1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn Điện toán lưới và đám mây NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỐNG KÊ PHẢN HỒI CỦA NHÂN VIÊN TRÊN CLOUD COMPUTING

21 541 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 484,65 KB

Nội dung

Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH MÔN HỌC: ĐIỆN TOÁN LƯỚI VÀ ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỐNG KÊ PHẢN HỒI CỦA NHÂN VIÊN TRÊN CLOUD COMPUTING CBHD: PGS. TS. NGUYỄN PHI KHỨ HỌC VIÊN: TRẦN MẠNH TƯỞNG CH1301070 TP HCM 05-2014 Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 2 Mục Lục I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 II. KHÁI NIỆM VỀ CLOUD COMPUTING 5 1. Định nghĩa 5 2. Các ưu điểm 6 3. Các khuyết điểm 7 4. Mô hình các lớp dịch vụ 8 5. Mô hình triển khai 9 III. KHÁI NIỆM VỀ DATA MINING 11 1. Khái niệm về Data Mining 11 2. Các giai đoạn của quá trình khai phá dữ liệu 13 3. Các kỹ thuật khai phá dữ liệu 14 3.1 Kết hợp 14 3.2 Phân cụm 14 3.3 Phân loại 15 3.4 Hồi quy 16 4. Ứng dụng của Data Mining 16 IV. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỐNG KÊ PHẢN HỒI NHÂN VIÊN TRÊN CLOUD COMPUTING 17 1. Thu thập dữ liệu 17 2. Tìm thuật toán để khai phá dữ liệu đã thu thập ở bước 1 17 3. Xây dựng ứng dụng: chọn ngôn ngữ lập trình, môi trường, kiểu phần mềm ứng dụng 18 4. Làm sao để ứng dụng trở thành một SaaS 19 V. KẾT LUẬN, HƯỚNG PHÁT TRIỂN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 3 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hơn 10 năm qua, công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng và hiệu quả cao, đóng góp trực tiếp gần 7% GDP của đất nước, đồng thời có tác động lan tỏa thúc đẩy phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội. Để có sự phát triển mạnh mẽ đó, các công ty, doanh nghiệp đã được thành lập với tốc độ khá nhanh. Trong khi nhu cầu nguồn lực công nghệ thông tin, nhất là nguồn lực chất lượng cao thì lại chưa thể đáp ứng kịp. Do vậy các công ty phần mềm ngoài vấn đề cạnh tranh tìm khách hàng trong nước cũng như ngoài nước, thì vấn đề nguồn lực cũng là một vấn đề cạnh tranh rất nóng bỏng. Các công ty luôn đưa ra các chính sách cao cho việc chiêu mộ nhân viên mới, cũng như chính sách đãi ngộ cho các nhân viên đang làm việc. Hàng năm FPT Software chi cả chục tỷ đồng cho việc trả hoa hồng cho việc chiêu mộ nhân viên mới cũng như các đãi ngộ cho nhân viên: nghỉ mát, FPT care, các chương trình đào tạo… Tất cả những việc làm đó đều mục đích là kích thích tinh thần, động lực của nhân viên, để giữ chân nhân viên ở lại. Một đội ngũ nhân viên được động viên tốt sẽ đem lại những sản phẩm và dịch vụ ưu việt, làm hài lòng khách hàng và tăng kết quả bán hàng. Vì vậy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến động viên nhân viên và thực hiện các cuộc khảo sát để tìm hiểu phản hồi của nhân viên về động cơ làm việc và sự gắn bó của họ đối với tổ chức, từ đó định hướng cho các mục tiêu, các đề xuất về vấn đề nhân sự…FPT Software hàng năm thường định kỳ tổ chức khảo sat hai lần, ngoài những câu hỏi có lựa chọn đáp án, thì có phần ghi cảm nghĩ của bản thân nhân viên của công ty là khá quan trọng, nhưng công ty với quy mô lớn, làm sao có thể tổng hợp hết được nội dung, ý nghĩa bao quát những cảm nghĩ đó, làm sao biết được đa số nhân viên đang nghĩ gì về công ty, mong muốn của họ là gì? Từ đó tôi đã có ý tưởng xây dựng ứng dụng để thống kê những ý kiến phản hồi của nhân viên FPT Software nói riêng và các công ty khác nói chung. Mục tiêu của ứng dụng là với đầu vào là các dữ liệu của khảo sát, cho ra kết quả là bao nhiêu phần trăm nhân viên có cùng suy Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 4 nghĩ, và suy nghĩ đó là gì? Hiện tại ý tưởng chỉ là thống kế phản hồi nhân viên, nếu xây dựng thành công với độ chính xác chấp nhận được, ứng dụng sẽ được dùng cho thống kê các tin tức của trang web, nội dung của siêu văn bản, thống kê comment của các trang mạng xã hội. Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 5 II. KHÁI NIỆM VỀ CLOUD COMPUTING 1. Định nghĩa Theo Wikipedia: “Điện toán đám mây (cloud computing) là một mô hình điện toán có khả năng co giãn (scalable) linh động và các tài nguyên thường được ảo hóa được cung cấp như một dịch vụ trên mạng Internet”. Hình 1: Minh họa về Cloud Computing Điện toán máy chủ ảo, còn gọi là điện toán đám mây (cloud computing), là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 6 2. Các ưu điểm 1. Miễn phí Rất nhiều ứng dụng trực tuyến có chất lượng rất tốt nhưng lại hoàn toàn miễn phí, ví dụ như các gói văn phòng của Zoho hay của Google. Ngoài sự thiếu vắng một vài tính năng cao cấp (soạn thảo đồng thời nhiều thư theo một mẫu định sẵn chẳng hạn), thì những dịch vụ này có thể thực hiện phần lớn các công việc mà chúng ta cần. 2. Dễ tiếp cận Vì trang web "đỡ" hộ phần lớn công việc của chúng ta, nên chúng ta khôngg cần phải có một máy tính với cấu hình quá “khủng” khi sử dụng những ứng dụng kiểu này. Chẳng hạn, chúng ta hoàn toàn có thể tiếp cận những dịch vụ điện toán đám mây chỉ với một chiếc netbook, phiên bản thu nhỏ của laptop, với mức giá không quá 250 USD. 3. Di động Chúng ta muốn cho bạn bè của mình xem một văn bản trong máy tính của mình? Điều này không hề khó. Họ chỉ cần đăng nhập và nhận văn bản này qua dịch vụ điện toán đám mây. Nếu cần một tài liệu trình chiếu và sử dụng trong một hội thảo quan trọng, nhưng không may là chiếc laptop của chúng ta lại đột ngột dở chứng trên đường ra sân bay? Điều này sẻ không thành vấn đề khi sử dụng điện toán đám mây, vì bất kỳ máy tính nào cũng có thể truy cập tài liệu trình chiếu này. 4. Linh hoạt Khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, chúng ta sẽ không còn chịu cảnh gò bó khi chỉ có thể thao tác các tài liệu số trên các thiết bị thông dụng như desktop hay laptop nữa. Có rất nhiều thiết bị có khả năng truy cập Internet hiện đã có thể sử dụng được các dịch này, và chúng ta có thể thoải mái tải xuống các bức ảnh từ Flickr với chú dế Blackberry, hay sử dụng ứng dụng trên iPhone để “quảng cáo” cuốn tiểu thuyết đang viết dở cho bạn bè mình xem. Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 7 5. Yên tâm tuyệt đối Chắn chắn không ít lần chúng ta đã để mất những dữ liệu quý giá chỉ bởi đã lỡ tay xóa nó đi mất, hay chiếc máy tính thân yêu bất ngờ bị cháy ổ cứng? Một điểm rất tuyệt khi sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây là nó sẽ trở thành một mạng lưới thực sự an toàn. Nếu chúng ta tải một ảnh của mình lên trang Flickr, chúng ta hãy cứ yên tâm răng dù ổ cứng của chúng ta có bị cháy nổ bao nhiêu lần đi nữa, thì bức ảnh mà chúng ta tải lên sẽ vẫn an toàn tuyệt đối. (Tất nhiên là cho đến khi nào Flickr còn tồn tại.). 3. Các khuyết điểm Điều lo ngại đầu tiên từ mô hình điện toán đám mây chính là vấn đề tuân thủ luật lệ của các công ty. Bằng cách tự lưu trữ ứng dụng của mình, một công ty có thể dễ dàng xác định những mục tiêu kiểm soát và duy trì tình trạng toàn vẹn của dữ liệu theo yêu cầu của luật lệ. Tuy nhiên, nếu công ty này muốn đưa những ứng dụng tài chính của mình lên “đám mây”, họ chắc chắn sẽ phải đánh giá lại những mục tiêu kiểm soát để bảo đảm không vi phạm vấn đề tuân thủ luật lệ. Mối lo ngại thứ hai là vấn đề trộn lẫn dữ liệu. Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây thường lưu trữ dữ liệu của nhiều khách hàng khác nhau lên cùng một phần cứng. Trong khi đó, các công ty muốn dữ liệu của họ được tách biệt rõ ràng so với dữ liệu của đối thủ cạnh tranh.Một câu hỏi được đặt ra là khi nhà cung cấp dịch vụ sao lưu dữ liệu, liệu dữ liệu giữa các công ty có bị trộn lẫn với nhau hay không. Khi một công ty nào đó chấm dứt hợp đồng, liệu nhà cung cấp dịch vụ có chắc chắn là mình chỉ lấy dữ liệu của mỗi công ty đó ra khỏi ổ tape hay không ? Một số công ty lo ngại dữ liệu của họ có thể rơi vào tay đối thủ cạnh tranh bằng cách này. Mối lo ngại thứ ba đến từ công nghệ ảo hóa. Lấy ví dụ như công ty VMware cung cấp một tính năng gọi là Lịch trình tài nguyên phân bổ (Distributed Resource Scheduler). Tính năng này liên tục giám sát việc sử dụng tài nguyên của các hệ điều hành hoạt động trên một máy ảo và phân bổ tài nguyên có sẵn giữa các máy ảo khác. Khi những tài nguyên máy ảo trở nên hạn hẹp, năng lực của nó sẽ được bổ sung Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 8 bằng cách đưa những máy chủ ảo còn hoạt động sang một máy chủ vật lý khác.Điều này nghe rất tuyệt, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu máy chủ vật lý này nằm ở cách rất xa công ty chúng ta, chẳng hạn như ở Nga hay Nhật? Khi đó, liệu chúng ta có thể bảo đảm được tính toàn vẹn của dữ liệu mình hay không? 4. Mô hình các lớp dịch vụ Dịch vụ Cloud Computing rất đa dạng và bao gồm tất cả các lớp dịch vụ điện toán từ cung cấp năng lực tính toán trên dưới máy chủ hiệu suất cao hay các máy chủ ảo, không gian lưu trữ dữ liệu, hay một hệ điều hành, một công cụ lập trình, hay một ứng dụng kế toán … Các dịch vụ cũng được phân loại khá da dạng, nhưng các mô hình dịch vụ Cloud Computing phổ biến nhất có thể được phân thành 3 nhóm: Dịch vụ hạ tầng (IaaS), Dịch vụ nền tảng (PaaS) và Dịch vụ phần mềm (SaaS). Dịch vụ hạ tầng IaaS (Infrastructure as a Service) Dịch vụ IaaS cung cấp dịch vụ cơ bản bao gồm năng lực tính toán, không gian lưu trữ, kết nối mạng tới khách hàng. Khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức) có thể sử dụng tài nguyên hạ tầng này để đáp ứng nhu cầu tính toán hoặc cài đặt ứng dụng riêng cho người sử dụng. Với dịch vụ này khách hàng làm chủ hệ điều hành, lưu trữ và các ứng dụng do khách hàng cài đặt. Khách hàng điển hình của dịch vụ IaaS có thể là mọi đối tượng cần tới một máy tính và tự cài đặt ứng dụng của mình. Ví dụ điển hình về dịch vụ này là dịch vụ EC2 của Amazon. Khách hàng có thể đăng ký sử dụng một máy tính ảo trê dịch vụ của Amazon và lựa chọn một hệ thống điều hành (ví dụ, Windows hoặc Linux) và tự cài đặt ứng dụng của mình. Dịch vụ nền tảng PaaS (Platform as a Service) Dịch vụ PaaS cung cấp nền tảng điện toán cho phép khách hàng phát triển các phần mềm, phục vụ nhu cầu tính toán hoặc xây dựng thành dịch vụ trên nền tảng Cloud dó. Dịch vụ PaaS có thể được cung cấp dưới dạng các ứng dụng lớp giữa (middleware), các ứng dụng chủ (application server) cùng các công cụ lập trình với ngôn ngữ lập trình nhất định để xây dựng ứng dụng. Dịch vụ PaaS cũng có thể được Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 9 xây dựng riêng và cung cấp cho khách hàng thông qua một API riêng. Khách hàng xây dựng ứng dụng và tương tác với hạ tầng Cloud Computing thông qua API đó. Ở mức PaaS, khách hàng không quản lý nền tảng Cloud hay các tài nguyên lớp như hệ điều hành, lưu giữ ở lớp dưới. Khách hàng điển hình của dịch vụ PaaS chính là các nhà phát triển ứng dụng (ISV). Dịch vụ App Engine của Google là một dịch vụ PaaS điển hình, cho phép khách hàng xây dựng các ứng dụng web với môi trường chạy ứng dụng và phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình Java hoặc Python. Dịch vụ phần mềm SaaS (Software as a Service) Dịch vụ SaaS cung cấp các ưng dụng hoàn chỉnh như một dịch vụ theo yêu cầu cho nhiều khách hàng với chỉ một phiên bản cài đặt. SaaS là một giải pháp phần mềm ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, cho phép dữ liệu được truy cập từ bất kỳ thiết bị có kết nối Internet qua trình duyệt Web. Trong mô hình phần mềm trên nền web này, nhà cung cấp SaaS sẽ đảm trách lưu trữ và sao lưu cơ sở dữ liệu, phát triển ứng dụng phần mềm (apps) và duy trì hệ thống máy chủ. Đây là sự chuyển hướng mang tính cách mạng từ mô hình truyền thống là phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ (on-premise PC installed). Với mô hình SaaS, các công ty ứng dụng SaaS thay vì phải đầu tư tốn kém vào các thiết bị phần cứng để lưu trữ phần mềm, họ sẽ đi thuê ngoài toàn bộ hạ tầng và dịch vụ CNTT. Nhà cung cấp dịch vụ phần mềm SaaS sẽ đảm trách mọi vấn đề liên quan đó. Dịch vụ SaaS nổi tiếng nhất phải kể đến Salesforce.com với các ứng dụng cho doanh nghiệp mà nổi bật nhất là CRM. Các ứng dụng SaaS cho người dùng cuối phổ biến là các ứng dụng office Online của Microsoft hay Google Docs của Google. 5. Mô hình triển khai Từ “đám mây” (cloud) xuất phát từ hình ảnh minh họa mạng Internet đã được sử dụng rộng rãi trong các hình vẽ về hệ thống mạng máy tính của giới CNTT. Một cách nôm na, điện toán đám mây là mô hình điện toán Internet. Tuy nhiên, khi mô Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 10 hình Cloud Computing dần định hình, các ưu điểm của nó đã được vận dụng để áp dụng trong các môi trường có quy mô và phạm vi riêng, hình thành các mô hình triển khai khác nhau. Đám mây “công cộng” Mô hình đầu tiên được nói đến khi đề cập tới Cloud Computing chính là mô hình Public Cloud. Đây là mô hình mà hạ tầng Cloud Computing được một tổ chức sỡ hữu và cung cấp dịch vụ rộng rãi cho tất cả các khách hàng thông qua hạ tầng mạng Internet hoặc các mạng công cộng diện rộng. Các ứng dụng khác nhau chia sẻ chung tài nguyên tính toán, mạng và lưu trữ. Do vậy, hạ tầng Cloud Computing được tiết kế để đảm bảo cô lập về dữ liệu giữa các khách hàng và tách biệt về truy cập. Đám mây “doanh nghiệp” Đám mây doanh nghiệp (Private Cloud) là mô hình trong đó hạ tầng đám mây được sở hữu bởi một tổ chức và phục vụ cho người dùng của tôt chức đó. Private Cloud có thể được vận hành bởi một bên thứ ba và hạ tầng đám mây có thể được đặt bên trong hoặc bên ngoài tổ chức sở hữu (tại bên thứ ba kiêm vận hành hoặc thậm chí là một bên thứ tư). Đám mây “chung” Đám mây chung (Community Cloud) là mô hình trong đó hạ tầng đám mây được chia sẻ bởi một số tổ chức cho cộng đồng người dùng trong các tổ chức đó. Các tổ chức này do đặc thù không tiếp cận với các dịch vụ Public Cloud và chia sẻ chung một hạ tầng Cloud Computing để nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng. Đám mây “lai” Mô hình đám mây lai (Hybrid Cloud) là mô hình bao gồm hai hoặc nhiều hơn các đám mây trên tích hợp với nhau. Mô hình Hybrid Cloud cho phép chia sẻ hạ tầng hoặc đáp ứng nhu cầu trao đổi dữ liệu. [...]... thao, giải trí Đầu tư Máy tìm kiếm (web) Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 16 Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây IV NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỐNG KÊ PHẢN HỒI NHÂN VIÊN TRÊN CLOUD COMPUTING Để xây dựng ứng dụng này cần trải qua các bước, giai đoạn như bên dưới: 1 Thu thập dữ liệu Với dữ liệu của cuộc khảo sát là khá lớn vì nó đã... mạnh khi xử lý với dữ liệu lớn Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 18 Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây 4 Làm sao để ứng dụng trở thành một SaaS Sau khi có ứng dụng, câu hỏi là làm sao đưa nó lên Cloud Computing Vì ứng dụng có thể cung cấp cho nhiều công ty, vì ứng dụng chỉ quan tâm đến input đầu vào là dữ liệu mà thôi Đa phần các... services của các nhà cung cấp lớn như Microsoft hoặc Google Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 19 Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây V KẾT LUẬN, HƯỚNG PHÁT TRIỂN Đề tài đã tìm hiểu và tham khảo quá trình khảo sát nhân viên hằng năm tại FPTSoftware Đề tài đã tìm hiểu các khái niệm cơ bản về Cloud Computing, các mô hình ứng dụng, đông... xây dựng mô hình và sử dụng mô hình để phân loại dữ liệu ớc 1 : Xây dựng mô hình dựa trên việc phân tích các mẫu dữ liệu cho trước ớc 2 : Sử dụng mô hình để phân loại dữ liệu Hay nói các khác, phân loại là học một hàm ánh xạ một mục dữ liệu vào trong số các lớp cho trước Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 15 Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới. .. Statistics : Thống kê Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 12 Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Machine Learning : Máy học Databases: Cơ sở dữ liệu Visualization: Trực quan hóa (giúp dữ liệu dễ hiểu, dễ sử dụng) 2 Các giai đoạn của quá trình khai phá dữ liệu Quá trình khai phá dữ liệu được bắt đầu bằng việc hiểu được ứng dụng chúng... của bất kỳ một nhóm dữ liệu nào, ví dụ như nội dung của các trang web, văn bản, hay tin tức được nhắc đến nhiều trong ngày, trong tháng của cá trang mạng xã hội Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu, phạm vi của môn học nên đề tài chỉ dừng lại ở mức độ xây dựng ý tưởng, thu thập dữ liệu Chưa xây dựng phát triển ra một chương trình ứng dụng Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud. .. nhau sẽ không tương đồng Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 14 Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Khoa Khoa Học Máy Tính Hình 5: Ví dụ minh họa về kỹ thuật phân cụm 3.3 Phân loại Thuộc loại khai phá dữ liệu dự đoán Nhiệm vụ của khai phá dữ liệu dự đoán là đưa ra các dự đoán dựa vào các suy diễn trên cơ sở dữ liệu hiện thời Mục tiêu của phương pháp phân loại... này thu thập và tiền xử lý dữ liệu, chọn lọc dữ liệu nguồn, loại bỏ các dữ liệu không cần thiết, xử lý dữ liệu lỗi, giai đoạn này chiếm nhiều thời gian nhất của khai phá dữ liệu Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 13 Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Giai đoạn khai phá dữ liệu, trích rút tri thức: Giai đoạn này sẽ sử dụng các kỹ... liệu Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 11 Khoa Khoa Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Hình 2: Minh họa Data Mining Data mining nhấn mạnh 2 khía cạnh chính đó là khả năng trích xuất thông tin có ích Tự động (Automated) và thông tin mang tính dự đoán (Predictive) Để đánh giá mô hình dự đoán hoạt động tốt thế nào người ta dựa vào các tham... khái niệm của Data Mining, các định nghĩa, quy trình khai phá dữ liệu, các phương pháp khai phá dữ liệu, phạm vi ảnh hưởng thực tế của Data Mining Nghiên cứu tìm hiểu khai phá luật kết hợp trong dữ liệu, thuật toán Apriori và thuật toán cải tiến Apriori-Tid Xây dựng ý tưởng áp dụng khai phá luật kết hợp vào xử lý ngôn ngữ tự nhiên để từ đó có hướng xây dựng ứng dụng thống kê phản hồi của nhân viên, hoặc . Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 17 IV. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỐNG KÊ PHẢN HỒI NHÂN VIÊN TRÊN. Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 19 4. Làm sao để ứng dụng trở thành một SaaS Sau khi có ứng dụng, . Học Máy Tính Môn học Điện Toán Lưới Và Đám Mây Nghiên cứu xây dựng ứng dụng Thống kê phản hồi nhân viên trên Cloud Computing Trang 6 2. Các ưu điểm 1. Miễn phí Rất nhiều ứng dụng trực tuyến

Ngày đăng: 19/05/2015, 20:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w