công nghệ tính toán khác, điện toán lưới xuất phát từ nhu cầu tính toán của con người. Thực tiễn ngày càng đặt ra những bài toán phức tạp hơn và do vậy các tổ chức cũng cần phải có năng lực tính toán mạnh mẽ hơn. Các tổ chức giải quyết vấn đề này bằng hai cách: Đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng tính toán(mua thêm máy chủ, máy trạm, siêu máy tính, cluster…). Tuy nhiên cách làm này cómột nhược điểm là tốn kém tiền của, số trang thiết bị sẽ tỉ lệ thuận với độ phức tạp của bài toán. Có một cách làm khác hiệu quả hơn đó là phân bố lại tài nguyên hợp lý trong tổ chức hoặc thuê thêm các nguồn tài nguyên từ bên ngoài (tất nhiên là việc thuê này sẽ có chi phí ít hơn nhiều so với việc đầu tư mới trang thiết bị). Cách giải quyết thứ hai này chính là mục tiêu và lànguồn gốc yêu cầu cho sự hình thành của tính toán lưới. Các nhà khoa học tại Argone National Labs thuộc đại học Chicago (Mỹ) là những người đầu tiên đề xuất ý tưởng về điện toán lưới. Cũng như nhiều ý tưởng cách mạng khác trong tin học như World Wide Web, siêu máy tính … điện toán lưới được hình thành bởi nhu cầu thực tế là mong muốn đạt tới giới hạn của khả năng tính toán. b. Khái niệm điện toán lưới Hiện nay tồn tại khá nhiều định nghĩa khác nhau về điện toán lưới và vẫn chưa có được một định nghĩa nào được coi là chuẩn. Khóa luận trình bày định nghĩa về tính toán lưới của Ian Foster, đây là định nghĩa sớm và chuẩn nhất về điện toán lưới, định nghĩa này được ông đưa ra trong một bài báo được mang tên “What is Grid ?”. 2 Báo cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây “Grid là một loại hệ thống tính toán song song, phântán cho phép chia sẻ, lựa chọn, kết hợp các tài nguyên phân tán theo địa lý, thuộc nhiều tổ chức khác nhau dựa trên tính sẵn sàng, khả năng, chi phí của chúng và yêu cầu về chất lượng dịch vụ (QoS) của người dùng để giải quyết các bài toán, ứng dụng có quy mô lớn trong khoa học, kỹ thuật và thương mại. Từ đó hình thành nên các “tổ chức ảo” (Virtual Organization (VO)), các liên minh tạm thời giữa các tổ chức và tập đoàn, liên kết với nhau để chia sẻ tài nguyên hoặc kỹ năng nhằm đáp ứng tốt hơn các cơ hội kinh doanh hoặc các dự án có nhu cầu lớn về tính toán và dữ liệu, toàn bộ việc liên minh này dựa trên các mạng máy tính” Ta cũng có thể hiểu rằng: điện toán lưới là một cơ sở hạ tầng tin học cụ thể báo gồm và phần cứng và phần mềm cho phép người sử dụngkhai thác các tài nguyên trên cá máy trạm hay máy chủ với tốc độ cao với độ tin cậy, giá thành chấp nhận được và hệ thống có xu hướng trong suốt với người dùng. Điện toán lưới chính là bước phát triển tiếp theo của tính toán phân tán. Mục đích làtạo ra một máy tính ảo với người sử dụng, nó có khả năng tính toán lớn, thậm chí trên cả một siêu máy tính. Ý tưởng về điện toán lưới rất có ý nghĩa thực tế. Bởi lẽ, hiện nay theo các nghiên cứu thì các máy tính cá nhân thường chỉ sử dụng từ 5-10% năng lực tính toán còn các máy chủ, siêu máy tính cũng chỉ sử dụng đến 20% năng lực tính toán, đây là sự phí phạm một nguồn tài nguyên tính toán rất lớn. Việc tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên này có thể mạng lại một sức mạnh tính toán khổng lồ. Điện toán lưới sẽ là một giải pháp hữu hiệu khi mà mục đích sử dụng của nó tập trung vào sử dụng tốt hơn và có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên nhằm chia sẻ các ứng dụng và tăng cường sự hợp tác trong các dự án. Thuật ngữ “lưới” ở đây xuất phát từ lưới điện (electricity grid), ngụ ý rằng bất cứ một thiết bị tương thích nào đều có thể gắn vào trong lưới và được xếp ở một mức tài nguyên nào đó mà không cần quan tâm đến nguồn gốc của tài nguyên đó. Trong tương lai, điện toán lưới có thể cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ đóng vai trò như là dịch vụ cơ sở hạ tầng mà chúng ta có thể sử dụng hàng ngày như: điện, nước, giao thông, … Các nghiên cứu về điện toán lưới đã và đang được tiến hành là nhằm tạo ra một cơ sở hạ tầng lưới, cho phép dễ dàng chia sẻ và quản lý các tài nguyên đa dạng và phân tán trong môi trường lưới. Các thách thức mà công nghệ lưới hướng tới giải quyết bao gồm: Sự đa dạng và không đồng nhất của các tài nguyên Tài nguyên ở đây được hiểu theo nghĩa tổng quát, đó có thể là các tài nguyên phần cứng: tài nguyên tính toán, tài nguyên lưu trữ, các thiết bị đặc biệt khác, …; các tài nguyên phần mềm: các CSDL, các phần mềm đặc biệt bản quyền đắt giá, các đường truyền mạng, Các tài nguyên này có thể khác nhauvề mặt kiến trúc, giao diện, khả năng 3 Báo cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây xử lý,…Việc tạo ra một giao diện thống nhất cho phép khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên này là hoàn toàn không dễ dàng. Sự đa dạng về chính sách quản lý tài nguyên Các tài nguyên không chỉ phụ thuộc về một tổ chức mà thuộc về nhiều tổ chức cùng tham gia vào lưới. Các tổ chức này phải tuân thủ một số quy định chung khi tham gia vào lưới còn nhìn chung là hoạt động độc lập tức làcác tài nguyên này đều có quyền tự trị. Các tổ chức khác nhau thường có chính sách sử dụng hay cho thuê tài nguyên của họ khác nhau, do vậy cũng gây khó khăn cho việc quản lý. Sự phân tán của các tài nguyên Dễ nhận thấy rằng các tài nguyên khi tham gia vào lưới là không tập trung, có thể ở nhiều tổ chức nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, miễn là các tài nguyên này có thể kết nối được với nhau vì vậy phải có cơ chế quản lý sự phântán tài nguyên trong lưới. Vấn đề an toàn, bảo mật thông tin Môi trường lưới là một môi trường rất phức tạp, tuy rằng khi các tổ chức cá nhân cùng tham gia vào một mạng lưới thì sẽ có các quy định áp dụng cho họ nhưng cũng cần phải quan tâm đến việc bảo vệ an toàn thông tin cho các tổ chức khi tham gia vào lưới, đây phải là một ưu tiên hàng đầu cho những người xây dựng hệ thống lưới. Trong bài báo “What Is Grid ?” Ian Foster cũng đã đưa ra ba đặc điểm của một hệ thống điện toán lưới: Kết hợp chia sẻ các nguồn tài nguyên không đượcquản lý tập trung Grid tích hợp và phối hợp các tài nguyên, người dùng thuộc nhiều vùng quản lý khác nhau, nhiều đơn vị khác nhau trong một tổ chứcvà nhiều tổ chức khác nhau. Công nghệ Grid tập trung giải quyết một số vấn đề bảo vệ tài nguyên, chính sách quản trị, chi phí, thành viên, …nảy sinh trong quá trìnhchia sẻ và sử dụng tài nguyên. Sử dụng các giao diện và giao thức chuẩn mang tính mở : Điện toán lưới sử dụng các chuẩn mở để chia sẻ qua mạng những tài nguyên phức tạp (trên các nền tảng kiến trúc phần mềm, phần cứng và ngôn ngữ lập trình khác nhau), nằm tại những điểm khác nhau tùy vào khu vựchành chính. Nói cách khác nó “ảo hóa” các tài nguyên tính toán. 4 Báo cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây Điện toán lưới thường bị nhầm với tính toán phân cụm, tuy nhiên có sự khác nhau giữa hai kiểu tính toán này: cụm tính toán là một tập đơn các nút tính toán tập trung trên một khu vực địa lý nhất định. Lưới tính toán gồm nhiều cụm tính toán và những tài nguyên khác (như mạng, các thiết bị lưu trữ). Cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao Điện toán lưới tạo ra một mô hình để giải quyết cácbài toán tính toán lớn bằng cách sử dụng những tài nguyên rỗi (CPU, thiết bị lưu trữ) của một loạt các máy tính riêng rẽ, thường là máy để bàn. Hệ thống này được coi là một cụm “máy ảo”, nhúng trong một môi trường liên lạc phân tán. Giới thiệu Cloud computing Điện toán đám mây là một giải pháp toàn diện cung cấp công nghệ thông tin như một dịch vụ. Nó là một giải pháp điện toán dựa trên Internet ở đó cung cấp tài nguyên chia sẻ giống như dòng điện được phân phối trên lưới điện. Các máy tính trong các đám mây được cấu hình để làm việc cùng nhau và các ứng dụng khác nhau sử dụng sức mạnh điện toán tập hợp cứ như thể là chúng đang chạy trên một hệ thống duy nhất. Tính linh hoạt của điện toán đám mây là một chức năng phân phát tài nguyên theo yêu cầu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các tài nguyên tích lũy của hệ thống, phủ nhận sự cần thiết phải chỉ định phần cứng cụ thể cho một nhiệm vụ. Trước điện toán đám mây, các trang web và các ứng dụng dựa trên máy chủ đã được thi hành trên một hệ thống cụ thể. Với sự ra đời của điện toán đám mây, các tài nguyên được sử dụng như một máy tính gộp ảo. Cấu hình hợp nhất này cung cấp một môi trường ở đó các ứng dụng thực hiện một cách độc lập mà không quan tâm đến bất kỳ cấu hình cụ thể nào. Tại sao lại đổ xô vào đám mây? Có các lý do có cơ sở và quan trọng về kinh doanh và công nghệ thông tin đối với sự dịch chuyển sang mẫu hình điện toán đám mây. Việc coi thuê ngoài như một giải pháp có những điểm cơ bản được xem là các lý do ấy. - Chi phí giảm: Điện toán đám mây có thể làm giảm cả chi phí vốn (CapEx) lẫn chi phí vận hành (OpEx) vì các tài nguyên chỉ được mua khi cần và chỉ phải trả tiền khi sử dụng. - Cách sử dụng nhân viên được tinh giản: Việc sử dụng điện toán đám mây giải phóng đội ngũ nhân viên quý giá cho phép họ tập trung vào việc cung cấp giá trị hơn là duy trì phần cứng và phần mềm. 5 Báo cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây - Khả năng mở rộng vững mạnh: Điện toán đám mây cho phép khả năng điều chỉnh quy mô ngay lập tức hoặc tăng lên hoặc giảm xuống, bất cứ lúc nào mà không cần giao kết dài hạn. 2. Sự khác nhau giữa cloud computing và grid computing Sự khác nhau giữa Grid Computing và Cloud Computing Grid computing Cloud computing Sức mạnh tính toán Tính toán mạnh hơn Grid Computing; sử dụng khả năng tính toán của internet Sử dụng khả năng tính toán trong nội bộ của Cloud. Lưu trữ Lưu trữ nhiều hơn Cloud Computing; dùng các giao thức để tìm kiếm các tài nguyên thích hợp trên mạng để lưu trữ. Khả năng lưu trữ ít hơn Grid Computing; dùng các data center trong việc lưu trữ Tốc độ truyền dữ liệu (trao đổi các resource trong lúc thực thi) Tốc độ chậm hơn Cloud Computing; tốc độ của đưởng truyền sử dụng đường truyền internet, tốc độ thường là mega byte. Nhanh hơn Grid Computing, việc trao đổi resource thường thực hiện bằng đường truyền nội bộ, được xây dựng để kết nối giữa các data center. Tốc độ có thể lên đến hàng giga byte. Khả năng mở rộng Có khả năng mở rộng. Việc mở rộng được thực hiện trên đường truyền internet (khi có như cầu sử dụng thêm resource thì hệ thống sẽ tìm trên mạng xem hiện có resource nào đáp ứng nhu cầu của mình phù hợp không). Có khả năng mở rộng, co lại dễ dàng và nhanh (theo nhu cầu sử dụng). Ví dụ: nếu trong một thời điểm đang có 10 máy nhưng muốn có 20 máy thì Cloud Computing có thể cung cấp, hoặc muốn giảm 6 Báo cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây xuống chỉ sử dụng còn 5 máy; Cloud hổ trợ cho việc này nhanh chóng. Phạm vi Chủ yếu hướng tới khoa học. Chủ yếu hướng tới thương mại, quan tâm đến việc phục vụ nhu cầu của khách hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng. Resource Việc sử dụng resource thông qua việc tìm kiếm các resource trên internet, người dùng không thể cấu hình tài nguyên theo ý muốn của người dùng. Cung cấp resource theo dạng unified resource, người dùng được phép cấu hình resource theo nhu cầu của người sử dụng. Phần này tập trung so sánh giữa Grids và Clouds ngang qua nhiều khía cạnh từ kiến trúc , mô hình bảo mật, mô hình thương mại, mô hình lập trình, ảo hóa, mô hình dữ liệu, mô hình tính toán đến “nguồn gốc (provenance)” và ứng dụng. Cả hai mô hình tính toán về mặt tổng quát thì giống nhau nhưng trong cụ thể thì có một số điểm khác biệt. a Mô hình thương mại (Business Model) Mô hình thương mại truyền thống trong các phần mềm trước đây là các hình thức tính phí theo một máy tính. Trong Clouds mô hình thanh toán phí linh hoạt hơn nhiều, người khách hàng chỉ cần trả theo nhu cầu sử dụng như các loại phí sinh hoạt hàng ngày mà họ phải trả: điện, nước, gas v.v. Ngoài ra Clouds còn hỗ trợ khả năng mở rộng hệ thống mang tính kinh tế, tức là người sử dụng có thể triển khai với hệ thống ngày một lớn hơn với chi phí phù hợp. Các tiềm năng hiện có là các trung tâm dữ liệu lớn của các tập đoàn Amazon, IBM, Sun, google v.v. Người dùng trong tương lai chỉ cần một thẻ tín dụng đã có thể truy cập theo nhu cầu đến hàng 100 000 bộ xử lý ngang qua hàng chục trung tâm dữ liệu trải khắp thế giới. Mô hình thương mại của Grids là hướng đến các dự án nghiên cứu trong môi trường học thuật như các đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm của chính phủ. TeraGrid làm một ví dụ điển hình cho hình thức thương mại của Grid, nó sử dụng hàng 7 Báo cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây chục Grid khác nhau từ các viện nghiên cứu trong cùng một quốc gia. Khi một tổ chức nào đó gia nhập vào TeraGrid thì sẽ có thể truy cập đến các Girds khác và đồng thời có thể sử dụng tài nguyên, kết quả thí nghiệm … trên hệ thống Grid này. Mô hình này đã được ứng dụng rộng rải nhiều nơi trên thế giới. Có nhiều nỗ lực để xây dựng một Grid kinh tế cho cở sở hạ tầng Grid toàn cầu, nó hỗ trợ thương mại, đàm phán, cung cấp dịch vụ theo nhu cầu sử dụng, khả năng rủi ro, chi phí và sở thích của người sử dụng. Nếu như các cố gắng này mang đến kết quả khả quan thì mô hình thương mại của Grids và Clouds thật khó phân biệt trong tương lai. c. Kiến trúc (Architecture) Phần này trình bày mô hình kiến trúc của Grids và Clouds để làm nổi bật sự khác biệt trong hướng tiếp cận của cả hai. Trong khi Grids tập trung trên việc tích hợp các tài nguyên sẵn có gồm cả phần cứng, hệ điều hành, cở sở hạ tầng an ninh của các hệ thống thì Clouds hướng đến các cấp độ khác nhau của dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu người sử dụng như SaaS, IaaS, PaaS. Để hỗ trợ cho việc tạo ra các tổ chức ảo (Virtual Organizations) – một thực thể luận lý mà bên trong nó các tài nguyên phân bố có thể được khám phá và chia sẻ như thể trong cùng một tổ chức, Grids đã định nghĩa và cung cấp một tập các giao thức chuẩn, phần mềm cơ sở (middleware), bộ công cụ và các dịch vụ được xây dựng trên tập giao thức này. Khả năng hoạt động liên kết và tính an toàn là những vấn đề chính được quan tâm cho cơ sở hạ tầng Grids bởi vì các tài nguyên có thể đến từ các miền quản trị khác nhau, có cả chính sách sử dụng tài nguyên cục bộ và toàn cục khác nhau, các nền và cấu hình phần cứng và phần mềm cũng khác nhau về khả năng sử dụng và tính sẵn sàng của chúng. Grids cung cấp các giao thức và dịch vụ ở 5 lớp khác nhau như được minh họa bởi hình sau: 8 Báo cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây Hình 1 Kiến trúc Grid computing Lớp connectivity định nghĩa các giao tiếp và chứng thực cốt lõi cho quá trình giao tác an toàn và dễ dàng qua mạng. Lớp resource định nghĩa các giao thức công bố, khám phá, đàm phán, giám sát, kế toán và thanh toán chi phí cho các hoạt động trên các tài nguyên riêng biệt. Lớp collective nắm giữ sự tương tác ngang qua các tập tài nguyên, dịch vụ thư mục cho phép giám sát và khám phá ra các tài nguyên tổ chức ảo. Cuối cùng là lớp application bao gồm các ứng dụng người dùng được xây dựng trên đầu của các giao thức. Clouds được phát triển để giải quyết những bài toán tính toán mở rộng qua Internet trong đó một số giả thiết là khác biệt so với Grids. Clouds thường được xem như là một “hồ” tính toán và lưu trữ có thể được truy cập thông qua các giao thức chuẩn và qua một giao tiếp trừu tượng. Thật ra Clouds có thể được hiện thực trên nhưng công nghệ Grids đã tồn tại hàng thập niên nhưng hướng vào kiến trúc 4 lớp sau: Lớp Fabric gồm các tài nguyên phần cứng, lớp Unified Resource chứa các tài nguyên được trừu tượng hóa để có thể xuất hiện đồng nhất với người dùng, lớp Platform thêm vào một tập các công cụ, phần mềm và dịch vụ trên lớp Unified Resource, lớp Application là lớp chứa các ứng dụng chạy trên Clouds. Hình 2 minh họa một kiến trúc của Clouds. 9 Báo cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây Hình 2: Kiến trúc Clouds computing Kiến trúc của Clouds nhằm hướng đến ba mô hình dịch vụ sau: Software as a Service – SaaS, Platform as a Service – PaaS, Infrastructure as a Service – IaaS.Tuy nhiên người sử dụng có thể yêu cầu đan xen hay tổng hợp các loại hình dịch vụ này. Infrastructure as a Service: Mô hình này cho phép cung cấp phần cứng, phần mềm và thiết bị với hình thức chi trả dựa trên tài nguyên sử dụng. Cơ sở hạ tầng (infrastructure) có thể mở rộng hay thu nhỏ một cách linh hoạt tùy theo nhu cầu. Các ví dụ tiêu biểu là Amazon EC2 (Elastic Cloud Computing), S3 (Simple Storage Service). Platform as a Service: đưa ra môi trường tích hợp cấp cao để xây dựng, kiểm tra, và triển khai các ứng dụng tùy ý. Một cách tổng quát các nhà phát triển ứng dụng sẽ phải chấp nhận một số hạn chế trên các kiểu phần mềm mà họ có thể viết đổi lại tính mở rộng gắn liền với ứng dụng. Ví dụ điển hình là Google App Engine. Sofware as a Service: hướng tới việc phân phối phần mềm với yêu cầu cụ thể, trong mô hình này người sử dụng có thể truy cập từ xa thông qua Internet và chi trả theo mức độ sử dụng. Salesforce là một trong những nhà tiên phong cung cấp mô hình dịch vụ này. Ngoài ra còn có Live Mesh của Microsoft cũng cho phép chia sẻ tập tin, thư mục đồng thời qua nhiều thiết bị. 10 [...]... cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây Hình 4: Mô hình triển khai Điện toán đám mây h Mô hình triển khai • Đám mây tư nhân (Private Cloud) Là hệ thống CNTT được sở hữu và quản lý trong mạng nội bộ của một doanh nghiệp phía sau tường lửa Truy cập vào đám mây tư nhân được giới hạn đối với người dùng Đám mây tư nhân điều khiển sự hiệu quả, sự chuẩn hoá và các thực hành tốt nhất trong khi vẫn duy trì sự tuỳ biến và. .. Netbeans vào không gian làm việc của bạn để truy cập tới các mã nguồn dễ dàng 7 Microsoft windows Azure Nền tảng Windows Azure là một nhóm các công nghệ đám mây, mỗi công nghệ cung cấp một tập các dịch vụ đặc trưng hỗ trợ phát triển ứng dụng Hình 1, nền tảng Windows Azure có thể được sử dụng bởi ứng dụng chạy trên đám mây, và cả ứng dụng chạy On-Premise 34 Báo cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây Nền tảng Windows... giản là một nền tảng để chạy ứng dụng Windows và lưu trữ dữ liệu trên đám mây 35 Báo cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây Windows Azure cung cấp dịch vụ tính toán và lưu trữ cho ứng dụng đám mây Windows Azure chạy trên nhiều máy tính đặt trong trung tâm dữ liệu của Microsoft và truy xuất qua Internet Một Windows Azure Fabric liên kết chặc chẽ nhiều sức mạnh xử lí này thành một thể thống nhất Dịch vụ tính toán. .. đây là một số bài báo đã tham khảo 15 Báo cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây CHƯƠNG II CLOUD COMPUTING 1 Định Nghĩa Thuật ngữ cloud được sử dụng như một phép ẩn dụ cho mạng Internet, dựa trên cách vẽ đám mây thể hiện cho một mạng lưới nào đó Còn thuật ngữ computing là các hoạt động hướng mục tiêu từ việc sử dụng công nghệ thông tin, bao gồm các hệ thống phần cứng và phần mềm được sử dụng cho một phạm... linh hoạt dựa trên việc sử dụng Mô hình đa người thuê là đặc điểm chính của dịch vụ đám mây công cộng • Đám mây lai: Là sự kết hợp những đặc điểm của cả đám mây công cộng và đám mây tư nhân, mà ở đó các phương thức cung cấp dịch vụ trong và ngoài được kết hợp Ví dụ trong trường 18 Báo cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây hợp đám mây tư nhân ngoài mặt bằng doanh nghiệp, tài nguyên thì được dành riêng, nhưng nó... web Những đặc trưng tiêu biểu: • Phục vụ cho việc phát triển, kiêm thử, triển khai và vận hành ứng dụng giống như là môi trường phát triển tích hợp • Các công cụ khởi tạo với giao diện trên nền web Kiến trúc đồng nhất • Tích hợp dịch vụ web và cơ sở dữ liệu Hỗ trợ cộng tác nhóm phát triển • Công cụ hỗ trợ tiện tích 28 Báo cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây l Software-as-a-Service (SaaS - Dịch vụ phần mềm):... quản lý, kiểm soát hệ thống CHƯƠNG III MỘT SỐ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN CLOUD COMPUTING 1 Giới thiệu một số nền tảng hỗ trợ phát triển ứng dụng cloud Cloud computing cung cấp hạ tầng, nền tảng và phần mềm như là dich vụ, mà có thể được cung ứng như là một dich vụ cho thuê trong cách dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu đối với người dùng Cloud computing được hiện thực theo 3 kiểu: a Infrastructure-as-a-Service (IaaS... chung trên một tài nguyên Cấp độ doanh nghiệp: đem lại lợi ích cho công ty bởi một nguồn tài nguyên tích toán tổng hợp • Các ví dụ: Amazon EC2/S3, Elastra (Beta 2.0 2/2009), Nirvanix, AppNexus k Platform-as-a-Service (PaaS - Dịch vụ nền tảng) : Cung cấp API cho phát triển ứng dụng trên mộtt nền tảng trừu tượng , Cung cấp nền tảng tinh toán và một tập các giải pháp nhiều lớp Nó hỗ trợ việc triển khai... Wikipedia: Điện toán đám mây là điện toán dựa trên mạng Internet, theo đó các tài nguyên, phần mềm và thông tin chia sẻ được cung cấp cho các máy tính và các thiết bị khác theo yêu cầu, giống như mạng lưới điện. ” 3 Tính chât cơ bản của Cloud Computing Tự dịch vụ theo nhu cầu (On-demand self-service): Một người dùng có thể đơn phương cung cấp các khả năng tính toán như thời gian sử dụng máy chủ và kho lưu... được mức độ của hoạt động Đầy lầ một sự phát triển của những giải pháp lưu trữ web và máy chủ cá nhân ảo Tên ban đầu được sử dụng là dịch vụ phần cứng (HaaS) và được tạo ra bởi một nhà kinh tế học Nichlas Car vào thang 3 năm 2006, nhưng điều này cần thiết Nhưng từ này đã dần bị thay thế bởi khái niệm dịch vụ hạ tầng vào khoảng cuối năm 2006 27 Báo cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây Những đặc trưng tiêu biểu: . và điện toán đám mây + Tìm hiểu một số nền tảng phát triển trên điện toán đám mây + Tìm hiểu vấn đề an ninh thông tin trên điện toán đám mây + Tìm hiểu tình hình ứng dụng điện toán đám mây tại. trên điện toán đám mây. Trong bài tiểu luận này, em trình bầy các vấn đề liên quan đến điện toán lưới và điện toán đám mây bao gồm các phần chính sau: + Trình bầy cơ bản về điện toán lưới và điện. cáo Điện Toán Lưới và Đám Mây Hình 4: Mô hình triển khai Điện toán đám mây h. Mô hình triển khai • Đám mây tư nhân (Private Cloud) Là hệ thống CNTT được sở hữu và quản lý trong mạng nội bộ của một

Ngày đăng: 20/05/2015, 05:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[7] Kresimir Popovic , Zeljko Hocenski, "Cloud computing security issues and challenges," in The Third International Conference on Advances in Human-oriented and Personalized Mechanisms, Technologies, and ervices, 2010, pp. 344-349 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cloud computing security issues andchallenges
[8] Meiko Jensen, Jửrg Schwenk, Nils Gruschka and Luigi Lo Iacono, "On Technical Security Issues in Cloud Computing," in IEEE ICCC, Bangalore 2009, pp. 109-116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: On TechnicalSecurity Issues in Cloud Computing
[9] Bernd Grobauer, Tobias Walloschek and Elmar Stửcker, "Understanding Cloud- Computing Vulnerabilities," IEEE Security and Privacy, vol. 99, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Understanding Cloud-Computing Vulnerabilities
[10] S. Subashini, ,Kavitha, V., "A survey on security issues in service delivery models of cloud computing," Journal of Network and Computer Applications, Vol. 34, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A survey on security issues in service delivery modelsof cloud computing
[1] PGS. TS Nguyễn Phi Khứ. Slide bài giảng tính toán lưới và điện toán đám mây, Cao Học khóa 8, 2014, ĐHCNTT Khác
[2] Linan Zhu, Qingshui Li, and Lingna He, Study on Cloud Computing Resource Scheduling Strategy Based on the Ant Colony Optimization Algorithm Khác
[3] CH1101010 - CH1101035 - Khai Thác Dịch vụ Cloud Computing, bài thu hoạch môn grid computing, cao học khóa 6, ĐH CNTT Khác
[4] Trần Cao Đệ, TỔNG QUAN VỀ AN NINH TRÊN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Công nghệ Thông tin (2013) Khác
[5] Đỗ Đức Đông, Luận án tiến sĩ công nghệ thông tin, Phương pháp tối ưu đàn kiến và ứng dụng-Đại học Quốc gia Hà Nội-Đại học Công Nghệ, 2012 Khác
[6] Đặng Quý Linh, Luận văn thạc sĩ, NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIẢI THUẬT ĐÀN KIẾN ĐỂ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN NGƯỜI DU LỊCH, Đại học Đà Nẵng, 2013 Khác
[11] Ranjan Kumar, and G Sahoo. LOAD BALANCING USING ANT COLONY IN CLOUD COMPUTING. International Journal of Information Technology Convergence and Services (IJITCS) Vol.3, No.5, October 2013Các trang web Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w