Tình hình ứng dụng điện toán đám mây tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn điện toán lưới và đám mây MỘT SỐ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN CLOUD COMPUTING (Trang 49)

Dù được thế giới dự đoán sẽ là “cơn sóng thần công nghệ ” song tại Việt Nam điện toán đám mây vẫn đang chập chững bước những bước đầu tiên trong luồng gió công nghệ mới này.

Những tín hiệu đầu tiên

IBM là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này khi mở trung tâm điện toán đám mây vào tháng 9/2008 với khách hàng đầu tiên là là Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông Việt Nam (VNTT). Sau đó, Microsoft là một trong những “đại gia” tiếp bước điện toán đám mây ở thị trường Việt Nam, nhưng hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển thử nghiệm.

Tiếp theo phải kể đến khi FPT – nhà công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã khẳng định vị thế tiên phong của mình trong công nghệ bằng lễ ký kết với Microsoft châu Á-Trend Micro để hợp tác phát triển “đám mây” ở châu Á. Đại diện Trend Micro cho rằng, điện toán đám mây sẽ đem lại cơ hội cho Việt Nam bởi công nghệ hoàn toàn mới sẽ giúp giới trẻ Việt Nam vốn rất năng động sẽ có thêm điều kiện sáng tạo và phát huy tài năng của mình. Đầu tháng 8-2013 FPT Software vừa thông báo giành được quyền triển khai dự án RQ1-Renovation trị giá hơn 1 triệu USD cho khách hàng Mỹ có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm phần mềm bảo hiểm giá trị bất động sản.

Sau cuộc ký kết đó một tuần, FPT tiếp tục hợp tác cùng “đại gia” Microsoft vào tháng 05/2010. Tâm điểm của hợp tác này là một thỏa thuận nhằm phát triển nền tảng điện toán đám mây dựa trên công nghệ của Microsoft bao gồm: truyền thông, hợp tác, lưu trữ dữ liệu và các dịch vụ hạ tầng.

Thực trạng triển khai điện toán đám mây

Một số cơ quan chính phủ đã lựa chọn mô hình đám mây riêng hoặc đám mây cộng đồng cho các dự án xây mới trung tâm tích hợp dữ liệu hoặc cho môi trường phát triển/kiểm thử, điển hình như các Bộ Tài nguyên & Môi trường, Khoa học & Công nghệ, TT&TT hoặc các địa phương như TPHCM, Đà Nẵng, Cà Mau, Phú Yên.

Mới đây, xuất hiện thêm nhiều công ty mới cung cấp dịch vụ đám mây, song đa số tập trung vào những phân khúc thị trường hẹp, chẳng hạn QTSC, VNTT, Prism, Exa,

HostVN, MOS, BiakiCRM. Một số nhà cung cấp như Bkav, FPT, VDC, NEO,… thì chỉ cung cấp những dịch vụ riêng lẻ quản lý văn phòng, nhân sự, quan hệ khách hàng… Nhìn chung, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng tại Việt Nam vẫn còn ở quy mô nhỏ. Một số công ty tích hợp hệ thống (SI) và nhà cung cấp phần mềm độc lập (ISV) đã có chiến lược đầu tư vào điện toán đám mây, kết hợp xây dựng đám mây công cộng với triển khai đám mây riêng cho khách hàng. Trong số này, FIS, SBD, HiPT đang chiếm thị phần lớn ở mảng IaaS; còn Lạc Việt, MISA, NEO, CT-IN giữ vai trò chủ chốt ở mảng SaaS (coi phần mềm như một dịch vụ, khách hàng có thể thuê phần mềm về sử dụng và trả phí theo tháng hoặc năm).

Nhiều công ty vẫn chưa triển khai ứng dụng công nghệ này mà vẫn chỉ dừng ở mức nghiên cứu và khảo sát.

Theo các chuyên gia nhận định, đây chính là giải pháp tối ưu để các doanh nghiệp nước ta giảm thiểu chi phí cũng như tăng hiệu suất làm việc ở mức tối đa.Nhưng trên thực tế,công nghệ này thực sự vẫn chưa đạt được mức kỳ vọng như nó mang lại.

Tương lai cho điện toán đám mây tại Việt Nam

Một tín hiệu vui cho sự phát triển điện toán đám mây ở Việt Nam là hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp đều đã có hiểu biết cơ bản về đám mây và có kế hoạch sử dụng trong vòng

2 năm tới. Theo kết quả của nghiên cứu được công bố ở VIO 2013 nêu trên:

- Chỉ có 3% tổ chức, doanh nghiệp cho biết không có kế hoạch triển khai dịch vụ đám mây.

- 25% đang tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá nhưng chưa có kế hoạch sử dụng. - 8% sẽ sử dụng dịch vụ đám mây sau 6 tháng.

- 39% đang sử dụng dịch vụ đám mây.

- 19% đang sử dụng dịch vụ đám mây và sẽ gia tăng việc sử dụng.

Đáng chú ý việc Viettel đang thử nghiệm cung cấp dịch vụ Cloud VPS - một dịch vụ điện toán đám mây công cộng ở mức hạ tầng cơ bản. Cùng tham gia mảng thị trường này với Viettel là VDC - đang cung cấp 2 dịch vụ gồm Managed Backup (quản lí dự phòng sao lưu dữ liệu) và IaaS (dịch vụ web cung cấp các máy chủ, hệ thống lưu trữ, thiết bị mạng và phần mềm qua một mô hình dịch vụ tự phục vụ tự động).

Theo kết quả nghiên cứu vừa được ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM (HCA) công bố tại Hội thảo "Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam - Viet Nam ICT Outlook - VIO 2013" (VIO 2013), Viettel và VMS đang là 2 nhà mạng tiên phong triển khai ứng dụng điện toán đám mây riêng để tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian phát triển dịch vụ.

Tháng 6/2013, MobiFone đã công bố triển khai thỏa thuận hợp tác chiến lược về xây dựng các giải pháp di động đầu tiên tại Việt Nam dựa trên nền tảng điện toán đám mây của IBM cho Trung tâm di động khu vực 2 (MobiFone II). Các giải pháp di động dựa trên nền tảng điện toán đám mây cũng sẽ hỗ trợ MobiFone kết nối hàng nghìn nhân viên, đặc biệt là các giao dịch viên tại địa bàn TP.HCM, thông qua các thiết bị di động.

Thách thức bủa vây

Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng đám mây tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức như: cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; khách hàng thiếu niềm tin đối với nhà cung cấp dịch vụ đám mây về cam kết chất lượng dịch vụ, bảo mật thông tin; chi chí đầu tư cho hạ tầng đám mây cao trong khi quy mô thị trường còn nhỏ và các nhà cung cấp dịch vụ trong nước khó cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu; khả năng liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ đám mây (ví dụ hạ tầng với ứng dụng) còn yếu,..

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn điện toán lưới và đám mây MỘT SỐ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN CLOUD COMPUTING (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w