Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 81 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
81
Dung lượng
2,86 MB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển nhanh chóng của Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, sự ra đời của các công ty, doanh nghiệp ngày càng nhiều, nhu cầu sử dụng lao động ngày càng tăng làm cho nhu cầu quản lý nhân sự của doanh nghiệp càng được chú trọng. Vì sao Doanh Nghiệp phải thực hiện khảo sát chất lượng nguồn “vốn” nhân lực? Một câu hỏi thường đặt ra đối với các giám đốc điều hành(CEO): Doanh nghiệp không biết nguồn nhân lực của mình nằm ở vị trí nào trong mặt bằng ngành nghề sản xuất, kinh doanh hiện nay và việc phát triển nguồn nhân lực của mình hiện tại có đúng với phương pháp quản trị nhân sự hiện đại không? Khi CEO chưa trả lời được câu hòi này thì khó có thể nói đến chiến lược dài hạn của doanh nghiệp để nâng tầm và có thể trở thành những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mình. Một đặc điểm rất khác của các CEO Việt Nam là thường ôm đồm quá nhiều việc, không ủy quyền hay giao việc cho các bộ phận chức năng để thực hiện. Có thể vấn đề ở đây lại gắn với xác lập tiêu chí trong chiến lược của doanh nghiệp. Theo quan niệm, khi doanh nghiệp lập chiến lược phát triển dù ngắn hạn cũng phải được dựa trên cả bốn tiêu chí: doanh thu tài chính, thị phần khách hàng, quy trình nội bộ và đào tạo phát triển con người. Tỷ lệ và định hướng cho từng tiêu chí phụ thuộc vào hoạt động và môi trường sản xuất kinh doanh cụ thể hoặc có thể “đàm phán” với từng bộ phận. Khi đã xác định được tỷ lệ rồi, xem như lúc đó chúng ta đã giao được công việc cho các bộ phận chức năng trong từng giai đoạn. Vậy, việc khảo sát chất lượng nguồn “vốn” nhân lực hiện nay được thực hiện như thế nào? Việc khảo sát chất lượng nguồn “vốn” nhân lực phải dựa trên nhu cầu xây dựng hệ thống nguồn nhân lực phát triển thích hợp cho doanh nghiệp. Mục đích của khảo sát nhằm tìm ra cách thích hợp tiếp cận hệ thống nguồn nhân lực cũng như xác định những mục tiêu cụ thể và phạm vi của hệ thống nguồn nhân lực. Tên đề tài: Phần mềm khảo sát & quản lý nhân lực SLKS. Mục tiêu của đề tài Thay thế hệ thống quản lý cũ của Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực Tỉnh Bắc Giang bằng hệ thống mới hoàn thiện, đầy đủ và chính xác hơn, giảm thiểu tối đa công việc quản lý bằng sổ sách, giấy tờ. Hệ thống sẽ có sự thống nhất dữ liệu giữa các phòng ban chuyên môn, thuận tiện hơn cho việc giám sát hoạt động, thống kê báo cáo của trung tâm. Tránh sai sót và giảm thiểu thời gian công việc nhằm nâng cao hiệu quả công việc quản lý. Phạm vi của đề tài Đề tài đã được ứng dụng thực tế trong trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực Tỉnh Bắc Giang. Cấu trúc của đề tài Gồm có 5 phần chính: Chương 1: Tổng quan về Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh Bắc Giang Chương 2: Quản lý dự án Chương 3: Phân tích hệ thống • Đưa ra đặc tả yêu cầu của phần mềm. • Phân tích dữ liệu vào và đặc tả yêu cầu, để nêu ra các biểu đồ UseCase, biểu đồ trạng thái giữa các đối tượng, biểu đồ lớp các đối tượng. Chương 4: Thiết kế hệ thống • Thiết kế các kiến trúc và hoạt động của các chức năng hệ thống. • Mô tả thành phần và triển khai của hệ thống. • Thiết kế cơ sở dữ liệu Chương 5: Chương trình • Giao diện chương trình. • Mô tả ngôn ngữ lập trình sử dụng và công nghệ sử dụng. • Tổng kết những kết quả đạt được và những ưu, nhược điểm của phần mềm xây dựng được. Chương 6: Tổng kết • Kết quả đạt được • Hướng phát triển LỜI CẢM ƠN Chúng em xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Thị Trang Linh đã hướng dẫn chúng em môn học này. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại học Điện Lực những người mang đến cho em nguồn tri thức quý báu và những lời khuyên bổ ích đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian học tập vừa qua. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bè bạn, đã luôn là nguồn động viên to lớn, giúp chúng em vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn và luôn mong nhận được sự đóng góp của tất cả mọi người. Hà Nội, Ngày 23 tháng 01 năm 2014 Sinh viên thực hiện: Cao Văn Cường Phạm Văn Thích MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH Đồ án môn học Thực tập dự án phát triển phần mềm: SLKS CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM HỖ TRỢ ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC TỈNH BẮC GIANG 1.1. Cơ sở lý thuyết và khảo sát hiện trạng Đây là bước mở đầu của quá trình phát triển hệ thống, còn gọi là bước đặt vấn đề hay nghiên cứu sơ bộ. Khảo sát thực tế để làm quen và thâm nhập vào chuyên môn nghiệp vụ mà hệ thống đó phải đáp ứng, tìm hiểu các nhu cầu đặt ra với hệ thống đó, tập hợp các thông tin cần thiết. Để chúng ta đi vào phân tích và thiết kế một cơ sở dữ liệu hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. 1.1.1. Mục đích khảo sát hiện trạng Chúng ta xây dựng hệ thống mới nhằm mục đích thay thế hệ thống cũ đã có phần không phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Việc khảo sát nhằm để: - Tiếp cận với nghiệp vụ chuyên môn, môi trường hoạt động của hệ thống. - Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và cung cách hoạt động của hệ thống. Chỉ ra những chỗ hợp lý của hệ thống, cần được kế thừa và các chỗ bất hợp lý của hệ thống, cần nghiên cứu khắc phục. 1.1.2. Nội dung khảo sát đánh giá hiện trạng Tìm hiểu môi trường kinh doanh, nghiên cứu cơ cấu tổ chức của hệ thống chủ quản của công ty. Nghiên cứu các chức trách, nhiệm vụ của từng đối tượng làm việc trong công ty, sự phân cấp quyền hạn. Thu thập và nghiên cứu các hồ sơ sổ sách, các tệp cùng với các phương thức xử lý các thông tin trong công ty. Thống kê các phương tiện và tài nguyên đã và có thể sử dụng. Thu thập các đòi hỏi về thông tin, các ý kiến phê phán, phàn nàn về hiện trạng, các dự đoán, nguyện vọng và kế hoạch tương lai. Đánh giá, phê phán hiện trạng và đề xuất hướng giải quyết. Lập hồ sơ tổng hợp về hiện trạng. Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Lê Thị Trang Linh Trang 6 Đồ án môn học Thực tập dự án phát triển phần mềm: SLKS 1.2. Tổng quan về trung tâm 1.2.1. Giới thiệu tổng quan Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực tỉnh Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 12/7/2007 của UBND tỉnh Bắc Giang. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, có chức năng thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Bắc Giang, thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề và cán bộ quản lý theo nhu cầu của doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh và nhu cầu của xã hội. Cung ứng lao động có tay nghề, lao động quản lý cho các doanh nghiệp, cho xã hội và cho xuất khẩu lao động 1.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý trung tâm Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý trung tâm. Ban lãnh đạo: Giám đốc : Nguyễn Thị Sinh Phó giám đốc : Nguyễn Văn Hùng Các phòng chuyên môn: Phòng hành chính – Kế toán. Phòng Phân tích và Dự báo nhu cầu nhân lực. Phòng Đào tạo và Cung ứng nhân lực. Phòng Xuất khẩu lao động. Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Lê Thị Trang Linh Trang 7 Đồ án môn học Thực tập dự án phát triển phần mềm: SLKS 1.2.3. Mô tả hoạt động Giúp UBND tỉnh điều tra, nắm tình hình lao động để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Thực hiện việc ký kết để hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực giữa doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động. Nắm nguồn lao động đã qua đào tạo để thực hiện việc cung ứng. Tiếp nhận nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp đang và sẽ đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, doanh nghiệp đang đầu tư ở các tỉnh khác để liên kết với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, cung ứng theo nhu cầu của doanh nghiệp. Điều tra, phân tích, dự báo thông tin về thị trường lao động như: Nhu cầu đào tạo của người lao động; năng lực của các cơ sở đào tạo; nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp, làm cơ sở thực hiện hoạt động hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực. Tuyển chọn lao động hỗ trợ đào tạo và ký hợp đồng cung ứng với các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động để cung ứng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động. Phối hợp với doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị tổ chức các buổi giới thiệu việc làm, tuyển dụng lao động. Quản lý đội ngũ viên chức, lao động hợp đồng của Trung tâm theo quy định của pháp luật. Quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, tài chính của Trung tâm theo quy định của pháp luật. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. 1.2.4. Đánh giá hiện trạng 1.2.4.1. Những khó khăn chính Theo khảo sát của nhóm, hiện trạng của Trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực còn nhiều bất cập như sau: - Phần lớn việc quản lý vẫn phụ thuộc vào giấy tờ, hóa đơn, sổ sách. - Dữ liệu giữa các bộ phận không được thống nhất, dễ gặp sai sót, thiếu chính xác. - Công nghệ thông tin ứng dụng trong phòng khám chỉ dừng ở mức lưu trữ báo cáo, giấy tờ. Chưa tận dụng được tối đa mặt bằng cơ sở vật chất công nghệ thông tin. - Khối lượng giấy tờ sử dụng và lưu trữ quá nhiều. - Việc tra cứu tìm kiếm thông tin gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian. - Tốn nhiều nhân lực cho việc quản lý nhưng đem lại hiệu quả không cao. Tốn nhiều thời gian cho việc tổng hợp các báo cáo định kỳ. Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Lê Thị Trang Linh Trang 8 Đồ án môn học Thực tập dự án phát triển phần mềm: SLKS 1.2.4.2. Mục tiêu Để khắc phục những nhược điểm trên thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý các hoạt động của trung tâm sẽ cần thiết nhằm thực hiện các mục tiêu: - Mang lại lợi ích nghiệp vụ: tăng khả năng xử lý công việc, đáp ứng yêu cầu: tin cậy. chính xác, an toàn bí mật. - Mang lại lợi ích kinh tế: giảm biên chế, chi phí hoạt động, tăng thu nhập… - Mang lại lợi ích sử dụng: thuận tiện, nhanh chóng, đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động của người dùng. - Khắc phục được các nhược điểm của hệ thống cũ. 1.2.5. Yêu cầu bài toán - Cập nhật lưu trữ hồ sơ học sinh, phiếu điều tra nhu cầu của học sinh. - Lưu trữ thông tin của các hoạt động như tốt nghiệp, nguyện vọng… - Lưu trữ thông tin của phiếu điều tra, lập báo cáo nhu cầu. - Xây dựng báo cáo thống kê tổng hợp và chi tiết các hoạt động quản lý trong trung tâm - Xuất các giấy tờ liên quan đến hoạt động quản lý. 1.2.6. Khái quát hệ thống mới 1.2.6.1. Nhóm Học sinh THPT Nhóm học sinh THPT có hai nhiệm vụ chính là Nhập phiếu điều tra nhu cầu học nghề của học sinh THPT và báo cáo Nhu cầu học nghề của học sinh THPT. Khi nhập phiếu điều tra chúng ta sẽ lấy đầy đủ thông tin của học sinh về nhu cầu học nghề và sẽ được lưu trong CSDL. Sau đó chúng ta hoàn toàn có thể tổng hợp và báo cáo số lượng học sinh theo từng khía cạnh của nhu cầu. 1.2.6.2. Nhóm Doanh nghiệp Nhóm Doanh nghiệp có hai nhiệm vụ chính là Nhập phiếu điều tra nhu cầu nhân lực của Doanh nghiệp và Báo cáo nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Khi nhập phiếu điều tra chúng ta sẽ lấy được toàn bộ thông tin cần thiết đến nhu cầu của doanh nghiệp sau đó được lưu trong CSDL. Sau đó chúng ta có thể báo cáo tổng hợp hay lấy thông tin của nhu cầu doanh nghiệp theo ý muôn. Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Lê Thị Trang Linh Trang 9 Đồ án môn học Thực tập dự án phát triển phần mềm: SLKS 1.2.6.3. Nhóm Cơ sở đào tạo Cũng tương tự như hai nhóm kể trên, cũng có 2 nhiệm vụ chính là Nhập phiếu điều tra nguồn nhân lực cung cấp của Cơ sở đào tạo và báo cáo nguồn nhân lực của cơ sở đào tạo. 1.2.6.4. Nhóm Danh mục Nhóm danh mục được chia làm 3 Modul chính là Quản lý danh mục doanh nghiệp, Quản lý danh mục cơ sở đào tạo và quản lý danh mục học sinh, trong mỗi modul đều chưa các chức năng riêng. 1.2.6.5. Nhóm Hệ thống Nhóm hệ thống chủ yếu xử lý các yêu cầu hệ thông như quản lý người dùng, sao lưu cơ sở dữ liệu, cài đặt năm làm việc hay là thay đổi thông tin cá nhân. Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Lê Thị Trang Linh Trang 10 [...]... động của hệ thống với nhau thông qua các biểu đồ như biểu đồ use case, biểu đồ trạng thái, biểu đồ lớp 3.1 Xác định các tác nhân của hệ thống Qua quá trình tìm hiểu và khảo sát thực tế, xem xét đến quan hệ và các tác động của hệ thống phần mềm, ta xác định được tác nhân của hệ thống bao gồm: Quản trị viên: là nhân viên quản lý cấp cao, lãnh đạo trung tâm Là tác nhân có quyền cao nhất trong hệ thống, ... mềm: SLKS CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ DỰ ÁN 2.1 Tên dự án Dự án xây dựng phần mềm “Phần mềm khảo sát & quản lý nhân lực SLKS” 2.2 Các thành viên tham gia dự án - Vũ Tuấn Anh Cao văn Cường Phạm Văn Thích Vũ Ngọc Quý Nguyễn Tiến Hiếu Phạm Tiến Đạt 2.3 Yêu cầu của khách hàng Có một chương trình giúp cho việc khảo sát và quản lý trở lên thuận tiện hơn: - Giao diện thân thiện, dễ sử dụng Quản lý thông tin được đầy... trễ của dự án vì lý do này Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Thị Trang Linh Trang 14 Đồ án môn học Thực tập dự án phát triển phần mềm: SLKS CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG Từ kết quả khảo sát yêu cầu bài toán ở chương 1, chương 2 sẽ là chương xác định tác nhân, các chức năng cần có của hệ thống mới cần được xây dựng Từ đây, ta xác định được mối liên hệ giữa các tác nhân với hệ thống, và giữa... vụ Quản lý Phân tích, bàn giao Thiết kế Thiết kế Thiết kế Cài đặt, bảo trì Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Thị Trang Linh Nhận xét Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Trang 11 Đồ án môn học Thực tập dự án phát triển phần mềm: SLKS 2.6 Môi trường hoạt động - Hệ điều hành Windows XP, Vista, Win7, Win 8 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2008 MS Office 2.7 Quản. .. giải pháp công nghệ phổ thông - Tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực 2.7.4 Xử lý rủi ro - Thời gian làm mẫu quá dài: • Đối phó: dùng biện pháp tránh né • Cụ thể: Thương lượng với phía khách hàng thay đổi mục tiêu: giảm bớt yêu cầu đối với hệ thống trước mắt để có thể đưa hệ thống vào hoạt động sớm nhất có thể, đồng thời đưa ra các cấu hình nâng cấp cho hệ thống để hệ thống dần đạt đến... có quyền cao nhất trong hệ thống, có quyền thực hiện toàn bộ hệ thống: Quản lý danh mục, quản lý học sinh THPT, quản lý người dùng, quản lý doanh nghiệp, quản lý cơ sở đào tạo Quản lý viên : là nhân viên quản lý có quyền quản lý các modul, các danh mục và có quyền quản lý nhóm nhập liệu 3.2 Biểu đồ Use Case hệ thống 3.2.1 Biểu đồ Use Case tổng quát Hình 3 Biểu đồ Use Case... Quản trị viên, quản lý viên, nhân viên nhập liệu - Mục đích: Đăng nhập vào hệ thống để thực hiện các chức năng, phân quyền truy cập cho từng loại người dùng Nhân viên nhập liệu vào để nhập dữ liệu - Mô tả khái quát: Người dùng nhập thông tin đăng nhập bao gồm tên đăng nhập và mật khẩu vào giao diện đăng nhập Hệ thống kiểm tra thông tin đăng nhập và cho phép đăng nhập vào hệ thống - Tiền điều... CSDL - Ngoại lệ: Nếu hệ thống kiểm tra mã và tên dân tộc mà trống hay đã tồn tại thì hệ thống yêu cầu nhập lại Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Thị Trang Linh Trang 29 Đồ án môn học Thực tập dự án phát triển phần mềm: SLKS CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG Ở chương 2, việc phân tích hệ thống đã xác định được những use case và tương tác giữa chúng với nhau trong hệ thống mới Từ đó,... có tài khoản sử dụng trong hệ thống - Mô tả diễn biến: Hành động của tác nhân 1.Yêu cầu đăng nhập hệ thống Hồi đáp của hệ thống 2 Hiện giao diện đăng nhập 3 Nhập tên đăng nhập và mật khẩu lên 4 Kiểm tra thông tin người dùng nhập giao diện vào Mật khẩu sẽ được mã hóa MD5 và so sánh với mã trong CSDL Nếu đúng thì cho phép đăng nhập, hiển thị giao diện chính của hệ thống và cấp quyền truy cập... tác nhân Quản trị viên Hình 3 Biểu đồ Use Case cho tác nhân Quản trị viên 3.2.3 Biểu đồ Use Case của tác nhân Quản lý viên Hình 3 Biểu đồ Use Case của tác nhân Quản lý viên Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Thị Trang Linh Trang 16 Đồ án môn học Thực tập dự án phát triển phần mềm: SLKS 3.3 Đặc tả Use Case 3.3.1 Đặc tả Use Case đăng nhập - Tên ca sử dụng: Đăng nhập - Tác nhân: Quản . Nhóm Danh mục Nhóm danh mục được chia làm 3 Modul chính là Quản lý danh mục doanh nghiệp, Quản lý danh mục cơ sở đào tạo và quản lý danh mục học sinh, trong mỗi modul đều. danh mục, quản lý học sinh THPT, quản lý người du ng, quản lý doanh nghiệp, quản lý cơ sở đào tạo. Quản lý viên : là nhân viên quản lý có quyền quản lý các modul, các danh. tả Use Case quản lý danh mục doanh nghiệp - Tên ca sử dụng: Quản lý danh mục doanh nghiệp - Tác nhân: Quản trị viên, quản lý viên. - Mục đích: Cập nhật thông tin doanh nghiệp. - Mô tả