1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỊCH SỬ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ THỜ PHÁT DIỆM

35 4,1K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỊCH SỬ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ THỜ PHÁT DIỆM

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………… …3 2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………… .3 3. Vấn đề nghiên cứu. ……………………………………………………… .…3 4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… .…4 5. Cấu trúc tiểu luận………………………………………………………… …4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỊCH SỬ SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ THỜ PHÁT DIỆM 1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật điêu khắc kiến trúc của nhà thờ Phát Diệm………………………………………………………………………………….5 2. Lịch sử sự ra đời của nhà thờ Phát Diệm…………………………………… 6 2.1 Đôi nét về tiểu sử Cha Trần Lục người xây dựng nhà thờ Phát Diệm………… .7 2.2 Ý tưởng xây dựng quần thể nhà thờ Phát Diệm của Cha Trần Lục……… .8 2.3 Việc chuẩn bị cho công cuộc xây dựng……………………………………… .10 3. Tổng quan về nhà thờ Phát Diệm……………………………………………… .11 CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ PHÁT DIỆM 1. Nghệ thuật điêu khắc của nhà thờ Phát Diệm…………………………….11 1.1 Nghệ thuật điêu khắc ở Phương Đình………………………………………… 12 1.2 Nghệ thuật điêu khắc nhà thờ lớn………………………………………………15 1.3 Nghệ thuật điêu khắc bốn nhà thờ bên cạnh nhà thờ lớn ………………………17 1.3.1. Nghệ thuật điêu khắc nhà thờ Thánh Giuse…………………………………17 1.3.2. Nghệ thuật điêu khắc nhà thờ Thánh Phêrô…………………………… .…18 1.3.3. Nghệ thuật điêu khắc nhà thờ trái tim Chúa Giê su………………………….18 1 1.3.4. Nghệ thuật điêu khắc nhà thờ Thánh Rô-cô…………………………… … 19 1.4 Nghệ thuật điêu khắc nhà thờ trái tim đức mẹ ( nhà thờ đá )…………….…… 19 2. Nghệ thuật kiến trúc của nhà thờ đá Phát Diệm…………………… .… 22 2.1 Kiến trúc nhà thờ Phát Diệm xây dựng theo lối kiến trúc Á Đông…………… 22 2.2 Phong thủy trong kiến trúc nhà thờ Phát Diệm……………………………… .28 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ …………………………………………………… .33 DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO……………………………………35 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Nhà thờ đá Phát Diệm được đánh giá là một trong những nhà thờ có nhiều nét độc đáo nhiều giá trị về mặt nghệ thuật, đặc biệt là về nghệ thuật điêu khắc kiến trúc. Khác với những ngôi nhà thờ công giáo khác, nhà thờ đá Phát Diệm là tên gọi chung cho quần thể các ngôi nhà thờ tại Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình. Điểm đặc biệt của quần thể nhà thờ đá Phát Diệm chính là lối kiến trúc phương Đông khác biệt (và có lẽ là độc nhất). Bởi các công trình nhà thờ đậm nét kiến trúc châu Âu thường có con đường rộng, thẳng trực diện nhà thờ. Còn nhà thờ Phát Diệm lại thiết kế một hòn đảo giữa hồ có bức tượng Chúa Giêsu. Bên cạnh đó, từ ngôi nhà lớn cho đến từng ngôi nhà thờ nhỏ bao quanh, đều mang những ý nghĩa sâu xa. Đẹp trong từng đường nét kiến trúc điêu khắc, ý nghĩa trong từng hoa văn trang trí. Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá gỗ. Để tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc kiến trúc của nhà thờ này ta cần đi sâu nghiên cứu từng mảng về nghệ thuật điêu khắc kiến trúc để thấy được nét độc đáo của công trình vĩ đại này. 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc kiến trúc nhà thờ đá Phát Diệm để chứng minh đây là một công trình có nhiều giá trị trị về mặt nghệ thuật thấy được nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc kiến trúc nơi đây. 3. Vấn đề nghiên cứu. Khái quát chung về lịch sử sự ra đời của nhà thờ Phát Diệm. Nghệ thuật điêu khắc kiến trúc của nhà thờ đá Phát Diệm 3 4. Phương pháp nghiên cứu. • Nghiên cứu tài liệu • Phương pháp quan sát • Phương pháp phỏng vấn 5. Cấu trúc tiểu luận. Tiểu luận gồm 2 chương: Chương 1. Khái quát chung về lịch sử sự ra đời của nhà thờ Phát Diệm Chương 2. Nghệ thuật điêu khắc kiến trúc nhà thờ Phát Diệm 4 NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUAT CHUNG VỀ LỊCH SỬ SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ THỜ PHÁT DIỆM 1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật điêu khắc kiến trúc của nhà thờ Phát Diệm. Ở Việt Nam gồm có năm tôn giáo chính là: Phật giáo, Thiên Chúa giáo hay còn gọi là Ki tô giáo, tin lành, Cao đài Hòa Hảo. Trong đó những người đi theo đạo phật là nhiều nhất sau đó là Thiên Chúa giáo. Đạo Thiên Chúa có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Việt Nam. Từ khi du nhập vào Việt Nam nhiều nhà thờ đã được mọc lên với nhiều kiểu nhiều dáng vẻ rất đẹp mà chủ yếu nó chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây. Thời kì trung cổ, đạo cứu thế của Chúa Giêsu xuất hiện với khẩu hiệu “ Ta sẽ giành thiên đường cho người nghèo, giành hỏa ngục cho bọn giàu sang”. Thế là những người ngèo đang thất vọng bỗng được nhen lên 1 hi vọng, dù nó mơ hồ, ảo tưởng nhưng vẫn là hi vọng. Vậy là Thiên Chúa giao trờ thành một phong trào mộ đạo, phong trào lớn mạnh, Phương Tây từ đa thần trở chuyển sang nhất thần giáo. Mọi nghệ thuật như điêu khắc, kiến trúc đều quy tụ vào nhà thờ. Tôn giáo thống trị nghệ thuật thời kì này chính vì vậy dẫn tới sự ra đời của 3 phong cách kiến trúc nhà thờ đó là: Kiến trúc nhà thờ kiểu Bigiangtanh, kiến trúc nhà thờ Rômăng, kiến trúc nhà thờ Gô tích. 5 Nhà thờ Phát Diệm đã chịu ảnh hưởng rất nhiều kiểu kiến trúc nhà thờ Gôtích. Với sự đồ sộ như nhẹ nhàng, thanh thoát, như “một lời thỉnh cầu vút mãi tới trời cao”, các họa tiết, các tượng thánh trang trí cho nhà thờ thêm huy hoàng, tráng lệ. Nhà thờ Phát Diệm còn lấy cả kiểu kiến trúc đình , chùa tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa kiểu kiến trúc Đông Tây. 2. Lịch sử sự ra đời của nhà thờ Phát Diệm. Đầu thế kỷ XIX, Phát Diệm chỉ là vùng đất bồi với bùn lầy cỏ sậy. Năm 1828, Ông Nguyễn Công Trứ, một ông quan tài ba đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng được triều đình Huế phái ra bắc với chức “Dinh Điền Sứ” đẻ khai phá những vùng đất mới. Ông đã lập ra huyện Tiền Hải( Thái Bình ) huyện Kim Sơn( Ninh Bình ) nay là hai huyện trù phú, xưng đáng với tên gọi là “biển bạc”, “núi vàng” Vào năm 1862 tại Phát-Diệm, chỉ có một ngôi nhà tranh, rồi một nhà thờ khác rộng hơn (năm l871). Năm 1865 Cha Trần-Lục được cử làm Cha xứ giáo xứ Phát- Diệm. Khi ngài đến Phát-Diệm, thì đây chỉ là một bãi bùn lầy đầy những cói sậy. 6 Cha đã xây dựng xứ đạo Nhà Thờ Lớn Phát-Diệm trên cơ sở tầm thường này. Việc xây cất được thực hiện theo hai giai đoạn : giai đoạn xây cơ sở các nhà thờ chung quanh, giai đoạn xây cất chính ngôi Nhà Thờ Lớn… 2.1 Đôi nét về tiểu sử Cha Trần Lục người xây dựng nhà thờ Phát Diệm. Cha Trần Lục sinh năm 1825 tại làng Mỹ-quan, tổng Cao-vĩnh, huyện Nga- sơn, tỉnh Thanh-hóa. Ngài tên thật là Phê-rô Trần Văn Hữu. Năm 15 tuổi, ngài theo ở giúp cho cha Tiếu, xứ Bạch-bát. Ðến năm 1845 thì ngài lên đường vào tu tại Chủng Viện Vĩnh-trị (sau chuyển về Hoàng Nguyên), từ đây ngài đổi tên thành Triêm. Năm 1850, ngài bắt đầu đi thực tập mục vụ truyền giáo. Năm 1855, ngài về học Triết Học Thần Học ở Kẻ Non. Hai năm sau thì vua Tự Ðức bắt đầu những cuộc bách đạo, ngài bị bắt đi đày ở Lạng-Sơn. Chính tại đây, thầy Triêm được nhận sứ vụ Phó Tế, tức là chức Sáu, do vậy những người giáo dân cùng đi đày quen gọi ngài là Cụ Sáu. Có lẽ cũng chính vì thế mà sau này, vào năm 1979, vua Tự Ðức sẽ cải tên ngài là Trần Lục chăng? Năm 1862, sau khi vua Tự Ðức tha đạo, Cha Trần Lục được trả lại tự do, về coi sóc ba xứ Mỹ-diệm, Kẻ Dừa Tam-Tổng. Rồi từ năm 1865 đến năm 1899, ngài về làm cha sở Phát-diệm. 7 Trong lịch sử Giáo Hội Việt-nam, Cha Trần Lục có lẽ là vị Linh Mục duy nhất sống được hài hòa cả hai trách vụ đời đạo một cách xuất sắc. Vừa là giáo sĩ, ngài lại còn là Trấp An dưới triều vua Tự Ðức, là Gia Lễ Bộ Tham Tri, sung Khâm Sai Tuyên Phủ Sứ dưới triều vua Ðồng Khánh, là Lễ Bộ Thượng Thư dưới triều vua Thành Thái, là Phát-diệm Nam Tước của vua Khải Ðịnh, được tặng Ngũ Ðẳng Bắc Ðẩu Bội Tinh năm 1884, rồi Tứ Ðẳng Bắc Ðẩu Bội Tinh năm 1899. Ngày 7 tháng 7 năm 1899, Cha Trần Lục qua đời, hưởng thọ 74 tuổi. 2.2 Ý tưởng xây dựng quần thể nhà thờ Phát Diệm của Cha Trần Lục. Ở Việt-nam, tam giáo Phật - Lão - Nho đã bám rễ sâu vào nền tảng văn hóa dân tộc từ rất lâu đời. Các tôn giáo tín ngưỡng này đã thâm nhập vào mọi tầng lớp xã hội mạnh mẽ đến độ chúng ta không thể tách rời "văn hóa tâm linh" ra khỏi môi trường văn hóa truyền thống Việt-nam. Những niềm tin tôn giáo đã chuyển hóa thành phong tục, tập quán, cách nghĩ suy ứng xử . Cứ thế mà lưu truyền tiếp nối qua bao thế hệ. Chính vì vậy, trong những thời kỳ đầu của việc truyền giáo, đã có không ít những xung đột gay gắt xung quanh những vấn đề phụng tự giữa tín ngưỡng truyền thống Việt-nam tín ngưỡng phương Tây. Việc thờ cúng tổ tiên, dự giỗ chạp, ra đình làng để dự lễ Cầu Mùa . tất cả đều bị xem là đồng nghĩa với "mê tín dị đoan". Các tượng thần tượng Phật đều bị xếp vào loại "ngẫu tượng". Các kiến trúc theo phương vị nằm ngang của đình, chùa, đền . đều bị đánh giá "hình dạng của ma quỷ". Những quan điểm này từng là trở lực cho việc phát triển hội nhập của Công Giáo trong cộng đồng dân tộc Việt-nam. Về vấn đề này, để xóa mờ ký ức lịch sử không hay ấy, một giai đoạn quá khích, không khoan nhượng, Giáo Hội Công Giáo trong thời kỳ trước Cha Trần Lục khá lâu, đã có một quan điểm ứng xử mới, giúp cho người bản xứ, không chỉ riêng tại Việt-nam mà cả ở khắp nơi trên thế giới, hiểu được rằng: "Công Giáo chỉ mang 8 Ðức Tin đến cho họ. Ðức Tin này không loại trừ, không làm tổn thương đến nghi lễ các phong tục tập quán của dân tộc". Hình ảnh mái đình, ngôi chùa đã bén rễ sâu vào tâm thức người Việt. Ðó là nơi diễn ra biết bao lễ hội tập tục vốn dĩ đã gắn chặt mỗi cá nhân vào cộng đồng xã hội. Những kiến trúc đó đã trở thành biểu tượng của bình an, của sự che chở, của đạo đức, thuần phong mỹ tục, không thể xóa nhòa trong tiềm thức con người. Ðể không phủ nhận những giá trị mà người Việt-nam hằng ấp ủ, đồng thời để khoảng cách xa lạ giữa các tín ngưỡng khác nhau trong những giai đoạn đầu có thể lui vào quá khứ, Cha Trần Lục đã dự kiến làm tái hiện những biểu tượng truyền thống tốt đẹp, mà ở đó, các tín hữu Công Giáo vẫn có thể tôn thờ Thiên Chúa bằng tâm thức của người Việt-nam, vẫn tôn trọng gìn giữ những phong tục tập quán với tư cách là những di sản quý giá mà cha ông để lại. Ý tưởng sẽ xây dựng cho giáo dân Phát-diệm một kiến trúc Thánh Ðường mang phong cách Á Ðông, có dáng dấp như đình, chùa, đã được hình thành. Chúng ta có thể xem đây là một thông điệp mà Cha Trần Lục muốn tỏ bày ý nghĩa đích thật của Ki-tô giáo. Theo Karl Jung, một nhà tâm lý học nổi tiếng, con người chỉ nhận thức bằng lý trí từ 5% đến 10%, còn 90% là do tiềm thức biểu tượng chi phối. Cha Trần Lục đã có những ý tưởng trùng hợp với nhận xét này. Cha còn mang ý tưởng vận dụng vào kiến trúc địa phương những đường nét kiến trúc Thánh Ðường phương Tây để góp phần làm phong phú hóa cũng như nâng cao tầm giá trị của nền kiến trúc cổ truyền dân gian, đồng thời tích hợp ở đây những hình tượng Phụng Vụ, vốn được xem như những ký hiệu truyền thống không thể bị loại rừ của Thiên Chúa Giáo. Thành quả này sẽ là một minh chứng hùng hồn sống động, dự báo cho một tiến trình tốt đẹp của công cuộc hội nhập văn hóa phương Tây vào Việt-nam, điều mà bản thân ngài cũng như Giáo Hội hằng mong mỏi. 9 2.3 Việc chuẩn bị cho công cuộc xây dựng. Một trong những khó khăn lớn nhất, diễn ra trong suốt quá trình xây dựng, đó là công tác chuẩn bị vật tư. Thậm chí, có những hạng mục xây dựng đòi hỏi phải tập trung vật tư từ 10 năm trước. Ngoài ra, còn có một khó khăn lớn khác, đó là vấn đề lo liệu tài chính. Ở giai đoạn này, Cha Trần Lục không nhận bất kỳ một nguồn tài trợ nào từ phía Giáo Hội, triều đình Huế thực dân Pháp. Vì vậy, mọi nỗ lực đều chỉ dựa vào sức giáo dân địa phương mà thôi. Như đã giới thiệu trong đoạn viết về lịch sử hình thành huyện Kim-sơn, đây là vùng đất do phù sa bồi đắp, nhiều sình lầy, nền đất yếu, vật liệu xây dựng khai thác được tại chỗ chủ yếu là lau, sậy, luồng . Do đó, toàn bộ vật tư phải được mua hoặc khai thác từ những địa điểm rất xa xôi, phương tiện vận chuyển hết sức hạn chế. Một số vật tư như gỗ lim phải mua từ Hồi-xuân, Thanh-hóa, hoặc ở Bến-thủy, Nghệ-an cách xa đến 200 cây số, trong đó có những súc gỗ dài đến 11m, nặng đến 7 tấn. Ðá loại thường được khai thác ở Thiện-dưỡng. Ðá quý thì phải đến núi Nhôi, Thanh-hóa cách 70 cây số, có phiến nặng đến 20 tấn. Phương tiện vận chuyển chính yếu là thuyền bè được kết lại thành từng mảng lớn xuôi ngược trên những giòng kênh mà trước đây cụ Nguyễn Công Trứ đã ra công khai mở. Thật là cả một quá trình chuẩn bị trường kỳ gian khổ, không những không cản trở mà còn hun đúc thêm quyết tâm của Cha Trần Lục cũng như toàn thể giáo dân xứ Phát-diệm. 10 [...]... quan về nhà thờ Phát Diệm Nhà thờ Phát Diệm (Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể các nhà thờ công giáo Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm 1 nhà thờ lớn 5 nhà thờ nhỏ (trong đó có một nhà thờ được xây dựng bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá), 1 phương đình (nhà chuông), ao hồ 3 hang đá nhân tạo Chương 2: NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ PHÁT DIỆM 1 Nghệ thuật điêu khắc của nhà thờ Phát. .. đá đều có các tượng lớn Tượng thánh Phê rô 21 Hang đá nú sọ 2 Nghệ thuật kiến trúc của nhà thờ Phát Diệm 2.1 Kiến trúc nhà thờ Phát Diệm xây dựng theo lối kiến trúc Á Đông Nhà thờ Phát Diệm ảnh hưởng rất nhiều từ kiến trúc kiểu nhà thờ Gôtích Từ trên đường vào nhà thờ đá đã nhìn thấy phía trước những mái ngói lô nhô của quần thể kiến trúc Á Đông, ẩn mình thấp thoáng dưới bóng cây cổ thụ Tiến gần thêm... cao nhất là vòm ở giữa tầng ba Mái của Phương Ðình ở nhà thờ đá Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa 14 1.2 Nghệ thuật điêu khắc nhà thờ lớn Nhà thờ lớn là nhà thờ chính được xây dựng năm 1891, có năm lối vào vòm đá được chạm trổ Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim nguyên khối,... sơn son thiếp vàng Chính giữa là tòa Đức Mẹ bế Chúa Con, hai bên viền bằng những khung các thánh Ngắm toàn bộ công trình điêu khắc này ta mới thấy được sự tinh sảo tài ba của những nghệ nhân trạm khắc 16 1.3 Nghệ thuật điêu khắc bốn nhà thờ bên cạnh nhà thờ lớn 1.3.1 Nghệ thuật điêu khắc nhà thờ Thánh Giuse Hai bên nhà thờ lớn Cụ Sáu đã xây dựng 4 nhà thờ cạnh mỗi ben 2 nhà thờ Nhà thờ Thánh Giuse... Nam, vẻ uy nghi của Nhà Thờ Công Giáo Việt - Âu này gây ấn tượng rất sâu sắc Nó mang tính Việt Nam về phong cách lối bố trí sắp dặt, ở đó có một cái ao trong 34 sân trước một bãi rộng ở đằng trước Nhà Thờ để cầu nguyện theo kiểu cách của Ðạo Phật Sự diễn cảm cũng sử dụng rất nhiều cách trình bày truyền thống, truyền thống là tất cả Chỉ có một điểm chung với Nhà Thờ châu Âu, đó là mặt bằng của. .. thuỷ Nhìn vào Tổng thể nhà thờ Phát Diệm có thể nói đây nhà thờ thiên chúa mang đậm nét nhất quan niệm quan niệm phong thủy của người Việt Áng ngữ trước nhà thờ là một hồ lớn khoảng 400 m2, năm giữa ồ là một hòn non nhỏ khoảng rộng 40 m2 trên đó đặt tượng chúa Giêsu Quần thể giáo đường bên trong được bố trí hợp lý với vị trí trung tâm là nhà thờ lớn thờ chúa Giêsu, hai bên là các nhà thờ thờ các Thánh... làm nên cái đặc biệt của sự nghiệp Cha Trần-Lục Tóm lại ta có thể khẳng định rằng Nhà thờ Phát Diệm là 1 công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ nhất thuộc mảng kiến trúc Thiên Chúa giáo ở Việt Nam, là một công trình kiến trúc độc đáo đặc sắc Có sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật châu Âu Đông Á 32 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ Như vậy qua nghệ thuật điêu khắc kiến trúc Nhà thờ Phát Diệm chúng ta nhận thấy... chạm trổ trông như những bức rèm vén lên 1.4 Nghệ thuật điêu khắc nhà thờ trái tim đức mẹ ( nhà thờ đá ) Nhà thờ này nằm ở phía tây bắc nhà thờ Thánh Phê rô Phía trước có 1 lầu chuông nhỏ, hai tầng Nhà thờ này dài 15,30m, rộng 8,50m, cao 6m; nền, cột, xà, tường, chấn song, tháp, bàn thờ đều bằng đá do đó người ta gọi nhà thờ này là nhà thờ đá 19 Mặt tiền gồm một tòa Đức Mẹ ở giữa với hai tháp hai bên... thắng ) Trên bàn thờ có tòa bằng đá với những chữ hán Các cột đều hình tròn kẻ múi xà ngang dọc trạm trổ hoa lá Nét độc đáo của nhà thờ này so với 3 nhà thờ cạnh kia là: mặt tiền có ba tháp hình dáng thon cao nhất là toàn bộ cửa phía cuối chạm trổ rất tinh vi đến từng chi tiết nhỏ 18 1.3.4 Nghệ thuật điêu khắc nhà thờ Thánh Rô-cô Nhà thờ Thánh Rô-cô dựng năm 1895 Nhà thờ này có bàn thờ làm bằng đá... các phù điêu ở nhà thờ Phát Diệm biểu hiện cho sự gần gũi, tâm linh của Thiên Chúa giáo Về nghệ thuật điêu khắc nhà thờ Phát Diệm chủ yếu được sử dụng chất liệu chính là đá gỗ, kĩ thuật trạm khắc rất tinh sảo với những hình ảnh rất đẹp tạo nên nét độc đáo mà it công trình nào có được 1.1 Nghệ thuật điêu khắc ở Phương Đình Do mặt đứng có hình dạng tương tự mái đình nên gọi là đình, vì chiều dài . 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỊCH SỬ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ THỜ PHÁT DIỆM 1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của nhà thờ Phát Diệm ……………………………………………………………………………….5. chương: Chương 1. Khái quát chung về lịch sử và sự ra đời của nhà thờ Phát Diệm Chương 2. Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc nhà thờ Phát Diệm 4 NỘI

Ngày đăng: 08/04/2013, 10:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w