TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU Tuần:30 Ngày soạn:20/03/2011 Tiết:39 Ngày dạy:22/03/2011 Bài 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sông ngòi nước ta. - Mối quan hệ cuả sông ngòi nước ta với các nhân tố tự nhiên và xã hội (địa chất, địa hình, khí hậu…, con người) - Giá trị tổng hợp to lớn của nguồn lợi do sông ngòi mang lại. - Trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế lâu bền. 2. Kĩ năng: - Phân tích bản đồ, bảng số liệu, vẽ biểu đồ phân bố lưu lượng trong năm ở một số địa điểm cụ thể. 3. Thái độ: - Có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam. - Bảng mùa lũ trên các lưu vực sông ( bảng 33.1 SGK) - Hình ảnh minh hoạ về thuỷ lợi, thuỷ điện, du lịch sông nước ở Việt Nam. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số: 8A 1 …… …8A 2 …… …8A 3 … ……. 2. Kiểm tra bài cũ : ? Nước ta có mấy mùa khí hậu? Đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta? ? Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao? 3. Bài mới a. Vào bài: Vì sao nói sông ngòi kênh rạch, ao, hồ… là hình ảnh quen thuộc đối với chúng ta? Ở địa phương em có sông, hồ nào? Đặc điểm ra sao? Có vai trò gì trong đời sống? b. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm Bước 1: Chia 4 nhóm trả lời theo phiếu học tập. Nhóm 1: Nhận xét mạng lưới sông ngòi nước ta? Tên các con sông lớn? Nhóm 2: Nhận xét về hướng chảy sông ngòi? Giải thích vì sao? (do ảnh hưởng của hướng địa hình thấp dần từ TB xuống ĐN Nhóm 3: Dựa vào bảng 33.1. nhận xét về chế độ nước của sông (mùa nước)? Vì sao sông ngòi nước ta lại có 2 mùa rõ rệt? (Mùa lũ trùng với gió Tây Nam mùa hạ có lượng mưa lớn chiếm 80% lượng mưa cả năm) Nhóm 4: Nhận xét về hàm lượng phù sa của sông? Nguyên nhân? Lượng phù sa có những tác 1. Đặc điểm chung : - Nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2360 dòng sông), 93% là sông ngắn và nhỏ. - Chảy theo hai hướng chính TB-ĐN và vòng cung. - Chế độ nước sông có 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70 – 80% lượng nước cả năm nên dễ gây ra lũ lụt. - Hàm lượng phù sa lớn trung bình 232g/m 3 . Tổng phù sa 200 triệu tấn/năm GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU động nào tới thiên nhiên và đời sống của dân đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long . Bước 2: GV: Tổng kết, bổ sung bốn đặc điểm của sông ngòi Việt Nam. 2. Hoạt động 2: Cá nhân/ Cả lớp. Bước 1: Tìm hiểu và cho biết giá trị sông ngòi nước ta? Bước 2: Những nguyên nhân làm ô nhiễm sông ngòi? Bước 3: Cho biết một số biện pháp chống ô nhiễm nước sông? Bước 4: Tìm hiểu một số biện pháp phòng chống lũ của nhân dân? Bước 5: Gv Tổng hợp – bổ sung 2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của nước sông: a. Giá trị của sông ngòi. - Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: Thuỷ lợi, thuỷ điện, thuỷ sản, GTVT, phù sa… b) Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm. - Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội. - Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại cũng làm cho nguồn nước ô nhiễm c) Biện pháp - Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi - Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguôn nước. - Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn. - Cần phải tích cực chủ động chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi. 4. Kết luận, đánh giá: - Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt? - Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiểm? liên hệ ở địa phương em. - Hướng dẫn bài tập về nhà : 3/120 5. Hoạt động nối tiếp: - Soạn bài và chuẩn bị bài 34 “ Các hệ thống sông lớn ở nước ta” trả lời các câu hỏi trong bài để tiết sau học tốt hơn. - Sưu tầm tư liệu tranh ảnh nói về sông ngòi Việt Nam. IV. PHỤ LỤC: Phiếu học tập phần 1: Mạng lưới Hướng chảy Mùa nước Lượng phù sa * Số lượng sông - 2360 dòng sông - 93% là sông nhỏ và ngắn * Hướng chảy chính - TB – ĐN - Vòng cung * Các mùa nước - Mùa lũ - Mùa cạn * Hàm lượng phù sa. Lớn, trung bình 232g/m 2 * Đặc điểm mạng lưới sông. - Dày đặc - Phân bố rộng * Các sông lớn - Sông Hồng - Sông Mê Công (Cửu Long) * Các sông điển hình cho hướng. - TB – ĐN: S Hồng, S Đà, S Tiền, S Hậu… - Vòng cung: S Lô, S Gâm, S Cầu, S Thương, S Lục Nam. * Sự chênh lệch lượng nước giữa các mùa: Mùa lũ lượng nước tới 70 – 80% lượng cả năm. * Tổng lượng phù sa: - 200 triệu tấn/năm - S Hồng 120 triệu tấn/năm (chiếm 60%) - S Cửu Long 70 triệu tấn/năm (chiếm 35%) GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU Tuần:30 Ngày soạn:22/03/2011 Tiết:40 Ngày dạy:25/03/2011 Bài 34 CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : Qua bài học. HS cần nắm : - Vị trí - tên gọi chín hệ thống sông lớn - Đặc điểm 3 vùng thủy văn của nước ta - Một số hiểu biết về khai thác các nguồn lợi sông ngòi và giải pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng xác định hệ thống lưu vực sông. - Kĩ năng mô tả hệ thống và đặc điểm sông của một khu vực. 3. Thái độ: - Có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ địa lý tự nhiên - Bảng hệ thống sông lớn ở Việt Nam. - Hình ảnh chống lũ lụt ở nước ta. - Sách giáo khoa. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp . Kiểm tra sỉ số: 8A 1 …… …8A 2 …… …8A 3 … ……. 2. Kiểm tra bài cũ : - Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt? - Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa phương em? 3. Bài mới: a. Vào bài: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và chia thành nhiều hệ thống. Mỗi hệ thống sông có hình dạng và chế độ nước khác nhau tùy thuộc điều kiện địa lí tự nhiên của lưu vực như khí hậu, địa hình, địa chất…và các hoạt động kinh tế, thủy lợi trong hệ thống ấy. Thì hôm nay chúng ta tìm hiểu bài học. b. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 1.Hoạt động nhóm 1: Thảo luận nhóm Bước 1: Giáo viên treo bản đồ tự nhiên Việt Nam lên bảng. Bước 2: Yêu cầu nêu lên vài sông lớn Việt Nam trên bản đồ. Xác định vị trí? Có nhận xét gì về mạng lưới sông ngòi ở nước ta? Giáo viên treo bảng hệ thống các sông lớn được phóng to trên bảng đen. Cho một học sinh đọc các chi tiết trên bảng. Bước 3: Phân nhóm ra để thảo luận. Có 4 nhóm trong lớp, phát phiếu học tập 1. Khái quát: - Mạng lưới sông ngòi Việt Nam dày đặc. - Có chín hệ thống lớn chia làm ba vùng. 2. Các hệ thống sông chính : GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU GV phân công cho nhóm một với nội dung như sau: Vùng Chế độ nước Tên sông chính Giá trị Bắc Bộ Trung Bộ Nam Bộ Các nhóm 1, 2, thảo luận với các nội dung sau ? Sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ có chế độ nước như thế nào? ? Mùa lũ vào tháng nào trong năm? ? Nêu tên các hệ thống sông chính ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ? ? Giá trị của sông ? * Nhóm 3: GV. So với sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ thì sông ngòi Nam Bộ lượng nước và chế độ nước chảy như thế nào? GV. Ảnh hưởng của thuỷ triều đến giao thông? GV. Hãy nêu tên hai hệ thống sông chính ở Nam Bộ? * Nhóm 4: GV. Hãy xác định hệ thống sông Mê Công trên bản đồ tự nhiên. GV. Cho biết sông Mê Công chảy qua nước ta có tên chung là gì? GV. Sông Mê Công đổ ra Biển Đông bằng những cửa nào GV. Chỉ đọc trên bản đồ tự nhiên Việt Nam? GV. Thuận lợi - khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long? Biện pháp chống lũ? GV. 2.Hoạt động nhóm 2: Cá nhân/ Cả lớp Bước 1: Dựa vào vốn hiểu biết hãy cho biết khi sống chung với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi và thiệt hại gì? Nêu một số biện pháp phòng lũ hiện nay ở hai đồng bằng lớn của nước ta? a. Sông ngòi Bắc Bộ - Có lũ vào tháng 6 đến tháng 10. - Sông miền này có hình nan quạt -> dễ có lũ. - Hệ thống sông Hồng tiêu biểu cho sông ngòi Bắc Bộ. b. Sông ngòi Trung Bộ: - Sông ngòi Trung Bộ ngắn dốc. - Lũ vào thu đông. c. Sông ngòi Nam Bộ: - Sông ngòi Nam Bộ khá điều hoà. - Lũ từ tháng 7 đến tháng 11. - Phải sẵn sàng chống lũ lụt, bảo vệ đời sống và sử dụng các nguồn lợi từ sông nước. 3. Vấn đề sống chung với lũ: * Đồng bằng sông Hồng: Đắp đê lớn. Tiêu lũ theo nhánh vào ô trũng. Bơm nước từ đồng ruộng ra sông * Đồng bằng sông Cửu Long: Đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ Tiêu lũ ra vùng biển phía Tây. Làm nhà nổi, làng nổi. Xây dựng làng ở các vùng đất cao Dự báo chính xác và sử dụng hơp lý nguồn lợi sông Mê Công. GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU 4. Kết luận, đánh giá: - Xác định bản đồ tự nhiên Việt Nam các hệ thống sông lớn ở nước ta? - Các thành phố Hà Nội, thành phố HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào? - Nêu cách phòng chống lũ ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng? 5. Hoạt động nối tiếp: - Về nhà xem lại nội dung bài học và học bài cũ. - Soạn và chuẩn bị đồ dùng học tập để tiết sau thực hành. (bút chì,thước, màu…) IV. PHỤ LỤC: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 . TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU Tuần: 30 Ngày soạn:20/03/2011 Tiết :39 Ngày dạy:22/03/2011 Bài 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI. 35%) GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU Tuần: 30 Ngày soạn:22/03/2011 Tiết :40 Ngày dạy:25/03/2011 Bài 34 CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA I. Mục tiêu. Bản đồ địa lý tự nhiên - Bảng hệ thống sông lớn ở Việt Nam. - Hình ảnh chống lũ lụt ở nước ta. - Sách giáo khoa. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp . Kiểm tra sỉ số: 8A 1 …… …8A 2 …… …8A 3 …