1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chiến lược phát triển trường lớp

30 147 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 204 KB

Nội dung

A. PHẦN MỞ ĐẦU: “Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Nguyễn Tất Thành thị trấn Sa Thầy giai đoạn 2010- 2015, tầm nhìn đến năm 2020”, nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Hiệu trưởng cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược của trường trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành thị trấn Sa Thầy là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn, Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Sa Thầy góp phần đưa sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thị trấn Sa Thầy phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; hội nhập với các nước khu vực và thế giới. B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHIẾN LƯỢC: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: Tên đơn vị: TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH THỊ TRẤN SA THẦY HUYỆN SA THẦY - TỈNH KON TUM Địa điểm trụ sở chính: Thôn 1, Thị Trấn Sa Thầy - Sa Thầy - Kon Tum. Điện thoại: 0603.821.123; 0603.821.888 Quá trình thành lập: Nhà trường được thành lập theo Quyết định số 81/QĐ-TCCB ngày 22 tháng 07 năm 1997 (quyết định về việc đổi tên trường Phổ thông Trung học Sa Thầy thành trường Phổ thông Trung học Cơ sở Thị trấn Sa Thầy). Năm 2008 được đổi 1 tên thành trường THCS Nguyễn Tất Thành thị trấn Sa Thầy (theo Quyết định số 1924/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2008 của UBND huyện Sa Thầy). Cơ cấu tổ chức, chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường gồm: 54 đồng chí, trong đó: + Cán bộ quản lý: 03 đồng chí; + Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 47 đồng chí; + Nhân viên thí nghiệm, thư viện, hành chính: 4 đồng chí. Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn 98%; Trên chuẩn 52,8%. 1. Các tổ chức chính trị, đoàn thể trong nhà trường: a. Chi bộ Đảng nhà trường có 16 đảng viên, trong đó nữ 12; dân tộc 01, nữ dân tộc 01; đảng viên chính thức 15 đồng chí, nữ 10 đồng chí; đảng viên dự bị 1 đồng chí, nữ 1 đồng chí; Các tổ chức: Công đoàn, chi Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên của nhà trường được công nhận vững mạnh về tổ chức, tiên tiến trong hoạt động của địa phương. b. Công đoàn nhà trường thực hiện tốt các hoạt động, phong trào các cấp phát động và tổ chức, nhiều năm liền là đơn vị vững mạnh, tiên tiến trong nhiều hoạt động được Liên đoàn lao động huyện, Liên đoàn lao động tỉnh tặng Bằng khen đặc biệt tổ chức Công đoàn nhà trường vinh dự được Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen. c. Chi đoàn trường luôn luôn đi đầu tham gia và thực hiện tốt các phong trào hoạt động của trường, của ngành và của của các tổ chức đoàn cấp trên phát động; trong nhiều năm qua chi đoàn trường luôn luôn giữ vững được danh hiệu chi đoàn vững mạnh, xuất sắc được huyện đoàn tặng Bằng khen. d. Liên đội trường là lá cờ đầu của toàn huyện về thực hiện tốt các phong trào thiếu nhi do nhà trường, ngành, Hội đồng đội cấp trên tổ chức. Trong nhiều năm liền( 8 năm) liên đội luôn giữ vững danh hiệu Liên đội mạnh cấp tỉnh. 2. Tổ chuyên môn: * Năm học 2010-2011 nhà trường có 4 tổ chuyên môn, cụ thể: 2 Tổ Văn - Sử - Địa - GDCD:11 giáo viên; Tổ Tiếng Anh: 06 giáo viên; Tổ Toán - Vật Lý - KTCN:12 giáo viên; Tổ Hoá - Sinh - Mĩ Thuật - Thể Dục - Âm Nhạc - KTNN: 15 giáo viên; Tổ Công nghệ thông tin (CNTT): 03 giáo viên; Các tổ chuyên môn nhà trường giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Thực hiện tốt công tác giảng dạy, tham mưu Ban giám hiệu nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm học được nhà trường giao cho. Các tổ chuyên môn nhà trường liên tục vinh dự được đón nhận danh hiệu tổ lao động tiến tiến xuất sắc trong nhiều năm liền (từ năm 1997 đến nay). Chất lượng giáo viên: Năm học 2009-2010, tỉ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp đạt: 82,2%, trong đó nhiều giáo viên luôn đạt giải cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện (đạt 3 giải nhất, 5 giải nhì, 5 giải ba trên tổng số 16 giáo viên dự thi), cấp tỉnh (1 giải nhì, 2 giải ba, 3 giải khuyến khích trên tổng số 7 giáo viên dự thi) 3. Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ: Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ thường xuyên của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thị trấn. Sự phối hợp giữa nhà trường với các Ban ngành đoàn thể của địa phương. Đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhiệt tình trong công tác, yêu nghề mến trẻ. Đa số có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, được biên chế đầy đủ ở các bộ môn. Chính quyền địa phương và nhân dân có nhiều quan tâm đến việc học hành của con em, đây là lực lượng chính để nâng cao chất lượng giáo dục và công tác xã hội hoá giáo dục. Khó khăn: 3 Số lượng học sinh đông, địa bàn rộng, một bộ phận nhân dân chưa ý thức được trách nhiệm của gia đình đối với việc học của con em. Đạo đức của một số học sinh chưa ngoan như thường xuyên vắng học ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Tỷ lệ duy trì sĩ số hàng ngày trong thời gian mùa vụ, dịp Lễ Tết gặp nhiều khó khăn đối với học sinh Dân tộc thiểu số ở 3 làng. Điều kiện kinh tế một số gia đình gặp nhiều khó khăn. 4. Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư, trang bị đầy đủ đảm bảo tốt cho công tác giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khuôn viên nhà trường là một khu riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường, tất cả các khu trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. a. Khu phòng học, phòng thực hành bộ môn: tổng số phòng học 24 phòng đảm bảo đầy đủ cho các lớp học một ca , phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách hiện hành. Phòng Tin học có 30 máy vi tính được trang bị theo đúng quy định tại Quy chế thiết bị giáo dục trong trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Có các phòng học bộ môn Vật lý, Sinh học, Hóa học, Âm nhạc. Nhà trường có thư viện đúng tiêu chuẩn quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học, có khu luyện tập thể dục thể thao, Phòng làm việc của Công đoàn giáo dục, phòng hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Có phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của Phó hiệu trưởng, Văn phòng nhà trường, phòng họp giáo viên, kho, phòng thường trực. b. Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát; khu vệ sinh được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định của BGD&ĐT được bố trí riêng cho giáo viên, học sinh nam, sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường; khu để xe riêng cho giáo viên, cho từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự an toàn, sạch sẽ, thoáng mát. 4 Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy và học, các hoạt động giáo dục và nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; hệ thống thoát nước sạch hợp vệ sinh. 5. Chức năng, nhiệm vụ: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục phổ thông. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC: Trong những năm học qua nhà trường luôn cố gắng thực hiện tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo quy định của ngành, của địa phương giao cho cụ thể: Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường 100% có phẩm chất chính trị tốt. Nội bộ nhà trường đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Tích cực hưởng ứng và thực hiện hoàn thành xuất sắc các cuộc vận động, các phong trào thi đua của Trung ương, của ngành, của địa phương như cuộc vận động “Hai không”, mô hình “4P”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thực hiện đúng tiến độ GDPCTHCS. 5 Luôn bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tốt công tác tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể. 1. Kết quả chất lượng giáo viên, học sinh: a. Giáo viên: Năm học 2009 - 2010, số giáo viên tham gia dự thi giáo viên giỏi cấp trường đạt 12/17 đồng chí (70,6%); thi giáo viên giỏi làm và sử dụng đồ dùng giỏi cấp huyện đạt 7/7 đồng chí tham gia dự thi (đạt 100%), so với năm học trước tăng 20%. Cấp tỉnh đạt 4/5 đồng chí (chiếm 80%) (so với năm học trước tăng 37,3%) . Thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt: 13/17 đ/c (76,5%), trong đó 3 giải nhất, 5 giải nhì, 5 giải ba. 100% cán bộ, giáo viên nhà trường tham gia ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập để đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý chuyên môn. 100% học sinh được học tập tiếp cận khoa học công nghệ thông tin (học môn Tin học), được nâng cao kỹ năng thực hành, phát huy tính tích cực của học sinh. b. Học sinh: Đội tuyển học sinh giỏi giải toán trên Internet tham gia thi cấp huyện đạt 9/11 học sinh. Có 2 học sinh được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh đạt 2/2 học sinh (đạt 100%). 2 học sinh tham gia kỳ thi chọn HSG cấp quốc gia. 100% CBGV được tập huấn khai thác và ứng dụng Internet. 14/23 giáo viên đạt kết quả cao trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện có ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập. 100% giáo viên ứng dụng CNTT trong các giờ Hội giảng, thao giảng, dạy RKN, 51/53 CBGV đã được học tập qua lớp Tin học căn bản (96,2%) Thực hiện tốt công tác vận động duy trì sĩ số (khoán vận động , khoán duy trì sĩ số; do đó tỉ lệ chuyên cần hàng ngày luôn đạt từ 95 - 98%). 6 Đảm bảo tỉ lệ học sinh khá giỏi 48,83% (tăng 3,73% so với năm học 2008-2009), xếp loại hạnh kiểm khá, tốt 94,03 (tăng 11,03% so với năm học 2008-2009). Giảm tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học (0%), xếp loại học lực yếu chỉ còn 3,06% (giảm 10,14% so với năm học 2008-2009), hạnh kiểm trung bình 0,15% (giảm 2,05% so với năm học trước). Tỉ lệ học sinh giỏi các cấp huyện, tỉnh đạt giải cao: học sinh giỏi cấp huyện 32/51 (đạt 62,74%); học sinh giỏi cấp tỉnh 15/23 (đạt 65,2%) trong đó giải nhì 5 học sinh, giải ba 6 học sinh, khuyến khích 4 học sinh. Quản lý, sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Thực hiện tốt công tác phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. c. Các thành tích nổi bật nhà trường: Năm học 2005-2006, UBND tỉnh tặng Bằng khen (Số 345/QĐ-CT ngày 15 tháng 08 năm 2006, Quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum) Năm học 2006-2007, BGD&ĐT tặng Bằng khen (Số 4196/QĐ-BGD&ĐT ngày 13 tháng 08 năm 2007, Quyết định của Bộ trưởng BGD&ĐT). Năm học 2007-2008, UBND tỉnh tặng Bằng khen (Số 127/QĐ-CT ngày 12 tháng 12 năm 2008, Quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum) Năm học 2008-2009, liên tục được UBND tỉnh tặng Bằng khen (Số 336/QĐ- CT ngày 01 tháng 09 năm 2009, Quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum). Tháng 10 năm 2010, Ủy ban nhân dân Tỉnh công nhận danh hiệu trường đạt Chuẩn quốc gia. (QĐ số 1049/QĐ-UBND, ngày 7 tháng 10 năm 2010). Tháng 10 năm 2010, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khen tặng tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2. Biện pháp tổ chức thực hiện và những nguyên nhân đạt được thành tích. a. Biện pháp tổ chức: * Công tác tổ chức quản lý của Ban giám hiệu: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Xây dựng kế hoạch có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai 7 kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. * Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo, cấp ủy chính quyền địa phương trong công tác giáo dục. Hoàn thành xuất sắc phong trào “Tiếng kẻng học tập”, Khoán chất lượng, khoán vận động học sinh, khoán duy trì sĩ số”. Thường xuyên đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới công tác thi đua khen thưởng; quy chế dân chủ cơ sở. Đầu tư bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhà giáo; bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, học sinh dân tộc. Thường xuyên thực hiện tốt các phong trào thi đua các đoàn thể, nhà trường. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục; công tác khuyến học-khuyến tài. Tranh thủ sự đầu tư, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân đặc biệt là sự giúp đỡ của nhân dân, của cha (mẹ) học sinh, . b. Nguyên nhân thắng lợi: Sự lãnh đạo của Đảng bộ, UBND huyện, Sở GD&ĐT, sự quan tâm chỉ đạo điều hành của Phòng GD&ĐT và chính quyền các cấp; sự đóng góp của các tổ chức đoàn thể trong, ngoài nhà trường, của cha mẹ học sinh và toàn dân đối với giáo dục đã góp phần quyết định cho sự thành công của sự nghiệp giáo dục. Sự ổn định chính trị, những thành quả phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn thị trấn của thời kỳ đổi mới đã tạo môi trường với các điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục. Đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước đã liên tục tăng trong các năm qua. Lòng yêu nước, yêu người, yêu nghề, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và quyết tâm đổi mới của ngành giáo dục đào tạo huyện đã góp phần quan trọng thực 8 hiện nhiệm vụ giáo dục. Đội ngũ nhà giáo cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách to lớn, đóng góp công sức vào sự nghiệp trồng người. Truyền thống hiếu học của dân tộc được phát huy mạnh mẽ, thể hiện trong từng gia đình, từng cộng đồng dân cư. Người dân đã không tiếc công sức, tiền của đầu tư và khuyến khích động viên con em vượt khó, chăm chỉ học tập, hỗ trợ và tạo điều kiện dạy tốt, học tốt cho nhà trường trong các năm qua. III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH, HẠN CHẾ, THỜI CƠ, THÁCH THỨC, . 1. Điểm hạn chế. a. Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu: Chưa được quyền chủ động tuyển chọn được nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao. Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, chưa thực chất, phân công công tác chưa phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng của một số giáo viên. b. Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh. Thậm chí có giáo viên trình độ chuyên môn còn hạn chế, không tự học, bảo thủ, sự tín nhiệm của học sinh và đồng nghiệp chưa cao. Số giáo viên chưa đạt chuẩn 1 đồng chí (0,2%). c. Chất lượng học sinh: Học sinh có học lực trung bình yếu chiếm tỉ lệ 32,7%, ý thức học tập, rèn luyện, phấn đấu chưa tốt. Một bộ phận học sinh còn lười học, số học sinh dân tộc thiểu số ở ba làng (KLeng, Kà đừ, làng Chốt) chiếm tỉ lệ cao (1/3 tổng số học sinh toàn trường) nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng. d. Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, hiện đại. Phòng học, phòng học bộ môn chưa có trang thiết bị, đồ dùng học tập, thiết bị dạy học, bàn ghế chất lượng thấp, phòng làm việc của các đoàn thể, nhà tập đa năng, sân tập, phòng Truyền thống còn thiếu. 9 e. Nguyên nhân của những yếu kém Quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu chưa thực sự được quán triệt đúng mức ở các cấp quản lý và chỉ đạo giáo dục. Trong nhiều năm qua Đảng ta đã luôn luôn nhấn mạnh quan điểm “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực của quá trình phát triển”. Tuy nhiên trong thực tiễn, quan điểm này chưa được cụ thể hóa để hiểu một cách đầy đủ và triển khai một cách thực sự hiệu quả ở mọi lĩnh vực. Việc nhận thức của nhân dân chưa đầy đủ về vai trò của giáo dục, chưa thấy hết trách nhiệm đối với giáo dục nên chưa dành ưu tiên thỏa đáng tạo điều kiện phát triển giáo dục trong đó đáng chú ý là công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn. Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong khi tình hình kinh tế xã hội địa phương có nhiều biến đổi sâu sắc, xu thế đổi mới giáo dục mạnh mẽ thì nhiều tư tưởng của nhân dân còn xơ cứng, trì trệ. Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa hợp lý, chưa quan tâm đúng mức đến địa phương khó khăn. Đầu tư của nhà nước cho giáo dục còn thiếu hiệu quả, chưa tập trung cao cho những mục tiêu ưu tiên. Cơ cấu chi ngân sách giáo dục chưa hợp lý, trong đó phần chi cho hoạt động chuyên môn là không đáng kể. Những tác động khách quan làm tăng thêm những yếu kém bất cập của giáo dục. Quá trình hội nhập quốc tế đã mang tới những cơ hội lớn nhưng cũng mang đến nhiều thách thức lớn đối với giáo dục. Nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao trong khi khả năng đáp ứng của ngành giáo dục và trình độ phát triển kinh tế của đất nước còn hạn chế. 2. Thời cơ. Có sự tín nhiệm của học sinh và phu huynh học sinh trên địa bàn huyện. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn , kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt. Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng. 10 [...]... trò trường THCS Nguyễn Tất Thành quyết tâm vượt mọi khó khăn để xây dựng trường trở thành nơi đặt “niềm tin” của mọi thế hệ học sinh Trên đây là nội dung kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Nguyễn Tất Thành thị trấn Sa Thầy giai đoạn 2010 – 2012, tầm nhìn đến năm 2015 Nhà trường kính trình đến các cấp lãnh đạo, quý phụ huynh học sinh biết để hỗ trợ trường chúng tôi thực hiện thành công chiến lược. .. năm, Hiệu trưởng xây dựng Kế hoạch năm học dựa trên chiến lược này, khi có sự điều chỉnh cần thông qua hội đồng trường, thông qua ban chỉ đạo thực hiện chiến lược và phổ biến công khai trong hội đồng sư phạm 3 Mỗi Cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bộ phận, các đoàn thể, các tổ chuyên môn đều phải có bản tự đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, đề ra giải pháp cho những năm sau: C... nhiệm và tình thương của đội ngũ nhà giáo, khung cảnh sư phạm của nhà trường là những yếu tố tạo nên sự lôi cuốn của mỗi nhà trường d Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục 2 Tầm nhìn Trường THCS Nguyễn Tất Thành Thị Trấn Sa Thầy là một trường chuẩn mực và năng động, nơi học sinh và giáo viên luôn có khát vọng... quản lý trường phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu thế hội nhập quốc tế Trước tiên mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải có nhận thức sâu sắc: cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển với những bước tiến nhảy vọt nhằm đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin đồng thời xác định rõ phát triển kinh tế tri thức là một trong những mấu chốt để phát triển kinh... thương hiệu của nhà trường trên mạng Internet và từ đó quảng bá rộng rãi khắp toàn quốc Yêu cầu mỗi thành viên trong nhà trường đều nêu cao tinh thần làm chủ, chủ động nắm bắt và tuyên truyền những tin tức tích cực nhất nhằm xây dựng thương hiệu cho nhà trường trong nhân dân, trên Website của trường, của ngành, … c Đưa tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi, các mục tiêu chiến lược của nhà trường lên những... các lớp 6 Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong nhà trường: Trong xã hội hiện đại, vai trò của công nghệ thông tin ngày càng tăng lên Nó đã và đang trở thành hàng hoá được chuyển giao trên thị trường và được bảo hộ bằng pháp luật Những tiến bộ như vũ bão của khoa học - công nghệ trong hai thập kỷ qua, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, tự động hoá đã làm đảo lộn tư duy và chiến. .. tự động hoá đã làm đảo lộn tư duy và chiến lược của nhiều nước Với việc đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tiếp theo nhà trường không thể nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà chủ yếu hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu… Vì vậy không thể thiếu ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học ngày nay Chiến lược nhà trường về Ứng dụng Công nghệ thông tin trong... đội ngũ nhà giáo Xây dựng đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên không chỉ là nhiệm vụ của Ban giám hiệu nhà trường, nó có vị trí hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố thành bại của việc thực hiện Chiến lược phát triển trường THCS Nguyễn Tất Thành giai đoạn 2010 đến 2015, tầm nhìn năm 2010” a Năm học 2012 và các năm tiếp theo, xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về... hoạt động Đặc biệt là nguồn lực thông tin đặc biệt là hệ thống thông tin hai chiều Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường, các nguồn lực gồm có: + Nguồn lực tài chính: Từ ngân sách Nhà nước 25 Ngoài ngân sách:... bất kỳ khâu nào Phát huy tác dụng của các trang web và blog của nhà trường đã tạo ra Chú trọng đặc biệt trong phát ngôn, mọi thông tin về nhà trường phải thực hiện theo đúng thông tư số 09/2009/TT-BGD&ĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân (1 năm học 2 lần vào tháng 9 và tháng 6) Chỉ có Lãnh đạo nhà trường mới được phổ . PHẦN MỞ ĐẦU: Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Nguyễn Tất Thành thị trấn Sa Thầy giai đoạn 2010- 2015, tầm nhìn đến năm 2020”, nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các. bàn thị trấn Sa Thầy phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; hội nhập với các nước khu vực và thế giới. B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHIẾN LƯỢC: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH. cuốn của mỗi nhà trường. d. Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục. 2. Tầm nhìn. Trường THCS Nguyễn

Ngày đăng: 19/05/2015, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w